TIẾP CHUYỆN LỪA ĐẢO TÌM MỘ BẰNG NGOẠI CẢM
Suốt một thời gian rất dài, chuyện tìm mộ và hài cốt thất lạc qua các nhà ngoại cảm rộ lên rất ầm ỉ. Chưa bao giờ và chưa có nơi nào trên thế giới các nhà ngoại cảm xuất hiện dày đặc như ở VN trong thời gian từ sau năm 1975. Đài truyền hình và báo chí cũng tiếp tay cho việc quảng bá tên tuổi và công trạng của những cái gọi là nhà ngoại cảm nầy. Thậm chí nhà nước cũng chi tiền lập ra cả một trung tâm để nghiên cứu chuyện đó.
"Nhà tâm linh" Nguyễn Thanh Thúy cùng các nhân viên ngân hàng Chính sách Xã hội đang tìm hài cốt |
Rồi nhiều cuộc tìm hài cốt liệt sĩ hoành tráng, trong đó có hài cốt của những liệt sĩ vào hàng lịch sử, được tổ chức và tuyên truyền rầm rộ với sự tiếp tay của những tổ chức và cơ quan nhà nước.
Nhưng rồi dần dần các nhà ngoại cảm cũng lộ mặt là những kẻ lừa đảo, là những tên buôn thần bán thánh, lợi dụng vào tình cảm về sự mất mát đau thương của thân nhân của những người đã chết mất xác trong chiến tranh để trục lợi. Đây đó đã có những "nhà ngoại cảm" bị bắt đang lúc làm trò tìm hài cốt lừa đảo.
Tuy vậy các cơ quan chức năng có trách nhiệm của nhà nước hầu như vẫn đứng ngoài cuộc. Chưa có tiếng nói chính thức nào về hiện tượng ngoại cảm đang rộ lên để người dân biết hầu tránh bị lừa đảo.
Đau xót nhất là việc lừa đảo quy mô lớn có cả Ngân hàng Chính sách Xã hội của nhà nước đứng sau giật dây để trục lợi. Gần cả chục tỉ đồng được ngân hàng nầy chi ra dễ dàng cho cái gọi là nhà ngoại cảm Nguyễn Thanh Thúy trong việc lừa đảo tìm ra cả trăm hài cốt liệt sĩ.
"Nhà ngoại cảm" Phan thị Bích Hằng |
Đó là Bộ chỉ huy quân sự tỉnh Quảng trị. Đơn vị nầy đã đứng ra giám sát, kiểm tra khi nhóm người của ngân hàng CSXH và "nhà ngoại cảm" Nguyễn Thanh Thúy đến đào bới tìm hài cốt tại địa phương mình. Từ đó phát hiện ra chuyện lừa đảo trắng trợn.
Đó là Khoa xét nghiệm Viện Pháp y Quân đội. Mới đây công bố của Thượng tá Nguyễn Lê Cát, Trưởng khoa xét nghiệm Viện Pháp y Quân đội thông qua VTV đã gây bàng hoàng trong dư luận: Hầu hết hài cốt liệt sĩ được tìm thấy bởi các nhà ngoại cảm, kể cả những nhà ngoại cảm tiếng tăm như Phan Thị Bích Hằng, Vũ Thị Hòa cùng Đoàn tâm đức Yên Bái … khi đưa đến xét nghiệm đều là xương thú vật. Tỉ lệ chính xác trong việc tìm ra hài cốt bởi ngoại cảm là bằng 0.
Đó là Khoa xét nghiệm Viện Pháp y Quân đội. Mới đây công bố của Thượng tá Nguyễn Lê Cát, Trưởng khoa xét nghiệm Viện Pháp y Quân đội thông qua VTV đã gây bàng hoàng trong dư luận: Hầu hết hài cốt liệt sĩ được tìm thấy bởi các nhà ngoại cảm, kể cả những nhà ngoại cảm tiếng tăm như Phan Thị Bích Hằng, Vũ Thị Hòa cùng Đoàn tâm đức Yên Bái … khi đưa đến xét nghiệm đều là xương thú vật. Tỉ lệ chính xác trong việc tìm ra hài cốt bởi ngoại cảm là bằng 0.
Cậu Thủy ra tay |
Hoan nghênh VTV và báo Thanh Niên, dù rất trễ, nhưng cũng đã đưa ra công luận về sự thật cái gọi là tìm hài cốt bằng ngoại cảm. Hai cơ quan nầy đã sửa lại lỗi lầm của hàng loạt cơ quan báo đài, trong đó có VTV, trước đây đã tiếp tay tuyên truyền cho hiện tượng phản khoa học láo toét nầy.
Đã quá trễ, nhưng cũng không thể để chậm trễ hơn nữa, cơ quan chức năng chính thức của nhà nước phải có kết luận về hiện tượng tìm hài cốt qua ngoại cảm quái đản, phản khoa học nầy.
Đã quá trễ, nhưng cũng không thể để chậm trễ hơn nữa, cơ quan chức năng chính thức của nhà nước phải có kết luận về hiện tượng tìm hài cốt qua ngoại cảm quái đản, phản khoa học nầy.
"Nhà ngoại cảm" Vũ Thị Hòa đứng trước cái được coi là hài cốt liệt sĩ. |
Cách đây mấy năm blog Hồ Trung Tú đã có bài vạch ra việc lừa đảo của tên Dương Xuân Ba thông qua chuyện tìm mộ nhà văn Dương Thị Xuân Quý . Trước đây trang nầy có đăng lại bài đó, nay một lần nữa xin đăng lại để thấy xót xa thế nào về chuyện lừa đảo nầy.
Chuyện tìm mộ chị Dương Thị Xuân Quý
Hồ Trung Tú
Đêm 8/3/1969, trên đường đi thực tế ở xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chị rơi vào một trận càn lớn của giặc và trốn xuống một chiếc hầm bí mật bên bờ sông Bà Rén. Đêm đến, chị và bốn du kích địa phương ra khỏi hầm, tìm đường thoát. Người du kích tên Hải vấp phải một quả dù sáng, địch bắn ra như vãi trấu. Chị ngã xuống, anh Nguyễn Văn Mười (nay vẫn còn sống ở địa phương) đỡ chị nhưng nhận ra chị đã tắt thở. Suốt 10 ngày sau đó, quân địch dùng máy cày D7 cày trắng vùng đất này và thân xác chị lẫn vào đất mà không bất cứ ai có thể biết ở đâu.
Nhà thơ Bùi Minh Quốc, chồng chị, sau đó tìm đến và chỉ có thể viết những dòng tiếc thương
“Thôi em nằm lại, với đất lành Duy Xuyên
Trên mồ em mùa Xuân ở mãi
Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên
Trời chiến trường không một phút bình yên...”
Sau 1975, Bùi Minh Quốc đã nhiều lần tìm kiếm, thế nhưng đều bất lực. Ai nói gì anh cũng bỏ công đào xới, lớn nhất là năm 1983, theo trí nhớ của anh Nguyễn Văn Mười, khu vực đào rộng đến cả 100 mét vuông. Trong những năm rộ lên phong trào tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm, anh cũng đã nhờ đến hai người nổi tiếng mà báo chí nói đến rất nhiều, khu vực đào xới rộng cả sào đất, sâu đến gần chục mét, nhưng cũng chỉ tìm thấy một tấm chéo dù chị vẫn dùng quàng cổ nguỵ trang.
Xem như chị đã thực sự nằm lại với đất lành Duy Xuyên, Bùi Minh Quốc và đồng đội tổ chức làm lễ truy điệu với tấm chéo dù ấy và dựng cho chị một tấm bia tưởng niệm nơi chị đã ngã xuống.
Chuyện tìm mộ chị Dương Thị Xuân Quý
Hồ Trung Tú
Đêm 8/3/1969, trên đường đi thực tế ở xã Duy Thành, huyện Duy Xuyên, tỉnh Quảng Nam chị rơi vào một trận càn lớn của giặc và trốn xuống một chiếc hầm bí mật bên bờ sông Bà Rén. Đêm đến, chị và bốn du kích địa phương ra khỏi hầm, tìm đường thoát. Người du kích tên Hải vấp phải một quả dù sáng, địch bắn ra như vãi trấu. Chị ngã xuống, anh Nguyễn Văn Mười (nay vẫn còn sống ở địa phương) đỡ chị nhưng nhận ra chị đã tắt thở. Suốt 10 ngày sau đó, quân địch dùng máy cày D7 cày trắng vùng đất này và thân xác chị lẫn vào đất mà không bất cứ ai có thể biết ở đâu.
Nhà thơ Bùi Minh Quốc, chồng chị, sau đó tìm đến và chỉ có thể viết những dòng tiếc thương
“Thôi em nằm lại, với đất lành Duy Xuyên
Trên mồ em mùa Xuân ở mãi
Trời chiến trường vẫn một sắc xanh nguyên
Trời chiến trường không một phút bình yên...”
Sau 1975, Bùi Minh Quốc đã nhiều lần tìm kiếm, thế nhưng đều bất lực. Ai nói gì anh cũng bỏ công đào xới, lớn nhất là năm 1983, theo trí nhớ của anh Nguyễn Văn Mười, khu vực đào rộng đến cả 100 mét vuông. Trong những năm rộ lên phong trào tìm mộ liệt sĩ bằng ngoại cảm, anh cũng đã nhờ đến hai người nổi tiếng mà báo chí nói đến rất nhiều, khu vực đào xới rộng cả sào đất, sâu đến gần chục mét, nhưng cũng chỉ tìm thấy một tấm chéo dù chị vẫn dùng quàng cổ nguỵ trang.
Xem như chị đã thực sự nằm lại với đất lành Duy Xuyên, Bùi Minh Quốc và đồng đội tổ chức làm lễ truy điệu với tấm chéo dù ấy và dựng cho chị một tấm bia tưởng niệm nơi chị đã ngã xuống.
Mọi chuyện, mọi hy vọng như đã khép lại. Thế nhưng trong một lần gặp ông Đặng Xuân Ba, một nhà ngoại cảm ở Đà Lạt, thì ý muốn tìm thấy hài cốt vợ lại bùng lên trong anh, và họ lên đường về lại làng Thi Thại, khu vườn nhà ông Võ Bắc.
Ở một hướng đào khác hẳn các lần trước, chỉ trong một ô đất 60x150cm ông Ba vạch trên đất, ở độ sâu chỉ 1,5mét; một mẩu xương rồi hai mẩu xương được tìm thấy. Xương cốt của ai đây ? Hai chiếc cúc áo có chữ của hãng Levis được đưa lên. Chị Quý là người kháng chiến, đâu có mặc áo “hàng hiệu” như vậy ? Một chiếc kẹp tóc tự tạo có chạm khắc hình những bông hoa và trái tim được đưa lên. Chị Quý tóc phi-dê ngắn đâu có dùng kẹp bao giờ ?
Thế nhưng sau khi chùi rửa kỹ, ở mặt sau chiếc kẹp hiện lên dùng chữ chạm khắc vụng về bằng đinh “Tặng chị X.Quý” và dòng dưới ký tên E1.
Bùi Minh Quốc bật khóc. Lòng đất rộng mênh mông, sâu hun hút. Chiếc kẹp tóc lại bé dường kia. Ai chứng kiến bao nhiêu lần anh đào xới tìm kiếm, bao nhiêu khối đất được sàng lọc mới thấy hết sự kỳ diệu và lạ lùng khi anh cầm được chiếc kẹp tóc ấy trên tay...
Thế nhưng , chỉ vài tháng sau , đọc thấy trên báo Tiền Phong ông Đặng Xuân Ba bị bắt vì lừa đảo làm nhà ngoại cảm đi tìm mộ, lục trong túi ông thấy có 6 lọ pênixilin, trong đó có mẩu giấy ghi sẵn tên các liệt sĩ mà ông nhận đi tìm ! Đồng thời có vài mẩu xương, vài chiếc cúc áo bộ đội.
http://www.tienphong.vn/Tianyon/Index.aspx?ArticleID=63525&ChannelID=2
Ngồi bên cạnh hố đào, thả xuống hố vài mẩu xương, vài chiếc răng, lọ pinixilin, chiếc kẹp tóc, cây bút đã được làm cũ đúng vào thời đó, là chuyện không cần phải là nhà ảo thuật mới làm được
"Nhà ngoại cảm" rởm ngụy tạo hài cốt liệt sĩ
TP - Chiến tranh đã lùi xa sau hơn 30 năm, song biết bao nhiêu gia đình vẫn còn mang nặng trong lòng nỗi đau mất mát. Đặc biệt với những trường hợp chưa tìm được hài cốt của người thân thì nỗi đau dường như nhân lên và họ lại càng nóng lòng tìm kiếm hơn ai hết.
Chính ông Nguyễn Đình Nhu một cán bộ về hưu ở phường Bắc Hà (thị xã Hà Tĩnh) và gia đình ông nằm trong trường hợp đó.
Theo lời ông Nhu kể, ông có người em trai là liệt sỹ Nguyễn Hữu Điền – quê ở Kỳ Tây, Kỳ Anh, Hà Tĩnh, đi bộ đội và hy sinh năm 1968 tại chiến trường Quảng Trị. Từ đó đến nay, qua nhiều lần tìm kiếm, ông vẫn chưa tìm thấy mộ phần của em trai mình.
May sao, qua bạn bè đang làm việc ở tỉnh giới thiệu, ông Nhu gặp hai “nhà ngoại cảm” là ông Đặng Xuân Ba, quê ở Xuân Trường, Nam Định, nghỉ hưu tại TP Đà Lạt và ông Nguyễn Đình Mai, cán bộ Hội CCB tỉnh Lâm Đồng, nhận lời tìm giúp mộ em trai ông.
Vốn đã từng biết tiếng “hai nhà ngoại cảm” này qua dư luận và qua loạt bài phản ánh họ thành công trong việc tìm mộ anh hùng liệt sỹ Lê Xuân Phôi đăng trên một tờ báo lớn ở Trung ương, các gia đình bèn mời hai ông giúp đỡ và tổ chức thuê xe ô tô về huyện Hướng Hóa (Quảng Trị ) bắt đầu cuộc tìm kiếm.
Cùng đi còn có ông Nguyễn Văn Tuệ (công tác ở Cty CP mía Lam Sơn - Thanh Hóa) thân nhân của liệt sỹ Nguyễn Văn Tám và các ông Nguyễn Đình Thạch (cán bộ đội CSĐT Công an Kỳ Anh), Nguyễn Đình Lộc (cán bộ sở Thương mại – Du lịch Hà Tĩnh).
Khởi tố, bắt tạm giam “nhà ngoại cảm” lừa đảo Đặng Xuân Ba
11 giờ 30 trưa ngày 15/10, chúng tôi tìm đến 6 Hàm Nghi, thị xã Đông Hà (Quảng Trị) gặp Thượng tá Đỗ Xuân Hồng - Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự huyện Hướng Hoá đang nghỉ ngày Chủ nhật cùng gia đình.
Thượng tá Hồng kể vắn tắt: “ Việc tìm thấy các hài cốt liệt sĩ ở xã Húc ngày 18/9/2006 quá dễ dàng, đơn giản khiến lãnh đạo và Ban CHQS huyện Hướng Hoá nghi ngờ 2 “nhà ngoại cảm” Đặng Xuân Ba và Nguyễn Đình Mai.
Tôi, với tư cách Chính trị viên đã chỉ đạo Thiếu tá Biền Văn Sự, cán bộ Ban CHQS huyện là người tham gia cùng đoàn phải cảnh giác, khôn khéo kịp thời phát hiện hành vi lừa đảo nếu có (...).
Tại Nhà khách UBND huyện Hướng Hoá- nơi cả đoàn tìm hài cốt trú chân, Ban CHQS phối hợp với Công an huyện lập biên bản kiểm tra hành lý của 2 “nhà ngoại cảm” Ba và Mai thì phát hiện dấu hiệu lừa đảo khá rõ.
Sau đó, 2 ông Ba và Mai bị Công an huyện ĐaKrông bắt tại xã Pa Nang (giáp với xã Húc của huyện Hướng Hoá).
Chiều 15/10, trao đổi qua điện thoại với Tiền phong, Thượng tá Hồ Quang Thân - Trưởng Công an huyện và Trung tá Nguyễn Thành Đặng - Phó trưởng Công an huyện ĐaKrông cho biết: “ Ngày 26/9/2006, Công an huyện ĐaKrông đã khởi tố vụ án, khởi tố bị can đối với Đặng Xuân Ba với tội danh “lừa đảo”.
Hiện bị can Ba đang bị giam tại Trại tạm giam CA huyện. Đây là 1 vụ án phức tạp, các nạn nhân bị “ nhà ngoại cảm” lừa với số lượng khá nhiều và “rải” khắp cả nước.
Còn ông Nguyễn Đình Mai đã được trả tự do về Lâm Đồng vì ông chỉ là người được ông Ba... rủ đi chơi”.
Hữu Thành
|
Theo lời kể của ông Tuệ, ngày thứ nhất diễn ra khá suôn sẻ. Nhờ sự chỉ dẫn của “hai nhà ngoại cảm” đoàn đã tìm thấy “hai mộ” liệt sỹ qua hai lọ pê-ni-si-lin trong đó có các mảnh giấy viết họ tên, quê quán liệt sĩ, kèm theo một ít xương.
Sự việc diễn ra quá nhanh chóng và đơn giản khiến thân nhân hai gia đình liệt sĩ đều tỏ ý nghi ngờ. Về phần mình, thiếu tá Biền Văn Sự cũng nhận thấy sự khác thường trong quá trình tìm kiếm và phát hiện ra hài cốt liệt sĩ của “hai nhà ngoại cảm” nên đề nghị ngừng đào và mời tất cả về cơ quan quân sự huyện để làm việc.
Tại khách sạn Khe Sanh – nơi cả đoàn thuê nghỉ, Ban chỉ huy quân sự huyện Hương Hóa phối hợp cùng Công an huyện lập biên bản kiểm tra hành lý của hai ông Đặng Xuân Ba và Nguyễn Đình Mai.
Qua kiểm tra, phát hiện ra họ cất dấu 6 lọ pê-ni-ci-lin, mỗi lọ có bọc ni-lông màu xanh, còn bên trong lọ đều có các mảnh giấy ghi tên người: Diễn, Hội Tước, Trung...
Hành lý của hai “nhà ngoại cảm” chẳng có gì ngoài các thứ nói trên và 14 túi ni-lông màu trắng đựng những mẩu xương vụn màu đen và màu trắng bạc.
Có 13 mẫu giấy trắng cỡ 2x4cm, trong đó có 3 mẫu ghi sẵn tên: Ninh Văn Quang, Nguyễn Hữu Điền, Lê Viết C. Theo ông Nhu, ông Tuệ, các lọ đựng giấy, túi đựng xương này rất giống với những thứ mà hai “nhà ngoại cảm” nhặt ra từ các hố mà họ bảo thân nhân liệt sĩ đào bới.
Vụ việc đang được các cơ quan có trách nhiệm xem xét, làm sáng tỏ. Song căn cứ vào thực tế kiểm tra và các bản tường trình của các ông Nguyễn Văn Tuệ và Nguyễn Đình Nhu – nhân thân của hai liệt sĩ – cung cấp cho huyện đội và công an Hướng Hóa, có thể khẳng định đây là một vụ lừa đảo.
Khắc Hiển
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét