Chủ Nhật, 30 tháng 9, 2012

Công trình xây một năm chưa sập: lỗi tại ai?

Bây giờ mới có bài để thư giãn chủ nhật:

Thời gian qua, dư luận cả nước hết sức bất bình trước việc các nhà khoa học tuyên bố đập thủy điện sông Tranh 2 phải tới 3 năm nữa mới biết có sập hay không. Được biết, công trình này được đưa vào sử dụng từ năm 2011, nghĩa là đến nay đã được 1 năm, nhưng vẫn chưa có dấu hiệu nứt gãy.
“Tôi rất thất vọng với các nhà thầu Trung Quốc” – tiến sỹ ngành nứt gãy học Ni-ghen Đề Dông, người đã có nhiều năm nghiên cứu sức bền vật liệu trên các sân cỏ châu Âu, tâm sự – “Từ sân Mỹ Đình cho đến cầu Cần Thơ, tôi đã luôn tin tưởng ở họ. Họ làm cái gì phải nứt ngay, sập ngay, thì dân mới biết mà cảnh giác, báo chí mới có công ăn việc làm, chính quyền mới có cái mà kiểm điểm. Đằng này, xây dựng một năm vẫn chưa nứt, lại phải đợi 3 năm nữa mới biết có sập không, là cái loại công trình gì? Sập thì sập luôn đi cho người ta còn khắc phục chứ!”.

Xây dựng kiểu vô trách nhiệm như thế thì đến bao giờ cái bảo tàng Hà Nội mới sập để xây cái mới?” – nhà sử học Lê Văn Lan tỏ ý buồn rầu.
Vấn đề càng trở nên nổi cộm khi được đặt bên cạnh những nhà thầu trong nước có đạo đức. Đường Lê Văn Lương kéo dài tại Hà Nội mới đây đã xuất hiện một lỗ đen khổng lồ khi mới được xây dựng, chưa có người qua lại, không gây thiệt hại nào về người, khiến người dân các làng Yên Nghĩa và Dương Nội quanh đó mở tiệc suốt 3 ngày 3 đêm, giết gà mổ lợn và bật “Anh hai Cang Nam đây” ăn mừng, là một điểm sáng trong công tác xây dựng nước nhà.
Hiệp hội thợ nề và phu hồ Việt Nam mới đây đã gửi công văn yêu cầu nhà chức trách ra thời hạn nứt gãy cho các công trình xây dựng. “Theo tôi, công trình cấp tỉnh nên ra thời hạn 6 tháng là phải sập. Công trình cấp quốc gia có thể du di trong một năm. Nếu để lâu hơn sẽ gây hoang mang trong dư luận. Sao cái công trình này lại không sập, thật là phi lý?” – ông Lê Văn Phu Hồ, phó chủ tịch hiệp hội rít một hơi thuốc lào, cho biết.

Tại các nước Ả-rập, các công trình xây dựng của Mỹ thường bị những người có trách nhiệm đánh bom vì xây dựng lệch chuẩn, nhiều năm không chịu sập.
Thực trạng các công trình công cộng quá bền không chỉ diễn ra trong ngành xây dựng cơ bản, mà còn tồn tại trong các lĩnh vực xã hội.
Nhà văn Năm Câu, chống chai vodka Lò Đúc xuống bàn để gượng dậy, lè nhè với phóng viên: “Tớ chả thiết sống nữa. Tớ không tiếc công tiếc của lo cho thằng cu lớn đi học, thế mà đã mấy năm nay không thấy có đợt đổi sách giáo khoa nào. Không đổi sách thì tiến bộ thế nào đây?”. Nói rồi nhà văn gục đầu vào giữa ngực cô tiếp viên bên cạnh khóc nức nở.
Được biết, đợt đổi mới gần đây nhất của ngành giáo dục đã diễn ra từ năm học 2006/07, nghĩa là từ khi Man Xi-ti vẫn nghèo rớt mùng tơi, nay Man Xi-ti đã vô địch nước Anh cùng Các-lốt Tê-vét và Ma-ri-ô Ba-li-đeo-lô mà sách giáo khoa chưa đổi mới lần nào, là một vấn đề đáng quan ngại.

Do chậm đổi mới, ngành giáo dục đang bị mất thế độc quyền trên thị trường hủy hoại trí não vào tay một con a-míp
Ông Hoàng Vĩnh Giang, trưởng đoàn thể thao Việt Nam tại các đại hội, cho biết việc chậm trễ thay đổi sách giáo khoa khiến thể lực của đại bộ phận dân Việt Nam xuống dốc. Sau khi ngành này phân ban cấp 3 lần thứ en-nờ, ông đã chờ đợi được thấy ngày bỏ chế độ phân ban (lần thứ en-nờ trừ một), có thể sẽ mang lại cho Việt Nam thêm nhiều vận động viên ném tạ (vốn cần kỹ năng xoay như chong chóng), nhưng mãi vẫn chưa thấy.

Trong khi đó,

Giáo sư Ngô Bảo Châu cho biết ông không biết tính sức bền vật liệu bằng tiếng Trung Quốc như Người Ta.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét