Thứ Bảy, 25 tháng 7, 2015

Chống đổ bộ-nhiệm vụ cuối cùng của tuyến phòng thủ

Chống đổ bộ-nhiệm vụ cuối cùng của tuyến phòng thủ
Chiến dịch đổ bộ đánh chiếm Cô Công (Campuchia) cuối năm 1979 của hơn 30 tàu chiến của Hải quân Việt Nam với Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 101 Vùng 5 Hải quân, kết hợp với không quân ném bom, thì có thể thấy, đó là một cuộc đổ bộ lớn nhất của Hải quân Việt Nam từ trước đến nay nhưng hình thức tác chiến truyền thống. (Trinh sát, tìm bãi đổ bộ; dọn bãi đổ bộ bằng hỏa lực; dùng lực lượng nhỏ, nhanh, đánh chiếm đầu cầu; cuối cùng đại quân tràn vào bờ). Thời đó, năm 1979, cuộc đổ bộ này đã khiến không ít quốc gia ĐNA và kể cả Trung Quốc giật mình, lo lắng, về mức độ và khả năng hợp đồng tác chiến của Hải quân Việt Nam.
Lực lượng Hải quân Đánh bộ Việt Nam 
trong một cuộc diễn tập đổ bộ đường biển.
Việt Nam chắc chắn sẽ không ngồi nhìn khi các thế lực hung hăng đang củng cố, xây dựng đảo nhân tạo hòng tạo ra ưu thế tác chiến, diễu võ dương oai bằng các cuộc tập trận... Cách đây 40 năm, khi giao nhiệm vụ đánh chiếm quần đảo Trường Sa cho quân đội, Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã nhấn mạnh: “Đây là một nhiệm vụ hết sức quan trọng, nếu không hành động sớm sẽ bị nước khác đánh chiếm”.

Biết bao nhiêu xương máu của thế hệ cha anh đã nhuộm đỏ vùng biển Trường Sa để cho con cháu có được thành quả như hôm nay. Nhưng nguy cơ “bị nước khác đánh chiếm” là tiềm tàng, đang thách thức quân và dân huyện đảo Trường Sa từng giờ từng ngày. Vì vậy, không ngừng cảnh giác, chuẩn bị đầy đủ mọi phương án giáng trả có hiệu quả để buộc kẻ thù phải trả giá đắt nếu cậy thế đông, mạnh.

Tác chiến đổ bộ trong chiến tranh hiện đại.

Trong phương án tác chiến phòng thủ biển, sau khi gây khó khăn cho địch ở các tuyến phòng thủ từ xa thì chống lực lượng đổ bộ đánh chiếm đảo, điểm đầu cầu ở đất liền…là nhiệm vụ mà thành bại quyết định sự mất còn khả năng phòng thủ biển.

Nghệ thuật tác chiến đổ bộ hiện đại sử dụng 3 lực lượng: tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn và máy bay trực thăng tiến hành đổ bộ thẳng đứng mà giới quân sự coi là phương thức tác chiến 3 chiều (lập thể) đã tạo nên một thế "chân kiềng" vững chắc.

Bộ 3 lực lượng này đã đáp ứng các tiêu chí rất cơ bản trong tác chiến đổ bộ, đó là: tập trung, mạnh và nhanh.

Tập trung, vì cả 3 lực lượng trên đều có thể cập bờ, đảo, để triển khai tác chiến cùng một lúc.

Mạnh là vì hỏa lực của 3 lực lượng này đủ mạnh để đè bẹp mục tiêu từ cấp chiến dịch trở xuống mà không cần sự hỗ trợ của các lực lượng khác.

Nhanh là vì khả năng cơ động của chúng rất cao. Nếu đối phương có một sức mạnh vừa phải, một sự cảnh giác tối thiểu thì sẽ không có cơ hội trở tay.

Có thể nói bằng sự xuất hiện tàu đổ bộ cỡ lớn (LPD) và tàu đệm khí cỡ lớn (LCAC)... đã làm cho lực lượng đổ bộ của các cường quốc biển trở thành một lực lượng có tính răn đe cao, uy hiếp mạnh, là "dao găm kề cổ, súng gí mang tai" vào nạn nhân không chỉ là những hòn đảo trơ trọi giữa đại dương mà ngay cả những quốc gia nhỏ bé.

Rõ ràng, chính sự thay đổi công nghệ đã thay đổi lớn chiến thuật đổ bộ đường biển truyền thống.

Chiến dịch đổ bộ đánh chiếm Cô Công (Campuchia) cuối năm 1979 của hơn 30 tàu chiến của Hải quân Việt Nam với Lữ đoàn lính thủy đánh bộ 101 Vùng 5 Hải quân, kết hợp với không quân ném bom, thì có thể thấy, đó là một cuộc đổ bộ lớn nhất của Hải quân Việt Nam từ trước đến nay nhưng hình thức tác chiến truyền thống. (Trinh sát, tìm bãi đổ bộ; dọn bãi đổ bộ bằng hỏa lực; dùng lực lượng nhỏ, nhanh, đánh chiếm đầu cầu; cuối cùng đại quân tràn vào bờ). Thời đó, năm 1979, cuộc đổ bộ này đã khiến không ít quốc gia ĐNA và kể cả Trung Quốc giật mình, lo lắng, về mức độ và khả năng hợp đồng tác chiến của Hải quân Việt Nam.

Trong cuộc đổ bộ này, không có “máy bay trực thăng đổ bộ thẳng đứng” nên gánh nặng tập trung lên tàu LCM-8 chở đại đội đánh chiếm đầu cầu. Do khu vực Cô Công-Campuchia rộng, nếu như có trực thăng đổ bộ vào một khu vực nào đó rồi vận động tấn công đánh chiếm đầu cầu thì giảm tải rất nhiều cho tàu LCM-8. Và lúc đó, nếu quân Pol Pôt mà có ý chí chiến đấu thì đại đội đánh chiếm đầu cầu sẽ gặp khó khăn…khi lính trinh sát và đại đội đánh chiếm đầu cầu thay vì triển khai nhanh bám bờ thì phải đánh chiếm đầu cầu trong tư thế phải vượt sông dưới làn đạn của địch để tiếp cận bãi đổ bộ.

Ngày nay, đương nhiên, chiến thuật đổ bộ luôn là sự kết hợp giữa truyền thống và hiện đại nhưng theo mức độ, nhiệm vụ và do đó sẽ có những hình thức tác chiến khác nhau.

Chẳng hạn, đổ bộ xâm chiếm một quốc gia khác là hình thức tác chiến đổ bộ kết hợp hiện đại với truyền thống với sự tham gia của tất cả các lực lượng quân binh chủng với toàn bộ sức mạnh đột phá.

Đổ bộ đánh chiếm các khu vực ven biển, các khu vực bàn đạp đầu cầu, các căn cứ hải quân ven biển, các hải cảng lớn, các đảo đơn lẻ hoặc các cụm đảo, quần đảo và giữ chúng, thì hình thức tác chiến khác đi. Bởi do mục tiêu chỉ có ý nghĩa về chiến dịch, chiến thuật nên thông thường được tiến hành bởi lực lượng của hải quân và lính thủy đánh bộ mà tác chiến đổ bộ hiện đại như "siêu nhanh, siêu xa, ngoài đường chân trời" thì phương thức tác chiến trực tiếp đoạt bến đổ bộ trước đây đã nhường chỗ cho sử dụng phương thức tác chiến ba chiều (lập thể).

Đây là hình thức tác chiến mà rất nguy hiểm đối với các mục tiêu là quần đảo, đảo nhỏ đơn lẻ rất dễ bị thất thủ. Đặc biệt trong tranh chấp biển đảo mà với lực lượng LPD, LCAC, ngày càng hiện đại thì hình thức tác chiến này càng tỏ ra ưu việt, khả thi, thách thức lớn cho các quốc gia nhỏ bé ven biển muốn bảo vệ chủ quyền.

Vỏ quýt dày có móng tay nhọn.

Cứ nhìn vào phương tiện, vũ khí trang bị, các cuộc diễn tập...đánh chiếm đảo trên Biển Đông của TQ thì hình thức tác chiến đổ bổ ngày nay khiến cho không ít các quốc gia "mất tinh thần" khi bị hù dọa, uy hiếp. Song, hình thức tác chiến đổ bộ hiện đại, kết hợp 3 lực lượng tàu đổ bộ lưỡng thê, tàu đổ bộ đệm khí cỡ lớn và máy bay trực thăng tiến hành đổ bộ thẳng đứng không phải là tuyệt chiêu, không phải có thế vững chắc như "kiềng 3 chân" mà chúng vẫn tồn tại những điểm yếu không thể khắc phục.

Chống địch đổ bộ đánh chiếm đảo, đầu cầu…thì tổng thể nhiều biện pháp với 2 nội dung gồm chống đổ bộ đường không, đường biển. Ở đây, chúng ta chỉ đề cập đến cách sử dụng 2 thứ vũ khí chiến thuật để tác chiến phi đối xứng của lực lượng hiện có được bố trí trên đảo.
Một là:..................................................................................... 
Và, trong thời đại vũ khí công nghệ cao thì to lớn, đông chưa hẳn là lợi thế.

Lê Ngọc Thống
(Blog Lê Ngọc Thống)
http://ngocthongqb.blogspot.com/2015/07/chong-o-bo-nhiem-vu-cuoi-cung-cua-tuyen.html

1 nhận xét:

  1. Oi rao -chong do bo ---chi can 100 lit xang do xuong bo bien va cham lua thi xong.

    Trả lờiXóa