Tiết lộ sự thật khai quật thủ cấp liệt sĩ Phùng Chí Kiên
Ngày đăng : 07:31 06/11/2013 (GMT+7)(Kienthuc.net.vn) - Sau khi bóc từng lớp đất, Đội quy tập phát hiện hốc đất hình đầu người. Gỡ đất ra, phát hiện hai ổ mắt, cụm răng hàm, hai răng nhọn, 13 mảnh bát vỡ...
Phan Thị Bích Hằng: Linh hồn cũng biết buồn vui, yêu ghét
Vì sao thủ cấp tướng Phùng Chí Kiên giám định là mảnh sành?
Để hiểu rõ hành trình tìm kiếm phần đầu liệt sĩ Phùng Chí Kiên, Đại tá Lê Liên, Tổ trưởng tổ tìm kiếm thủ cấp của liệt sĩ Phùng Chí Kiên khi đó đã có bài viết khá chi tiết về cuộc tìm kiếm này.
Một phần di cốt củ liệt sĩ Phùng Chí Kiên
được tìm thấy. Ảnh: tác giả cung cấp
Đại tướng Võ Nguyên Giáp yêu cầu Bích Hằng tìm kiếmSau khi chúng tôi được Thường trực Huyện ủy Diễn Châu (Nghệ An) đề nghị giúp gia đình và địa phương can thiệp với các cơ quan chức năng công nhận đồng chí Phùng Chí Kiên (ĐC PCK) là liệt sĩ, về Hà Nội, chúng tôi báo cáo với Đại tướng Võ Nguyên Giáp tình hình. Đại tướng đã gửi thư đi các cơ quan của Đảng, Nhà nước, quân đội kiến nghị công nhận ĐC PCK là liệt sĩ.
Nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng. Ảnh: Internet.
Để tìm được phần đầu của ĐC PCK, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người có công rất lớn. Chính Đại tướng đã chỉ ra các hướng tìm kiếm. Theo đó, ngoài việc gặp gỡ lãnh đạo các cơ quan chức năng của địa phương, các đồng chí lão thành cách mạng hoạt động cùng thời với ĐC PCK, cần dùng đến khả năng của các nhà ngoại cảm và Đại tướng đã có thư gửi chị Phan Bích Hằng.
Sau khi nhận được thư của Đại tướng, chiều tối 19/3/2008, chị Phan Bích Hằng cùng anh Võ Điện Biên - con trai Đại Tướng và một số người quan tâm đến việc đi tìm thủ cấp của ĐC PCK đến phần mộ của ĐC PCK tại Nghĩa trang Mai Dịch. Tại đây, Bích Hằng áp vong, gọi hồn, nói chuyện được với ĐC PCK. Anh Võ Điện Biên tốc ký lời Bích Hằng nói. Trong đó, chúng tôi chú ý nhất là chi tiết: Sau khi bêu ở đầu cầu Ngân Sơn được mấy ngày, có một ông thợ cạo tốt bụng đã lấy thủ cấp của ĐC PCK đi giấu, sau đó chôn ở sườn một ngọn núi ở phía bắc cầu.
Định hướng tìm kiếm nơi chôn cất phần đầu
Ngày 20/4/2008, đoàn tiền trạm lên Bắc Kạn đặt vấn đề với Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn nhờ giúp đỡ và cùng đi tìm thủ cấp của ĐC PCK. Đoàn đi có bác Kim Sơn, nguyên chiến sĩ Cứu quốc quân, đại diện Ban liên lạc Quân giải phóng Việt Nam, anh Võ Điện Biên, đại diện gia đình Đại tướng, một tổ làm phim tài liệu của Đài Truyền hình Việt Nam, luật sư Đậu Xuân Đồng, Phó Trưởng đoàn luật sư tỉnh Hà Tĩnh và tôi làm tổ trưởng. Trước khi đi, chúng tôi đến thăm và báo cáo với Đại tướng về đường đi và cách làm. Đại tướng căn dặn: “Các đồng chí phải gặp những đồng chí trong đội Cứu quốc quân từng biết về ĐC PCK, như Doanh Hằng...”.
Đến Tỉnh ủy Bắc Kạn, đồng chí Dương Đình Hân, Phó Bí thư thường trực, Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Bắc Kạn tiếp và làm việc với chúng tôi. Buổi tối, chúng tôi làm việc với với Tỉnh ủy Bắc Kạn, có các đồng chí: Dương Đình Hân, Lê Liên, Võ Điện Biên, Kim Sơn, Đậu Xuân Đồng, Lê Viết Hoài, Lèng Văn Tý (cán bộ tỉnh Bắc Kạn), Nông Văn Chí (Bí thư Huyện ủy Ngân Sơn). Hội nghị thống nhất quyết tâm tìm cho được thủ cấp của ĐC PCK. Tỉnh ủy Bắc Kạn giao cho đồng chí Nông Văn Chí huy động các lực lượng ở huyện cùng tìm kiếm, chỉ đạo Thường trực UBND, Sở Lao động - Thương binh & Xã hội, Bộ Chỉ huy Quân sự, Sở Công an tỉnh cử người tham gia.
Sau đó, chúng tôi gặp đồng chí Mai Thế Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy Bắc Kạn. Đồng chí tán thành ý kiến thống nhất tối 20/4/2008, chỉ thị cho cấp ủy, chính quyền, các cơ quan chức năng của tỉnh thực hiện nhiệm vụ được giao và động viên chúng tôi hoàn thành cho được tâm niệm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: “Làm trọn nghĩa tình với ĐC PCK, nhà cách mạng đã gắn bó máu thịt với mảnh đất Bắc Kạn” (Thư Đại tướng Võ Nguyên Giáp gửi Tỉnh ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn).
Trước khi lên đây, chúng tôi đã nghiên cứu nhiều tài liệu, gặp gỡ các nhân chứng đã hoạt động cùng thời với ĐC PCK, gặp các nhà sử học có nghiên cứu về thân thế và sự nghiệp của ĐC PCK. Bên cạnh đó, nghe lời căn dặn của Đại tướng Võ Nguyên Giáp: Khi đi tìm kiếm, chú ý phải nhờ vào sự ủng hộ của cấp ủy đảng, chính quyền các cấp, nhân dân các dân tộc ở địa phương, nhất là các cụ lớn tuổi, các đồng chí lão thành cách mạng, sáng ngày 21/4/2008, chúng tôi làm việc với Huyện ủy Ngân Sơn. Các đồng chí Huyện ủy Ngân Sơn cho biết: Trước đây, huyện Ngân Sơn đã tổ chức cho bộ đội, dân quân, tự vệ, đồng bào các dân tộc, học sinh các trường đi tìm nơi chôn cất đầu của ĐC PCK. Các lực lượng đã đi đào bới khắp hang cùng, hẻm núi, nhưng không tìm thấy một dấu tích nào.
Chúng tôi hỏi những sườn núi đã đi tìm, các đồng chí lãnh đạo Ngân Sơn chỉ về hướng Nam. Nhận thấy nơi đó có đồn Tây, có nhà làm việc của tri huyện thời Pháp được canh phòng cẩn mật, có lính đêm ngày tuần tra, người dân đem đầu ĐC PCK đi chôn cất không thể đi về hướng gặp nhiều nguy hiểm đó, chúng tôi bàn nhau chú ý nhiều đến hướng Lũng Sao, hướng phía bắc của thị trấn.
Cuộc tìm kiếm nhân chứng và sự thật khi khai quật
Thống nhất xong cách làm, ra khỏi phòng họp, chúng tôi gặp đồng chí Đồng Quang Huân, Trưởng ban Tổ chức Huyện ủy. Đồng chí kể lại: Bố đồng chí là Đồng Quang Tuân, cán bộ lão thành cách mạng, khi còn sống có quen một người thợ cắt tóc ở thị trấn tên là Vẹo. Ông Vẹo kể với bố anh Huân, khẳng định rằng chính ông là người đã bí mật đem đầu ĐC PCK đi chôn. Như vậy là giữa lời của chị Phan Bích Hằng và đồng chí Đồng Quang Huân đã có sự trùng hợp, chúng tôi có một đầu mối quan trọng để xác định hướng tìm kiếm.
Sáng hôm đó, chúng tôi tỏa đi các hướng tìm trên bán kính 4 ki-lô-mét. Những ai có khả năng cung cấp thông tin cho chúng tôi, chúng tôi đều lắng nghe. Đoàn tìm kiếm chú ý nhiều đến những thông tin về ông thợ cắt tóc tên là Vẹo. Đến nơi ông cư trú, được biết con cái của ông đã chuyển đi sinh sống nơi khác, trong đó có người con trai tên là Vò.
Đến sáng 22/4, biết được thông tin về anh Vò đã đổi tên thành Vũ Công Hùng, làm việc tại Sở Giáo dục & Đào tạo, đã mất, nhà ở phường Phùng Chí Kiên. Vợ anh là Phạm Thị Hoàn, có cửa hiệu tạp hóa. Tìm gặp chị Hoàn, được biết bố chồng của chị tên là Vũ Công Vẹo. Tìm hiểu tài liệu lưu trữ của tổ chức Đảng ở địa phương, chúng tôi được biết, cụ Vẹo sinh năm 1910, là đảng viên Đảng Cộng sản Việt Nam, mất năm 1976. Chị Hoàn cho biết, khi còn sống, cụ Vẹo có kể cho vợ chồng chị việc đưa thủ cấp của ĐC PCK đi giấu, sau đó đem chôn. Qua lời kể của chị Hoàn, chúng tôi thấy trùng khớp với lời chị Phan Bích Hằng chiều tối ngày 19/3/2008.
Từ sự chỉ dẫn các nhân chứng như ông Trần Kim Quy nhà trước cổng Viện Kiểm sát và Công an huyện Ngân Sơn chỉ cho nơi có nhiều mộ đồng bào chôn cất, bà Lưu Thị Ninh (lão thành cách mạng), ông Lý Khoỏng Sáng (82 tuổi), nhà bên cạnh nhà ông Vẹo, ông Nguyễn Quốc Hưng, ông Doanh Hằng... lời xác nhận của nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng, chúng tôi đã tìm được nơi chôn cất phần đầu của ĐC PCK ở khu 1, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn.
Sau khi xác định được nơi an táng đầu của ĐC PCK, đoàn tìm kiếm quay lại thị xã Bắc Kạn báo cáo với đồng chí Mai Thế Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. 01 giờ 30 phút ngày 8/5/2008, công việc khai quật bắt đầu, do Đội quy tập hài cốt liệt sĩ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đảm nhiệm, có sự chứng kiến của đại diện gia đình ĐC PCK và các con của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các cơ quan, ban ngành tỉnh Bắc Kạn, huyện Ngân Sơn và được phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam ghi hình đầy đủ.
Từ sự chỉ dẫn các nhân chứng như ông Trần Kim Quy nhà trước cổng Viện Kiểm sát và Công an huyện Ngân Sơn chỉ cho nơi có nhiều mộ đồng bào chôn cất, bà Lưu Thị Ninh (lão thành cách mạng), ông Lý Khoỏng Sáng (82 tuổi), nhà bên cạnh nhà ông Vẹo, ông Nguyễn Quốc Hưng, ông Doanh Hằng... lời xác nhận của nhà ngoại cảm Phan Bích Hằng, chúng tôi đã tìm được nơi chôn cất phần đầu của ĐC PCK ở khu 1, xã Vân Tùng, huyện Ngân Sơn.
Sau khi xác định được nơi an táng đầu của ĐC PCK, đoàn tìm kiếm quay lại thị xã Bắc Kạn báo cáo với đồng chí Mai Thế Dương, Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn. 01 giờ 30 phút ngày 8/5/2008, công việc khai quật bắt đầu, do Đội quy tập hài cốt liệt sĩ của Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh đảm nhiệm, có sự chứng kiến của đại diện gia đình ĐC PCK và các con của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các cơ quan, ban ngành tỉnh Bắc Kạn, huyện Ngân Sơn và được phóng viên Đài Truyền hình Việt Nam ghi hình đầy đủ.
Sau khi bóc từng lớp đất, Đội quy tập phát hiện hốc đất hình đầu người. Gỡ đất ra, phát hiện hai ổ mắt, cụm răng hàm, hai răng nhọn, 13 mảnh bát vỡ.
Hoàn thành việc cất bốc, các cơ quan chức năng, gia đình tiến hành lập biên bản (Số 06, Bắc Kạn ngày 8/5/2008, Biên bản đào bới, khai quật mộ liệt sĩ). Phần thủ cấp của ĐC PCK được Đội quy tập phủ quốc kỳ, làm đầy đủ các thủ tục quy định và đưa về bàn giao cho Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng.
Từ việc đã làm, chúng tôi khẳng định:
1. Việc tìm kiếm, phát hiện, cất bốc thủ cấp của ĐC PCK, bên cạnh sự quan tâm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sự nhiệt tình của những người biết ơn ĐC PCK, là việc làm có tổ chức, có sự lãnh đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy Bắc Kạn, đứng đầu là đồng chí Mai Thế Dương, sự quản lý chặt chẽ của Ủy ban nhân dân tỉnh, do đồng chí Tạo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo, có sự tham gia tích cực của các cơ quan có thẩm quyền.
2. Cách làm khoa học: Căn cứ vào các tài liệu lưu trữ có giá trị, tìm nhiều nhân chứng, nghe cặn kẽ nhân chứng kể chuyện, tích cực sử dụng khả năng ngoại cảm, sàng lọc kỹ càng mọi thông tin.
3. Ở thời điểm rạng sáng ngày 8/5/2008, tất cả đại diện các cơ quan có thẩm quyền, đại diện gia đình, đại diện Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các con của Đại tướng, những người làm nhiệm vụ bôc dỡ và chứng kiến đều khẳng định: Đã tìm thấy thủ cấp của ĐC PCK, việc chuyển và bàn giao thủ cấp của ĐC PCK cho Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng hoàn toàn đúng thủ tục quy định.
Hoàn thành việc cất bốc, các cơ quan chức năng, gia đình tiến hành lập biên bản (Số 06, Bắc Kạn ngày 8/5/2008, Biên bản đào bới, khai quật mộ liệt sĩ). Phần thủ cấp của ĐC PCK được Đội quy tập phủ quốc kỳ, làm đầy đủ các thủ tục quy định và đưa về bàn giao cho Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng.
Từ việc đã làm, chúng tôi khẳng định:
1. Việc tìm kiếm, phát hiện, cất bốc thủ cấp của ĐC PCK, bên cạnh sự quan tâm của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, sự nhiệt tình của những người biết ơn ĐC PCK, là việc làm có tổ chức, có sự lãnh đạo chặt chẽ của Tỉnh ủy Bắc Kạn, đứng đầu là đồng chí Mai Thế Dương, sự quản lý chặt chẽ của Ủy ban nhân dân tỉnh, do đồng chí Tạo, Phó Chủ tịch UBND tỉnh trực tiếp chỉ đạo, có sự tham gia tích cực của các cơ quan có thẩm quyền.
2. Cách làm khoa học: Căn cứ vào các tài liệu lưu trữ có giá trị, tìm nhiều nhân chứng, nghe cặn kẽ nhân chứng kể chuyện, tích cực sử dụng khả năng ngoại cảm, sàng lọc kỹ càng mọi thông tin.
3. Ở thời điểm rạng sáng ngày 8/5/2008, tất cả đại diện các cơ quan có thẩm quyền, đại diện gia đình, đại diện Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, các con của Đại tướng, những người làm nhiệm vụ bôc dỡ và chứng kiến đều khẳng định: Đã tìm thấy thủ cấp của ĐC PCK, việc chuyển và bàn giao thủ cấp của ĐC PCK cho Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng hoàn toàn đúng thủ tục quy định.
Những nút thắt cần mở trong việc xét nghiệm ADN
Các chuyên gia đã phân tích và nhận thấy có nhiều điều chưa rõ trong việc giám định phần đầu tìm được của LS Phùng Chí Kiên, sự thiếu khoa học khi xét nghiệm? GS.TSKH Phan Đăng Nhật, Giám đốc Trung Tâm Bảo trợ Văn Hóa kỹ thuật truyền thống - người có nhiều năm nghiên cứu về vấn đề này cho biết, trong tư liệu về biên bản khai quật, đơn của gia đình, phim tư liệu... thì thấy trong biên bản đào bới, khai quật mộ LS PCK của bộ chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Kạn ngày 18/5/2008 có 19 người được ghi vào biên bản, tên họ, chức vụ, cơ quan. Cuối văn bản để khẳng định tính pháp lý, thủ trưởng các cơ quan nói trên đã ký tên và đóng dấu (8 con dấu). Đây là một văn bản có tính pháp quy cao. Nội dung quan trọng nhất là: “Kết quả đào bới, khai quật cụ thể: Hài cốt của liệt sĩ gồm: răng hàm = 01 (một) chiếc (cụm). Là răng. Di vật của liệt sĩ gồm: mảnh bát vỡ = 13 mảnh. Những nội dung khác: đất màu đen = 01 nắm”.
Sau khi phần hài cốt được đưa về và bàn giao, gia đình và dòng họ LS PCK đã có 3 đơn thư phản đối việc không cho họ tộc LS PCK chứng kiến việc mở niêm phong hộp đựng phần còn lại của thủ cấp: “Từ tháng 9/2008, khi quyết định mở niêm phong hộp đựng gói đất, phần còn lại của thủ cấp người ông chúng tôi, là LS PCK, Cục Chính sách – Bộ Quốc phòng không thông tin, không báo cho đại diện các gia đình họ tộc chúng tôi biết để chứng kiến; kể cả khi có kết luận giám định pháp y cũng không thông báo. Việc làm này là không khoa học, không công khai, không minh bạch. Đây là sự coi thường họ tộc chúng tôi, xúc phạm tâm linh LS PCK, nghiêm trọng hơn là thủ tục pháp lý về giám định AND. Vì vậy, chúng tôi có quyền công nhận kết quả cất bốc mà toàn thể họ tộc chúng tôi cùng với Đảng bộ, đồng bào các dân tộc tỉnh Bắc Kạn, huyện Ngân Sơn đã tìm kiếm trong gần 7 chục năm qua và không chấp nhận những kết quả khác”.
Có hay không năm việc làm sai khi giám định AND?
Luật sư Trần Đình Triển, Trưởng văn phòng luật sư Vì Dân đã chỉ ra 5 việc làm sai nguyên tắc khi thực hiện việc lấy mẫu giám định AND di cốt thủ cấp của LS PCK gồm:
- “Việc mở niêm phong thủ cấp đã thu giữ không có chứng kiến đầy đủ của thành phần đã ký vào niêm phong hộp đựng thủ cấp (trong đó có đại diện của gia tộc Trung tướng Phùng chí Kiên)” (là sai).
- “Việc giám định không cho con cháu Trung tướng Phùng Chí kiên biết thời gian địa điểm và kết quả” (là sai).
- “Viện Pháp y Quân đội làm trái chỉ đạo của Bộ Quốc phòng là giám định AND, lại giám định các vật phẩm thu được là gì, đồng thời không giám định đầy đủ mẫu vật thu được”. Ý của luật sư là bỏ sót cụm răng hàm của LS PCK (là sai).
- “Như vậy sai sót ở đây là: Mẫu vật thủ cấp của LS PCK khai quật được có đúng với mẫu vật đưa đi giám định hay không?
- “Bộ Quốc phòng chỉ đạo giám định AND sao Viện Pháp y Quân đội không lấy mẫu giám định từ con cháu bác Kiên để so sánh?” (là sai).
LS Phùng Chí Kiên nguyên ủy viên Thường vụ, Ban chấp hành Trung Ương Đảng Cộng sản Việt Nam, người cách mạng tiền bối, một trong những nhà chỉ huy quân sự đầu tiên của quân đội nhân dân Việt Nam, đã anh dũng chiến đấu hy sinh ngày 22/6/1941. Đồng chí bị địch bắt trong một cuộc phục kích và đã bị chặt đầu treo ở cầu Ngân Sơn để uy hiếp tinh thần nhân dân. Việc tìm kiếm thủ cấp đc PCK kéo dài hơn 60 năm.
Ngày 30/10/2013, thay mặt con cháu các gia đình họ tộc của LS PCK, ông Nguyễn Văn Quang (cháu của liệt sĩ) đã có thư gửi Viện Nghiên cứu và Ứng dụng Tiềm năng Con người khẳng định quá trình tìm kiếm cất bốc phần thủ cấp của LS PCK đều đảm bảo đầy đủ nguyên tắc và làm theo trình tự đúng thủ tục pháp lý. Nguyện vọng con cháu các gia đình họ tộc của LS PCK sau tìm kiếm, cất bốc là được hợp táng phần thủ cấp (gói đất màu đen) với phần thân thể để người ông quá cố của mình được “mồ yên mả đẹp”. Gia đình mong tất cả mọi người, kể cả báo chí, phương tiện thông tin đại chúng hãy để cho phần cát bụi, anh linh còn lại của LS PCK được “yên giấc ngàn thu” nơi suối vàng. Con cháu các gia đình dòng tộc LS PCK ghi nhận, biết ơn đối với ThS Phan Thị Bích Hằng, nhà ngoại cảm đã vô tư, góp nhiều công sức giúp gia đình tìm phần thủ cấp người ông của mình là LS PCK.
Xác minh và báo cáo Chính phủ
TS Vũ Thế Khanh cho biết, trước các thông tin chưa chính xác và nhiều ý kiến trái chiều xung quanh việc tìm và xét nghiệm thủ cấp LS PCK, ngày 28/10/2012, Liên hiệp hội khoa học UIA và Viện Nghiên cứu Tiềm năng Con người đã đến quê hương của LS để xác minh lại toàn bộ sự việc. Tại buổi làm việc với Đảng ủy, UBND xã Diễn Yên, huyện Diễn Châu, tỉnh Nghệ An cho thấy: Phan Bích Hằng làm việc tìm mộ LS PCK là hoàn toàn vô tư, không vụ lợi. Gia đình tin tưởng khối đất đen hình đầu và hai hốc măt, hốc miệng rõ ràng là thủ cấp của LS PCK và mong muốn được hợp nhất với phần mộ của LS tại nghĩa trang Mai Dịch... UIA đang làm báo cáo trình Chính phủ về vấn đề này.
Thúy Nga (thực hiện)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét