Người Mỹ đi tìm những đứa trẻ trong ảnh chiến tranh Việt Nam
Nửa thế kỷ sau khi xem ảnh những đứa trẻ đi sơ tán vì chiến tranh, em trai một lính Mỹ tử trận luôn đau đáu về số phận họ và quyết lên đường sang Việt Nam tìm kiếm.
Những đứa trẻ trong ảnh của Bob Shirley về chiến tranh Việt Nam. Ảnh: Guardian
Khi 14 tuổi, ông Jarry biết tin anh trai, Jeff Johns, hy sinh. Đó là một ngày tháng 9/1969, khi ông đang tập luyện trong phòng thể dục của trường. Đây cũng là thời điểm tổng thống Mỹ vừa nhậm chức cùng cam kết chấm dứt cuộc chiến trên lãnh thổ Việt Nam. Cùng lúc này, các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh cũng ngày càng trở nên rầm rộ trên đất Mỹ, Guardian đưa tin.Anh trai ông Jerry thuộc biên chế một đơn vị trinh sát, đóng quân cách Sài Gòn hơn 50 km về phía tây bắc với nhiệm vụ kết thúc chiến tranh. Nguyện vọng duy nhất của ông Jeff là nhanh chóng hoàn tất 5 tháng nghĩa vụ để trở về Mỹ. Tuy nhiên, ông về nhà sớm hơn trong chiếc quan tài đóng chặt phủ lá quốc kỳ Mỹ.
Quân đội Mỹ hoàn toàn giấu kín các thông tin về nhiệm vụ khiến anh trai hi sinh nên ông Jerry sử dụng các nguồn tin khác nhau để tìm ra sự thật. Cuối cùng, ông biết anh trai mình đảm trách nhiệm vụ gài thuốc nổ để ngăn bộ đội Việt Nam vào nơi quân Mỹ đóng. Sự cố bất ngờ xảy ra khiến địa lôi phát nổ, cướp mạng sống của 8 lính Mỹ. Các nhân chứng kể lại, cơn mưa mảnh thi thể những người quá cố trút xuống trại sau sự cố.
Những đứa trẻ này được sơ tán khỏi quê nhà không lâu sau khi bức hình được chụp. Ảnh: Guardian
Trong hành trình tìm kiếm thông tin về cái chết của anh trai, Jerry vô tình giữ những bức ảnh của Bob Shirley, một bác sĩ trẻ đóng quân tại căn cứ của ông Jeff lúc tai nạn xảy ra. Những bức hình được bảo quản tốt cho thấy nhóm trẻ em Việt Nam chuẩn bị được đưa khỏi làng tới nơi sơ tán. Nó làm Jerry đau đáu về số phận 16 đứa trẻ sống trong năm tháng chiến tranh khốc liệt.
“Tôi tự hỏi họ giờ họ đang ở đâu, họ còn sống hay đã chết. Tôi không biết họ có thông tin gì về anh trai mình hay không. Có lẽ đó là lý do tại sao tôi muốn biết về số phận những đứa trẻ trong bức ảnh của Bob”, ông Larry chia sẻ.
Dựa vào thông tin từ Bob, tác giả những bức hình, Larry đã bay tới Việt Nam và tìm về tận Chơn Thành, Bình Dương để hỏi thăm những đứa trẻ trong ảnh. Trong chiến tranh, quân đội Mỹ đã bố trí doanh trại ở khu vực này nhằm lập phòng tuyến. Đây cũng là nơi ông Jeff và 7 đồng đội khác tử nạn khi đặt địa lôi.
Những bức ảnh được bác sĩ Bob chụp khi thực hiện khám chữa và nói chuyện với người dân địa phương, cơ hội hiếm để tiếp xúc với bên ngoài. Tuy nhiên, Jerry không thể tìm thấy ai trong những bức hình vì họ đã sơ tán khỏi quê nhà ngay sau đó. Những thông tin vụn vặt giúp ông biết những người trong ảnh đang sống ở khắp mọi miền của Việt Nam.
Sa, cô gái duy nhất trong những bức ảnh của Bob. Ảnh: Guardian
Nhờ sự giúp đỡ của Thế, một người trong bức hình có trí nhớ tốt, Larry đã tìm được toàn bộ 16 người trong bức ảnh. Cô bé duy nhất trong hình là Sa, đã trở thành bà mẹ 3 người con. Vết thương vì mảnh đạn găm vào chân cô vẫn để lại nhiều di chứng. Những người khác cũng phải vất vả để mưu sinh nhưng tất cả đều bất ngờ khi gặp vị khách mà họ hoàn toàn không thể ngờ tới.
Ảnh chiến tranh VN: Cuộc đoàn tụ của những người chưa gặp
Đau đáu về số phận những đứa trẻ trong ảnh chiến tranh Việt Nam, một người Mỹ mất anh ruột vì chiến trận đã vượt nửa vòng trái đất để tìm những người mà ông không quen biết.
Larry Johns là em trai của Jeff Johns, binh sĩ tử nạn khi tham chiến tại Việt Nam. Quân đội Mỹ không cung cấp thông tin về nhiệm vụ dẫn tới cái chết của Jeff nên Larry phải tự tìm manh mối. Trong quá trình tìm thông tin, Larry vô tình thấy những ảnh về chiến tranh Việt Nam của Bob Shirley, một cựu binh từng chiến đấu cùng anh trai ông ở Chơn Thành, tỉnh Bình Phước.
Khi tới chiến trường xưa, Larry không tìm thấy những đứa trẻ trong ảnh vì họ đã sơ tán nhưng không trở về. Cuối cùng, ông gặp ông Thế, cậu bé 8 tuổi đội mũ trong bức ảnh gần nửa thế kỷ trước.
Hiện tại, ông Thế đã lập gia đình và mưu sinh bằng việc đồng áng và lao động chân tay. Tuy nhiên, ông vẫn nhiệt tình giúp Larry tìm những người còn lại trong các bức ảnh.
Những cậu bé mà Larry đã biết danh tính trong ảnh gồm Thành (mặc áo xanh sọc ở giữa), Thanh (giữa hai người mặc áo xanh, Minh (cậu bé khuất mặt nấp phía bên phải của Thanh) và Sơn (người ngoài cùng bên phải).
Thành đã có vợ và con. Gia đình ông đang sống ở Vũng Tàu.
Giống ông Thành, ông Thanh đang sống cùng vợ ở Vũng Tàu và buôn bán nhỏ lẻ để mưu sinh.
Ông Minh cũng ở cùng thành phố với hai người bạn thời niên thiếu và mưu sinh bằng nghề nuôi gà chọi.
Người thứ tư trong ảnh, ông Sơn, từng tìm cách ra nước ngoài vào năm 1984 nhưng không thành. Hiện tại, ông đang sống cuộc đời của một người lao động ở quê. Tất cả họ đều không ngờ một người lạ vượt nửa vòng trái đất để tìm họ vì những bức ảnh mà họ chưa từng thấy dù là nhân vật chính.
Các nhân vật được trong ảnh là Trường (thứ 3 từ trái), Thành (thứ tư từ trái) và Cường, người ngồi cạnh Thành.
Hiện tại, ông Thành và ông Cường đang sống ở Vũng Tàu cùng vợ, con. Cuộc sống của họ khá vất vả.
Trường hiện sống ở Phan Thiết cùng vợ và 6 người con. Khi còn nhỏ, ông thường lượm đồ xung quanh doanh trại quân đội Mỹ và từng thấy hộp đạn súng máy chưa sử dụng. Cha ông bị thương nặng khi cố gắng tận dụng hộp đạn để làm dụng cụ chế biến thức ăn.
Cô gái duy nhất trong các bức ảnh của cựu binh Bob Shirley là Sa. Lộc, người em ruột của Sa, đứng phía sau. Cô bé từng bị thương vì bom đạn trong chiến tranh.
Hiện tại, bà Sa đang sống cùng chồng ở Phan Thiết. Gia đình bà có một vườn cây thanh long nhưng cuộc sống của họ không hề dễ dàng. Khi gặp người đàn ông tới từ bên kia địa cầu, bà Sa cảm thấy vô cùng xúc động và bất ngờ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét