Bài này đăng đã lâu, nay cập nhật lại.
Nói lái trong ngôn ngữ và văn học Việt Nam
Có người còn cho rằng Nói lái là một đặc điểm độc đáo của tiếng Việt mà các ngôn ngữ khác không có, khi nói lái người ta phải chọn một nhóm hai hoặc ba tiếng rồi hoán vị các phụ âm hoặc các thanh của những tiếng đó cho nhau. Chẳng hạn như “Vũ như Cẩn” thành “vẫn như cũ” hay “Nguyễn y Vân” thành “vẫn y nguyên” hoặc “bảng đỏ sao vàng” thành “bỏ Đảng sang giàu”…
Lại có người giải thích : Nói lái là cách đánh tráo vần, thanh điệu… giữa hai hoặc ba tiếng với nhau, nó không rườm rà không phức tạp mà rất đơn giản dễ vận dụng để tạo thêm nghĩa mới phù hợp với mục đích giao tiếp và cho rằng nếu không có những cách nói lái này, quá trình giao tiếp sẽ kém sinh động hơn, đơn điệu hơn nhưng tựu chung, khi nói lái, người ta tránh không nói thẳng chữ muốn nói; mà người nghe vì không tinh ý, nhất thời không nhận ra nên xảy ra nhiều giai thoại vô cùng lý thú.
Như chúng ta đã biết, một chữ gồm hai phần: phụ âm và âm. Chẳng hạn như chữ thung gồm phụ âm th và âm ung. Chúng ta lại có thêm sáu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và không dấu tạo tiếng Việt thành giàu âm sắc, chỉ cần khác dấu, chữ được phát âm khác nhau: thung (thung dung), thúng (cái thúng), thùng (cái thùng), thụng (áo thụng), thủng (lỗ thủng) và tất nhiên có nghĩa khác nhau, và đây cũng là nét độc đáo của ngôn ngữ Việt, nên người nước ngoài bảo người Việt nói chuyện nghe giống như hát vậy. Thêm vào đó, tiếng Việt vốn đơn âm nên có thể Nói lái dễ dàng mà vẫn có nghiã : Cái biệt thự nầy bự thiệt ! Bí mật coi chừng bị bật mí hoặc kháng chiến lâu ngày sẽ khiến chán hay muốn đầu tư nhưng không biết từ đâu, và đã tháo giầy nhưng chưa thấy giàu ! Theo con Hương vì thương con heo cô ấy…
Đặc biệt, đối với những người lớn tuổi hay trưởng thành ở Việt Nam chẳng có ai là không biết cách nói lái, tùy theo gốc gác hoặc sinh hoạt ở Bắc, Trung hayNam mà cách nói lái có khác nhau đôi chút.
- Trai Thủ Đức năm canh thức đủ,
Gái Đồng Tranh sáu khắc đành trông.
- “Trai Thủ Đức năm canh thức đủ,
Gái Gò Công sáu khắc gồng co”.
- Gái Hóc Môn vừa hôn vừa móc,
Trai Gò Công vừa gồng vừa co.
- Thầy giáo Bản Giốc, vừa bốc vừa giảng,
Tử tù Cổng Trời, bị cởi bị trồng.
- Con trai Bắc Ninh, vừa binh vừa nắc,
Con gái Hà Đông, hồng diện đa dâm.
- Đại học Suối Máu, sáu tháng muối cơm,
Giáo khu Thừa Thiên, cửa thiền thưa thớt.
- Dân nhậu Chu Lai, uống chai uống lu,
Người dân Đập Đá, bị đá bị đập.
- Rượu thuốc Bạch Hổ, uống bổ như hạch,
Con gái Đà Nẵng, tứ đẳng nõn nà.
- Nhà văn Nhật Tiến bảo học tiếng Nhật là tiện nhất.Luật sư Ðức Tiến không biết tiếng Ðức nên tức điếng.
- Con cá rô cố ra khỏi rá cô !Chú chó mực chực mó vào chõ mứt.
-“Vợ nuôi chó, chồng chén cầy; tứ đốm tam khoanh, cây còn hóa ra là nhà Tuất.
“Ngưòi bảo heo, kẻ kêu lợn; ba bầy bảy mối, lớn lại thành đích thị họ Trư.”Còn về câu đối “Gái Củ Chi, chỉ cu, hỏi củ chi?” thì có các câu :
- Trai Giồng dứa, trồng dừa giống, trên giồng dứa.
- Trai Láng Hạ, lạ háng người Láng Hạ.
- Trai Thành Đông, đồng thanh hét thành đồng.
Sau hết, có một người thích nói lái, tức cảnh sinh tình đưa ra câu đối sau đây, xin mời chư quý vị tìm cho câu đáp :
- “Xuân Cali lạnh lẽo, nghe gọi heo, gọi lợn, gọi chó, gọi cờ tây, chạnh thèm bát giả cầy…”
Xem tiếp... Nguyễn Văn Hiệp
Lại có người giải thích : Nói lái là cách đánh tráo vần, thanh điệu… giữa hai hoặc ba tiếng với nhau, nó không rườm rà không phức tạp mà rất đơn giản dễ vận dụng để tạo thêm nghĩa mới phù hợp với mục đích giao tiếp và cho rằng nếu không có những cách nói lái này, quá trình giao tiếp sẽ kém sinh động hơn, đơn điệu hơn nhưng tựu chung, khi nói lái, người ta tránh không nói thẳng chữ muốn nói; mà người nghe vì không tinh ý, nhất thời không nhận ra nên xảy ra nhiều giai thoại vô cùng lý thú.
Như chúng ta đã biết, một chữ gồm hai phần: phụ âm và âm. Chẳng hạn như chữ thung gồm phụ âm th và âm ung. Chúng ta lại có thêm sáu thanh: sắc, huyền, hỏi, ngã, nặng và không dấu tạo tiếng Việt thành giàu âm sắc, chỉ cần khác dấu, chữ được phát âm khác nhau: thung (thung dung), thúng (cái thúng), thùng (cái thùng), thụng (áo thụng), thủng (lỗ thủng) và tất nhiên có nghĩa khác nhau, và đây cũng là nét độc đáo của ngôn ngữ Việt, nên người nước ngoài bảo người Việt nói chuyện nghe giống như hát vậy. Thêm vào đó, tiếng Việt vốn đơn âm nên có thể Nói lái dễ dàng mà vẫn có nghiã : Cái biệt thự nầy bự thiệt ! Bí mật coi chừng bị bật mí hoặc kháng chiến lâu ngày sẽ khiến chán hay muốn đầu tư nhưng không biết từ đâu, và đã tháo giầy nhưng chưa thấy giàu ! Theo con Hương vì thương con heo cô ấy…
Đặc biệt, đối với những người lớn tuổi hay trưởng thành ở Việt Nam chẳng có ai là không biết cách nói lái, tùy theo gốc gác hoặc sinh hoạt ở Bắc, Trung hayNam mà cách nói lái có khác nhau đôi chút.
- Nói Lái theo cách ngoài Bắc : người miền Bắc đổi chỗ cho hai chữ, đồng thời đổi luôn hai dấu (nghĩa là đổi âm sắc).
Thí dụ như chữ tượng lo nói lái thành lọ tương (lo đổi chỗ cho tượng, lấy dấu nặng thành lọ, tượng đổi chỗ cho lo, mất dấu nặng thành tương).
Chữ đấu tranh nói lái lại là tránh đâu (tranh đổi chỗ cho đấu, lấy dấu sắc của đấu thành tránh, đấu đổi chỗ cho tranh, mang dấu của tranh vì không dấu nên thành đâu).
- Nói lái theo kiểu trong Nam : theo cách nói lái trong Nam, âm trong hai chữ đổi chỗ cho nhau, phụ âm giữ nguyên vị trí.
Thí dụ như chữ cá đối nói lái thành cối đá (phụ âm ghép với âm ối của đối thành cối, và phụ âm đ ghép với âm á của cá thành đá). Và cứ như vậy mà cờ Tây thành Cầy tơ, Thầy tu thành thù Tây, hiện đại thành hại điện, Thứ Lễ thành Thế Lữ, trò chơi thành trời cho…
Trong vài trường hợp người ta nói lái cho cả ba chữ, thì chỉ hoán đổi hai chữ đầu và cuối nhưng giữ nguyên chữ giữa. Chẳng hạn như : “Trần bá Cương” thành “Trương bá Cần”, “Chín bến đò” thành “chó bến Đình”, “Âu cái Đằng” thành “ăn cái đầu”, “Hương bên đèo” thành “Heo bên đường”…
Đôi khi người ta lại đổi chỗ hai phụ âm cho nhau để sau khi nói lái có nghĩa và dễ nghe hơn. Thí dụ chữ chiến binh thay vì nói lái thành chinh biến cũng có thể nói thành chính biên. Do đó với hai chữ tranh đấu có người đã đùa mà nói rằng: tranh đấu thì tránh đâu khỏi bị trâu đánh thì thế nào cũng phải đấu tranh.
Thí dụ như chữ tượng lo nói lái thành lọ tương (lo đổi chỗ cho tượng, lấy dấu nặng thành lọ, tượng đổi chỗ cho lo, mất dấu nặng thành tương).
Chữ đấu tranh nói lái lại là tránh đâu (tranh đổi chỗ cho đấu, lấy dấu sắc của đấu thành tránh, đấu đổi chỗ cho tranh, mang dấu của tranh vì không dấu nên thành đâu).
- Nói lái theo kiểu trong Nam : theo cách nói lái trong Nam, âm trong hai chữ đổi chỗ cho nhau, phụ âm giữ nguyên vị trí.
Thí dụ như chữ cá đối nói lái thành cối đá (phụ âm ghép với âm ối của đối thành cối, và phụ âm đ ghép với âm á của cá thành đá). Và cứ như vậy mà cờ Tây thành Cầy tơ, Thầy tu thành thù Tây, hiện đại thành hại điện, Thứ Lễ thành Thế Lữ, trò chơi thành trời cho…
Trong vài trường hợp người ta nói lái cho cả ba chữ, thì chỉ hoán đổi hai chữ đầu và cuối nhưng giữ nguyên chữ giữa. Chẳng hạn như : “Trần bá Cương” thành “Trương bá Cần”, “Chín bến đò” thành “chó bến Đình”, “Âu cái Đằng” thành “ăn cái đầu”, “Hương bên đèo” thành “Heo bên đường”…
Đôi khi người ta lại đổi chỗ hai phụ âm cho nhau để sau khi nói lái có nghĩa và dễ nghe hơn. Thí dụ chữ chiến binh thay vì nói lái thành chinh biến cũng có thể nói thành chính biên. Do đó với hai chữ tranh đấu có người đã đùa mà nói rằng: tranh đấu thì tránh đâu khỏi bị trâu đánh thì thế nào cũng phải đấu tranh.
Cũng như trong trường hợp trên, những chữ trùng âm như nhân dân, lù đù, lật đật…không nói lái được.
Tuy nhiên, Nói lái là lối nói mà chỉ cảm nhận được chớ không công thức hóa được. Nếu nói lái mà đơn giản như đang giỡn (có thêm chữ g và dấu hỏi thành dấu ngã) thì không thể áp dụng công thức nào vào đây cả.
Đặc biệt là người miền Nam thường phát âm phụ âm cuối không chính xác như c # t, n # ng, y # i, dấu hỏi đọc như dấu ngã. Chẳng hạn như chữ Cắt và Cắc, Đan và Đang, Thai và Thay, suy nghĩ và nghỉ ngợi… họ đều phát âm giống nhau, khó mà phân biệt. Vì vậy khi người miền Nam nói lái thì rất dễ dàng, nhanh chóng do biến đổi bằng nhiều cách khác nhau nhưng khi viết ra thành chữ thì nhiều khi không đúng vào đâu cả (tức là sai Chánh tả). Thí dụ như sao vàng nói lái thành sang giàu nhưng viết đúng theo âm luật là sang vào thì không phải là ý của người muốn nói; bởi vậy, người ta nói nói lái chớ không ai nói viết lái. Tuy nhiên, có nhiều câu thơ, bài thơ không những nói lái mà còn viết lái rất tài tình, chúng tôi sẽ giới thiệu phần sau.
Sau đây, chúng tôi xin mời quý vị bước vào thế giới của ngôn ngữ Nói Lái qua các câu đố, câu hò, câu đối, giai thoại trong dân gian và cả những bài thơ mang tính cách Văn học Nghệ thuật hoặc đã có từ lâu trong nền Văn học Việt Nam. Dĩ nhiên, theo như ý kiến của Hoàng Lão Tà trong bài “Ăn tục nói phét” thì “môn nói lái rất thần sầu quỷ khiếp đa dạng, đa năng mà ngay trong thi ca kim cổ đều sử dụng. Lúc nào nói lái được là chớp ngay cơ hội. Và nói lái phải tục mới vui, mới cười được, chứ nói lái thông thường thì chả có gì hấp dẫn”.
1/- Nói Lái trong Câu đố :
Tuy nhiên, Nói lái là lối nói mà chỉ cảm nhận được chớ không công thức hóa được. Nếu nói lái mà đơn giản như đang giỡn (có thêm chữ g và dấu hỏi thành dấu ngã) thì không thể áp dụng công thức nào vào đây cả.
Đặc biệt là người miền Nam thường phát âm phụ âm cuối không chính xác như c # t, n # ng, y # i, dấu hỏi đọc như dấu ngã. Chẳng hạn như chữ Cắt và Cắc, Đan và Đang, Thai và Thay, suy nghĩ và nghỉ ngợi… họ đều phát âm giống nhau, khó mà phân biệt. Vì vậy khi người miền Nam nói lái thì rất dễ dàng, nhanh chóng do biến đổi bằng nhiều cách khác nhau nhưng khi viết ra thành chữ thì nhiều khi không đúng vào đâu cả (tức là sai Chánh tả). Thí dụ như sao vàng nói lái thành sang giàu nhưng viết đúng theo âm luật là sang vào thì không phải là ý của người muốn nói; bởi vậy, người ta nói nói lái chớ không ai nói viết lái. Tuy nhiên, có nhiều câu thơ, bài thơ không những nói lái mà còn viết lái rất tài tình, chúng tôi sẽ giới thiệu phần sau.
Sau đây, chúng tôi xin mời quý vị bước vào thế giới của ngôn ngữ Nói Lái qua các câu đố, câu hò, câu đối, giai thoại trong dân gian và cả những bài thơ mang tính cách Văn học Nghệ thuật hoặc đã có từ lâu trong nền Văn học Việt Nam. Dĩ nhiên, theo như ý kiến của Hoàng Lão Tà trong bài “Ăn tục nói phét” thì “môn nói lái rất thần sầu quỷ khiếp đa dạng, đa năng mà ngay trong thi ca kim cổ đều sử dụng. Lúc nào nói lái được là chớp ngay cơ hội. Và nói lái phải tục mới vui, mới cười được, chứ nói lái thông thường thì chả có gì hấp dẫn”.
1/- Nói Lái trong Câu đố :
Cũng như Ca dao, Tục ngữ, Thành ngữ… Câu đố cũng là một hình thái của Văn học dân gian Việt Nam. Người ta sử dụng Câu đố trong các buổi họp mặt vui chơi hoặc trong lúc lao động chân tay để quên đi mệt nhọc hay thử tài trí giữa hai bên nam nữ. Những câu đố Nói lái thường rất dễ đáp nhưng vì bất ngờ hay bị tròng tréo chữ nghiã mà đôi khi không đáp được.
- Lăng quằng lịt quịt … lăng quằng trứng, là cái gì? (Đáp là cái Lưng quần trắng)
- Lăng quằng lịt quịt … lăng quằng rừng, là cái gì? ( là cái Lưng quần rằn)
- Trong nhà chạy ra hỏi cái gì bán, là cái gì ? ( là cái giàn bí)
- Vừa đi vừa lủi, vừa mổ, là cái gì ? ( là cái lỗ mũi)
- Mẹ thương con, con gầy, là cái gì ? ( là cây gòn)
- Trên trời rơi xuống cái mau co, là cái gì ? ( là cái mo cau)
- Cầm đục cất đục là cái gì ? (là Cục đất)
- Ghe chài chìm giữa biển đông,
Ván phên trôi hết cái cong nó còn’’ là cái gì ? (là con còng)
- Khoan mũi, khoan lái, khoan lai,
Bò la, bò liệt đố ai biết gì? ( là củ khoai lang).
- Hít vào, hít ra, hít một là cái gì ? (là hột mít)
- Cà vô, cà ra, cà nhột, là cái gì ? (là cột nhà)
- Cúng trên núi, cúng mê, cúng mải là cái gì ? (là cái mủng)
- Cú trong nhà cú ra, cú hãi là cái gì ? (là cái hũ)
- May không chút nữa thì lầm,
Cau dày không bẻ bẻ nhầm cau ranh, là cái gì ? (là canh rau)…
- “Sáng nay đi hỏi chị Năm,
Có đi ra chợ chuộc dùm đôi bông” là cái gì ? ( là trái chùm ruột)
- Cái gì ở cạnh bờ sông,
Cái mui thì nát cái cong thì còn ? ( là con còng )
- Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng, là gì ? ( là ngón chưn cái)
- Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn, là gì ? ( là con ngựa)
- Miệng bà Ký lớn, bà Ký banh
Tay ông Cai dài, ông Cai khoanh. Là cái gì ? ( là canh bí và canh khoai)
Ngoài ra, còn có câu đố về các con vật, câu đố đặt ra là từ hai con vật nầy khi Nói lái sẽ thành hai con vật khác, đã được giải đáp như sau :
- Con Cua con Rồng lái là Con Công con Rùa
Con Cáo con Sóc lái là con Cóc con Sáo.
Con Trai con Rắn lái là con Trăn con Rái.(cá)
Con Cò con Báo lái là con Cáo con Bò
Con Sáo con Bò lái là con Sò con Báo
Con Sếu con Ngao lái là con Sáo con Nghêu …
- con Sâu con Dế –> con dê con sấu
con Ngao con Sán –> con ngan con sáo
con Ong con Kiến –> con yến con công
con Ốc con Kiến –> con yến con cóc
con Trai con Rắn –> con trăn con rái
con Ốc con Nhện –> con ếch con nhộng
- Con SÁO nói với con BÒ,
Có con SÒ BÁO: bên kia Hội chùa.
Con CÔNG nghe rũ con RÙA,
Con CUA thấy vậy, mới khua con RỒNG.
Cả bọn kết lại thật đông,
Con CÒ, con SÓC cũng mong theo cùng.
CÓC, SÒ xúm lại đi chung…
- Cô Công nói với Cậu Rùa,
Rồng ở dưới đất, còn Cua trên trời.
Ốc gào Nhện hỡi, nhện ơi:
Ếch bơi phố núi, Nhộng chơi ao làng.
Gió chiều nhẹ thổi mênh mang,
Tao nhân mặc khách lang thang bên đường…
(tác giả: Lê Thạnh)
2/- Nói Lái trong Câu Hò đối đáp:
Hò đối đáp vốn là một loại hình thức dân ca phổ biến khắp ba miền đất nước. Nó thường xảy ra trên cánh đồng hay dòng sông, nam và nữ thường hò đối đáp với nhau để xua đi nỗi mệt nhọc trong công việc. Điều đáng ngạc nhiên là họ có thể dễ dàng sáng tạo và hò đối đáp ngay tại chỗ. Những người này rất nhanh nhẹn và thông minh đến mức ngay cả những người có học đôi khi cũng phải khâm phục họ và đôi khi phải bỏ cuộc. Có nhiều cặp trai gái trở thành chồng vợ sau những cuộc hò nầy.
Những câu hò đối đáp thông thường thì rất nhiều nhưng dùng cách nói lái để hò đối đáp thì rất hiếm quý.
# Thông thường thì bên con gái cất cao câu hò đối trước :
“Hò hơ… Con cá đối nằm trên cối đá,
Con mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo.
Anh mà đối đặng… ơ.. ờ
Hò hơ…Anh mà đối đặng, dẫu nghèo em cũng ưng”.
# Sau khi phân tách và tìm câu trả lời, bên con trai hò đáp :
“Hò hơ… Chim mỏ kiến(g) đậu trên miếng cỏ,Chim vàng lông đáp dựa vồng lang.
Anh đà đối đặng ơ… ờ
Hò hơ…Anh đà đối đặng, hỏi nàng có ưng chưa?”
Và như thế, bên nầy đối, bên kia đáp cứ kéo dài không dứt cuộc tranh tài đầy lý thú của hai bên nam nữ để lại dân gian những câu hò Nói lái độc đáo đầy sáng tạo:
- Con sáo sậu chê cô xấu xạo,
Con chó què chân bị cái quần che.
- Con bé mập ú nhờ bà mụ ấp,
Thằng bé ốm tong vác cái ống tôm.
- Chiều chiều cụ Mão lên rừng cạo mũ,
Sáng sớm bà Hạc đi bán bạc hà.
- Cô nàng dâu Hứa đi mua dưa hấu,
Thằng rể bảnh trai ngồi cạnh bãi tranh.
- Người mặc áo xanh chính là anh xáo, (anh Sáu)Miếng thịt băm nát trong bụng bác Năm.
- Chàng trai sứt môi ngồi ăn xôi mứt,Cô gái mồm to lặn lội mò tôm.
- Con cóc cái ngồi trên cái cốc,
Con cầy tơ đứng dưới cờ Tây.
Bên cạnh đó còn có những câu Nói lái mà đôi trai gái khéo léo gởi gắm tình cảm cho nhau mà người ngoài vì vô tình không hiểu được. Trước hết, người con gái thố lộ :
- “Cam sành nhỏ lá thanh ương,
Ngọt mật thanh đường nhắm lớ, bớ anh !”
Cảm thương vì “thương anh” mà “nhớ lắm” của nàng nên chàng hứa hẹn :
- “Thanh ương là tuổi mong chờ
Một mai nhái lặn chà quơ, quơ chà”.
(Có nghiã: Qua muốn “nhắn lại” với bậu là nếu “thương anh” mà bậu “chờ qua” thì “qua chờ” bậu).
3/- Nói Lái trong câu đối :
Thảm thương cho cuộc sống thiếu thốn, đói nghèo của nghề giáo dưới chế độ Xã hội Chủ nghiã, người ta than thở qua bài “Buồn đời giáo-chức”:
Thảm kịch của thầy giáo, phải tháo giầy,
Tháo luôn cả ủng, thủng luôn cả áo.
Làm giáo chức, nên phải giứt cháo,
Thảo chương rồi, để được thưởng chao,
Lấy giáo án đem dán áo.
Cùng với một câu đối bất hủ như sau :
- Chiều ba mươi, thầy giáo tháo giày ra chợ bán
Sáng mùng một, giáo chức dứt cháo đón xuân sang.
Tuy vậy, vẫn còn một câu đối khác nghe chỉnh hơn :
- Thầy giáo…tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, đem giáo án ra… dán áo.Mèo con….còn meo, còn léo nhéo, kéo lòn nhòn, ngậm xương cá về..ca xướng.
Còn đây là câu đối Tết dành tặng cho những tên keo kiệt, coi trọng đồng tiền hơn bất cứ mọi thứ trên đời (xin nói lái từng cặp chữ thì sẽ thấy):
- Thiên tường, tác biệt,
Hiền tạ, thu sương.
Ngoài ra, còn có những câu đối không dùng trong mục đích nào cả mà chỉ để thỏa mãn tánh trào phúng và tài Nói lái của mình :
- Kia mấy cây mía trên xe chú,
Có vài cái vò dưới nhà cô.
- Thầy giáo tháo giầy, vấy đất vất đấỵ
Thầy tu thù Tây, cầu đạo cạo đầu.
- Lăng quằng lịt quịt … lăng quằng trứng, là cái gì? (Đáp là cái Lưng quần trắng)
- Lăng quằng lịt quịt … lăng quằng rừng, là cái gì? ( là cái Lưng quần rằn)
- Trong nhà chạy ra hỏi cái gì bán, là cái gì ? ( là cái giàn bí)
- Vừa đi vừa lủi, vừa mổ, là cái gì ? ( là cái lỗ mũi)
- Mẹ thương con, con gầy, là cái gì ? ( là cây gòn)
- Trên trời rơi xuống cái mau co, là cái gì ? ( là cái mo cau)
- Cầm đục cất đục là cái gì ? (là Cục đất)
- Ghe chài chìm giữa biển đông,
Ván phên trôi hết cái cong nó còn’’ là cái gì ? (là con còng)
- Khoan mũi, khoan lái, khoan lai,
Bò la, bò liệt đố ai biết gì? ( là củ khoai lang).
- Hít vào, hít ra, hít một là cái gì ? (là hột mít)
- Cà vô, cà ra, cà nhột, là cái gì ? (là cột nhà)
- Cúng trên núi, cúng mê, cúng mải là cái gì ? (là cái mủng)
- Cú trong nhà cú ra, cú hãi là cái gì ? (là cái hũ)
- May không chút nữa thì lầm,
Cau dày không bẻ bẻ nhầm cau ranh, là cái gì ? (là canh rau)…
- “Sáng nay đi hỏi chị Năm,
Có đi ra chợ chuộc dùm đôi bông” là cái gì ? ( là trái chùm ruột)
- Cái gì ở cạnh bờ sông,
Cái mui thì nát cái cong thì còn ? ( là con còng )
- Cái gì bằng ngón chưn cái mà chai cứng, là gì ? ( là ngón chưn cái)
- Khi đi cưa ngọn, khi về cũng cưa ngọn, là gì ? ( là con ngựa)
- Miệng bà Ký lớn, bà Ký banh
Tay ông Cai dài, ông Cai khoanh. Là cái gì ? ( là canh bí và canh khoai)
Ngoài ra, còn có câu đố về các con vật, câu đố đặt ra là từ hai con vật nầy khi Nói lái sẽ thành hai con vật khác, đã được giải đáp như sau :
- Con Cua con Rồng lái là Con Công con Rùa
Con Cáo con Sóc lái là con Cóc con Sáo.
Con Trai con Rắn lái là con Trăn con Rái.(cá)
Con Cò con Báo lái là con Cáo con Bò
Con Sáo con Bò lái là con Sò con Báo
Con Sếu con Ngao lái là con Sáo con Nghêu …
- con Sâu con Dế –> con dê con sấu
con Ngao con Sán –> con ngan con sáo
con Ong con Kiến –> con yến con công
con Ốc con Kiến –> con yến con cóc
con Trai con Rắn –> con trăn con rái
con Ốc con Nhện –> con ếch con nhộng
- Con SÁO nói với con BÒ,
Có con SÒ BÁO: bên kia Hội chùa.
Con CÔNG nghe rũ con RÙA,
Con CUA thấy vậy, mới khua con RỒNG.
Cả bọn kết lại thật đông,
Con CÒ, con SÓC cũng mong theo cùng.
CÓC, SÒ xúm lại đi chung…
- Cô Công nói với Cậu Rùa,
Rồng ở dưới đất, còn Cua trên trời.
Ốc gào Nhện hỡi, nhện ơi:
Ếch bơi phố núi, Nhộng chơi ao làng.
Gió chiều nhẹ thổi mênh mang,
Tao nhân mặc khách lang thang bên đường…
(tác giả: Lê Thạnh)
2/- Nói Lái trong Câu Hò đối đáp:
Những câu hò đối đáp thông thường thì rất nhiều nhưng dùng cách nói lái để hò đối đáp thì rất hiếm quý.
# Thông thường thì bên con gái cất cao câu hò đối trước :
“Hò hơ… Con cá đối nằm trên cối đá,
Con mèo đuôi cụt nằm mút đuôi kèo.
Anh mà đối đặng… ơ.. ờ
Hò hơ…Anh mà đối đặng, dẫu nghèo em cũng ưng”.
# Sau khi phân tách và tìm câu trả lời, bên con trai hò đáp :
“Hò hơ… Chim mỏ kiến(g) đậu trên miếng cỏ,Chim vàng lông đáp dựa vồng lang.
Anh đà đối đặng ơ… ờ
Hò hơ…Anh đà đối đặng, hỏi nàng có ưng chưa?”
Và như thế, bên nầy đối, bên kia đáp cứ kéo dài không dứt cuộc tranh tài đầy lý thú của hai bên nam nữ để lại dân gian những câu hò Nói lái độc đáo đầy sáng tạo:
- Con sáo sậu chê cô xấu xạo,
Con chó què chân bị cái quần che.
- Con bé mập ú nhờ bà mụ ấp,
Thằng bé ốm tong vác cái ống tôm.
- Chiều chiều cụ Mão lên rừng cạo mũ,
Sáng sớm bà Hạc đi bán bạc hà.
- Cô nàng dâu Hứa đi mua dưa hấu,
Thằng rể bảnh trai ngồi cạnh bãi tranh.
- Người mặc áo xanh chính là anh xáo, (anh Sáu)Miếng thịt băm nát trong bụng bác Năm.
- Chàng trai sứt môi ngồi ăn xôi mứt,Cô gái mồm to lặn lội mò tôm.
- Con cóc cái ngồi trên cái cốc,
Con cầy tơ đứng dưới cờ Tây.
Bên cạnh đó còn có những câu Nói lái mà đôi trai gái khéo léo gởi gắm tình cảm cho nhau mà người ngoài vì vô tình không hiểu được. Trước hết, người con gái thố lộ :
- “Cam sành nhỏ lá thanh ương,
Ngọt mật thanh đường nhắm lớ, bớ anh !”
Cảm thương vì “thương anh” mà “nhớ lắm” của nàng nên chàng hứa hẹn :
- “Thanh ương là tuổi mong chờ
Một mai nhái lặn chà quơ, quơ chà”.
(Có nghiã: Qua muốn “nhắn lại” với bậu là nếu “thương anh” mà bậu “chờ qua” thì “qua chờ” bậu).
3/- Nói Lái trong câu đối :
Câu đối là cách chơi chữ và là một trong những thú tiêu khiển của người xưa. Người ta thường viết câu đối trong dịp Tết hay trong các lễ mừng thượng thọ, thăng quan tiến chức, đỗ đạt hay tân hôn, sinh nhật…. Người viết câu đối phải là người văn hay, chữ tốt và nhất là ý nghiã của câu đối phải phù hợp với trọng tâm của buỗi lễ. Cho nên, viết câu đối rất khó mà nói lái trong câu đố thì lại càng khó hơn nữa. Vậy mà trong dân gian Việt Nam vẫn có nhiều câu đối nói lái.
Thảm thương cho cuộc sống thiếu thốn, đói nghèo của nghề giáo dưới chế độ Xã hội Chủ nghiã, người ta than thở qua bài “Buồn đời giáo-chức”:
Thảm kịch của thầy giáo, phải tháo giầy,
Tháo luôn cả ủng, thủng luôn cả áo.
Làm giáo chức, nên phải giứt cháo,
Thảo chương rồi, để được thưởng chao,
Lấy giáo án đem dán áo.
Cùng với một câu đối bất hủ như sau :
- Chiều ba mươi, thầy giáo tháo giày ra chợ bán
Sáng mùng một, giáo chức dứt cháo đón xuân sang.
Tuy vậy, vẫn còn một câu đối khác nghe chỉnh hơn :
- Thầy giáo…tháo giầy, tháo cả ủng, thủng cả áo, đem giáo án ra… dán áo.Mèo con….còn meo, còn léo nhéo, kéo lòn nhòn, ngậm xương cá về..ca xướng.
Còn đây là câu đối Tết dành tặng cho những tên keo kiệt, coi trọng đồng tiền hơn bất cứ mọi thứ trên đời (xin nói lái từng cặp chữ thì sẽ thấy):
- Thiên tường, tác biệt,
Hiền tạ, thu sương.
Ngoài ra, còn có những câu đối không dùng trong mục đích nào cả mà chỉ để thỏa mãn tánh trào phúng và tài Nói lái của mình :
- Kia mấy cây mía trên xe chú,
Có vài cái vò dưới nhà cô.
- Thầy giáo tháo giầy, vấy đất vất đấỵ
Thầy tu thù Tây, cầu đạo cạo đầu.
- Trai Thủ Đức năm canh thức đủ,
Gái Đồng Tranh sáu khắc đành trông.
- “Trai Thủ Đức năm canh thức đủ,
Gái Gò Công sáu khắc gồng co”.
- Gái Hóc Môn vừa hôn vừa móc,
Trai Gò Công vừa gồng vừa co.
- Thầy giáo Bản Giốc, vừa bốc vừa giảng,
Tử tù Cổng Trời, bị cởi bị trồng.
- Con trai Bắc Ninh, vừa binh vừa nắc,
Con gái Hà Đông, hồng diện đa dâm.
- Đại học Suối Máu, sáu tháng muối cơm,
Giáo khu Thừa Thiên, cửa thiền thưa thớt.
- Dân nhậu Chu Lai, uống chai uống lu,
Người dân Đập Đá, bị đá bị đập.
- Rượu thuốc Bạch Hổ, uống bổ như hạch,
Con gái Đà Nẵng, tứ đẳng nõn nà.
- Nhà văn Nhật Tiến bảo học tiếng Nhật là tiện nhất.Luật sư Ðức Tiến không biết tiếng Ðức nên tức điếng.
- Con cá rô cố ra khỏi rá cô !Chú chó mực chực mó vào chõ mứt.
-“Vợ nuôi chó, chồng chén cầy; tứ đốm tam khoanh, cây còn hóa ra là nhà Tuất.
“Ngưòi bảo heo, kẻ kêu lợn; ba bầy bảy mối, lớn lại thành đích thị họ Trư.”Còn về câu đối “Gái Củ Chi, chỉ cu, hỏi củ chi?” thì có các câu :
- Trai Giồng dứa, trồng dừa giống, trên giồng dứa.
- Trai Láng Hạ, lạ háng người Láng Hạ.
- Trai Thành Đông, đồng thanh hét thành đồng.
Sau hết, có một người thích nói lái, tức cảnh sinh tình đưa ra câu đối sau đây, xin mời chư quý vị tìm cho câu đáp :
- “Xuân Cali lạnh lẽo, nghe gọi heo, gọi lợn, gọi chó, gọi cờ tây, chạnh thèm bát giả cầy…”
Xem tiếp... Nguyễn Văn Hiệp
Có bạn Lê Thạnh gửi email cho tôi nội dung như sau:
Trả lờiXóaTrong bài: http://toithichdoc.blogspot.com/2013/09/noi-lai-trong-ngon-ngu-va-van-hoc-viet.html
trên trang blog "toithichdoc" có mấy câu thơ:
"Cô Công nói với Cậu Rùa,
Rồng ở dưới đất, còn Cua trên trời.
Ốc gào Nhện hỡi, nhện ơi:
Ếch bơi phố núi, Nhộng chơi ao làng.
Gió chiều nhẹ thổi mênh mang,
Tao nhân mặc khách lang thang bên đường…"
(xem cuối đoạn 1/ trong bài).
Mấy câu này do chính tôi (LTM: tức bạn Lê Thạch) là tác giả. Cách đây khoảng 7 năm, tôi có làm mấy câu này để vui vẻ với bạn bè, sau đó có đăng trên vài diễn đàn (có lẽ về cây cảnh) để chia sẻ với bạn bè. Không ngờ lại được sử dụng lại trên bài viết. Tất nhiên, là khi post bài lên mạng tôi cũng vẫn ý thức được một điều là sự chia sẻ vô tư, không đòi hỏi gì bản quyền. Nhưng cũng thấy tiêng tiếc, nếu tác giả ghi rõ xuất xứ thì có lẽ mình sẽ vui hơn.
Vài dòng cung cấp thêm thông tin, chúc bạn khỏe.
--------
Cám ơn bạn Lê Thạch đã cho thông tin về tác giả. Nhưng cũng tiếc chỉ với tên không như thế thì cũng không có ý nghĩa gì nhiều với người đọc.
Nếu chúng ta làm được gì đó, viết được gì đó được người khác thích, trân trọng và sử dụng thì thật là sung sướng; đấy mới là thứ quan trọng.
Các bác còn quan tâm tới bản quyền chứ chúng tôi thì chưa bao giờ quan tâm cả. Nhiều ý tưởng hay nhưng để lọt đến tai cấp có trách nhiệm, chúng tôi phải viết thành bài, nhờ người nước ngoài hay Việt Kiều nổi tiếng đứng tên để họ đem đến thuyết phục lãnh đạo hộ, hoặc để họ in vào sách mang tên tác giả là họ thì ý tưởng của mình mới được công bố, và hy vọng được sử dụng, chứ tự mình phát ngôn ra thì tai vạ có ngày.
Xin lỗi bác Lê Thạnh vì có đôi chỗ tôi đánh máy nhầm tên bác thành Lê Thạch.
Trả lờiXóa