Chủ Nhật, 23 tháng 9, 2012

NGƯỜI QUÂN TỬ TRONG HỌC THUYẾT NHO GIÁO

Nhân đọc bài "Lan man về…quân tử" của Hiệu Minh, xem lại mặt trái của người quân tử:


Nguyễn Biên Thùy
Nho giáo là hệ tư tưởng chính trị chính thống của giai cấp Phong kiến thống trị đã ra đời ở Trung Quốc. Từ thế kỷ 2 tr.CN đến thế kỷ 2 Nho giáo được truyền bá sang Việt Nam và Triều Tiên, vào thế kỷ 6 từ Triều Tiên nho giáo được truyền sang Nhật Bản. Người sáng lập ra nho giáo là Khổng Tử (551-479 tr.CN) chính vì vậy Nho giáo còn được gọi Là Khổng giáo.
Sơ lược tiểu sử Khổng Tử
Khổng Tử, tên thật là Khổng Khâu (vì khi sinh ra đầu Khổng tử có gò rất to thắt ngẵng tạo thành 2 phần rõ rệt phần nhô ra tiếng Hán gọi là khâu, vì vậy cha mẹ đặt luôn tên là Khổng Khâu).
Cha Khổng Tử tên là Thúc Lương Ngột quan võ của nhà Lỗ, do loạn lạc nên đã đổi từ họ Thúc sang họ Khổng. Ông có một vợ cả sinh thành được 9 người con gái (không có con trai). Ở tuổi 66 khi đã quá tuổi cho phép lấy vợ (Trung Quốc thời đó chỉ cho phép đàn ông từ 64 tuổi trở xuống mới được lấy vợ) ông đã lấy vợ hai tên là Nha Thị 16 tuổi. Nha Thị đã sinh ra Khổng Tử.
Truyền miệng rằng: Nha Thị sinh ra Khổng Tử trong một cái hang đá, do thấy hình thù của con trai quá xấu xí, Nha Thị cho con bú xong, lấy khăn quấn kín để gọn trong hang đã đó để chạy về báo tin cho chồng. Khi quay lại thì cả nhà đề thấy trong cửa hang có vết chân hổ, mọi người hốt hoảng xong cũng tìm cách tiếp cận vào trong hang thì lạ thay, con hổ không ăn thịt đưa bé mà lại ngồi liếm lên trán đưa bé để cho đưa bé ngủ say.

Khổng Tử là cha đẻ của Nho giáo
Trước tình trạng loạn lạc của đất nước, đứng trên lập trường của bộ phận cấp tiến trong giai cấp quý tộc nhà Chu, Khổng Tử chủ trương phép tắc của nhà Chu với một nội dung mới nhằm khắc phục tình trạng lễ nghĩa của nhà Chu đang bị đảo lộn.
Kinh điển của Nho giáo có ngũ kinh
- Kinh thị: nói lên trí của con người
- Kinh thư: nói lên sự việc lớn của quốc gia, triều đình
- Kinh lễ: nói lên phẩm chất đạo đức, hạnh kiểm của con người
- Kinh dịch: nói lên lẽ âm dương trong trời đất, sự biến hóa của vũ trụ
- Kinh Xuân Thu: nói lên danh phận của con người.
Đi liền với ngũ kinh là Tứ thư (tứ truyện) là sách để truyền kinh (ngày nay gọi là giáo trình, bài giảng)
- Luận ngữ: Là sách chép lại mọi lời giảng kinh của Khổng Tử
- Mạnh Tử
- Trung dung: thuật ứng xử mềm dẻo của con người
- Đại học: sự học phải vươn tới tầm  cao, rộng
1. Tư tưởng về chính trị-xã hội của Nho giáo
Các nhà Nho đều nhất quán hoài bão về một chế độ xã hội có kỷ cương, thái bình và thịnh trị. Muốn vậy phải chấm dứt được loạn ly. Để chấm dứt được loạn phải thực hiện “chính danh” nên chính danh là tư tưởng cơ bản của chính trị Nho giáo nhằm đưa xã hội loạn trở lại trị.
“Chính danh” là gì?
Danh – nghĩa là tên gọi, chức vụ, địa vị nói lên thứ bậc của một người trong xã hội
Thực - là phận sự của một người bao gồm cả nghĩa vụ và quyền lợi.
Danh và Thực phải phù hợp với nhau, nếu không phù hợp gọi là loạn danh. Danh-thực của mỗi người do các mối quan hệ xã hội quy định.

Mỗi mối quan hệ xã hội được gọi là một luân. Luân nghĩa là một trật tự, đạo cư xử, mỗi mối quan hệ có một luân riêng.
Xã hội có 5 mối quan hệ cơ bản giữa người với người ngọi là ngũ luân
- Quần – Thần (Vua – Tôi)
- Phu – Tử (Cha – con)
- Phu – Thê (Vợ – Chồng)
- Huynh – Đệ (Anh – em)
- Bằng – Hữu (Bè – Bạn)
Từng luân phải xử sự chuẩn mực. Trong 5 mối quan hệ trên thì 3 mối quan hệ đầu là cơ bản nhất được gọi là tam cương
Để chính danh thì tam cương phải đi liền với ngũ thường.

Ngũ thường là 5 cái phải rèn luyện hàng ngày: Nhân-Lễ-Nghĩa-Trí-Tín.
Tam cương đi với ngũ thường được gọi là đạo cương thường.
Để được chính danh thì đạo cương thường phải đi liền với tứ đức.

* Tứ đức đối với nam:
+ Hiếu – chăm sóc phụng dưỡng cha mẹ với lòng kính trọng
+ Đễ – em trai đối với các anh trong gia đình thì phải biết kính nhường, mọi cái đều tập chung cho người anh, giúp người anh đạt được những điều mong muốn, sẵn sàng hi sinh mình để cho anh phát triển.
+ Trung – trung thực với cả chính mình và mọi người, chỉ nói những điều được phép nói, không nói những điều không được phép.
+ Tín – nói lời phải giữ lời.
* Tứ đức đối với nữ:
+ Công: là khéo tay hay làm, khéo tay mà lười thì không gọi là công, hậu đậu mà hay làm cũng chỉ là phá hoại mà thôi.
+ Dung: là cái đẹp, phải biết làm đẹp cho mình, giữ một dung nhan chuẩn mực, phải chú ý chỉnh trang từ cử chỉ, nét mặt điệu đi, dáng đứng.
+ Ngôn: nói năng nhẹ nhàng, dịu dàng, chừng mực.
+ Hạnh: là đức hạnh, tính nết tốt

Riêng đối với phụ nữ phải thực hiện thêm đạo tam tòng:
- Tại gia tòng phụ: vâng lời cha, nghe lời cha, cha mẹ dựng vợ gả chồng thì cứ thế mà lấy.
- Xuất giá tòng phu: vâng lời chồng, nghe lời chồng.
- Phu tử tòng tử: chồng chết thì theo con, thủ tiết thờ chồng nuôi con.

Để đạt được chính danh, Nho giáo không dùng pháp trị mà dùng đức trị, dùng lý luận đạo lý để điều hành bộ máy xã hội, trung tâm của đạo đức nho giáo là đức nhân.
2. Tư tưởng về con người
Các nhà nho đều tập trung toàn bộ trí tuệ để xây dựng một hình mẫu con người lý tưởng với những chuẩn mực đạo đức đáp ứng trật tự cai trị kiểu phương đông. Họ phân loại người trong xã hội thành 2:

* Người quân tử:
- Là người luôn có đủ các đức ngũ thường: nhân-lê-nghĩa-trí-tín. Cụ thể là người quân tử nắm được mệnh trời, sống theo mệnh trời. Khổng Tử dạy, không biết mệnh trời thì chẳng có thể làm được quân tử.
- Nỗ lực chăm lo, tu dưỡng đạo đức.
- Khiêm tốn.
- Cẩn thận, nhân ái, có trách nhiệm, kính trên nhường dưới, sống thân ái và hòa đồng với mọi người.
* Người quân tử phải đạt được 9 tiêu chuẩn:
+ Khi nhìn: để ý nhìn cho minh bạch, nhìn tập trung, tỏ tường
+ Khi nghe: lắng tai nghe cho rõ ràng, tập trung nghe, nghe thẳng mọi điều, nghe chưa rõi thì hỏi lại.
+ Sắc mặt: phải giữ cho ôn hòa, vui vẻ, niềm nở với mọi người.
+ Tướng mại: giữ cho khiêm cung (khiêm nhường và cung kính) không nịnh bợ cấp trên, không chèn ép bắt nạt người dưới.
+ Nói năng: giữ bề trung thực
+ Làm việc: trọng sự kính cẩn, cẩn trọng, kính trọng và không sơ xuất với việc mình làm.
+ Có điều nghi hoặc: thì phỏi hỏi han, người quân tử hễ điều gì không biết thì cứ để trống đã chứ không nói liều.
+ Khi giận: thì nghĩ đến hoạn nạn có thể xảy ra, không nên cả giận lấp khôn.
+ Khi thấy lợi liền phải nghĩ tới nghĩa.
Đã là người quân tử thì phải tỏa đức sáng ngày càng rộng, càng cao cho thiên hạ. Muốn vậy người quân tử phải nhận biết được cái thang 8 bậc để mà phấn đấu:
- Cách vật: phải từ sự vật, tiếp xúc với sự vật, nghiên cứu, xem xét đến nơi, đến chốn để biết sự phải trái ở đâu.
- Trí tri: thấu hiểu, suy xét đến cùng điều mình biết, tinh thông nghề nghiệp.
- Thành ý: ý thành thật, không được dối mình
- Chính tâm: lòng ngay thẳng chính trực
- Tu thân: tu sửa thân mình, tu chỉnh bản thân, có sai thì sửa ngay, không được bảo thủ. Tu thân phải là việc làm hàng ngày.

Trong học thuyết của Nho giáo, cái gì được coi là tốt đẹp, tiêu biểu cho một con người đều được quy vào người quân tử nên người quân tử chưa nói mà người ta đã tin, chưa hành động mà người ta đã kính. Người quân tử nhất cử, nhất động đều đời đời được thiên hạ ca ngợi, mọi hành vi đều đời đời được noi theo, mọi lời nói đều được thiên hạ bắt chước, kẻ ở xa thì đem lòng tưởng vọng, người ở gần thì không thấy chán.
Mặt trái của người quân tử là:
- Quân tử là người có lễ giáo, tôn ti chặt chẽ đến mức rườm rà trong cộng đồng xã hội, có muôn vàn sợi dây trói buộc con người một cách nghiệt ngã.
Nho giáo cho rằng sự vô gia cư là nỗi bất hạnh nhất của con người và phân ra 4 loại người vô gia cư:
+ Quan: là người đàn ông lớn tuổi mà không có vợ, quan phu là người đàn ông vợ chết.
+ Quả: người phụ nữ lớn tuổi không có chồng, quả phụ là người phụ nữ chồng chết.
+ Cô: con cái mồ côi cha mẹ
+ Độc: già mà không có con, không nơi nương tựa.
- Quân tử là người dĩ hòa vi quý, lấy hòa làm lẽ sống nên trung dung trong mọi hoàn cảnh, mọi thời điểm và cuối cùng đi đến chỗ lựa gió xoay chiều. Trong đấu tranh chính trị phức tạp, quân tử thường giữ thái độ cân bằng, nước đôi, ba phải, nửa vời, thỏa hiệp. Đây chính là mầm mống, cơ sở cho chủ nghĩa cơ hội hiện nay. Quân tử là người không gắn với ai cũng chẳng chống ai nên Nho giáo dạy con người hãy lấy đạo trung dung làm lẽ sống thường ngày. Như vậy quân tử sẽ đi đến trung gian, trung lập, trung hòa với mọi người về mặt này, quân tử là người hòa và yên. Hòa với bên ngoài để yên cho bản thân nên quân tử là người vĩ kỷ.
- Quân tử là người thủ cựu, giữ nếp cổ xưa, phục cổ, xu hướng quay về xa xưa, quân tử là người hoài cổ, hiếu cổ, sung cổ, sính cổ nên quân tử là người luyến tiếc quá khứ, quên hiện tại, chẳng màng tới tương lai. Rút cuộc, quân tử trọng xưa hơn nay, truyền thống hơn hiện đại, quá khứ hơn hiện tại. Như vậy, quân tử là người bảo thủ, trì trệ, không chịu đổi mới, không chịu làm cách mạng.
- Quân tử là người không có đạo đức lao động, không bao giờ nói đến lao động sản xuất, thậm trí, khinh bỉ lao động chân tay. Nho giáo chỉ đề cao một chiều là lao tâm mà khinh thường lao lực.
Tóm lại: hình mẫu con người lý tưởng của nho giáo là con người tha hóa, không phải là người hiện thực. Thực chất quân tử là con người thuộc tầng lớp quý tộc, là những người nắm quyền hành trong xã hội đối lập với đông đảo người dân lao động mà nho giáo gọi là tiểu nhân. Vì vậy, nho giáo cũng phác họa một hình mẫu con người tha hóa ở dạng tiểu nhân.
* Kẻ tiểu nhân:
- Tiểu nhân phải yên thân, yên phận và lấy người quân tử làm chuẩn theo mệnh trời đã định, phải biết an bài với số phận, nếu cưỡng lại số phận sẽ khổ cực hơn.
- Tiểu nhân suốt đời phải noi theo người quân tử
- Tiểu nhân phải tỏ ra dễ sai khiến đối với người quân tử
- Tiểu nhân phải ra sức làm lụng để nuôi người quân tử.
Như vậy, tiểu nhân là người nhỏ mọn, người không có tư cách, khả năng làm nên việc gì đó đáng kể.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét