Thứ Bảy, 29 tháng 9, 2012

Chương trình nới lỏng định lượng lần thứ 3 của Mỹ và những tác động lên Việt Nam

Chương trình nới lỏng định lượng lần thứ 3 của Mỹ và những tác động lên Việt Nam 

(xem thêm lý thuyết ở đâyở đây)
Ngân hàng Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) mới đây đã tiến hành đợt nới lỏng định lượng (tức nới lỏng chính sách tiền tệ) lần thứ 3, được gọi tắt là QE3. Sự khác biệt chủ yếu giữa QE3 với các chương trình nới lỏng trước đó của Fed (QE1 và QE2) nằm ở chỗ QE3 – chương trình mua lại tài sản, với tổng giá trị lên tới 85 tỷ đôla/tháng, gồm 45 tỷ đôla dành để mua các khoản vay có thế chấp – là chương trình không có thời hạn kết thúc. Nói đúng hơn, nó sẽ được kết thúc chỉ khi nào Fed thấy được sự cải thiện mạnh mẽ trên thị trường việc làm của Mỹ. Như thế cũng có nghĩa là Fed đã gắn thời hạn của QE3 với một mục tiêu kinh tế vĩ mô cụ thể. Ngoài ra, Fed cũng nới rộng thời hạn duy trì lãi suất gần bằng 0 cho các khoản vay tái chiết khấu (Fed Funds) của mình ít nhất là đến giữa năm 2015, thay vì năm 2014 như trước đó đã tuyên bố.

Mục tiêu 
Trên lý thuyết, việc ngân hàng trung ương mua tài sản là nhằm nới lỏng chính sách tiền tệ và, do đó, hạ lãi suất dài hạn, gồm cả lãi suất cho vay có thế chấp. Việc này được kỳ vọng sẽ kích thích tăng trưởng kinh tế thông qua tăng đầu tư lợi dụng lãi suất thấp, đồng thời làm phục hồi thị trường bất động sản Mỹ.

Mong manh con chữ vùng cao


Nguyễn Bổng, CTV Phía Trước
Nói đến việc học hành của con em các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi, chúng ta thường nghe nhiều về tình trạng học sinh phải bỏ học giữa chừng. Nhận định về tình trạng này, các quan chức ngành giáo dục và chính quyền các cấp cho rằng, nguyên nhân con em các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi bỏ học giữa chừng nhiều là do ý thức học hành kém. Thực tế không hẳn như vậy, bởi có nhiều học sinh con em các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi đã và đang vượt lên khó khăn thiếu thốn, đối mặt với những điều kiện hết sức tồi tàn dưới tối thiểu để quyết tâm theo học cái chữ rất đáng khâm phục.

Vượt khó đến trường
Mang tiếng là “được quan tâm to lớn, được tạo điều kiện học hành thuận lợi”, nhưng do đặc điểm sinh sống của đồng bào các dân tộc thiểu số ở vùng miền núi rãi rác, nên hầu hết học sinh con em họ phải vượt qua quãng đường rất xa mới có thể đến được điểm trường học tập. Và cấp học càng cao, quãng đường này càng xa – xa đến cả buổi, thậm chí cả ngày đường rừng núi ghập ghềnh. Quãng đường rừng xa xôi, ghập ghềnh và phải đối mặt với nhiều hiểm nguy của sông suối chia cắt, các em thật khó có thể bền chí mỗi ngày vượt qua để theo học được cái chữ. Vào mùa mưa lũ, đường rừng trơn trợt, sông suối chia cắt, đường đến trường càng thêm vời vợi. Thế là bỏ học!

Du lịch qua mạng: Hiền như Myanmar


Thế giới này rất nhiều nơi phong cảnh còn đẹp hơn Myanmar. Nhưng nếu ai muốn tìm đến tình cảm lương thiện, hiền hòa của con người để soi rọi lòng mình, để yêu thương và tin tưởng nhau hơn thì Myanmar là nơi nên đến.

1. Tháng 10, Myanmar vẫn nắng nóng gay gắt, hơn cả Campuchia ngày hè đổ lửa. Nhưng Myanmar lập tức đem lại sự mát lành cho du khách bằng nụ cười thân thiện của cô hải quan khi làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay quốc tế nhỏ xíu của nước này. Anh nhân viên nhìn passport của tôi bèn nhoẻn cười: “Ôi Việt Nam! Xin chào!” và nói “Cảm ơn!” khi trả tôi hộ chiếu. Anh nói bằng tiếng Việt! Đến quầy hành lý, một anh nhân viên lăng xăng, tay giơ cao chiếc túi đựng máy ảnh hay điện thoại chi đó hỏi khắp các hành khách ai là người đánh rơi.

Yangoon, thủ đô cũ của Myanmar, khá nghèo. Mặc dù đó đây vẫn có những cao ốc, đường sá rộng lớn nhưng cũ kỹ và xuống cấp. Cứ như câu chuyện cổ tích về một vương quốc đang an lành hạnh phúc bỗng bị mụ phù thủy hóa phép khiến thời gian ngừng trôi và bây giờ mới bắt đầu thức dậy.

Hòn đá thiêng Golden Rock trong sương mù.

Hề hết biết!

Hề hết biết!

Hà Văn Thịnh

 

Dường như trong xã hội này, người ta (có chức quyền) đang cố tình trêu ngươi, chọc tức dân khi liên tiếp ban hành hết quy định khôi hài này đến trò hề nực cười khác: UBND TP Hà Nội vừa ra quy định, theo đó, đám cưới của cán bộ, đảng viên không được tổ chức quá 30 mâm, không tổ chức ở khách sạn 5 sao. Ai vi phạm sẽ bị kỷ luật, cao đến mức… chuyển công tác!(?)

Xin hỏi các vị quan chức rằng tại sao không lo cho người dân an cư lạc nghiệp khỏi phải đi khiếu kiện, phố phường đỡ nhếch nhác, người sống với người không như với sói, với beo…; mà lại ăn no rửng mỡ, dốt nát bày chuyện tai ương?

Xin các vị anh minh, thiên tài, sáng tạo Hà Nội trả lời mấy câu hỏi sau: 1) Tổ công tác nào dám đến lập biên bản khi đám cưới dư hơn… 1 mâm? Tôn hỷ, trọng hiếu là lễ nghi truyền thống cả ngàn năm của người Việt, có ai đang tâm mở đầu cho đời sống vợ chồng bằng một cái biên bản hay không? Nếu không có biên bản, lấy gì mà xử? 2) Giả sử như có những người khách không mời (quên, dù rất thân tình), người ta cứ đến, cứ dự, có quyền dọn thêm mâm hay không? 3

CHUYỆN LÀNG VÀ NGƯỜI LÀNG

CHUYỆN LÀNG VÀ NGƯỜI LÀNG

THÁI BÁ TÂN

 

Hồi cải cách ruộng đất tôi còn nhỏ, nhưng cũng đủ lớn để chứng kiến khá nhiều chuyện xẩy ra trong làng. Mãi đến giờ tôi vẫn không sao quên nổi cái không khí điên khùng, kỳ cục những ngày ấy.
Chỉ đạo toàn bộ cuộc lên đồng tập thể kéo dài ấy là hai ông Đội, một từ Vinh, một từ tận trung ương về. Ông trung ương là người làng, có tên Hoạt, nghe nói ông tự xung phong, chứ cỡ ông không ai xuống cấp xã. Ông này trạc ba mươi lăm, bốn mươi tuổi, người vạm vỡ, ít nói và có thói quen chốc chốc lại ngúc ngắc đầu như đang cố xua một con ruồi vô hình.
Để nêu gương cách mạng, ông chọn ở nhà lão Thọt theo phương châm ba cùng, là cùng ăn, cùng ở và cùng làm việc, mặc dù ông chỉ về ngủ vào lúc đêm khuya, trên cái giường duy nhất trong nhà. Lão Thọt thì ngủ trong ổ rơm dưới bếp, thường có tôi ngủ cùng vì lão có cả một kho truyện ma để kể. Bù lại, ban ngày tôi nhổ tóc bạc và bắt rận cho lão. Không hiểu sao người ta gọi Thọt khi lão đi đứng bình thường như mọi người. Lão còn khỏe mạnh dù đã hơn sáu mươi, trước từng đi lính sang Dijon bên Pháp. Nhưng lão mù, mà cũng mới đây thôi, sau một lần đau mắt và được ông thầy lang làng bên chữa bằng cách đắp hai con nhái đã nướng chín lên mắt.

BÀI VÈ VỀ MỘT ÔNG QUAN VẦN Á BỊ KHỞI TỐ

Mặc dù rất thương xót và chia sẻ với bác Giá về vụ việc hiện nay của bác, nhưng phải nói thẳng chưa bao giờ tôi có cảm tình với bác vì tôi không thích các việc làm của bác. Dù đã có thời là quân của bác khi bác làm Bộ trưởng, gặp nhau rất thường xuyên nhưng không bao giờ tôi chủ động, vui vẻ nhìn mặt hay chào hỏi bác, nếu có phải làm thì cũng rất miễn cưỡng. Thậm chí có lần thấy tôi miệt mài làm việc trên máy tính, bác còn đùa bảo "Đợt tới rảnh rỗi nhờ anh bạn tiến sĩ giúp hướng dẫn cách dùng máy tính nhé", tôi coi như điếc, không nhìn và cũng không trả lời. Sau bác hỏi gặn, tôi mới bảo: "Anh thì thiếu gì lính mà phải nhờ đến em, em không có thời gian làm việc đó". (xem tiếp ở cuối bài vè).
Theo tôi, có lẽ bác Giá nhận làm cho ACB không phải vì tiền mà chủ yếu là vì vẫn ham thích hoạt động. Tôi biết bác là rất say sưa với công việc, chỉ có điều quá tự cao tự đại, luôn nghĩ mình là thầy người khác nên chẳng cần nghe ý kiến người khác. Qua chuyện bác đã bị kỷ luật trong vụ Thủy Cung Thăng Long mà vẫn không rút ra được bài học, lại lao đầu vào ACB, thì mới thấy sự tự cao tự đại nó tai hại đến mức nào. Ở đây tôi không nói bác Giá có vi phạm pháp luật hay không, nhưng để vướng vào những chuyện lình xình của đám mafia thâu tóm ngân hàng, doanh nghiệp và tham nhũng tiền bạc thì đã không hay chút nào.


ĐỒ GÀN

ÔNG LÀ TRẦN XUÂN GIÁ
MỘT THỜI RẤT DANH GIÁ
TOÀN NÓI LỜI “CHÉM ĐÁ”
AI NGHE, MỒM CŨNG… HÁ!

Đẹp quá: Những hình ảnh mới nhất về Triều Tiên

Xem ảnh thấy Triều Tiên giầu đẹp hơn ta nhiều,
không như các tuyên truyền vẫn được đọc.

Những hình ảnh mới nhất về Triều Tiên

An ninh thủ đô: Ngày càng nhiều điều được hé mở ở đất nước vốn được mệnh danh là "khép kín nhất hành tinh" này. Các nhiếp ảnh gia của AP là David Guttenfelder và Vincent Yu đã rất may mắn khi có cơ hội tiếp cận một số khu vực ở Bình Nhưỡng, thành phố lớn nhất của Triều Tiên cả về diện tích và dân số. Qua những hình ảnh của họ, người xem có thể biết thêm một chút về cuộc sống của một trong những quốc gia cô lập hóa nhất thế giới.

Dưới đây là một số hình ảnh mới nhất về Triều Tiên:

Hai người đàn ông Triều Tiên “tạo dáng” chụp ảnh sau khi chơi bowling tại Bình Nhưỡng ngày 7/9/2012.

ĐÂU LÀ QUỐC ĐÔ ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT ?

NHÌN LẠI LỊCH SỬ *

ĐÂU LÀ QUỐC ĐÔ ĐẦU TIÊN CỦA NGƯỜI VIỆT ? 

KS. PHAN DUY KHA
Núi Hồng Lĩnh (tức Ngàn Hống) là một trong những danh sơn của đất nước được chọn khắc vào “cửu đỉnh” (9 chiếc đỉnh bằng đồng đặt ở sân Thế Miếu, kinh đô Huế). Núi nằm giữa ba huyện Nghi Xuân, Đức Thọ, Can Lộc của tỉnh Hà Tĩnh. Tương truyền núi có 99 đỉnh, đỉnh cao nhất 676m. Theo Ngọc phả Hùng Vương thì chính ở phía Tây – Nam dãy núi này, ngày xưa là đô thành của Kinh Dương Vương.
Vị trí đó đã được Ngọc phả xác định tương đối cụ thể: ở chân núi Thiên Tượng thuộc làng Bình Lãng (tên cổ là Kẻ Vọt) và ở tả hữu Thiên Lộc, nội ngoại Thiên Lộc (thuộc hai xã Thiên Lộc và Phúc Lộc, huyện Can Lộc ngày nay). Đây là một vùng đất cổ. Theo một cuốn địa phương chí thì ở vùng Can Lộc này 2/3 số làng cổ có tên nôm là Kẻ, ví dụ: Kẻ Vọt (Bình Lãng), Kẻ Treo (Đậu Liêu), Kẻ Cài (Thanh Lộc), Kẻ Lù (Hồng Lộc), Kẻ Chòi (Tân Lộc)… Những làng này đều nằm ở phía Tây – Nam Ngàn Hống, trùm lên vị trí kinh đô xưa… Không phải ngẫu nhiên mà những người lập Ngọc phả lại ghi nhận nơi đây là quốc đô đầu tiên của ngươi Việt. Chúng ta biết rằng, ngay kinh đô Văn Lang của các vua Hùng, ngày nay chúng ta vẫn chưa xác định được vị trí cụ thể, thì việc một kinh đô có trước thời kỳ Hùng Vương hàng ngàn năm, lại được xác định một cách cụ thể như thế chứng tỏ rằng nó đã từng tồn tại lâu dài và để lại những dấu ấn đặc biệt.

Vốn ngân hàng 'đọng ở ông lớn và công ty sân sau'

Diễn đàn Kinh tế mùa thu do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức ở Vũng Tàu:


Tốc độ huy động tăng nhanh, tiền từ Ngân hàng Nhà nước bơm ra lớn nhưng doanh nghiệp nhỏ và vừa vẫn khó tiếp cận. Chuyên gia lo lắng nguồn vốn này có thể chỉ tập trung vào doanh nghiệp nhà nước và công ty sân sau.
> Tốc độ tăng trưởng huy động gấp 10 lần cho vay
>42% doanh nghiệp 'nội' không cần vốn ngân hàng

Tại Diễn đàn Kinh tế mùa thu do Ủy ban Kinh tế Quốc hội tổ chức ở Vũng Tàu trong 2 ngày 28 và 29/9, nhóm nghiên cứu Viện Kinh tế Việt Nam gồm ông Trần Đình Thiên, Bùi Trinh, Phạm Sỹ An và Nguyễn Việt Phong cho biết, tổng dư nợ toàn hệ thống ngân hàng hiện tại vào khoảng 2,7 triệu tỷ đồng, nghĩa là nền kinh tế đang mắc nợ hệ thống ngân hàng 2,7 triệu tỷ đồng. Chỉ tính với lãi suất cho vay “lý tưởng” hiện nay là 15% một năm thì mỗi tháng nền kinh tế trả cho hệ thống ngân hàng món lãi suất 40.000 tỷ đồng, tương đương 2 tỷ USD.

Theo Tiến sĩ Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương, có 42% doanh nghiệp Việt Nam không cần vay vốn ngân hàng. Vậy chỉ còn 58% đơn vị cần vay, nhưng doanh nghiệp vừa và nhỏ đều cho rằng khó tiếp cận vốn.

Vốn ngân hàng chủ yếu chảy vào công ty sân sau hoặc các ông lớn. Ảnh: Lệ Chi
Vốn ngân hàng chủ yếu chảy vào công ty sân sau hoặc các ông lớn. Ảnh: Lệ Chi

LỜI NÓI DỐI DÀI NỬA THẾ KỶ

http://daotuanddk.wordpress.com/

LỜI NÓI DỐI DÀI NỬA THẾ KỶ

Đào Tuấn - Suốt hơn nửa thế kỷ qua, không phải đợi lời kêu gọi “hy sinh”, “chia sẻ”, những người dân Yên Bái, Hòa Bình từ nửa thế kỷ trước và giờ là Bắc Trà My, Quảng Nam, đã hy sinh tất cả cho Tổ quốc, cho dù Tổ quốc có khi lại là của một ai đó.

Hy sinh đến độ họ chẳng còn gì ngoài đôi bàn tay trắng và một cuộc sống dưới mức nghèo khổ.

Năm 1959, khi Thác Bà, công trình thủy điện đầu tiên của Việt Nam được khởi công xây dựng, tròn 8.913 hộ với 5,3 vạn người dân đã phải bỏ lại nhà cửa, ruộng vườn, quê hương bản quán, bỏ lại đình chùa, miếu mạo, mồ mả ông bà tổ tiên để dắt díu nhau lên rừng xanh núi đỏ, vạt núi san sông, “đặt bát hương” dựng xây quê hương mới.

Tất cả “vì dòng điện ngày mai của Tổ quốc”.

Việt Nam có nhiều ứng cử cho giải Nobel

Thư giãn cuối tuần:



(Dân Việt) - Sắp đến mùa giải Nobel rồi, thiên hạ lại chuẩn bị… xủ quẻ xem năm nay cá nhân hay tổ chức nào được đề cử nhận các giải Nobel đây.
- Nếu cho phép, tôi sẽ đề cử...

- Ví dụ thử xem, giải Nobel Vật lý?

- Tôi đề cử phát minh đập Thủy điện Sông Tranh 2 bất chấp động đất, thuộc môn Vật lý địa cầu.

- Được. Còn giải Nobel Hóa học?

- Tôi đề cử phát minh xả nước thải không qua xử lý ra môi trường, qua đó tiêu diệt vi trùng vi khuẩn vì sống không nổi, thuộc môn Hóa môi trường.

- Hay. Còn giải Nobel Sinh học?

- Tôi đề cử phát minh vụ "cô bé tự cháy" ở quận Tân Bình, TP.HCM, thuộc môn Sinh học tiềm năng.

Khoảng cách từ Trái đất đến Mặt trời


Mặt trời là trung tâm trong Thái Dương hệ của chúng ta. Tất cả các thiên thể trong Thái Dương hệ, bao gồm các hành tinh, thiên thạch, sao chổi, …, quay xung quanh nó. Khoảng cách từ Trái đất tới Mặt trời được gọi là một đơn vị thiên văn (AU). Một đơn vị AU hiện được xác định bằng 149.597.870.700 mét.

Theo trang Space, các nhà thiên văn học đã sử dụng đơn vị AU để đo mọi khoảng cách trong Thái Dương hệ. Ví dụ, sao Mộc cách Mặt trời 5,2 AU trong khi sao Hải vương cách trung tâm Thái Dương hệ tới 30,07 AU. Ở rìa ngoài cùng của Thái Dương hệ, đám mây Oort, nơi được cho là cái nôi của các sao chổi, cách Mặt trời 100.000 AU. Khoảng cách tới ngôi sao gần nhất, Proxima Centauri, xấp xỉ 250.000 AU. Tuy nhiên, để đo các khoảng cách xa hơn, giới thiên văn học đã sử dụng năm ánh sáng hay khoảng cách ánh sáng di chuyển được trong một năm của Trái đất – tương đương 63.239 AU. Vì vậy, theo quy đổi, Proxima Centauri nằm cách Mặt trời 4,2 năm ánh sáng.

'Chém tí gió' về ý nghĩa của 'Like' trên Facebook


Sáng sáng, đến văn phòng, mở máy tính, thôi thì hôm ấy đài báo bão hay là trời có sắp sập thì cũng phải nhảy vào Face dạo một vòng xem tình hình bà con thế nào rồi lao vào “like” lấy “like” để...
Sáng sáng, đến văn phòng, mở máy tính, thôi thì hôm ấy đài báo bão hay là trời có sắp sập thì cũng phải nhảy vào Face dạo một vòng xem tình hình bà con thế nào: đại loại như xem bạn của thằng bạn mình vừa ăn sáng với ai. Hay con chó nhà hàng xóm của cô bạn học vừa đẻ mấy con, hay mấy em cùng văn phòng đêm qua đi bar có vui không, mặc jube màu gì, aha mà uống hẳn Chivas 21 cơ đấy, chả thấy sờ sờ trong hình vừa pót lên còn gì..v.v và v.v. Thế là lao vào “like” lấy “like” để. Xong quay ra check xem qua một đêm có bà con nào “like” cái gì của em không? (Hoặc là theo trình tự ngược lại, check “like” của mình trước rồi vào “like” người sau).

Like lấy like để, xong rồi quay ra xem qua một đêm có bà con nào “like” cái gì của em không...

Khách Tây khiếp đảm vì giao thông Hà Nội

Vẫn câu nói nổi tiếng của du khách nước ngoài:
"Du lịch Việt Nam là du lịch mạo hiểm mức độ khó"


Du khách nước ngoài khi bước vào Khách sạn Meracus ở khu phố cổ Hà Nội sẽ nhận được một bản hướng dẫn từ tiếp tân, với tiêu đề "Làm thế nào để qua đường".
Hình minh họa: Tắc đường tại Hà Nội
 
Bản hướng dẫn có nội dung sau:
- Thật thoải mái và tự tin
- Nhìn cả hai phía hoặc nhìn vào ánh mắt của người lái xe
- Đi thật chậm và chắc chắn
- Không bao giờ lùi lại
Trong khi các du khách ở London nói về vấn đề thời tiết, các du khách ở Paris tranh cãi về các lựa chọn cho nhà hàng, thì ở thủ đô của Việt Nam không ai có thể tránh khỏi thảo luận sơ đẳng nhất về việc làm thế nào có thể băng qua đường.

Ngành công nghiệp điện tử chực chờ phá sản

Đọc mà buồn:

Ngành công nghiệp điện tử chực chờ phá sản

SGGP: Ngành điện tử được xếp ở tốp đầu trong số mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu cao của Việt Nam. Song, với công nghệ lạc hậu cộng với sản xuất manh mún, thiếu “chuỗi cung” và quy hoạch chiến lược xa rời thực tế đang đẩy ngành công nghiệp điện tử Việt Nam vào ngõ cụt, chực chờ phá sản. Vì sao lại có nghịch lý này?
Tăng nhập khẩu
Theo Hiệp hội Doanh nghiệp điện tử Việt Nam, từ năm 2007 đến nay, kim ngạch xuất khẩu hàng điện tử của Việt Nam hàng năm tăng cao, tăng trưởng bình quân trên dưới 40%. Dự kiến kim ngạch xuất khẩu điện tử năm nay đạt trên 4 tỷ USD. Còn theo nghiên cứu mới nhất của Viện Nghiên cứu Quản lý kinh tế trung ương (CIEM), hiện cả nước có hơn 10.000 doanh nghiệp (DN) điện tử, kể cả DN thương mại. 

Ngành sản xuất linh kiện điện tử trong nước đang gặp nhiều khó khăn. Ảnh: C.THĂNG
Đáng chú ý, dù con số DN và xuất khẩu đạt khá cao, nhưng thực chất vai trò chủ đạo trong xuất khẩu hàng điện tử thuộc về DN có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI), chiếm hơn 90%, con số khiêm tốn còn lại của DN Việt Nam. Điều này hết sức lo ngại cho ngành công nghiệp điện tử Việt Nam. Chưa kể, đa số DN điện tử nhập khẩu linh kiện, có DN nhập khẩu 100% linh kiện và nguyên vật liệu. Tỷ lệ nội địa hóa, nếu có, trong một sản phẩm điện tử như tivi, máy nghe nhạc… xuất khẩu chỉ là vỏ nhựa, thùng các tông và xốp.

(2) Chính sách đất đai: Mở rộng đất nông nghiệp đã đi đến hồi kết

Mở rộng đất nông nghiệp đã đi đến hồi kết 

Đất đai được chính thức phân ra thành đất nông nghiệp, đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng. Đất nông nghiệp lại được chia thành đất sản xuất nông nghiệp, đất rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất diêm nghiệp. Trong đất sản xuất nông nghiệp lại được chia ra thành đất dành cho cây hàng năm và đất dành cho cây lâu năm. Đất dành cho cây hàng năng được chia nhỏ tiếp thành đất lúa và đất cho những cây ngắn ngày khác. Đất lâm nghiệp được phân ra thành đất rừng phòng hộ, rừng sản xuất và rừng đặc dụng. Những đơn vị phân chia cơ bản này là cơ sở cho công tác quản lý và quy hoạch đất.
Tổng diện tích đất đai của Việt Nam là 33.2 triệu ha. Đất nông nghiệp đã tăng lên từ 18.2 triệu ha năm 1995 lên 21.5 triệu ha năm 2000 và cuối năm 2006 thì đạt 24.7 triệu ha (chiếm 75% tổng diện tích Việt Nam). Suốt thời gian này, thay đổi lớn nhất là quỹ đất chưa  sử dụng giảm từ 11.7 triệu ha năm 1995 xuống còn 5.1 triệu ha năm 2006 và diện tích rừng tăng từ 10.8 triệu ha năm 1995 lên 14.5 triệu ha năm 2006. Trong nội bộ ngành nông nghiệp, thay đổi chủ yếu là sự giảm đi của đất lúa từ 4.3 triệu ha năm 1995 xuống còn 4.1 triệu ha năm 2006 và kèm theo đó là sự tăng đáng kể của đất cho cây hàng năm khác và cây lâu năm.

Mắng dân và... cười ngạo nghễ!


Sao Dân tôi bỗng dưng... muốn khóc!
Thế là, mặc cho kết luận của cơ quan quản lý Nhà nước rằng, đập thủy điện Sông Tranh 2 bảo đảm ổn định, an toàn, mặc cho những trấn an với người dân, rằng hãy biết yên tâm và duy trì các hoạt động sản xuất, học tập, sinh hoạt bình thường, và cũng mặc cho đập thủy điện chưa tích nước, đến thời điểm này, ST 2 vẫn liên tiếp có... "kết luận" riêng của nó.
Ai "kém hiểu biết" hơn?
Chỉ trong ngày 23/09, hai trận động đất với cường độ mạnh 4,8 richter đã khiến hàng nghìn người dân các huyện Nam- Bắc Trà My (Quảng Nam) hoảng hốt. 150 người đang dự tiếp xúc cử tri tại xã Trà Đốc bỏ chạy tán loạn.
Đã có gần 120 ngôi nhà, trường học của các xã Trà Đốc, Trà Tân, Trà Sơn và Trà My bị hư hỏng nặng. Ai sẽ phải đền bù thiệt hại đã xảy ra và sẽ xảy ra?  Câu trả lời còn ở thì... tương lai.
Nhưng trong khi chờ đợi "thì tương lai" tới, thì hiện tại, theo ông Đặng Phong, Chủ tịch UBND huyện Bắc Trà My, do quá lo sợ, nhiều người dân đành vào rừng, làm nhà tạm để sống.
Động đất vốn là thiên tai khiến cả nhân loại luôn kinh hoàng, sợ hãi. Không một quốc gia nào, dù phát triển văn minh, tiên tiến trong khoa học, như Nhật Bản chẳng hạn có thể dám coi thường. Bài học Fukushima mới đây còn đầy nước mắt.

Dừng lưu hành tiền cotton 10.000 và 20.000 từ 2013 - NHNN ban hành quy định tiêu hủy tiền

Dừng lưu hành tiền cotton 10.000 và 20.000 từ 2013
NHNN ban hành quy định tiêu hủy tiền

Ngày 28/9, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có thông báo số 293/TB-NHNN công bố về việc đình chỉ lưu hành tiền cotton loại 10.000 đồng và 20.000 đồng. Theo đó, thực hiện Quyết định số 1285/QĐ-TTg ngày 17/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước thông báo kể từ ngày 1/1/2013, đồng tiền cotton loại 10.000 đồng và 20.000 đồng hết giá trị lưu hành trên lãnh thổ Việt Nam.

Kể từ thời điểm đình chỉ lưu hành (1/1/2013), các tổ chức và cá nhân có các loại tiền này được đổi ngang giá trị sang các loại tiền đang lưu hành do Ngân hàng Nhà nước phát hành tại Sở Giao dịch Ngân hàng Nhà nước, chi nhánh Ngân hàng Nhà nước, các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài và Kho bạc Nhà nước tại các tỉnh, thành phố (Theo Vietnam+)

Ngân hàng Nhà nước ban hành quy định tiêu hủy tiền. Địa điểm tiêu hủy tiền là Kho tiền Trung ương tại Hà Nội và Kho tiền Trung ương tại Thành phố Hồ Chí Minh. Trường hợp cần thiết phải tổ chức tiêu hủy tiền tại cơ sở tiêu hủy khác do Thống đốc quyết định.

Báo mạng vnexpress đưa tin: Moody's hạ bậc tín nhiệm Việt Nam

Báo mạng vnexpress đưa tin: 

Xếp hạng đối với trái phiếu do Chính phủ phát hành bị Moody’s hạ một bậc, từ B1 xuống B2 do lo ngại về khả năng tăng trưởng kinh tế trong trung hạn cũng như những rủi ro đối với hệ thống ngân hàng.
> S&P lạc quan hơn về sức khỏe ngân hàng Việt Nam
Cùng với trái phiếu Chính phủ, trần xếp hạng tiền gửi ngoại tệ của Việt Nam cũng bị Moody’s hạ một bậc từ B2 xuống B3. Các mức đánh giá đối với trái phiếu dài hạn bằng ngoại tệ và trần xếp hạng đối với trái phiếu, tiền gửi bằng đồng Việt Nam vẫn lần lượt được giữ ở B1 và Ba2.
Quan ngại chính của Moody's đặt lên hệ thống ngân hàng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Quan ngại chính của Moody's đặt lên hệ thống ngân hàng. Ảnh minh họa: Hoàng Hà
Trong khi Moody’s xếp hạng tín nhiệm trái phiếu Việt Nam ở mức B2, thì 2 hãng định hạng lớn khác Standard & Poor’s và Fitch đang lần lượt giữ mức đánh giá là BB- và B+, với triển vọng ổn định. Như vậy, mức đánh giá của Moody’s hiện đang thấp hơn S&P 2 bậc và Fitch một bậc.
Lý giải về quyết định hạ bậc tín nhiệm đối với trái phiếu Việt Nam, 2 nguyên nhân chính được Moody’s đề cập là rủi ro trong việc Chính phủ phải can thiệp sâu vào quá trình cơ cấu nợ của hệ thống ngân hàng, gây ảnh hưởng tới sức khỏe tài chính. Cùng với đó là khả năng tăng trưởng kinh tế trong trung hạn thấp hơn dự báo do ảnh hưởng từ hệ thống các tổ chức tín dụng.
Cụ thể, hãng xếp hạng tín nhiệm này cho rằng các nhà băng Việt Nam hiện vẫn trong giai đoạn “ dễ tổn thương” sau một thời gian dài tăng trưởng tín dụng mạnh (trung bình 33,7% một năm trong giai đoạn 2007 - 2011). Ngay sau đó, Chính phủ Việt Nam đã có các giai đoạn nhằm thắt lại tín dụng, tránh cho dòng tiền vào nền kinh tế tăng quá nóng.

Bài rất hay: 'Kinh tế Việt Nam 2012 vẫn bất ổn và đang xấu đi'

Hay quá, lâu lắm mới thấy một bài hay như thế này. Tôi nhất trí với tất cả các đánh giá của các bác Thiên, Kiên và Lịch trong bài. Lạ là bác Thiên gần hai năm nay có vẻ chán chường, chẳng muốn tư vấn tư viếc gì cho lãnh đạo nữa, chỉ tập trung làm nghiên cứu đề tài, chấm luận án, đi hội thảo phát biểu vui vẻ để thêm tý tiền nuôi con giờ tự nhiên lại hăng hái trở lại; chúc mừng bác; có lẽ lần tới về VN lại đến hầu chuyện bác cho vui.
Bác Kiên thì trước tôi hay gặp (vì công việc của tôi rất gắn với Quốc hội) nên biết bác có nhiều đánh giá đúng thực chất vấn đề nhưng do nằm trong guồng máy nên chưa dám nói, hôm nay phát biểu rất đúng: Không thể thích thì để lạm phát cao, không thích thì kéo rụp một cái cho nó xuống. Lên xuống bao giờ cũng phải thận trọng để đảm bảo an toàn hệ thống. Quá trình đó được gọi là quá trình điều chỉnh kinh tế; thời gian thực hiện được gọi là thời gian điều chỉnh hay tốc độ điều chỉnh... (tiếc là bác Kiên vẫn ngại nên lại thòng thêm câu: "khen hay chê lúc này đều hơi sớm" - còn sớm gì nữa bác, sắp hết năm rồi).
Bác Lịch là người 11 năm trước đã phản biện 1 báo cáo của tôi (được lưu lại trong Blog này, xem ở đây), giờ kiến nghị rất chính xác: Bỏ kế hoạch 5 năm hiện tại đi, xây dựng chương trình ổn định kinh tế 3 năm 2013-2015 để trong vòng 3 năm làm cho nền kinh tế thực sự ổn định, trong sạch và minh bạch (tốc độ điều chỉnh là 3 năm)... Hoan hô cả ba bác.

'Kinh tế Việt Nam 2012 vẫn bất ổn và đang xấu đi'

Rủi ro trong hệ thống ngân hàng tăng lên, lòng tin thị trường sụt giảm mạnh... là những tín hiệu cho thấy nền kinh tế Việt Nam 2012 rất khó khăn và đang có dấu hiệu xấu đi.
Phó thủ tướng: 'Kinh tế đã qua thời khắc khó khăn nhất'

Tại Diễn đàn kinh tế mùa thu 2012 được tổ chức ở thành phố Vũng Tàu sáng nay, ông Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện kinh tế Việt Nam cho rằng, với bối cảnh phức tạp của cả kinh tế thế giới và trong nước, đã có hai luồng ý kiến trái ngược nhau khi đánh giá về thực trạng và triển vọng kinh tế 2012. Điều này cho thấy tính chất khó khăn, phức tạp và khó dự báo của kinh tế Việt Nam trong năm nay.

Theo ông Thiên, những gì diễn ra trong ba phần tư chặng đường của năm cho thấy kinh tế Việt Nam thực sự khó khăn, sa sút và đến mức đáng quan ngại. Sa sút không chỉ thể hiện ở con số định lượng như tăng trưởng GDP giảm, doanh nghiệp phá sản, đóng cửa tăng. Yếu kém còn thể hiện đặc biệt rõ nét ở xu hướng gia tăng xu hướng các biến cố, là những tín hiệu chỉ báo mức độ rủi ro hệ thống tăng lên, các loại tin đồn có tác động gây rối dư luận, làm suy giảm mạnh lòng tin thị trường vốn đã suy yếu sau mấy năm nền kinh tế gặp khó khăn.


Ông Trần Đình Thiên tại hội nghị sáng nay. Ảnh: Lệ Chi

Nữ giới phát triển có đe dọa đàn ông?


 
Hoàng hậu Jordan Rania (T) nói chuyện với các nhà quản lý nữ trên sân thượng của Trung tâm
 Hội nghị Diễn đàn Kinh tế Thế giới (WEF) tổ chức tại Amman hôm 23/10/2011. AFP photo

Việt Hà, phóng viên RFA, 2012-09-28.
Bình đẳng giới từ lâu nay là vấn đề được nhiều người quan tâm, bất kể đó là phái nam hay nữ. Liên Hiệp Quốc và lãnh đạo các quốc gia luôn kêu gọi trao cho phụ nữ nhiều cơ hội phát triển hơn, và trên thực tế tại nhiều nơi, người phụ nữ đã chứng minh được bản thân mình khi họ có được những cơ hội ngang bằng với nam giới. Tuy nhiên cũng đã xuất hiện các lo ngại rằng sự phát triển của nữ giới dường như đang đe dọa sự phát triển của người đàn ông, thậm chí còn có bài báo đặt tựa ‘sự kết thúc của đàn ông’ khi nói về vấn đề này. Vậy trên thực tế người phụ nữ có lấn át đàn ông hay không?

Moody's hạ bậc tín nhiệm Việt Nam


Tại một ngân hàng ở Hà Nội Reuters
Thanh Phương
Hôm nay, 28/09/2012, cơ quan thẩm định tài chính quốc tế Moody's đã hạ điểm của Việt Nam, với lý do là tình trạng yếu kém của hệ thống ngân hàng có nguy cơ ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế. Cụ thể, Moody's hạ điểm tín nhiệm đối với trái phiếu do chính phủ Việt Nam phát hành từ « B1 » xuống thành « B2 », kéo theo việc hạ điểm của 8 ngân hàng Việt Nam.
Đồng thời, Moody's cũng hạ điểm đối với tiền gửi ngoại tệ dài hạn của Việt Nam từ « B2 » xuống « B3 ».
Nhưng triển vọng tín dụng dài hạn của Việt Nam được Moody's duy trì ở mức ổn định.Việc Moody's hạ điểm tín nhiệm rất có thể sẽ làm chậm thêm tăng trưởng kinh tế của Việt Nam, vốn đã bị tác động của suy thoái toàn cầu, bởi vì khả năng cấp tín dụng của các ngân hàng để hỗ trợ hoạt động kinh tế sẽ kém hơn.

Trung Quốc đang 'gặm nhấm' lãnh thổ Lào như thế nào?

Trung Quốc đang 'gặm nhấm' lãnh thổ Lào như thế nào?

Đề cập tới hoạt động di dân của Trung Quốc sang Lào, hai nhà báo Von Thielke và Thilo đã có bài viết nhan đề “canh bạc Trung-Lào” đăng trên trang Spiegel.comvới nội dung sau:

Trung quốc đã âm thầm dịch chuyển đường biên giới xuống phía Nam . Các nhà đầu tư nước này đã thuê hẳn một thành phố của Lào và xua đuổi dân bản xứ.
George Huang, 1 doanh nhân Trung quốc mở cửa sổ văn phòngrộng tương đương với 2 gara ôtô, cả một bầu không khí mát rượi ùa vào. Cuốn theo nó là tiếngồn ào của máy ủi, tiếng đập thình thịch của máy nện và tiếng chói tai nhức óc của máy khoan cắt bê-tông. Khách du lịch phương Tây nếu phải tới đây sẽ không thểchịu được những âm thanh đó, nhưng đối với Huang thì thứ âm thanh hỗn tạp ở thị trấn Bò Thèn hẻo lánh, ngay sát biên giới Trung-Lào này lại là âm nhạc.
Doanh nhân Trung Quốc này vận bộ Complê kẻ sọc nhỏ, áo sơ-mi kẻ đen trắng và caravát màu xám. Từ bàn làm việc của anh ta, có thể phóng tầm mắt ra xa tới vùng đấtđẹp như mơ đang dần biến thànhcông trường. Anh ta là sếp của thị trấn Bắc Lào này, hay nói đúng hơn là Tổng Giám đốc công ty Golden Boten City Co. Ltd. Nhưng anh ta thích được gọi là Chủ tịch hơn, còn anh chàng gầy gò luôn kè kè bên cạnh mỗi khi có khách quốc tế tới đây được Huang gọi là “Ngoại trưởng”.

NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG BIẾT XẤU HỔ !


NGƯỜI VIỆT NAM KHÔNG BIẾT XẤU HỔ !

 

Photos de Thi Ngoc Hanh
 
Không biết xấu hổ thì có nghĩa là không bao giờ có thể tự mình tu tỉnh, rèn luyện, khắc phục những yếu kém, sai lầm của mình. Và cứ như vậy, họ như đôi giày đã giẫm bùn… Không cần gìn giữ nữa, cứ thế mà giẫm bạt mạng, bất kể là vào đâu.


1. Cách đây mấy năm, tôi sang Hàn Quốc. Trong một buổi gặp gỡ với Bộ trưởng Bộ Thông tin Hàn Quốc, chúng tôi có đặt câu hỏi rằng, tại sao Hàn Quốc lại có sự phát triển về kinh tế thần kỳ đến như vậy? Không cần suy nghĩ lâu, ngài Bộ trưởng nói: “Chúng tôi có được như ngày hôm nay chính là vì dân tộc chúng tôi cảm thấy rất nhục nhã, xấu hổ khi phải thua kém các nước khác, đặc biệt là với nước Nhật”.

Rồi ông kể cho chúng tôi nghe rằng, vào những năm 60, 70 thế kỷ trước khi người Nhật đã chế tạo ra được những chiếc đài bán dẫn chỉ to hơn bàn tay thì người Hàn Quốc mới làm ra chiếc đài bán dẫn nặng gần 2kg. Mặc dù hàng hóa mẫu mã xấu xí, chất lượng thua rất xa hàng Nhật, hàng Mỹ nhưng người Hàn Quốc vẫn dùng và kiên quyết không dùng hàng Nhật, hàng Mỹ. Họ coi việc sử dụng hàng nội địa là yêu nước.

Thứ Sáu, 28 tháng 9, 2012

ẤM NHỮNG MÙA TRĂNG

ẤM NHỮNG MÙA TRĂNG

Mai Thanh Hải - Trước ngày Trung Thu, ngược lên biên cương Cao Bằng, tặng quà cho hơn 900 học sinh 3 cấp học (Mầm non, Tiểu học, THCS) của xã Xuân Trường (Bảo Lạc, Cao Bằng).

Mấy ngày ở biên giới, đến các điểm Trường trao quà, cứ say sưa ngắm lũ lít nhít Mầm non (249 cháu) tranh nhau chụp mũ len mới, ôm chặt áo khoác chống rét mới.

Bọn 4-5 tuổi, be bé trạc củ Khoai nhà mình, dẫu sao cũng đã lớn và biết "dạ - vâng" khi cầm mũ áo. Còn bọn 18-36 tháng tuổi, có khi khóc ré, nước mắt lóng lánh vành mi, khi thấy người lạ đến gần.

Biên cương đã vào mùa lạnh, vùng núi đá Cao Bằng có khi nhiệt độ xuống dưới 10, thường thì bọn trẻ con tím tái mặt mũi, run cầm cập đón Tết Thiếu nhi ở đầu bản, hoặc "sang" hơn là lên sân Đồn Biên phòng.

Nhưng Trung thu năm nay, chúng đã được đón trăng ấm, cùng với bánh Trung Thu mà các bạn mình đã gửi lên, từ tận miền xuôi gần gụi và tụi mình cũng thấy ấm lòng, khi soi mình vào đáy mắt trong trẻo trẻ thơ.

Xin cảm ơn mọi tấm lòng đã đồng hành cùng Chương trình "Góp lạt buộc phên dậu Cao Bằng"...

Hơn 4,5 triệu người Việt sống ở nước ngoài


- Theo báo cáo của Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài, cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài tiếp tục tăng về số lượng và mở rộng địa bàn cư trú. Đến nay, có hơn 4,5 triệu người Việt đang sinh sống, lao động, học tập tại 103 nước và vùng lãnh thổ.
Số liệu thống kê đưa ra tại hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần thứ hai với chủ đề “Tầm nhìn đến năm 2020 - Cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài hội nhập và phát triển cùng đất nước” do Bộ Ngoại giao, Ủy ban Nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài (NVNONN) tổ chức khai mạc sáng 27/9 tại TP.HCM.
Theo Ủy ban, hàng năm có khoảng 500.000 lượt kiều bào về nước, trong đó có nhiều chuyên gia, trí thức về làm việc và nhiều người về tìm hiểu cơ hội đầu tư kinh doanh. Hiện có trên 3.500 doanh nghiệp trong nước được thành lập hoặc góp vốn của kiều bào với tổng số vốn đăng ký khoảng 8,4 tỷ USD.
Kiều hối gửi về nước tăng trung bình 10-15%/năm, năm 2011 đạt trên 9 tỷ USD, đưa Việt Nam trở thành một trong 10 quốc gia nhận kiều hồi nhiều nhất; 6 tháng đầu năm nay đạt khoảng 6,4 tỷ USD, đóng góp quan trọng vào việc ổn định cán cân thanh toán và kinh tế của đất nước.

Làm dân khó lắm!

"Người dân phải chia sẻ và hy sinh hy sinh cho thủy điện!" là phát ngôn của ông Trần Văn Hải, Trưởng Ban quản lý Dự án thủy điện Sông Tranh 2. Theo người viết đây là một câu nói giàu tính hài hước đồng thời cũng khá... vô duyên!

Một câu nói nhiều tính áp đặt khi "dân phải...", chứ không phải là "dân thông cảm, dân làm ơn". Và cái dân "phải" ấy là điều người viết đoan chắc chẳng muốn chút nào! Sao dân lại "phải thế này, thế nọ", trong khi dân vốn được gọi là...chủ?
Dân phải làm sao?
Không chỉ người dân ở Trà My, Quảng Ngãi chịu đựng mà người dân Việt nói chung, chịu đựng và chịu đựng rất nhiều! Nếu không vì thủy điện dày đặc thì đâu có những trận lũ từ Bạ Hạ, A Vương...
Không có một loạt các bậc thang trên sông Đồng Nai thì UBND TP.HCM và UBND tỉnh Đồng Nai đã không gửi công văn kiến nghị Chính phủ về các tác hại nhãn tiền cũng như lâu dài. Và các chuyên gia về sinh thái, môi trường, văn hóa cũng cảnh báo rõ ràng về việc thủy điện đã làm biến mất nhiều giá trị cốt lõi mà đáng ra phải trân trọng và gìn giữ.
Người dân sẽ chia sẻ và hy sinh, nếu điều đó vì lợi ích chung. Nhưng làm sao chia sẻ và hy sinh nếu quyền lợi chỉ ngả về hướng chủ đầu tư thủy điện sông Tranh 2?

Chính sách đất đai: đang vì ai?


LTS: Tại kỳ họp Quốc hội sẽ diễn ra vào tháng 10 tới, Luật Đất đai sửa đổi sẽ được đưa ra bàn thảo. Để cung cấp thêm thông tin và các phân tích khoa học cho độc giả liên quan đến vấn đề được dư luận quan tâm rộng rãi. Nhân dịp này Tuần Việt Nam xin giới thiệu nghiên cứu về Chính sách và Luật lệ đất đai do Viện Nghiên cứu Chiến lược và Chính sách Phát triển Nông nghiệp và Nông thôn (IPSARD) thuộc Bộ Nông nghiệp Việt Nam đã phối hợp với Đại học Harvard và Tổ chức Phát triển Liên Hợp Quốc (UNDP) tiến hành. Đây là công trình của nhóm tác giả Hồ Đăng Hòa, Lê Thị Quỳnh Trâm, Phạm Duy Nghĩa và Malcolm F. McPherson trong khuôn khổ dự án "Phân tích chính sách nhằm xây dựng chính sách đất đai cho  phát triển kinh tế - xã hội tại Việt Nam".


Chính sách đất đai được hiểu ở đây như các hành động và hoạt động mà thông qua đó Chính phủ Việt Nam xác định cho các cá nhân và nhóm trong xã hội về quyền của họ đối với đất đai, cụ thể hóa những hoàn cảnh mà trong đó quyền về đất đai có thể được chuyển nhượng, và xây dựng cơ chế để bảo vệ những quyền lợi đó và định hướng xử lý các tranh chấp có liên quan.

Tiền đang chảy đi đâu?

Ảnh minh họa: Internet

(baodautu.vn) Ngân hàng đang trở thành “túi hút tiền không đáy” khi huy động bao nhiêu dường như vẫn thiếu. Vậy tiền đang chảy đi đâu, khi tín dụng tăng không cao?
Cho vay sân sau với lãi suất siêu rẻ và...
Cuộc đua lãi suất của các ngân hàng đang lan rộng, khi đến nay, đã có ít nhất 6 - 7 ngân hàng đưa lãi suất huy động kỳ hạn dài lên mức 13%/năm như Eximbank, Sacombank, Bắc Á, Đại Á… Điều kỳ lạ là, từ đầu năm đến nay, lượng tiền huy động của các ngân hàng vẫn tăng trưởng rất tốt, trong khi tăng trưởng tín dụng chỉ bằng 1/10 vốn huy động. Vậy các ngân hàng vẫn cấp tập huy động vốn để làm gì?
Theo chuyên gia kinh tế Phạm Đỗ Chí, câu trả lời rất đơn giản: “Tiền đang chảy vào các công ty sân sau”. Đây cũng là lý do tại sao nhiều DN vẫn khó tiếp cận vốn ngân hàng hoặc phải vay với lãi suất cao.

Ảnh cuộc sống và người Hàn Quốc 50 năm trước


Nguồn: leejongwon.livejournal.com
Dẫn lại từ Kichbu.


(2) BÁO CÁO VỀ CHUYẾN ĐI MIẾN ĐIỆN CỦA CSIS

BÁO CÁO VỀ CHUYẾN ĐI MIẾN ĐIỆN CỦA CSIS

PHẦN 2: NHỮNG PHÁT HIỆN
 
Bài dịch của Quân Bảo


Xem phần 1 trong Blog này ở đây.

1.  Thay đổi thực sự đang diễn ra ở Miến Điện. Cải cách chính trị và kinh tế được đưa ra bởi Tổng thống U Thein Sein và các đồng minh của mình và rộng rãi hỗ trợ của lãnh đạo đối lập Daw Aung San Suu Kyi xuất hiện là có thật, nhưng quá trình thực hiện và thể chế hóa những thay đổi đó vẫn còn mong manh không phải là không thể đảo ngược. Phái đoàn đã gặp gỡ  chính phủ, phe đối lập, các tổ chức xã hội dân sự khu vực tư nhân luôn bày tỏ thiện chí và sự hỗ trợ mạnh mẽ cho những thay đổi đó của chính phủ, nhưng niềm tin vào thành công cuối cùng của họ hầu như không phổ quát. Phái đoàn đã gặp gỡ các nhân vật trong quân đội  đã hỗ trợ quá trình cải cách, mặc dù nó đã không thể để đánh giá như thế nào đến nay quân đội sẽ tự nguyện nhượng quyền lực hơn nữa cho dân sự. Đáng chú ý, tương tự như các nhà lãnh đạo chính phủ và quân sự cho biết họ dự kiến sẽ giảm vai trò quân đội của mình trong quốc hội và chính phủ nói chung, bao gồm cả việc giảm yêu cầu hiến pháp bắt buộc 25% của Quốc hội được tổ chức bởi quân đội.

Nghĩ về sự đọc đang chết (Một góc nhìn)


Phạm Ngọc Tiến.
(Tham luận tại Hội thảo khoa học “Văn hóa đọc và ngày đọc Sách Việt Nam” do Bộ Thông tin và Truyền thông phối hợp với Ban Tuyên giáo Trung ương và Hội Xuất bản Việt Nam tổ chức đầu tháng 10 tới tại Hà Nội.)
Địa chỉ nhà mới: www.phamngoctien.com
Kính thưa quý vị.     
Là người viết, đương nhiên sự quan tâm hàng đầu phải là việc viết. Viết thế nào? Viết cái gì? Viết ra sao? Nhưng liệu có mâu thuẫn không khi người viết ở xứ ta lại luôn trăn trở về sự đọc? Vâng, cái sự đọc này tưởng là chuyện trên trời dưới bể nhưng nó lại quan hệ mật thiết như chân và tay như anh và em với chính công việc viết của nhà văn. Không có gì mâu thuẫn cả. Số phận một cuốn sách thậm chí phụ thuộc vào chính cái sự “đọc” này.


Điểm sáng hiếm hoi của văn hóa đọc hiện nay. Nhà văn Nguyễn Nhật Ánh giữa vòng vây của độc giả nhí xin tặng chữ ký ngày ra sách mới của tác giả tại Hà Nội

Khi các nhà văn bốc thơm nhau


Nguyễn Thúy Ái

Với nhiều nhà văn thực sự, họ biết quý mến tài năng của đồng nghiệp, hơn thế nữa họ còn nâng niu, tìm cách góp ý hay chỉnh sửa những sai sót nếu có và muốn giới thiệu, phổ biến tác phẩm mà theo họ là có giá trị. Đó là chuyện xưa nay không hiếm trong làng văn, nhiều cặp đôi tri âm tri kỷ mà tình cảm họ dành cho nhau làm lay động bao thế hệ yêu văn chương sau này. Cũng nhờ những ngòi bút có tâm có tài đó mà nhiều tài năng được phát hiện và tỏa sáng trên văn đàn, với những tác phẩm hay, làm giàu sang cho đời sống văn hóa của xã hội. Cũng vì thế mà không hiếm những người cầm bút còn trẻ hay mới bước vào nghề, muốn cho ra mắt một tác phẩm thường tìm đến một nhà văn (hay nhà thơ, nhà lý luận phê bình) có uy tín để nhờ họ viết cho lời giới thiệu hay lời tựa, lời bạt, để in trong tác phẩm hay đưa lên báo … như một “con dấu vàng” đóng lên cho thêm phần danh giá, nhất là trong nền kinh tế thị trường thì những lời ca ngợi của các tác giả nổi tiếng sẽ là một show quảng cáo đáng giá giúp sách bán chạy.


Điều đó cũng không có gì xấu nếu giữa lời giới thiệu của một bậc “đàn anh, đàn chị” nào đó trong giới văn chương có chút tương đồng hay ít ra cũng được chín hay tám, bảy phân so với cái “mười phân vẹn mười” mà họ ngợi ca. Nhưng hỡi ơi, không hiếm những người đọc vì mê những lời bốc thơm ấy nên khi mua sách về đọc thì thất vọng đến nỗi như cứ từ trên chín tầng mây rơi xuống… Thì chắc cũng do cái tính cả nể của nhiều nhà văn đi trước hay nổi tiếng hơn, do nhẹ dạ hay trao đổi cái gì đó, hoặc thấy tác giả kia tội tội hay năn nỉ, ton hót, tự nhủ thôi khen cho nó sướng, sách nó bán được mà mình có mất gì thế là hào hiệp phóng bút với những mỹ từ, thậm xưng, ngoa ngôn… tuôn ra như thác lũ.

“Tại sao bây giờ tôi mới trở lại Việt Nam?"


Với sự tham gia của gần 900 đại biểu thuộc 52 quốc gia và vùng lãnh thổ, Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 2 được tổ chức vào ngày 27/9 tại TP.HCM là sự kiện lớn được người dân Việt Nam trong và ngoài nước trông đợi.
Trước khi diễn ra hội nghị này PV Báo điện tử Infonet đã có cuộc trò chuyện với ông Trần Hòa Phương – Phó Chủ nhiệm Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài (UBVNVNONN) tại TP.HCM về vai trò, những đóng góp và cả những vấn đề còn tồn tại đối với những kiều bào ta hiện đang sinh sống tại nước ngoài.
- Thưa ông, hiện tại số lượng kiều bào ta ở nước ngoài lên đến hàng triệu người, trong đó không ít người đã, đang và sẽ quay trở lại Việt Nam, ông có thể cho biết vai trò của kiều bào trong việc chung tay xây dựng đất nước?
Trước hết chúng ta phải khẳng định rằng, người Việt Nam ở nước ngoài là bộ phận không thể tách rời của cộng đồng dân tộc, là một nguồn lực, là nhân tố rất quan trong trong việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau, tình hữu nghị giữa Việt Nam và các nước và ngược lại.

Hãy nhìn vào lợi ích chung của dân tộc để hóa giải mâu thuẫn
Ông Trần Hòa Phương - Phó Chủ nhiệm Ủy ban 
về người Việt Nam ở nước ngoài tại TP.HCM

Người Việt đang mạo hiểm chính nòi giống của mình


(Nguoiduatin.vn) - Người tiêu dùng tỏ ra nghi ngờ về sự qua loa, chiêu lệ trong quá trình kiểm định chất lượng hàng hóa của cơ quan chức năng hiện nay.
Việc nhiều loại hàng hoá của Trung Quốc có nhiều hoá chất độc hại được phát hiện trên thị trường Việt Nam trong nhiều năm qua không còn là chuyện mới. Tuy nhiên, điều kỳ lạ là trong nhiều năm, những mặt hàng "độc hại" vẫn được bày bán tràn lan từ thành thị đến nông thôn, từ siêu thị đến vỉa hè tạo thành "ma trận" "thuốc độc". Nhiều người tiêu dùng "đề kháng" bằng cách tìm đến mua hàng hoá ở những địa chỉ thương mại có uy tín nhưng cuối cùng vẫn bị "trúng độc". Đơn cử, mới đây cơ quan chức năng đã phát hiện sản phẩm "lồng đèn" Trung Quốc đang được bày bán tại siêu thị Coop - Mart (TP. HCM) nhiễm chất cadimi khiến người tiêu dùng thêm một lần hoảng hốt.

Đồ chơi Trung Quốc tràn lan mỗi dịp Trung thu về

Tác hại kinh tế của biến đổi khí hậu: Hơn 3% GDP thế giới có thể mất đi mỗi năm

Tác hại kinh tế của biến đổi khí hậu : 
Hơn 3% GDP thế giới có thể mất đi mỗi năm 

Buổi giới thiệu báo cáo Climate Vulnerability Monitor - Ấn bản thứ hai - tại hội Asia Society ở New York ngày 26/09/ 2012.
Buổi giới thiệu báo cáo Climate Vulnerability Monitor - Ấn bản thứ hai - tại hội Asia Society ở New York ngày 26/09/ 2012. REUTERS/Chip East
Trọng Nghĩa
Biến đổi khí hậu bắt nguồn từ sự hâm nóng trái đất được cho là có tác hại đáng kể, cả trên bình diện kinh tế. Trong bản báo cáo công bố ngày 26/09/2012 tại New York, tổ chức nhân đạo quốc tế DARA và Diễn đàn các Nước dễ bị tổn thương vì Biến đổi khí hậu CVF (Climate Vulnerable Forum) – mà Việt Nam là một thành viên – báo động : Biến đổi khí hậu đang làm cho sản lượng kinh tế thế giới mất đi 1,6% mỗi năm; nếu không nhanh chóng có biện pháp khắc phục, tổn thất sẽ tăng gấp đôi trong hai thập kỷ tới đây.

Bản phúc trình mang tên Climate Vulnerability Monitor, ấn bản 2012 - thực hiện theo sự ủy nhiệm của 20 chính phủ - đã phác họa ra một bức tranh ảm đạm về các thiệt hại phát sinh từ biến đổi khí hậu. Báo cáo đã ghi nhận những “thiệt hại chưa từng thấy cho xã hội con người và sự phát triển kinh tế hiện nay, đang ngày càng kềm hãm tăng trưởng…”.

GDP 9 tháng tăng trưởng 4,73%

Quan chức VN: Trời sập cũng là hợp lý, bình thường.

GDP 9 tháng tăng trưởng 4,73% 

- Tổng cục Thống kê vừa công bố sáng nay, 27/9, tổng sản phẩm trong nước (GDP) của Việt Nam 9 tháng tăng 4,73% so với cùng kỳ năm 2011. Dù thấp song cơ quan này nhận định mức tăng trưởng kinh tế như vậy là hợp lý.


Trong mức tăng trưởng chung, khu vực dịch vụ tăng trưởng mạnh nhất  là 5,97%, tiếp theo là công nghiệp tăng trưởng 4,36% và nông - lâm nghiệp - thủy sản 2,48%. Mức tăng trưởng cả ba khu vừa này cũng đều thấp hơn mức tăng của cùng kỳ năm 2011
Nếu so với mức tăng 5,77% của 9 tháng năm 2011, tốc độ tăng GDP 9 tháng năm nay thấp hơn tới 1,04 điểm phần trăm. Dù vậy, tính theo quý thì tốc độ tăng GDP quý sau vẫn cao hơn quý trước.
Cơ quan Thống kê cho rằng, mức tăng trên là hợp lý trong điều kiện cả nước tập trung thực hiện mục tiêu ưu tiên kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô.
Như ông Đỗ Thức, Tổng cục trưởng Tổng cục Thống kê chia sẻ, với tình hình này thì mục tiêu đạt tăng trưởng 6% nhiều khả năng là không đạt. Ông cho biết dự báo mới nhất mà Tổng cục điều chỉnh là GDP cả năm nay chỉ đạt được 5,1- 5,2%.


Xuất khẩu 9 tháng tăng khá

Kinh tế Việt Nam : Tăng trưởng sụt, lạm phát tăng

Kinh tế Việt Nam : 
Tăng trưởng sụt, lạm phát tăng 

Một khu chợ tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/10/2011. Ảnh minh họa.
Một khu chợ tại Thành phố Hồ Chí Minh ngày 13/10/2011.
Ảnh minh họa. REUTERS/Kham
Anh Vũ
Bản tin AFP hôm nay dẫn con số thống kê chính thức tại Việt Nam cho biết, trong vòng 9 tháng đầu năm 2012, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã giảm xuống còn 4,73%, đồng thời lạm phát có xu hướng tăng trở lại.Theo Tổng cục Thống kê Việt Nam, cùng kỳ năm ngoái ( 2011), GDP Việt Nam tăng trưởng 5,77%. Chính phủ dự tính tăng trưởng của cả năm nay sẽ đạt 5,5%. Đây là con số đã được rút bớt một điểm so với chỉ tiêu đề ra.

Từ tháng Giêng đến nay, tăng trưởng trong lĩnh vực công nghiệp đạt 4,36%, nông nghiệp chỉ đạt 2,48%.
Về vấn đề lạm phát, cách nay hai năm, chính phủ Việt Nam đã phải chống chọi với tình trạng lạm phát tăng phi mã, có thời điểm như tháng Tám năm 2011 con số này đạt tới 23%.
Từ đầu năm nay, lạm phát đã được kiềm chế xuống còn một chữ số, tuy nhiên đến tháng 9 chỉ số lạm phát lại có xu hướng tăng lên 6,48%.
Những vu bê bối ngân hàng bị phát giác trong tháng trước đã gây xáo trộn thị trường tài chính của Việt Nam. Mới đây có thông tin cho rằng Việt Nam đang có kế hoạch tìm kiếm sự hỗ trợ tài chính của Quỹ Tiền tệ Quốc tế.

Công ty Mỹ khai thác dầu tại Campuchia năm tới

Công ty Mỹ khai thác dầu tại Campuchia năm tới


Chính phủ Campuchia hy vọng cấp giấy phép khai thác Lô A cho công ty Chevron của Mỹ trước cuối năm nay, Quyền Tổng cục trưởng Dầu hỏa Campuchia cho biết hôm thứ Tư.

Công ty Chevron đã phát hiện nguồn dầu có thể khai thác thương mại ở vùng biển Campuchia vào năm 2010, nhưng vẫn còn điều đình với chính phủ về các điều kiện hợp đồng.

Quyền Tổng cục trưởng Sok Khavan nói với hãng tin Dow Jones cuộc điều đình sắp có kết quả, và hy vọng cuối năm nay ký hợp đồng để năm tới bắt đầu khai thác.

Chevron đã khoan 18 giếng trong Lô A. Phía Campuchia sẽ hưởng phần lớn kết quả thu hoạch.

THỒ HÀNG LÊN BIÊN CƯƠNG

THỒ HÀNG LÊN BIÊN CƯƠNG

Mai Thanh Hải - Lên xã biên giới Xuân Trường (Bảo Lạc, Cao Bằng), mình chả phải nhà thơ nhà thiếc gì, cũng phải phì phò bật ra câu cho vần: "Chưa đi chưa biết Xuân Trường/ Đi rồi mới biết con đường rất kinh". 

Buổi sáng, xuất phát từ Hà Nội lúc 5 giờ sáng (xe 3,5 tấn chở hàng do bạn Phương và Thịnh, Doanh nghiệp kinh doanh Gas và chất đốt bốc hàng từ đêm qua và chạy trước lên Cao Bằng), giời mưa lúc nặng lúc nhẹ như dằn dỗi, làm cả Đoàn, mặt ai cũng tái nhợt. Thêm những cú điện thoại đều đặn từ Xuân Trường báo về: "Vẫn mưa kéo dài từ hôm qua, chỉ xe 2 cầu có lái kinh nghiệm, may ra mới bò nổi dốc 3 tầng Hồng An, vào theo đường Lũng Pán!", lại càng lo: Không mang được hàng vào tận nơi cho bọn trẻ lít nhít, quá là đổ sập Chương trình.

Lương vờ, thuế thật, sống ảo

 

Rất tình cờ, câu chuyện “Nhà nước vờ giả lương, các giáo sư, tiến sĩ vờ làm việc” lại diễn ra đúng vào ngày Quốc hội “tạm chốt” mức thu nhập khởi điểm chịu thuế 9 triệu đồng.

Một người có học vị tiến sĩ, ông Hồ Bất Khuất cho rằng tình trạng “người vờ trả lương, người vờ làm việc” là “chúng ta đang lừa nhau”. Còn Giáo sư nổi tiếng Văn Như Cương thì bàn: “Chúng ta lấy người vào cho đông chỉ để đạt mục tiêu không thất nghiệp. Nhưng đi làm mà lương không đủ sống thì cũng chính là thất nghiệp”. Hai phát ngôn diễn ra trong một văn cảnh thoạt nghe tưởng là thô tục “Lương tiến sĩ không bằng lương người dắt chó”.
Vị Giáo sư nổi tiếng sau đó còn kể chuyện ông phải viết thư cho Bộ trưởng trình bày tình hình và đề nghị được tăng lương. Bởi “Nếu chỉ vì tấm bằng phó tiến sĩ mà không được tăng lương thì xin được trả lại”.

Tận diệt và hủy hoại


(Dân Việt) - Người ta đã đào bới, phá nát cả khu rừng để tìm trầm, thiên nhiên bị tận diệt đến từng gốc cây, hốc đá, nhưng vẫn chưa ai tìm thấy trầm và kỳ nam.
Từ thông tin về một vụ trúng kỳ nam tiền tỷ, cả ngàn người đổ xô về xã Sơn Trung, huyện Khánh Sơn, tỉnh Khánh Hòa để tìm trầm, kỳ nam. Người ta đã đào bới, phá nát cả khu rừng để tìm trầm, thiên nhiên bị tận diệt đến từng gốc cây, hốc đá, nhưng vẫn chưa ai tìm thấy trầm và kỳ nam.
Ở phía Bắc, nghe tin Trung Quốc mua rễ cây sim, hàng ngàn người dân huyện Lộc Bình, tỉnh Lạng Sơn đổ xô lên rừng đào bới kiếm rễ. Để có được mớ rễ sim xuất sang Trung Quốc, đổi lại một mảng rừng bị tàn phá. Không chỉ các loại trầm, kỳ, rễ sim, mà gỗ sưa bán xuất qua Trung Quốc cũng là nguyên nhân gây ra hàng trăm vụ phá rừng. Kiếm được đồng tiền sinh sống, dân mình hủy diệt thiên nhiên, đem cả mạng sống ra để thử thách với rừng. Ăn của rừng bây giờ không chỉ “rưng rưng nước mắt” mà còn cả đổ máu.
Trước đây, thương lái Trung Quốc dụ dỗ mua mèo, thế là dân ta bắt mèo nhà, trộm mèo hàng xóm, mua bán mèo để xuất qua Trung Quốc. Hậu quả là chuột sinh sôi phá hoại mùa màng. Ngư dân một số tỉnh miền Trung, nghe lời ngon ngọt của thương lái Trung Quốc, thu gom hải sản bán với giá cao, tận thu cho bằng hết sinh vật lớn bé trên biển. Làm ăn được vài lần, thương lái Trung Quốc gom hàng rồi biến mất, ngư dân bị lừa nhưng chẳng níu áo ai.
Tóm lại là từ trên rừng, xuống đồng ruộng, ra tới biển, từ hoang tin cho đến thông tin thật liên quan đến thương nhân, thương lái Trung Quốc thời gian qua đều mang lại họa cho dân mình, nước mình. Nếu có lợi thì chỉ lợi nhất thời, dân nghèo kiếm được bát cơm nhưng lâu dài thì phải trả giá rất đắt. Không phải chỉ những người làm ăn, buôn bán gánh chịu mà cả xã hội, cả đất nước nhận hậu quả. Những cánh rừng bị phá tan hoang không thể phục hồi trong vài chục năm.

Breaking News: Khởi tố ông Trần Xuân Giá


HM Blog. Cua Times treo tin cựu BT Trần Xuân Giá bị bắt và giam lỏng tại nhà hơn tuần nay. Dù tin đã cũ nhưng số người vào xem vẫn khá đông. TPO cũng chơi xỏ, đến nhà phỏng vấn. Bác Giá khẳng định là tôi rất buồn. Cua Times ngang như Cua, nhất định không rút bài và xin lỗi. Bài viết kỷ niệm về bác Giá thời xưa vẫn thuộc hàng top hit trên Quê choa và HM. Hôm qua Tiền Phong đưa tin bác bị bắt rồi vội rút xuống, lại còn giả vờ xin lỗi, ngang bằng câu view.
Cuối cùng Tiền Phong lại được lệnh đưa lên. Làm báo nước mình cũng khổ, cứ thò thụt, mất hết cả “tự do”.  Bây giờ thì bác Giá…buồn thật.

Như tôi đã viết “nổi tiếng thì về hưu cũng phải mang theo hào quang của quá khứ”. Chuyện này thật khó vì nó xảy ra với bác Giá. Tôi còn nói “Nếu bị oan hay đạn lạc trong chuyện ACB giữa cuộc bể dâu, trâu bò đánh nhau ruồi muỗi chết, thì nhân cách của vị cựu Bộ trưởng sẽ được người đời tiếp tục che ô, cho dù chỉ là trên thế giới ảo”.
Nếu bác Giá đã vi phạm như  thông báo của nhà cầm quyền thì khó ai còn che ô cho bác bởi “that glittering may not always be gold – những gì lấp lánh chưa chắc đã phải là vàng”.

'Làm nghiêm để lập lại kỷ cương lĩnh vực ngân hàng'


Bình luận về thông tin khởi tố một số bị can nguyên là lãnh đạo ACB, Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam tái khẳng định không có vùng cấm trong việc xử lý các vi phạm ngân hàng.
> Lý do 4 sếp ACB đồng loạt từ nhiệm
> Cựu chủ tịch ACB Trần Xuân Giá bị khởi tố

Thông tin được chờ đợi trong phiên họp báo thường kỳ Chính phủ chiều 27/9 là việc khởi tố 4 bị can đồng phạm với ông Nguyễn Đức Kiên và Lý Xuân Hải về tội cố ý làm trái quy định Nhà nước về quản lý kinh tế, gây hậu quả nghiêm trọng. Những bị can này (gồm Chủ tịch Hội đồng quản trị Ngân hàng Á Châu - ACB Trần Xuân Giá và 3 nguyên Phó chủ tịch Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang) đã phê duyệt cho ông Lý Xuân Hải ủy thác 19 nhân viên gửi 718 tỷ đồng ở ngân hàng khác để hưởng lãi suất cao hơn trần quy định. 

Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam. Ảnh: Nguyễn Hưng
Bộ trưởng - Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam. Ảnh: Nguyễn Hưng
Trả lời báo chí, Bộ trưởng Đam khẳng định quyết định xử lý của cơ quan bảo vệ pháp luật là một trong các hoạt động nhằm lành mạnh hóa hệ thống ngân hàng và trên tinh thần mọi người đều bình đẳng trước pháp luật. Ông nhấn mạnh 4 bị can này bị khởi tố sau khi đã từ nhiệm khỏi vị trí lãnh đạo cấp cao ACB, nên không ảnh hưởng tới hoạt động ngân hàng này.
"Khi các cơ quan có biện pháp xử lý đều đã lường trước các khả năng để đảm bảo ổn định hệ thống và bảo vệ quyền lợi người gửi tiền", Bộ trưởng nói.

Cựu chủ tịch ACB Trần Xuân Giá bị khởi tố


Đọc tin này mình cũng thấy thương bác Giá quá dù mình không đồng tình với nhiều việc làm trước đây của bác, dẫu sao bác cũng là nhà giáo, nhà khoa học và nhất là đã già yếu. Bác Giá lâm vào tình trạng này cũng tại bác không biết dừng đúng lúc. Chuyện bác có sai phạm hay không phải chờ điều tra, tòa án xử lý; mong mọi chuyện tốt lành nhất sẽ đến với bác. Ai cũng biết ở nước mình đầy người sai phạm, chỉ có đã bị lộ hay chưa bị lộ thôi. Pháp lý rơi vào ai thì người ấy phải chịu thôi. Và cũng như bác Hiệu Minh viết, hôm nay bảo đúng, mai bảo sai, ngày kia lại bảo đúng, nên cũng không thể biết chân lý cuối cùng là thế nào. Ở cái nước mình thông tin mờ mờ ảo ảo nên nó vậy mà.
Trường hợp bác Giá cũng như trường hợp một vài anh bạn thân khác của mình cho thấy bài học cuộc đời là đối với chúng ta, những người dân bình thường, không phải vĩ nhân, thì càng nhiều tuổi sẽ càng thiếu sáng suốt, do đó đến tuổi nào đó nên tự nguyện nghỉ ngơi hẳn thôi, giao việc nhà, việc doanh nghiệp, việc nước cho con cháu nó làm. Tham công tiếc việc thì vừa tổn thọ, vừa không được hưởng cái thú của cuộc sống, vừa có thể sai lầm, dẫn đến có thể vi phạm pháp luật.

Bình luận này đã được tôi viết trên Blog Hiệu Minh.


Ông Trần Xuân Giá, cựu chủ tịch HĐQT ngân hàng ACB và 3 cựu phó chủ tịch vừa bị khởi tố tội Cố ý làm trái quy định nhà nước về quản lý kinh tế. 4 người này được cho là đồng phạm với ông Lý Xuân Hải và Nguyễn Đức Kiên.
Chủ tịch ACB Trần Xuân Giá từ nhiệm/ Lý do 4 sếp ACB đồng loạt từ nhiệm/ Nguyên tổng giám đốc ACB bị bắt

 


Ngày 27/9, Bộ Công an cho biết, 4 bị can Trần Xuân Giá, Lê Vũ Kỳ, Trịnh Kim Quang, Phạm Trung Cang bị khởi tố, nhưng được tại ngoại trong quá trình điều tra, cấm đi khỏi nơi cư trú.
Chiều 27/9, tại cuộc họp báo Chính phủ, trong thông tin ngắn gọn về ông Trần Xuân Giá, Bộ trưởng Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Vũ Đức Đam cho biết: "Việc này nằm trong hoạt động nhằm làm lành mạnh hóa hoạt động của ngân hàng trên tinh thần bình đẳng trước pháp luật".
Theo Bộ trưởng Đam, vụ án không ảnh hưởng tới hoạt động của hệ thống ngân hàng. Quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền được đảm bảo.
4 cựu lãnh đạo ACB bị cơ quan điều tra cho rằng đã ra chủ trương ủy thác cho nhân viên dùng tiền của ACB gửi vào các tổ chức tín dụng sai quy định, gây hậu quả nghiêm trọng. Hành vi của họ là đồng phạm với 2 người bị bắt trước đó là cựu tổng giám đốc Lý Xuân Hải và nguyên phó chủ tịch Hội đồng sáng lập Nguyễn Đức Kiên.