Thứ Tư, 7 tháng 5, 2014

Nỗi xấu hổ của Bộ trưởng Thăng: Đường sắt

Hồi mới đi làm, mình rất thích câu thơ này do bác Dương Bạch Liên (cựu Bộ trưởng giao thông) đọc: "Đường sắt có anh Hà Đăng / Ấn cho tàu chạy băng băng như rùa"; và các dị bản kiểu như "Hoan hô đồng chí Hà Đăng" / Ấn cho tàu chạy băng băng trên đường". Đây là dạng thơ Bút Tre rất nổi tiếng, kiểu như 1 bài thơ dài trong đó có câu "Hoan hô Đại tướng Võ Nguyên / Giáp ta thắng trận Điện Biên trở về". Một câu thơ khác của ngành đường sắt cũng rất hay: "Con tầu Việt Nam ra Bắc vào Nam (hoặc "đi chậm như sên") / Qua đèo Hải Vân leo lên tụt xuống". Leo lên tụt xuống vì đầu máy không kéo nổi đoàn tàu dù khi đến chân đèo đoàn tầu được lắp bổ sung 1 đầu máy ở đuôi tầu để đẩy. Hồi đầu những năm 1980, bàn đến phát triển giao thông phục vụ kinh tế hàng hóa, đa số người cho rằng cần ưu tiên phát triển đường sắt và đường biển (đường ô tô và máy bay chỉ để phục vụ vận chuyển hành khách), đến nay dường như cả đường sắt và đường biển đều chẳng tiến bộ được bao nhiêu (trong lĩnh vực vận chuyển hàng hóa); chưa kể vụ Vinalines đang gây bức xúc toàn xã hội.
Nỗi xấu hổ của Bộ trưởng Thăng
Vào đầu những năm 70 của thế kỷ trước, đường sắt Việt Nam vốn bị mang tiếng là trì trệ vì công nghệ lạc hậu, thời gian chạy tàu quá chậm so với nhiều nước.
Chẳng vậy mà nhà thơ Bút Tre hồi ấy đã có câu thơ châm biếm: Đường sắt có anh Hà Đăng / "Ấn" cho tàu chạy băng băng như rùa. Chả là ngày đó, Tổng cục trưởng Đường sắt là ông Hà Đăng Ấn. Câu thơ được ngắt quãng một cách có dụng ý để chơi chữ khá thâm thúy.

Những tưởng hơn bốn chục năm sau, điều đó sẽ được khắc phục. Vậy mà mới đây, Bộ trưởng Giao thông Vận tải Đinh La Thăng có lẽ sau nhiều tháng trăn trở, đã phải thốt lên kêu trời về sự trì trệ của một trong những ngành mà ông chịu trách nhiệm - Đường sắt. "Báo cáo cuối năm 2013, thấy có tới 97,5% cán bộ ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tôi đọc con số mà thấy xấu hổ, nếu thế thì ngành giao thông phải đứng đầu cả nước?", Bộ trưởng Thăng bức xúc.

Do có những điều bất ổn từ lâu, nên khoảng vài tháng trước, ông cũng đã nhắc nhở cán bộ chủ chốt ngành đường sắt rằng tại sao trong lúc cán bộ, nhân viên của mình đời sống còn khó khăn, công việc thì trì trệ mà lãnh đạo ngành lại lắm người chơi golf đến thế?

Đường sắt Việt Nam hiện có chiều dài gần 2.700 km, chưa kể 461 km là đường ga và đường nhánh. Hiện tại, với mô hình về kết cấu hạ tầng đường sắt thì họ được Nhà nước đầu tư kinh phí để quản lý, bảo trì; còn các doanh nghiệp kinh doanh vận tải đường sắt thì chi trả phí sử dụng kết cấu hạ tầng.

Thực ra, là một nước nghèo, hạ tầng giao thông vài chục năm trước còn kém cỏi nên đường sắt vẫn được xem có vai trò chủ đạo trong hoạt động giao thông vận tải. Tuy nhiên, hoạt động kinh doanh và năng lực vận tải của đường sắt lại kém nhất so với các loại hình vận tải khác. Phải nghiêm túc nhìn nhận, Nhà nước ta dù còn nhiều việc phải lo, song cũng có rất nhiều ưu tiên và lợi thế dành cho ngành đường sắt nhưng ngành này lại không thể tận dụng và phát huy có hiệu quả. Phải chăng chính cái sức ì của đường sắt Việt Nam hôm nay bắt nguồn từ việc họ được đầu tư hạ tầng hoàn toàn nên luôn nghĩ mình cũng là "Bộ Đường sắt" nói như cảm nhận của một lãnh đạo ngành giao thông vận tải.

Tôi còn nhớ cách đây vài năm, khi hạ tầng đường bộ Hà Nội đi Quảng Ninh gặp khó khăn vì đang nâng cấp đường căn bản, khách du lịch kêu trời khi họ phải đi chặng đường dài có trên 150 km ra Hạ Long mà mất tới 5 giờ. Lẽ ra, khi đó, họ phải biết chớp thời cơ "tăng tốc", mở tuyến du lịch bằng đường sắt làm sao để chạy nhanh hơn thế phục vụ người dân trong nước và khách quốc tế. Nhưng không hiểu sao liên doanh chạy tuyến này giữa đường sắt Việt Nam với Hàn Quốc cũng dần tắt lịm lúc nào chẳng hay mặc dù chất lượng tàu khá tốt.

Lại mới đây, Tổng công ty Mía đường than mệt mỏi trong quá trình giao hàng cho Trung Quốc tại Lào Cai. Hợp đồng họ đã ký với Tổng công ty Đường sắt Việt Nam rồi mà hàng thì bị khất lần, mãi không chuyển. Thế rồi Phó tổng giám đốc Công ty Mía đường buộc phải nhắn tin kêu cứu cho Bộ trưởng Thăng, lúc này họ mới chịu tiếp "Thượng đế". Không lẽ vì biết chắc "sung" đã rụng vào "vườn nhà" rồi nên "ông đường sắt" sinh bệnh độc quyền.

Vào thời điểm kinh tế cạnh tranh khốc liệt như hiện nay tôi nghĩ, nếu còn doanh nghiệp nào có cung cách tư duy như thế thì sẽ tự chuốc lấy thất bại. Đã tới lúc, không thể muộn hơn, cần phải có một cuộc cách mạng trong ngành đường sắt Việt Nam những năm tới. Hãy bắt đầu làm ngon lành từ những việc nhỏ này rồi hãy bàn tới Dự án đường sắt cao tốc cao siêu. Cái tầm của ngành đường sắt vào lúc này, chưa thể nghĩ xa hơn thế.

Quốc Phong

Ý kiến bạn đọc ()
Hoan toan nhat tri voi y kien cua tac gia. Can cai cach nganh duong sat cang som cang tot, bat dau tu luc luong quan ly va gian tiep.
nga - 10:48 23/4
Van de la o viec quan ly ( luc luong quan ly, phuong phap quan ly cua nganh duong sat noi rieng va cua cac nganh noi chung o Viet Nam chua chat che ) !
Vu Vinh Tam - 20:15 23/4
Tác giả đã đề cập đến những vấn đề bất cập nhất hiện nay của nghành đường sắt VN. Dân phải đi tàu luôn phải ngán ngẩm vì sự trì trệ, cung cách làm việc của ĐSVN
 - 08:25 24/4
 
Chính xác nguyên nhân của ngành đường sắt trì trệ là do độc quyền. Nhưng chống độc quyền trong ngành đường sắt không dễ. Lý thuyết trên thế giới đã đưa ra 3 phương pháp.
1. cho xây dựng nhiều đường sắt song song với nhau để cạnh tranh.
2. tách ngành đường sắt thành 2 ngành nhỏ, đường ray và chạy tàu. Ngành đường ray sẽ độc quyền nhà nước, kiểm soát cực kì chặt chẽ, còn ngành chạy tàu thì cho nhiều doanh nghiệp cạnh tranh.
3. Đấu thầu vận hành đường sắt, lúc đó sẽ có cạnh tranh trong giai đoạn đấu thầu, nhưng ko có cạnh tranh khi vận hành.  
Đất còn không có mà ở, lại còn cho xây nhiều đường sắt song song để cạnh tranh. Bạn nghĩ mỗi lần giải tỏa là người dân vui mừng lắm chắc. Nhất là giải tỏa chỉ để xây thêm nhiều cái thừa thải không ai sử dụng. Lúc đó dân dễ nổi điên lắm đấy.
sloanyhs - 11:55 23/4
Phương pháp số 2 có vẻ hợp lý và khả thi với tình hình ở VN
Minh - 12:26 23/4
 
Nếu Bộ trưởng trực tiếp đi tàu sẽ còn phải xấu hổ nữa với thái độ phục vụ của nhân viên nhà ga, nhân viên trên tàu và sự "lộn xộn" nơi phòng vé.
Cheeng - 11:39 23/4
Bạn ơi, nếu bộ trưởng đi tàu thì sẽ không có chuyện này đâu nhé, sẽ rất trật tự, nhân viên phục vụ hơn khách sạn 5 sao,...
 
Tôi đã học tập và du lịch ở nhiều quốc gia nhưng đúng là chẳng nước nào mà ngành đường sắt thấy có nhiều cái tồi như ta. Nhà ga, sân ga, các platforms xấu xí bẩn thỉu và bao nhiêu năm vẫn thế. Ga phụ đã đành, nhiều ga chính cũng thế, sàn của các platform vẫn là gạch hoặc sàn xi măng, chỗ lành chỗ thủng. Tàu thì bẩn và khai vô cùng, cán bộ chạy tàu còn phì phèo thuốc lá ở đầu nối các toa chứ đừng nói là hành khách. Đi từ Hà Nội lên Lào Cai mà lắc lư kình kịch theo nhịp bánh con tàu và và các khớp nối ray từ 9 giờ tối hôm nay đến 9 giờ sáng hôm sau mới lên tới nơi. Trong khi ở nước ngoài chỉ chạy vài tiếng và tàu thì sạch sẽ thơm tho, chạy êm như ru. 
 
Tác giả viết hay quá! Cái tầm của ngành đường sắt vào lúc này, chưa thể nghĩ xa hơn thế! Quá hay!!
Phuong - 11:03 23/4
Cái tầm của 97,5% cán bộ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ mà ko nghĩ ra? Vậy lấy cái gì để xếp loại họ hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ? Quả thật, QUÁ HAY!
Xuka - 08:52 24/4
 
Tôi nghĩ không những ngành đường sắt Việt Nam cần thay đổi và cạnh tranh. Mà tất cả những công ty do nhà nước quản lý cần được thay đổi để giảm bớt gánh nặng kinh tế cho nhà nước. Cứ được bảo hỗ và độc quyền thì làm sao phát triển được. Làm quản lý mà không được bầu cử theo ý kiến khách quan, toàn theo chỉ định thì chỉ làm công ty, tổ chức đi xuống mà thôi. 
Vô Danh - 11:58 23/4
 
Cho thêm tiền cũng chẳng bao giờ sử dụng loại hình dịch vụ đường sắt Việt Nam ! Bẩn thỉu, phức tạp, hách dịch !
Nguyen - 13:58 23/4
Rất đồng tình .
nam - 17:57 23/4
 
Tôi nhất trí ý kiến của ông Quốc Phong. Giải phóng gần 40 năm cho đến bây giờ nhưng ngành đường sắt chất lượng phục vụ ngày càng tồi tệ hơn, đề nghị Bộ Trưởng Thăng phải vào cuộc quyết liệt hơn nhằm đổi mới đáp ứng yêu cầu trong ...  
 
Ngành đường sắt cần phải xem lại cung cách phục vụ và vệ sinh trên các chuyến tàu. Muốn nâng cao doanh thu cần phải nâng cao sự tiện ích và phong cách phục vụ
 
Mình thích cái góc nhìn này thật!
nguyễn Huy - 11:08 23/4
 
Trì trệ quá rồi, Phải thay đổi về "lượng" thì "chất" mới cải tiến được.Tại sao chúng ta không nghĩ đến việc đưa một thế hệ lãnh đạo mới: trẻ, khỏe, năng động, sáng tạo, dám nghĩ dám làm, thay thế cho cái "đầu tàu" cũ nát đi?
Tran Truc - 13:08 23/4
 
Tôi hay đi công tác Nam Bắc bằng đường sắt, thấy khách nước ngoài qua VN du lịch bằng đường này rất nhiều! Nhưng cung cách phục vụ kém, và tình trạng bàn hàng, hàng rong chặt chém khách ....xảy ra rất nhiều. Nó sẽ ảnh hưởng tới bộ mặt đất nước và hình ảnh con người Việt Nam với bạn bè thế giới! 
NTC - 12:40 23/4
 
Tôi chỉ nói 1 góc nhỏ thôi : ví dụ Ga Hà nội. Du khách nước ngoài đến Việt Nam. Nhà vệ sinh nhếch nhác, hôi thối. bộ mặt thủ đô, cảm nhận đầu tiên về đất nước việt nam như thế là quá kinh khủng. Tiếp đến là khâu mua vé. cò vé ngoài sân hơn 20 người, trong ga thì có 10 quầy bán vé, phục vụ quá tải, 1 ngân hàng bé con con, cũng có hơn 10 người giao dịch. Ga Hà Nội đã như thế thì các ga khác tệ thế nào... 
Thái Hoàng - 13:46 23/4
Ga Hà Nội vậy là tồi hơn các ga Huế , Đà Nẵng, Nha Trang...mà tôi vừa đi.
ie du lich - 20:39 23/4
 
Ngành đường sắt cần phải xem lại cung cách phục vụ và vệ sinh trên các chuyến tàu. Muốn nâng cao doanh thu cần phải nâng cao sự tiện ích và phong cách phục vụ
 
Nhân bài viết này tôi cũng có vài lời gửi ngành đường sắt Việt nam: đừng nghĩ cao xa khi lực bất tòng tâm, hãy làm những việc đơn giản cần thiết trước đã, chứ như bây giờ đi từ Hà Nội vào Đà Nẵng mà mất hơn 18 tiếng thì lâu quá. Cước phí thì quá cao tôi gửi một xe máy từ Vinh ra Hà Nội phải chịu 420.000 đồng chưa kể nhân viên ga Hà Nội thu thêm 25.000 đồng tiền phí bốc xếp nữa, đấy là chưa kể nhân viên tháo dỡ còn xin 10.000 đồng uống nước nữa... Thật quá chán cho ngành đường sắt Việt Nam 
 
Mình năm nào cũng về HN ăn tết. Nhưng hơn mười năm nay không "dám" đi tàu hỏa. Bởi vì cái phong cách "bán" dịch vụ của "cụ" đường sắt kém quá.......!?
Rùa vàng. - 12:43 23/4
 
Tổng tư lệnh ngành giao thông đã nhìn đúng vấn đề. Hy vọng đường sắt VN sẽ có bước phát triển trong thời gian sắp tới, sau mấy chục năm gần như ngành này không phát triển.
 
Lâu này nhiều người cuối năm họp bình bầu đánh giá thì ai cũng tự cho mình là "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ" mặc dù đơn vị không làm được gì cả. Nhiều lãnh đạo cũng muốn đơn vị mình là lá cờ đầu nên "không vừa lòng lắm" với những ai tự cho là "không hoàn thành nhiệm vụ". Thật đáng xấu hổ! 
Chung suc - 13:49 23/4
 
Tôi bức xúc nhất là cái ông bán vé tàu đi ngay, khi tôi hỏi vé tàu ông ta cứ cầm cái điện thoại chơi, để tôi phải hỏi rất nhiều lần, sau đó đưa vé cho tôi thì đập mạnh vào bàn sầm sầm đó cầm lấy, tôi chả ...  
bức xúc - 12:43 23/4
 
Nhân cái vụ đầu tư dự án đường sắt trên cao Cát Linh - Hà đông, sơ sơ có vài năm mà đã đội giá và phát sinh tới 60% thì quả là HỌC PHÍ ĐẮT GIÁ, đáng đồng tiền bát gạo cho câu chuyện xung quanh Dự án Đường ...  
Bao-hcm - 12:26 23/4
 
Là người đã từng làm trong nghành đương sắt tôi thấy công tác quản lý rất rất yếu kém.
binh hoang - 14:56 23/4
 
Tôi rất đồng tình với ông Quốc Phong. Ngành đường sắt Việt Nam hiện tại quá trì trệ, bộ máy cồng kềnh, chất lượng phục vụ quá kém, đề nghị Bộ Trưởng Đinh La Thăng có cuộc cải tổ từ tầm vĩ mô để ngành đường sắt phục vụ nhu ...  
 
Mỗi lần đi xe đò 2 tầng tôi cứ nghĩ giá mà đươc đi tàu hỏa như ở nước ngoài, mỗi lần xe đi qua các con đường Nguyễn Huệ - Lê Lợi tôi cứ thấy xấu hổ vì nằm trên ôtô mọi người đều nhìn thấy. Đi du lịch ...  
Tran Thuc Man - 14:47 23/4
 
Nhiều lãnh đạo ngành đường sắt trước kia chắc là dân lái tàu. Ngồi trên cabin, họ chẳng cần biết đoàn tàu họ đang lái có bao nhiêu hành khách, hàng hóa, nỗi khổ sở của hành khách, lời hay lỗ... Họ chỉ cần tác nghiệp sao cho đoàn tàu họ chạy an toàn là "hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ"! Đoàn tàu của họ chạy đến đi qua ga nào, gác chắn nào cũng có người "đón - tiễn" chu đáo. Tất cả các phương tiện lớn bé đều phải dừng tránh đoàn tàu của họ. Nếu có ai cản trở họ có quyền ủi thẳng mà không chịu trách nhiệm... Do đó, tư duy lãnh đạo của họ chỉ nằm giữa hay thanh ray rộng 1m có từ hơn 100 năm nay mà thôi. 
Ngô Hoàng - 09:06 24/4
 
Tôi sống ở Hà Nội từ bé, năm nay đã 62 tuổi, mỗi khi đi dọc đường sắt từ Ga Hàng Cỏ, nay gọi là Ga Hà Nội đến Giáp Bát mà thấy như đi cạnh nó cách đây 50 năm. Chẳng hề có sự thay đổi, vẫn đường sắt độc đạo, nhỏ bé. Thật đáng buồn. Lãnh đạo ngành Đường sắt và cả lãnh đạo ngành Giao thông nên cảm thấy xấu hổ thì mới sửa được. 
GopY - 08:50 24/4
 
Có lẽ cần có chính sách cho tư nhân tham gia kinh doanh vận chuyển bằng đường sắt thì ngành đường sắt mới tiến bộ được. Chứ như mấy ông chẳng chịu động não để đổi mới.
MinhNguyễn - 14:47 23/4
 
Tàu Việt Nam ôm chặt đất anh hùng, nghe có điều gì đó ẩn dụ; cả ngành đường sắt chỉ có tuyến Lào Cai Hà Nội là có năng suất chạy tàu cao, còn lại là ì ạch do công tác quản lý và tính chủ động kém; luôn đổ lỗi cho khách quan mà không nghĩ tới việc dám đầu tư; nên liên doanh với nước ngoài hoặc cổ phần hóa. 
Viet Hoang - 14:10 23/4
 
Các cán bộ đầu nghành phải lập được kế hoạch và mục tiêu phát triển hàng năm và quan trọng nữa là phải hoàn thành kế hoạch đó (không cho phép các cụ tà tà sáng xách ô đi tối lại về, tới tháng lĩnh lương, cuối năm lãnh thưởng).
Trần Sâm - 12:49 23/4
 
Tôi nghĩ mọi vấn đề bức xúc của tất cả các ngành ở nước ta hiện nay đều do buông lỏng quản lí mà ra. Lực lượng rất hùng hậu nhưng hầu như chẳng phải làm gì mà chỉ ngồi không ăn lương và "ăn thêm cái những cái khác".
 
Van de la tat ca deu da hoan thanh xuat sac nhiem vu. Lam cho dat nuoc ngheo di con minh thi giau len......
Vỹ Nguyễn - 16:28 24/4
 
Chuẩn không phải chỉnh, cái đã có không cải tiến phát huy, cứ vay đầu tư để con cháu trả nợ, bay chết mặc bay, tiền thầy bỏ túi !!!
Trần - 10:00 24/4
 
40 năm vẫn giữ nguyên thế mới giỏi, phải nói bảo tồn di tích lịch sử rất tốt :)
Hoan - 20:21 23/4
 
tất cả những lạc hậu, trì trệ đều do độc quyền tạo ra.
trangntn0 - 19:11 23/4
 
Nhất trí với tác giả, e quê Quảng Ninh có hai con nhỏ, chỉ mong có tàu hỏa đi lại cho thuận tiện, chứ mỗi lần ngồi ôtô 5 tiếng đồng hồ mới về đến nhà là lại sợ.
 
Mình cũng thích cái góc nhìn này thật!
hai - 13:10 23/4
 
Máu xấu thì thay máu cho khỏe đừng để thành bệnh mới chữa thì hiểm họa lắm. Rất hoan nghênh Bộ trưởng Thăng đã quan tâm vấn đề này.
Haidang - 16:00 24/4
 
Tôi thấy tôi thương những chuyến tàu/Ngàn đời không đủ sức đi mau /Có chi vướng víu trong hơi máy /Mấy chiếc toa đầy nặng khổ đau
Tùng Viên - 15:27 24/4
 
Tôi làm forwarding logistics cho nước ngoài 20 năm, thấy tình hình vận tải, logistics của nghành đường sắt mà thấy tiếc quá, khách hàng thì kiếm mãi mới có được vậy mà ngành đường sắt nhà mình lại đuổi khách đi. Bác Thăng muốn thay đổi Dịch vụ Logistics ngành đường sắt thì phải thay máu đội ngũ từ lãnh đạo đến nhân viên mới thay đổi được, chứ những con người đó còn ngồi đó thì sẽ ko có gì thay đổi được đâu. CP hóa thôi... 
tungiang - 14:36 24/4
 
Có ai để ý không, cái Ga Hà Nội - Ga của Quốc gia, Ga của Thủ Đô, thế mà có cái Toilet (nhà vệ sinh) ở giữa phía trong, bẩn thỉu, hôi hám - ấy thế mà còn có người ngồi thu tiền và bán giấy vệ sinh? Tôi không hiểu "Đường sắt Việt Nam" nghĩ gì ?
Quyen Pham - 10:58 24/4
 
97,5% cán bộ ngành hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ (?); phải là 97,5% không hoàn thành nhiệm vụ mới đúng
mxb - 10:33 24/4
 
Độc quyền thì chỉ có lùi, làm gì có tiến. Lịch sử đã trả lời như vậy.
La Thu Vỹ - 10:06 24/4
 
Mình cũng từng làm hơn 20 năm trong ngành ĐS nhưng phải ra đi do ngành quá bảo thủ. Lương thấp. Mình nhớ khi học ĐHGTVT các thầy đã nói: Ngành ĐS không phát triển được do độc quyền và tư túi.
Quan Nguyên - 09:57 24/4
 
Giá vé duong sat Ha Noi - Sai Gon so voi gia may bay gia re thì chenh nhau ko mấy đâu. Sao gia cao the nhi
thuan - 09:39 24/4
 
Nhu cầu mở rộng và phát triển hiện đại thì còn nhiều, nhưng theo tôi trước hết hãy làm tốt cái hiện có đã, con người không tốt thì đầu tư cơ sở vật chất thế chứ đầu tư nữa cũng chỉ nảy sinh thêm tiêu cực, tốn tiền dân, mang thêm nợ nần cho thế hệ sau mà thôi.
ngo minh - 08:48 24/4
 
Ai cũng hiểu, chỉ có ngành đường sắt là không chịu hiểu. Có một thực tế là nhìn đường sắt việt nam nhếch nhác bẩn thỉu. Thái độ cán bộ thì hỏng từ mặt đất đến trên toa xe. Đi tuyến Hà Nội Lào Cai tầu chật mà nhân viên ...  
thanh Art - 00:07 24/4
 
Rất mong ông Thăng xoay đổi sự trì trệ yếu kém của ngành đường sắt, rất cảm ơn tác giả đã viết bài rất hay
 
Tôi sợ nhất đi tàu đường sắt, vừa bẩn, dịch vụ nghèo nàn, cung cách phục vụ lạc hậu, cửa quyền, nhà ga lộn xộn mất trật tự an ninh. Tôi nghĩ nên làm lại từ đầu thi tốt hơn, chưa nên làm đường sắt cao tốc này, tầu cao tốc nọ chỉ xa lầy thêm thôi.
Tầu S - 20:25 23/4
 
Hải phòng - HN - Lào Cai vận chuyển hàng conterner bằng đường sắt rất thuận lợi và rẻ hơn đường bộ nhiều lần, nhưng các DN vẫn phải chuyên trở bằng đường bộ và chở quá tải là biện pháp bắt buột phải tính. Mới đây nhất xe chở gạo từ HP qua mặt 6 trạm cân cho thấy điều gì đang diễn ra hàng ngày trong ngành giao thông.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét