Thứ Bảy, 16 tháng 11, 2013

Chỉ số dân chủ của Việt Nam nằm đâu ?

Chỉ số dân chủ
HỒ SĨ QUÝ
1. Từ năm 2006, tổ chức Economist Intelligence Unit Index of Democracy thuộctạp chí The Economistở Anh đã tiến hành nghiên cứu, khảo sát tình trạng dân chủ ở hầu như tất cả các quốc gia trên thế giới và trên cơ sở đó, thiết kế các chỉ số dân chủ (DI, Democracy Index)để đo đạc,định lượng và đánh giá tình trạng dân chủ của từng quốc gia. Chỉ số tổng hợp của dân chủ được đo bằngnăm tiêu chí:1/ Quá trình bầu cử và thực hiện đa nguyên, 2/ Tự do của công dân, 3/ Hoạt động của chính phủ, 4/ Tham gia chính trịvà 5/ Văn hóa chính trị.
Căn cứ vào 5 tiêu chí nêu trên, chỉ số dân chủ được tính bằng bình quân điểm số thu được từ kết quả trả lời 60 câu hỏi. Các câu hỏi được xếpvào 5loại. Mỗi câu trả lời được cho từ 0 đến1điểm. Cộng thêm 0,5 điểm đối với câu hỏi có sự lựa chọnmột trong ba phương án. Tổng số điểm được cộng cho từng loại, nhân hệ số mười, rồi chia cho tổng số câu hỏi của từng loại đó. Trung bình cộng của các chỉ số của từng loại câu hỏi đó được làm tròn để ra kết quả chỉ số dân chủ cho từng quốc gia.


2. Các nước được đánh giá về trình độ dân chủ theo bốn loại: 1/ Nền dân chủ đầy đủ, 2/ Nền dân chủ đang hoàn thiện, 3/ Thể chế hỗn hợp, và 4/ Thể chế chuyên chế (Full democracies, Flawed democracies, Hybrid regimes, Authoritarian regimes)[1].

Được đánh giá là Nền Dân chủ đầy đủ, nếu quốc gia nào có điểm số từ 8 - 10. Được đánh giá là Nền Dân chủ đang hoàn thiện với các quốc gia có điểm số từ 6 - 7,9. Thể chế hỗn hợplà thang bậc được xếp cho những nước có điểm từ 4 - 5,9 nghĩa là vừa có dân chủ vừa thiếu dân chủ. Cuối cùng, những nước có điểm dưới 4 được coi là Thể chế chuyên chế. Theo các nhà thiết kế chỉ số này, ngay cả ở những nước có nền dân chủ vững mạnh và có truyền thống từ lâu, dân chủ vẫn có thể bị “ăn mòn” nếu không được nuôi dưỡng và bảo vệ.

3.Báo cáo số 1 về Democracy Index của Economist Intelligence Unit công bố lần đầu năm 2007 với sự khảo sát và đánh giá về dân chủ ở 162 nước và 2 vùng lãnh thổ. Năm đó, Việt Nam được xếp hạng 145 với tổng số điểm là 2,94.

Báo cáo số 4 công bố 12/2011 với chủ đề “Chỉ số dân chủ 2011: Dân chủ dưới các áp lực” (Democracy Index 2011: Democracy under stress) khảo sát và đánh giá về dân chủ ở 165 nước và 2 vùng lãnh thổ. Theo bảng chỉ số này, đứng đầu bảng năm 2011 là Na Uy có tổng điểm số cao nhất là 9,80 trên thang số 10. Ngược lại, Triều Tiên có số điểm thấp nhất 1,08, đứng cuối bảng xếp hạng. Việt Nam đứng ở vị trí 143 với tổng số điểm là 2,96.

Báo cáo số 5 công bố 3/2013 cũng khảo sát và đánh giá về dân chủ ở các nước này. Tiêu đề của Báo cáo số 5 là “Chỉ số dân chủ 2012: Dân chủ vẫn dậm chân tại chỗ” (Democracy Index 2012: Democracy at a standstill). Kết luận này phản ánh tình hình được nghiên cứu vào cuối năm 2012. Báo cáo nêu rõ rằng, năm 2012 dân chủ toàn cầu ở vào trạng thái vào bế tắc, nghĩa là không có những tiến bộ đáng kể và cũng không suy thoái hơn so với trước đó. Chỉ số trung bình của các khu vực tương đương với năm 2011. Năm 2012, Na Uy cũng đứng đầu bảng trong số 167 nước và vùng lãnh thổ với tổng điểm số cao nhất là 9,93 trên thang số 10 và Triều Tiên vẫn đứng cuối bảng với điểm số thấp nhất là 1,08. Năm 2012, Việt Nam và Congo Brazzaville cùng đứng ở vị trí 144 với tổng số điểm là 2,89.

Báo cáo số 5 còn lưu ý rằng, ngày nay tự do dân sự và bầu cử tự do, công bằng là điều kiện cần thiết cho dân chủ, nhưng đó không phải là tất cả. Một nền dân chủ đầy đủ còn đòi hỏi các quốc gia phải được điều hành bởi một chính phủ minh bạch và điều tối thiểu là phải hiệu quả; dân chúng được tham gia chính trị đầy đủ và có một nền văn hóa chính trị dân chủ. Dĩ nhiên, Báo cáo cũng thừa nhận điều đó không phải là dễ dàng, thậm chí ngay cả trong những quốc gia có nền dân chủ phát triển từ lâu.

4. Theo chúng tôi, dân chủ là đối tượng rất khó định lượng. Hơn thế nữa, bảng chỉ số này chỉ đánh giá ở 5 tiêu chí nên khó có thể phản ánh hết thực trạng dân chủ ở các nước. Hơn thế nữa, câu trả lời phủ định hoặc khẳng định cho các câu hỏi cũng chưa chắc đã phản ánh hết mức độ phức tạp về tình trạng dân chủ của xã hội mà người được hỏi trả lời. Nhìn vào vị trí các nước trong bảng xếp hạng, người ta có thể thấy rõ những khiếm khuyết đó. Tuy vậy, việc tham khảo các chỉ số định lượng để nhìn vấn đề cho sâu sắc hơn và đa diện hơn cũng là điều cần thiết đối với nhà nghiên cứu và đối với các chính phủ.

Sau đây là Bảng Chỉ số Dân chủ năm 2011 và 2012 của 167 quốc gia và vùng lãnh thổ xếp theo 4 trình độ dân chủ; Bảng Chỉ số dân chủ của Việt Nam trong các năm 2007, 2008, 2010, 2011, 2012; và Bảng Chỉ số dân chủ 2011 vầ năm 2012 xếp hạng cho 167 quốc gia và vùng lãnh thổ.
 
Chỉ số Dân chủ năm 2011 và 2012 của 167 quốc gia và vùng lãnh thổ
xếp theo 4 trình độ dân chủ[2]

4 trình độ dân chủ
Tỷ lệ /167 nước/vùng lãnh thổ
Tỷ lệ/ Dân số thế giới
2011
2012
2011
2012
2011
2012
Nền Dân chủ đầy đủ 
25
25
15,0
15,0
11,3
11,3
Nền Dân chủ đang hoàn thiện
53
54
31,7
32,3
37,1
37,2
Thể chế hỗn hợp
37
37
22,2
22,2
14,0
14,4
Thể chế chuyên chế
52
51
31,1
30,5
37,6
37,1
Việt Nam: Chỉ số dân chủ trong các năm 2007, 2008, 2010, 2011, 2012[3]


Việt Nam
Xếp hạng
Điểm số chung
Quá trình bầu cử và đa  nguyên
Chức năng chính phủ
Tham gia chính trị

Chính sáchvăn hóa

Tự do dân sự

2007
145
2,75
0,83
4,29
2,78
4,38
1,47
2008
149
2,53
0,83
4,29
1,67
4,38
1,47
2010
140
2,94
0,00
4,29
3,33
5,63
1,47
2011
143
2,96
0,00
4,29
2,78
6,25
1,47
2012
144
2,89
0,00
3,93
2,78
6,25
1,47
Bài đã đăng Thông tin khoa học xã hội; Do tác giả gửi VHNA
[1]Democracy Index 2011. Democracy under stress. http://www.sida.se/Global/About%20Sida/S%C3%A5%20arbetar%20vi/EIU_Democracy_Index_Dec2011.pdf // Democracy index 2012: Democracy at a standstill.https://portoncv.gov.cv/dhub/porton.por_global.open_file?p_doc_id=1034
[2]Soạn theo:Democracy Index 2011. Democracy under stress Democracy Index 2012: Democracy at a standstill.
[3]Soạn theo:Democracy Index 2007, 2008, 2010, 2011, 2012.
[4]Democracy Index 2011: Democracy under stress. tr. 3-8.
[5]Democracy Index 2012: Democracy at a standstill.tr. 3-8.

Xem thêm Chỉ số dân chủ 2011 xếp hạng cho 167 quốc gia và vùng lãnh thổ[4] ở đây:

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét