Dân tộc ta có sức mạnh tinh thần gì nổi trội?
Bà Đầm Xòe: Người có cái tai còn nghe được nhất định sẽ trả lời: đó là sức mạnh tinh thần thơ. Đúng quá. Tôi đố ai có thể bác bỏ được điều này.
(Ảnh chụp trên blog vannghecuocsong.com)
Ở nước mình, chuyện người người làm thơ, nhà nhà làm thơ đã xưa như trái đất, đã là chuyện “ biết rồi, khổ lắm, nói mãi”.Một đứa trẻ miệng còn hôi sữa có vài tập thơ đến cụ già khú đế có vài chục tập thơ đã là chuyện phổ biến.Tôi lẩm nhẩm tính rằng, nếu thành lập viện bảo tàng lưu giữ thơ thì có thể mỗi làng (bản) đều có thể có riêng một nhà bảo tàng thơ.
Ngân khố quốc gia nếu chi tiên để xây dựng thì có lẽ phải ra biển súc vỏ hến mà cấp cũng không đủ. Hoặc giả nếu đem tập trung thơ lại, nhà nước huy động toàn bộ người có giọng đọc không lẫn lộn n thành l và ngược lại thì có lẽ phải cần cả trăm năm may ra mới đọc hết. Hoặc giả, chẳng may lũ lụt ngập cả nước Việt mình, làm đất, cây cối ẩm ướt không cháy thành lửa được, thì có thể lấy các tập thơ thay cho củi, làm lửa nấu chín cơm, chín canh cho cả triệu người ăn.
Việt Nam mình quả là một cường quốc thơ, đứng vào hàng nhất thế giới nếu lấy tổng số lượng thơ chia bình quân cho đầu người.
Nước mình chưa bao giờ không phát huy truyền thống này.
Chưa bao giờ hổ danh với thế giới về truyền thống này.
Nhìn lại lịch sử ngàn năm đã rõ. Nhìn vào lịch sử đương đại càng rõ hơn.
Tỷ dụ như sự kiện tướng Giáp vừa tạ thế.
Thơ lập tức được dịp lên đồng. Báo chí, các trang mạng, đặc biệt là trang mạng “lề trái” dành ngay “chuyên trang” để đăng tải thơ, rồi mở các cuộc thi thơ.
Đó là trannhuong.com, bolapquechoa, ngominh, nguyentrongtao, nguyenquangvinh, Boxitvn… và đặc biệt vannghecuocsong.com của nhà thơ Đỗ Hoàng với tập thơ nổi tiếng “Tâm sự người lính” chính thức tổ chức cuộc thi thơ viết về tướng Giáp với tiền giải thưởng thi thơ cao chưa từng có, người làm thơ kém cũng được nhận giải 5 triệu đồng, người tài có thơ hay sẽ được nhận giải tới 100 triệu đồng.
Đỗ Hoàng là bạn của Bà Đầm xòe. BĐX nghĩ rằng, Đỗ Hoàng vì tiếc thương tướng Giáp lâm nhiều trận mạc, thương tích đầy người, chỉ sống được có 103 tuổi mà hết sức đau trong lòng, mà quên đi rằng, Quảng Bình nhà Đỗ Hoàng, cả tinh đang lo bảo vệ mộ mới làm của tướng Giáp; Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh còn đang còng lưng lo chống bão lũ, bão nọ chồng lên bão kia, không có ai ra sông cào hến để có vỏ hến lên đến 100 triệu cho Đỗ Hoàng trao giải thưởng cho thơ đâu.
Bây giờ tôi điểm qua nhận định: Thật không hổ danh Việt Nam mình là một cường quốc thơ.
Tướng Giáp mới tạ thế được vài ngày, thi thể ông còn chưa đưa vào lăng mộ mà đã có hàng trăm bài thơ tiếc thương, khóc lóc, ngợi ca, tâng bốc. Có người như hồn thiêng tướng Giáp nhập vào, liền trong vài giờ hoặc vài ngày viết liền ba, bốn bài với số lượng cả trăm câu thơ ( Nguyễn Minh Khiêm, Thanh Hóa). Câu thơ nào cũng dứt ra từ an, từ ruột. Kinh.
Trên trannhuong.com tính đến sáng ngày 20 đã có 6, 7 đợt post thơ viết về tướng Giáp, mỗi đợt ít là vài bài, nhiều cũng 6, 7 bài.
Riêng vannghecuocsong.com của Đỗ Hoàng, tính đến sáng ngày 20 đã có 97 bài thơ đăng dự thi với đủ loại, đủ hình thức ( trừ thơ vô lối): dài, ngắn, vần không vần, truyền thống, hiện đại; với ngôn ngữ: Việt, ngôn ngữ dân tộc miên núi và có cả ngôn ngữ nước ngoài ( Ngôn ngữ Nga).
Trong những tác giả, có tác giả đã gặp tướng Giáp rồi xúc động mà có thơ; có tác giả chỉ nghe hơi nồi chõa về tương Giáp cũng có thơ. Tất cả nội dung thơ đều lâm ly thống thiết. Tất cả đều hào hùng, hoành tráng. Tất cả đều “trung thực”, “chính xác”. Tất cả đều thể hiện một tinh thần nhập đồng, lên đồng, thăng hoa dường như là bất tận.
Có thể dẫn chứng sự lên đồng của thơ Việt nhân cái chết của tướng Giáp như thế này:
Việt Nam mình quả là một cường quốc thơ, đứng vào hàng nhất thế giới nếu lấy tổng số lượng thơ chia bình quân cho đầu người.
Nước mình chưa bao giờ không phát huy truyền thống này.
Chưa bao giờ hổ danh với thế giới về truyền thống này.
Nhìn lại lịch sử ngàn năm đã rõ. Nhìn vào lịch sử đương đại càng rõ hơn.
Tỷ dụ như sự kiện tướng Giáp vừa tạ thế.
Thơ lập tức được dịp lên đồng. Báo chí, các trang mạng, đặc biệt là trang mạng “lề trái” dành ngay “chuyên trang” để đăng tải thơ, rồi mở các cuộc thi thơ.
Đó là trannhuong.com, bolapquechoa, ngominh, nguyentrongtao, nguyenquangvinh, Boxitvn… và đặc biệt vannghecuocsong.com của nhà thơ Đỗ Hoàng với tập thơ nổi tiếng “Tâm sự người lính” chính thức tổ chức cuộc thi thơ viết về tướng Giáp với tiền giải thưởng thi thơ cao chưa từng có, người làm thơ kém cũng được nhận giải 5 triệu đồng, người tài có thơ hay sẽ được nhận giải tới 100 triệu đồng.
Đỗ Hoàng là bạn của Bà Đầm xòe. BĐX nghĩ rằng, Đỗ Hoàng vì tiếc thương tướng Giáp lâm nhiều trận mạc, thương tích đầy người, chỉ sống được có 103 tuổi mà hết sức đau trong lòng, mà quên đi rằng, Quảng Bình nhà Đỗ Hoàng, cả tinh đang lo bảo vệ mộ mới làm của tướng Giáp; Đảng bộ và nhân dân trong tỉnh còn đang còng lưng lo chống bão lũ, bão nọ chồng lên bão kia, không có ai ra sông cào hến để có vỏ hến lên đến 100 triệu cho Đỗ Hoàng trao giải thưởng cho thơ đâu.
Bây giờ tôi điểm qua nhận định: Thật không hổ danh Việt Nam mình là một cường quốc thơ.
Tướng Giáp mới tạ thế được vài ngày, thi thể ông còn chưa đưa vào lăng mộ mà đã có hàng trăm bài thơ tiếc thương, khóc lóc, ngợi ca, tâng bốc. Có người như hồn thiêng tướng Giáp nhập vào, liền trong vài giờ hoặc vài ngày viết liền ba, bốn bài với số lượng cả trăm câu thơ ( Nguyễn Minh Khiêm, Thanh Hóa). Câu thơ nào cũng dứt ra từ an, từ ruột. Kinh.
Trên trannhuong.com tính đến sáng ngày 20 đã có 6, 7 đợt post thơ viết về tướng Giáp, mỗi đợt ít là vài bài, nhiều cũng 6, 7 bài.
(Ảnh chụp trên trannhuong.com)
Riêng vannghecuocsong.com của Đỗ Hoàng, tính đến sáng ngày 20 đã có 97 bài thơ đăng dự thi với đủ loại, đủ hình thức ( trừ thơ vô lối): dài, ngắn, vần không vần, truyền thống, hiện đại; với ngôn ngữ: Việt, ngôn ngữ dân tộc miên núi và có cả ngôn ngữ nước ngoài ( Ngôn ngữ Nga).
Trong những tác giả, có tác giả đã gặp tướng Giáp rồi xúc động mà có thơ; có tác giả chỉ nghe hơi nồi chõa về tương Giáp cũng có thơ. Tất cả nội dung thơ đều lâm ly thống thiết. Tất cả đều hào hùng, hoành tráng. Tất cả đều “trung thực”, “chính xác”. Tất cả đều thể hiện một tinh thần nhập đồng, lên đồng, thăng hoa dường như là bất tận.
Có thể dẫn chứng sự lên đồng của thơ Việt nhân cái chết của tướng Giáp như thế này:
“Đại phúc cho người Việt ta” – Trần Thị Phúc – Vì có người mang tên Võ Nguyên Giáp.
“Người là ông, là mẹ cũng là cha
Là anh cả của triệu màu áo lính” - Hà Phương;
Là anh cả của triệu màu áo lính” - Hà Phương;
và
“ Bác( tướng Giáp) là anh Cả của muôn quân” Trần Đường – Cứ như tướng Giáp làm ông, làm cha, làm mẹ và làm anh Cả của tất cả binh lính trên thế giới và là tấm vải bạt khổng lồ phủ lên tất cả một đống hỗn độn màu sắc quần áo lính.
“Người đứng ngoài mọi sai lầm của lịch sử” - Nguyễn Giang San – Cứ như tướng Giáp chưa từng có ở trên đời này vì đến chữ O hay là số O khi nó đã xuất hiện trên một trang giấy, cũng không thể không có sai lầm.
“ Ngực đất nước thành ngực Phan Đình Giót, thân đất nước thành thân Tô Vĩnh Diện, thịt da Tổ Quốc thành thịt da Trần Thị Lý…” Nguyễn Minh Khiêm - Eo ôi, cụ Giáp là thánh nhân sao lại đang tâm để người và đất nước mình như vậy? Tôi cứ nghĩ rằng, nước có thánh nhân mà để nhân dân như vậy thì “thánh nhân” đó chỉ là cai lốt bên ngoài còn bản chất bên trong nhất định là của quỷ Sa Tăng.
Tất nhiên, những câu thơ dẫn trên hay dở về nghệ thuật thế nào, BĐX không dám bình mà chỉ dám cảm nhận ở sự đúng sai theo tinh thần khoa học.
Còn nói về sự thích, thật sự trong hàng trăm bài thơ, hàng ngàn câu thơ nhân cái chết của tướng Giáp mà có, tôi lại thích nhất, thích vì tôi hiểu được, lại là câu thơ rất đúng của nhà thơ Phạm Thanh Quang:
“Chiến tranh Bộ trưởng Quốc phòng
Hòa bình Bộ trưởng Đặt vòng tránh thai”.
“Chiến tranh Bộ trưởng Quốc phòng
Hòa bình Bộ trưởng Đặt vòng tránh thai”.
Ngoài hai câu thơ này, phần nhiều là nhũng câu thơ vớ vấn vì do tướng Giáp tạ thế mà tất cả thần thánh nước Việt đèu hiện hình, hăng hái nhập vào tim óc nhà thơ, do vậy mà thơ làm méo mó tính sự thật, tính khoa học của văn hóa vật thể và phi vật thể:
“Người nuốt nước mắt vào tim” – Nguyễn Thị Thúy Ngoan- Cứ như tim người là cái miệng của Hà Bá.
“Người nuốt nước mắt vào tim” – Nguyễn Thị Thúy Ngoan- Cứ như tim người là cái miệng của Hà Bá.
“Người đi đâu, Người hiển thánh Võ- Văn" – Hoàng Thiềng
“ Nhân loại có người lững lẫy một tướng quân” – Nguyễn Thúy Quỳnh
“ Nhân loại có người lững lẫy một tướng quân” – Nguyễn Thúy Quỳnh
“Sau siêu thoát Người đã thành Đức Phật” – Nguyễn Minh Khiêm.
Không những thế, nhiều câu thơ viết về tướng Giáp, nếu tướng Giáp đang đứng trên lớp để dạy học sinh, hẳn thầy Giáp phải chấp tay mà lạy học trò, và thốt lên rằng “chính các anh mới là thánh nhân, chính các anh mới là vĩ nhân, là anh hùng dân tộc, nhà quân sự tài ba, kiệt suất của Việt Nam ta”:
“Hai một phát đại bác
Gầm xé trái tim người
Hơn tám mươi triệu nhân dân mặc niệm cuối đầu” – Ái Nhân.
Gầm xé trái tim người
Hơn tám mươi triệu nhân dân mặc niệm cuối đầu” – Ái Nhân.
(Sự thật không có bắn đại bác; sự thật 80 triệu người nào, thống kê nào ?)
“Kính tâm, ca nước tiếc thương cha” – Từ Đức Khoát.
Này ông Khoát, tướng Giáp thọ hơn ông Hồ Chí Minh những 34 năm, sao ông không thêm một chữ “già” vào đuôi câu thơ cho nó “chuẩn” cho dân tộc mình thêm một cha già nữa cho nó hiếu đễ cái phận làm con?
“Phật thiền ở gốc Bồ Đề
Bác Giáp tuyên thề dưới gốc cây đa” – Nguyễn Thị Đằng –
Bác Giáp tuyên thề dưới gốc cây đa” – Nguyễn Thị Đằng –
Biến tướng Giáp thành ông tướng Cuội – “ Chú Cuội ngồi gốc cây đa”.
BĐX đúng là không đủ sức, đủ hưng phấn để đọc thêm nữa, đành chỉ đưa ra một phần rất nhỏ, rất nhỏ trong phong trào thơ viết về tướng Giáp. Hiện, phong trào đang ở giai đoạn phát triển cao trào. Xin mời các nhà nghiên cứu thơ phú hay “lâm trận” vào xem mạng (chú yếu là mạng “ lề trái”) mà đánh giá; mời các nhà xuất bản lên kế hoạch xuất bản; mời các nhà máy sản xuất sửa sang lại máy móc; mời các anh chị em công nhân bắt tay ngay vào việc trồng rừng hoặc phá rừng để có gỗ cho sản xuất giấy.
Tôi cầu mong cho nước mình có thêm nhiều người mà khi tạ thế được cả dân tộc than khóc tiếc thương phải hơn dân Triều Tiên than khóc tiếc thương lãnh tụ mới được, rồi từ đó mà có nhiều thơ, nhiều cuộc thi thơ, thì nhất định ban tổ chức giải Noben về Văn chương thế giới sẽ mở thêm giải “sự nghiệp văn chương suốt đời” để tặng giải thơ suốt đời cho các dân tộc thơ và dân tộc mình sẽ là dân tộc đầu tiên nhận được giải.
Hoan hô tinh thần dân tộc thơ nổi trội hơn mọi tinh thần khác của dân tộc mình.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét