Thứ Ba, 28 tháng 7, 2015

Đời sống công nhân tại các khu công nghiệp

Đời sống công nhân tại các khu công nghiệp
công ty bắt ép công nhân là phải làm việc 15h/1 ngày. Với sức làm như vậy mà chỉ nhận được mức lương là 4tr/1tháng. Với số lương đó em phải trang trải cho cuộc sống, nhà ở, điện, nước, xăng xe đi lại, ăn uống, chưa tính là những lúc ốm đau phải nằm viện và tiền mừng đám cưới cho bạn bè.... Có những công nhân họ không chịu nổi sức ép, áp lực của công ty nên họ đã nghỉ việc và đi làm gái mại dâm, với việc nhẹ mà lương lại cao nhưng đồng tiền mà họ nhận được là những đồng tiền dơ bẩn.”
Một công ty Trung Quốc ở Bình Dương.
Sau khi Việt Nam mở cửa kinh tế giao lưu với thế giới, thì các nhà đầu tư nước ngoài vào bỏ vốn xây dựng các nhà nhà máy sản xuất trong nước. Tuy nhiên những khu công nghiệp đó lại tập trung chủ yếu ở miền Nam và rải rác tại một số tỉnh ở khu vực miền Bắc mà chưa nhiều ở miền Trung, nhất là các tỉnh nghèo.

Vì không tìm được một việc làm tại quê nhà nên nhiều lao động phổ thông phải đi vào các khu công nghiệp miền Nam cũng như miền Bắc để tìm cho mình một công việc ổn định để có thu nhập nuôi sống bản thân cũng như trợ giúp gia đình mình. 

Hiện nay cuộc sống của họ ở các khu công nghiệp như thế nào và thu nhập của họ ra sao?
Bỏ xứ đi xa

Nói về lý do họ đi làm tại các khu công nghiệp, chị Trần Thị Hồng quê ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An làm việc trong khu công nghiệp Esprinta ở Bình Dương có vốn đầu tư của Trung Quốc nhưng do người Đài Loan quản lý, chị cho biết:

  Trước khi em đi làm ở khu công nghiệp này thì em cũng đã đi buôn nhỏ nhưng vì thua lỗ nên em ở nhà phụ giúp bố mẹ công việc làm nông, tuy nhiên đất nông nghiệp càng ngày càng ít, thu nhập không cao mà thời tiết lại khắc nghiệp nên em đã vào Bình Dương để xin việc.

-Chị Trần Thị Hồng
“Sau khi tốt nghiệp cấp 3 xong vì gia đình không có điều kiện nên em không được học lên nữa, nên ở nhà kiếm việc làm để phụ giúp cho gia đình, trước khi em đi làm ở khu công nghiệp này thì em cũng đã đi buôn nhỏ nhưng vì thua lỗ nên em ở nhà phụ giúp bố mẹ công việc làm nông, tuy nhiên đất nông nghiệp càng ngày càng ít, thu nhập không cao mà thời tiết lại khắc nghiệp nên em đã vào Bình Dương để xin việc.”

Còn chị Nguyễn Thùy Trang ở huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An hiện đang làm tại công ty khoa học kỹ thuật Hoàng Hải ở Hà Nội có vốn đầu tư của Trung Quốc và do người Trung Quốc làm giám đốc, chị cho biết:

“Em cũng mới đi làm ở công ty này được hơn 1 năm, trước đây em đã đi làm việc tại Đài Loan, nhưng ở bên đó làm cũng mệt mà lại xa gia đình nên khi làm được 3 năm em quyết định về luôn, về nhà được 1 năm không có việc gì làm em cũng tính đi làm gì đó chứ ở nhà không có việc gì làm cũng chán, sau đó được em gái làm ngoài Hà Nội cho biết là công ty này đang tuyển công nhân nên em đi làm giấy tờ rồi đi luôn.”

Lao động vất vả

Khi được hỏi về cuộc sống của những công nhân lao động xa nhà chị Đậu Thị Truyền quê ở huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An làm cùng công ty với chị Trần Thị Hồng, chị cho biết:

Ảnh minh họa chụp tại một khu công nghiệp ở Bình Dương. RFA PHOTO.
"Từ lúc em đặt chân vào làm cho công ty này thi em được phỏng vấn là thời gian làm việc theo yêu cầu của khách hàng là em phải làm việc là 8 tiếng /1 ngày và tăng ca 30 tiếng trong 1 tháng. Nhưng khi bắt tay vào làm thì nó ngược lại với những luật đó, công ty bắt ép công nhân là phải làm việc 15h/1 ngày. Với sức làm như vậy mà chỉ nhận được mức lương là 4tr/1tháng. Với số lương đó em phải trang trải cho cuộc sống, nhà ở, điện, nước, xăng xe đi lại, ăn uống, chưa tính là những lúc ốm đau phải nằm viện và tiền mừng đám cưới cho bạn bè. Chúng tôi phải tha phương cầu thực chỉ mong sao kiếm được chút tiền để trang trải cho cuộc sống, dành dụm những lúc ốm đau, bệnh tật. Nhưng với sức lao động mồ hôi nước mắt đổ ra mà chỉ nhận được số tiền lương ít ỏi như vậy. Có những công nhân họ không chịu nổi sức ép, áp lực của công ty nên họ đã nghĩ việc và đi làm gái mại dâm, với việc nhẹ mà lương lại cao nhưng đồng tiền mà họ nhận được là những đồng tiền dơ bẩn.”

Thời gian làm việc của mỗi công nhân từ 14 – 15h/1 ngày nên các công nhân có buổi cơm trưa tại công ty và có bữa ăn nhẹ vào lúc 18 giờ nhưng những bữa cơm trong công ty lại không đảm bảo về dinh dưỡng cũng như đảm bảo về vệ sinh, chia sẻ về vấn đề này chị Trần Thị Hồng cho chúng tôi biết:

“Khi vào làm công ty này ngày đầu tiên thì em có đến ăn cơm trưa ở công ty nhưng vừa nhìn em đã thấy ớn không dám ăn, cơm thì họ nấu có vẻ như đã có mùi còn thức ăn thì họ nấu giống như cho Lợn (Heo) ăn ấy nên nhìn rất ớn, lúc đầu thì vì đói quá nên em có ăn ít thìa vậy vì công ty họ không cho mình nấu cơm ở ngoài mang vào. Một hôm em đang xếp hàng để nhận thức ăn thì có mấy người tập trung nói là trong thức ăn thịt Gà có Dòi nên từ đó em không dám ăn cơm trưa ở công ty nữa. Trường hợp thức ăn có Dòi nó xảy ra liên tiếp 2 lần, khi đó công đoàn có xuống quay video, chụp hình nhưng không giải quyết gì cả. Công nhân có đứng dậy đình công nhưng chỉ trong vòng 1 tiếng rồi sau đó họ không đi ăn cơm nữa mà nhịn đói để làm việc luôn.”

Chị Nguyễn Thùy Trang tiếp lời:

“Hình như ở công ty nào thì họ nấu ăn cũng không đảm bảo dinh dưỡng và chất lượng vệ sinh, em có mấy người bạn ở những công ty xung quanh họ cũng hay chia sẻ với em vậy, khi ăn cơm ở trong công ty thì luôn có cảm giác không được ngon lắm.”

Nguyện vọng

  Làm việc thời gian có nhiều hay công việc có nặng 1 tý nhưng em mong sao sức lao động em bỏ ra thì em có thể nhận lại được số tiền tương xứng, chứ làm việc thời gian nhiều mà lương ít nên em nhiều lúc cũng chán.

-Chị Trần Thị Hồng
Về nguyện vọng chung của mỗi công nhân thì ai cũng mong cho mình nhận được số lương tương xứng với sức lao động mình bỏ ra và mong sao cho tiền lương tăng cao hơn để cuộc sống bớt phần khó khăn và để có thể phụ giúp thêm cho gia đình. Chị Trần Thị Hồng cho biết:

“Làm việc thời gian có nhiều hay công việc có nặng 1 tý nhưng em mong sao sức lao động em bỏ ra thì em có thể nhận lại được số tiền tương xứng, chứ làm việc thời gian nhiều mà lương ít nên em nhiều lúc cũng chán, có lúc em tính bỏ làm nhưng về nhà thì lại không có việc để làm nên đánh chịu, em mong sao cho sang năm 2016 lương của công nhân được tăng lên để cho cuộc sống của công nhân bớt phần khó khăn hơn và em cũng mong sao cho công nhân Việt Nam có Công Đoàn độc lập để họ có thể bảo vệ cho quyền lợi cũng như lợi ích của công nhân chứ không phải Công Đoàn trên bút giấy mà trong khi mỗi tháng chúng em lại nộp 10.000 đồng cho Công Đoàn mà họ lại không lo cho công nhân.”

Nghệ An là tỉnh có số lượng dân số cao thứ 3 cả nước, kèm theo đó thì số lượng lao động phổ thông cũng nhiều, nhưng lãnh đạo tỉnh chưa bố trí được số lượng lao động vốn có của tỉnh nhà, nên nhiều lao động phổ thông phải đi làm việc ở nước ngoài cũng như các tình thành khác trong cả nước. Theo thống kê của cơ quan chức năng thì mỗi năm có hơn 1 vạn lao động trẻ của tỉnh Nghệ An rời quê hương để kiếm sống.

Hoàng Dung
phóng viên RFA
Theo RFA

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét