Tiên sư cái ông Huỳnh Nghĩa khi ông nói "chứng tỏ là cử tri chưa quan tâm tới các vấn đề thời sự của đất nước". Người dân thường nói ĐKM, đã phản ánh ty tỷ lần từ năm 1975 đến nay, có cái gì thay đổi đâu. Vẫn con đường XHCN, vẫn độc tài quân phiệt, vẫn cướp đất của dân, vẫn tham nhũng ăn hết của dân không chừa cái gì, vẫn coi dân như cỏ rác... Nói như ông Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng rất đúng: “Người dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hay vấn đề là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì…”.
Bùi Hoàng Tám. - Đà Nẵng: Cử tri ngủ gục, chỉ hai người phát biểu. Theo bài báo trên, hai cử tri phát biểu là ông Lê Hưởng (phường Mỹ An, quận Ngũ Hành Sơn). Ông Hưởng có 2 ý, một là phản đối qui định cử tri chỉ được phát biểu trong thời gian 5 phút bởi “Cử tri chúng tôi đến đây không phải là để đi thi. Chỉ có đi thi thì mới giới hạn thời gian như vậy”. Ông Hưởng nói. Ý thứ hai của cử tri Lê Hưởng là về Luật biểu tình và ông Hưởng cho rằng Quốc hội đang nợ nhân dân luật này.
Vì sao cử tri còn ngủ gật tại cuộc tiếp xúc?
Ông Huỳnh Nghĩa (Trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng) than thở việc chỉ có hai cử tri chất vấn khiến ông và đoàn rất buồn, thấy phí vì đã dành toàn bộ thời gian cho cuộc tiếp xúc này. Ông Nghĩa còn băn khoăn vì không có một cử tri nào đóng góp vào nội dung các dự luật, nghị quyết, góp ý cho Quốc hội sẽ thông qua lần này chứng tỏ là cử tri chưa quan tâm tới các vấn đề thời sự của đất nước.
Vì sao có chuyện cử tri lại “thờ ơ” với vận mệnh đất nước như vậy?
Ở đây có thể có mấy lý do.
Thứ nhất là xu hướng “đại biểu kiêm nhiệm, cử tri chuyên nghiệp”.
Lần nào tiếp xúc cũng lại mấy gương mặt cử tri “chuyên nghiệp” quá quen thuộc. Trong khi đó, người được mời thì không muốn đến hoặc đến chả nói năng gì, thậm chí “ngủ gục” như phản ánh của bài báo. Trong khi đó có biết bao nhiêu cử tri khác rất khao khát được tiếp xúc với đại biểu Quốc hội thì tiếc thay, lại không được mời.
Thứ hai là có thể do cách điều hành của đoàn đại biểu Đà Nẵng chưa hấp dẫn, chưa thuyết phục khiến cử tri… buồn ngủ.
Còn một nguyên nhân thứ ba hoàn toàn có thể xảy ra, đó là đại diện cử tri không muốn phát biểu nữa vì những góp ý chưa được lắng nghe, tôn trọng và nếu vậy, đây là điều cực kỳ nguy hiểm.
Cách đây 2 năm (9/2013), trong phiên thảo luận về công tác phòng chống tham nhũng tại UB Thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng đã thốt lên đầy băn khoăn. “Người dân nào mà không muốn đấu tranh phòng, chống tham nhũng, hay vấn đề là người ta chán rồi? Người ta đấu tranh mãi, góp ý mãi, đưa lên báo mãi nhưng không có tác dụng gì…”.
Sự lo ngại của Chủ tịch Nguyễn Sinh Hùng hoàn toàn có thể có thật bởi không chán sao được khi những đơn thư tố cáo của người dân gửi đi luôn rơi vào sự biệt vô tăm tích. Thậm chí không nhận được dù chỉ là dòng hồi âm tối thiểu: “Chúng tôi đã nhận được…”?
Không chán sao được khi có những lá đơn gửi đi tố cáo lại quay về với chính người bị tố cáo để rồi người tố cáo nơm nớp sống trong tâm trạng sợ bị trả thù của người có quyền, có chức?
Không chán sao được khi những vụ án trật tự xã hội càng điều tra thì đối tượng liên quan càng nhiều, sự việc càng to ra trong khi đó với vụ án tham nhũng thì ngược lại, càng làm thì càng thu hẹp, vụ việc càng “teo” lại.
Không chán sao được khi tham nhũng thì lại xử hành chính, “người dân mất lòng tin vì có án tham nhũng được chỉ đạo làm xẹp xuống….” như lo ngại của Chủ tịch Hội đồng dân tộc Ksor Phước?
Không chán sao được khi có địa phương, gần 90% bị cáo tham nhũng được xử án treo mà theo ông Nguyễn Mạnh Cường, Ủy viên Thường trực Ủy ban Tư pháp cho biết có tỉnh (Ninh Bình) hai năm xử được chín bị cáo về tội tham nhũng thì tám người được hưởng án treo. Hay như mới đây, vụ 194 phố Huế – Hà Nội cũng đang gây mất niềm tin ở hàng vạn cử tri…
Phải chăng giờ đây, đã đến lúc cử tri “đại biểu” cũng chán nốt?
Về cuộc tiếp xúc cử tri trên, có thể khó mà nói khác hai từ “thất bại” khi một cuộc tiếp xúc có cả vị Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Thân Đức Nam tham dự được chuẩn bị công phu nhưng chỉ diễn ra vài chục phút, với 2 ý kiến và có người ngủ gật.
Mong rằng những cuộc tiếp xúc “nhàm chán” và “tẻ nhạt” như thế này chỉ diễn ra ở Ngũ Hành Sơn – Đà Nẵng mà sẽ không xuất hiện ở những nơi khác nữa.
http://dantri.com.vn/blog/vi-sao-cu-tri-con-ngu-gat-tai-cuoc-tiep-xuc-20151003023958971.htm
30 bình luận
- Trịnh Bá Chính · 09:05 ngày 03/10Những băn khoăn của CT Nguyễn Sinh Hùng theo tôi đó chính là vấn đề làm cho cử tri thờ ơ với vận mệnh của đất nước.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Quoc Dan · 08:58 ngày 03/10Tôi đã cảm nhận trong lòng có nhiều ý kiến ý tưởng của người dân bình thường có giá trị hiến kế lắm nhưng không được tham gia thật lãng phí cho quốc gia, địa phương. Thậm chí đã viết gửi theo địa chỉ cần đến nhưng chẵng thấy, mãi lâu sau lại có diễn biến tương tự như ý tưởng của mình tham gia nhưng không phải là của mình ?Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Ba Hoa · 08:54 ngày 03/10"...chỉ 2 người thật phí ..." cho thâ'y chưa câu thị hêt mư´cThích·Trả lời·Chia sẻ
- Hahung Cuong · 08:50 ngày 03/10cử DN tri chán là vì đà nẵng ko xử lý dứt điểm vụ quần thể biệt thự của đại gia vàng xây trái phép.đóThích·Trả lời·Chia sẻ
- Quoc Dan · 08:45 ngày 03/10Tôi đã gần 60 tuổi rồi mà có được tiếp xúc cử tri bao giờ đâu, mọi người tham dự nhiều mà có giải quyết được gì đâu, khổ lắm biết rồi, nói mãi... nên ngủ gật thôi, chủ nghĩa thủ tục, thành tích mà...Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Thanh Nguyenchi · 08:40 ngày 03/10Góp ý mãi, nói mãi mà vẫn vậy thì nói làm gì cho mất công.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Hải · 08:36 ngày 03/10Giờ tôi nghe tới chuyện phòng chống tham nhũng,thì tôi chỉ nhếch mép cười.tin quái gìThích·Trả lời·Chia sẻ
- Nguyen Dung · 08:30 ngày 03/10Bất kỳ cuộc họp, tiếp xúc, tọa đàm... nói chung còn làm cho có hình thức thì cử tri yên tâm ngủ ngon. Thật bất hạnh khi người dân vô cảm, tệ hại hơn khi nếu được hỏi không ai biết các lãnh đạo chủ chốt của địa phương mình hoặc nếu có biết thì có ấn tượng xấu.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Le Trong Nam · 08:29 ngày 03/10nhin chung trong xa hoi nguoi dan qua chan nganaiThích·Trả lời·Chia sẻ
- Phan Ngọc Quang · 08:22 ngày 03/10Nguyên nhân thứ ba " ... đại diện cử tri không muốn phát biểu nữa vì những góp ý chưa được lắng nghe, tôn trọng ..". Mấu chốt của các cuộc tiếp xúc cử tri là chỗ đó. Không phải chỉ có ở Đà Nẵng mà rất nhiều nơi cúng tình trạng tương tự. Gần như tiếp xúc cử tri cứ lặp đi , lặp lại một kiểu rất hình thức và bao giờ cũng " xin tiếp thu và sẽ báo cáo lên quốc hội xem xét..." và những điều cử tri quan tâm đa số " biệt vô âm tín", do đó cần đổi mới phương pháp tiếp xúc cử tri, cái gì dân hỏi thì trả lời nghiêm túc, nếu nói là " báo lên cấp trên " thì cuộc tiếp xúc lần sau phải trả lời được nội dung dân hỏi trước đó, không kiều " im lặng khó hiểu " thì ý nghĩa tiếp xúc cử tri sẽ mất đi và làm lảng phí thời gian mà thôi và kết cục bức xúc của dân vẩn tồn tại thì đâu có yên.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Le Trong Nam · 08:21 ngày 03/10nhung cuoc tiep xuc cu tri dien ra hau het o cac dia phuong tren ca nuoc do cac doan dai bieu quoc hoi cac dia phuong to chuc chi la hinh thuc .Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Địa Chính Gốc · 08:21 ngày 03/10Phát biểu làm gì, chất vấn làm gì khi đa số các cuộc tiếp xúc chỉ mang nặng tính hình thức. Người tham dự là những người được mời và thậm chí là "phải đến dự, phải có bài phát biểu đấy nhé" để rồi được nghe những lời hứa biết trước sẽ không bao giờ được thực hiện hoặc không thể thực hiện chứ chưa nói đến việc sợ bị trù dập khi nói thẳng, nói thật...Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Lê Dũng · 08:19 ngày 03/10Quanh đi quẩn lại các ông chỉ mời mấy người đấy đi tiếp xúc. Người cần thì không được nói. Mà có nói thì các ông cũng có giải quyết đâu. Hết nhiệm kỳ này đến nhiệm kỳ khác.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Lê Tuấn Anh · 08:09 ngày 03/10Bác Tám ơi! Cái nguyên nhân thứ ba..."nguyên nhân thứ ba hoàn toàn có thể xảy ra, đó là đại diện cử tri không muốn phát biểu nữa vì những góp ý chưa được lắng nghe, tôn trọng..." của bác lại là nguyên nhân chính đấy bác ạ. Nhưng bác lại bảo là "nguy hiểm"! Ừ! Nó cũng đúng luôn. Nhưng có lẽ chỉ bác và người dân thấy nó "nguy hiểm" thôi nếu không thì sao nó cứ mãi diễn ra như này phải không bác Tám?!Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Dân Luận · 08:08 ngày 03/10Tôi chỉ thấy cuộc tiếp xúc không thành: "Ông Huỳnh Nghĩa (Trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng) than thở việc chỉ có hai cử tri chất vấn khiến ông và đoàn rất buồn, thấy phí vì đã dành toàn bộ thời gian cho cuộc tiếp xúc này. Ông Nghĩa còn băn khoăn vì không có một cử tri nào đóng góp vào nội dung các dự luật, nghị quyết, góp ý cho Quốc hội sẽ thông qua lần này chứng tỏ là cử tri chưa quan tâm tới các vấn đề thời sự của đất nước.". Cả địa biểu quốc hội và cử tri cần suy nghĩ ?Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Thành Công · 08:05 ngày 03/10Vậy là nghiêm trọng rồi, hoặc là do hình thức nên đại diên cử tri (được chỉ định tham dự) không biết nên ý kiến gì. Hoặc cử tri ngán đại biểu vì không tin. Nguy to.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Nguyen Khanh Khoa · 07:58 ngày 03/10Tác giả nói rất đúng và rất hay. Không biết các vị quan có thời gian đọc không nữa.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Dương Thùy · 07:54 ngày 03/10Thế ông tám nói mãi mà không chán nhỉThích·Trả lời·Chia sẻ
- Thuan Nguyen · 07:50 ngày 03/10Chán là đúng rồi a Tám ạ , mời mấy ông cử tri có quyền lợi gì đâu mà ý kiến , mà có ý kiến thì giải quyết được việc gì , tiếp xúc cử tri chỉ là hình thức thôi ngủ gật là đẹp.......Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Bui Duc · 07:44 ngày 03/10Bác Tám ơi ở quê nhà ta họ lại còn chỉ tổ chức tiếp xúc đại diện cử chi thôi cơ Bác ạ. Tiếp xúc chui. Tiếp xúc xong rồi mới đưa tin trên đài tỉnh đài huyện là đoàn đại biểu quốc hội. Hội đồng nhăn dân tiếp xúc cử chi ở cụm xã nọ cụm xã kia dân muốn đến nghe cũng không được vì xã thôn cử thành phần đi rồi. Hình thức lắm bác ạ...Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Ngọc Thắng · 07:40 ngày 03/10nói mãi, quyết liệt mãi mà chẳng thấy tác dụng gì vậy nên : im lặng là vàngThích·Trả lời·Chia sẻ
- Lê Xuân Thủy · 07:36 ngày 03/10Tôi có tham dự 1 buổi tiếp xúc đại biểu Quốc hội tại địa phương tôi để lấy ý kiến cử tri về sửa đổi hiến pháp,trong buổi tiếp xúc cũng rất nhiều ý kiến là nên lấy tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa mà không có ý kiến đồng ý là giữ nguyên tên nước CHXHCNVN...ấy vậy báo cáo là theo kết quả tổng hợp cả tỉnh chỉ có 1 trường hợp đề nghị lấy tên nước là Việt Nam dân chủ cộng hòa...hãy thử xem các thăm dò ý kiến trên các báo chính thống thì cũng đã thấy...ngược chiều ,do vậy cử tri chỉ đi nghe và ngủ gục thôi,không thể trách họ được,bởi chúng ta không thích nghe thật...lòng người dânThích·Trả lời·Chia sẻ
- Phạm Ngọc Minh · 07:28 ngày 03/10Đại biểu quốc hội xuan thu nhị kỳ một năm gặp măt cẻ tri vài ba lần.Nhưng cử tri toần là chuyên nghiệp .Cử tri thật có được gập đâu mà phát biểu ..Đại biểu chuyên nghiệp kỳ nào cũng gập mặt thì có gì để nói.Cử tri thường dân có nhiều tâm tư nguyện vọng .Thậm chí cả bức xúc thì không có diễn đàn .Không có điều kiện gập gỡ đai biểu.Ngoài các buổi tiếp xúc cử tri ra không biết tìm ,liên hệ với các vị ở đâu ?.Cần có đổi mới về tiếp xúc cử tri để hễ ai là người bầu ra đại biểu đều có quyền họp cử tri hoăc liên hệ với các vị đại biểu bất kỳ luc nào khi cần thiết.Đồng thời các vị đại biểu phải có quyền lực giải quyết các vấn đề mà cử tri quan tâm .không dừng lại là người đưa thư ,người truyền tin.Lúc đó chắ chắn các kỳ họp tiếp xúc cử tri sẽ sôi động ,nhiều ý nghĩa và hiệu quả.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Lê Xuân Thủy · 07:18 ngày 03/10Khi đi vợ đã dặn rồi Đến cho có người ,thế thôi rồi về Không được có ý kiến gì Ông mà ý kiến khi về biết tôi Mọi việc đâu đã đấy rồi Ông có nói mười cũng chẳng ai ngheThích·Trả lời·Chia sẻẨn 1 trả lời
- Thuan Nguyen · 08:05 ngày 03/10Chị nhà là người quá hiểu biết đó a thủy à , thôi a e mình nghe chị đi cho khỏi phiềnThích·Trả lời·Chia sẻ
- Nguyễn Tâm · 07:14 ngày 03/10Họ mới ngủ ngật còn may như tôi đi họp cán bộ họ không tôn trọng dân chủ mà họ họp cho có vì nên tôi chán chẳng muốn đi vậy tất cả đã có nguyên nhân.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Trần Minh · 07:00 ngày 03/10Gần đây qua các phương tiện truyền thông tôi thấy nhưng câu trả lời chất vấn của cử tri thường chỉ là nhưng câu trả lời có tính chất dung hòa như: “kiên quyết xử lý, không có vùng cấm,…” hoặc đôi khi lại rất “đường cong mềm mại”,… Đầy rẫy những bức xúc của người dân chẳng thấy được giải quyết bao nhiêu. Thậm chí còn gây mất lòng tin (vụ 194 phố Huế). Tôi đã thuộc U60, rất ao ước trong đời được một lần tham dự một buổi tiếp xúc cử tri. Nhưng như gì đã thấy, đã biết thì cũng như ông Huỳnh Nghĩa (Trưởng Đoàn ĐBQH TP Đà Nẵng), tôi “thấy phí vì đã dành toàn bộ thời gian cho cuộc tiếp xúc này”.Thích·Trả lời·Chia sẻ
- Lê Xuân Thủy · 06:52 ngày 03/10TIẾP XÚC Chuyện này đâu có gì lạ Cử tri tiếp xúc đại biểu Báo chí vừa mới đưa ra Chỉ có hai người phát biểu Chỉ bởi cử tri lâu nay Tòan là những vị...được giao Chỉ đến ngồi và nghe thôi Cuối buổi phong bì ...tặng trao Phát biểu đã được phân công Đại biểu nói chuyện đại biểu Nội dung những gì đã duyệt Cử tri nghe cũng chẳng hiểu Cử tri không mời mà đến Có nói cũng chẳng ai nghe Lâu nay tiếp xúc là thế Chỉ tổ làm mất thì giờ Nếu mà ý kiến trái chiều Có ai là người giải quyết Đại biểu chỉ người ngồi nghe Công chuyện người khác giải quyết Thế nên những ...đại cử tri Đến nghe tha hồ mà ngủ Hết buổi rủ nhau ra về Mọi người đều thấy vui vẻ Một năm tiếp xúc hai lần Đại biểu của ta bốn cấp Quy định cho có thôi mà Cũng chỉ tòan là hình thức Phải thay đổi cách tiếp xúc Hẹn ngày đại biểu sẽ tiếp Khi cần cử tri sẽ đến Giải quyết phải được dân tinThích·Trả lời·Chia sẻ
- DAO DUC HOAN · 06:49 ngày 03/10Thất bại là do dân chủ hình thứcThích·Trả lời·Chia sẻ
- Văn Vinh · 03:05 ngày 03/10"Thất bại" hai từ ông Tám dùng thật đúng chỗ và thật đắt