cũng là một dịp để nhớ lại những lần về An Giang nên lưu lại.
HM Blog. Bài viết của bác Nguyễn Minh Nhị, cựu Chủ tịch tỉnh An Giang. Bài viết dưới 1000 chữ, không ngờ Chủ tịch tỉnh mà viết xúc tích thế, ngắn gọn rất hợp với blog. Xin cảm ơn bác và KTS Trần Thanh Vân đã gửi email bài này.
Công luận đang lên án và báo nguy về hiện tượng giả dối (nói dối – nói dóc) đang làm lung lay nền tảng đạo đức xã hội.
Báo Tuổi trẻ hỏi ý kiến tôi về việc nầy. Tôi từ chối vì tự thấy mình cũng từng có “nói dối”. Sau khi “từ chối”, tự nhiên tôi thấy đó là lý do có những dòng sau đây.
Nói dối có nguồn gốc xã hội sâu xa hàng ngàn năm, xuất phát từ phản ứng tự vệ của con người trong ngàn năm bị kẻ thù tàn bạo, nham hiểm và đầy giả dối đang tiến hành đồng hóa dân tộc ta. Không nói dối làm sao tồn tại để phục hồi dân tộc – quốc gia cuối thế kỷ thứ X đầu thế kỷ XI.
Dưới chế độ thực dân, đế quốc dân ta lại tiếp tục nói dối để tự bảo vệ bản thân, bảo mật tổ chức. Nói dối với kẻ thù, với người quen mà mình chưa tin là “nói dối lành tính”, nói dối do hoàn cảnh như trời đang mưa lại xuất hiện sương mù để dự báo sẽ có nắng ráo. Đó là “Dóc phản vệ”.
Nói dóc với kẻ thù thì cũng dễ nói dóc với người khác, kể cả người thân. Đó là điều dễ hiểu.
Thời bao cấp, nhà ăn thịt gà nhưng sợ hộ bên cạnh biết sẽ nhận xét nên mới có việc dùng kéo cắt thịt thay vì để trên thớt dùng dao chặt thịt. Bây giờ quen rồi, dùng kéo cắt thịt, làm cá … đâm ra tiện lợi. Đó là “phản ứng phụ” của liều thuốc “phản vệ” không có gì lạ.
Cái lạ và đáng suy nghĩ, báo nguy là trong chế độ ta, những cái giả dối từ lời nói đến việc làm bắt nguồn từ thượng tầng chi phối.
Trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc trước kia, không có địa chủ theo qui định phần trăm trên đầu nông hộ cũng phải “tìm” cho ra tên cụ thể cho đạt chỉ tiêu.
Thi đua là yêu nước, nhưng vì muốn mình yêu nước nhiều hơn người khác thì phải tô hồng, vo tròn (nói dối) thành ra thi đua trệch hướng hoài mà gò lại không được.
Bộ giáo dục từ “nói không với bịnh thành tích” thì thi tốt nghiệp phổ thông năm ấy chỉ đậu 50 – 70%. Lại thi đua, tăng dần lên, năm nay đạt từ 90 đến 100% (?). Học bổ túc, học tại chức làm gì bằng học phổ thông, học chánh qui. Vậy mà bằng nào cũng có gía trị như nhau.
Trong hoàn cảnh chiến tranh hay khi dân ta mới thoát nạn mù chữ thì chủ trương và chánh sách ấy hoàn toàn phù hợp.
Thế hệ ấy (ông, cha) nay không về hưu thì cũng thành thiên cổ, vậy mà con cháu tiếp tục làm vậy nữa thì trách sao nó không lùn xuống so với ông cha chớ đừng nói với hội nhập với người ta ở thế kỷ XXI.
Cơ quan chủ trương có thể bảo lưu và buộc các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc “san bằng trí tuệ” nầy, nhưng anh thu nhận được bao nhiêu lao động, số còn lại ai thu. Mà ngay như đã có tỉnh, có cơ quan họ chủ trương công khai ( nhưng phần nhiều là bí mật) là không tuyển số đó vậy mà cũng chưa thức tỉnh.
Còn doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài thì cái bằng tốt nghiệp đối với họ chỉ là “chứng chỉ” để vào cửa phỏng vấn hoặc thử việc thôi.
Có tin ở Bình Dương công khai không nhận lao động 4 tỉnh Bắc Trung bộ nghe đau lòng quá nhưng bắt tội doanh nghiệp được không?
Còn nạn bằng giả làm sao mà chấm dứt được ít nhất là trong mười năm tới, khi mà qui hoạch cán bộ phải có mấy bằng mới đủ chuẩn, mà bằng nào cũng có giá trị như nhau.
Bây giờ lợi dụng “kinh tế thị trường”, nói dối đi đôi với làm dối thì hốt bạc vô biên nên biết bao dự án gây thiệt hại ngân sách, tàn phá môi trường, đánh vào lòng dân rất thê thảm.
Đây thật sự là những “đám khói đồng” do người đốt chớ không phải là “màng sương mù” như nói trên.
Một hiện tượng hai bản chất như hai số giống nhau nhưng mỗi số mang dấu + (dương) – (âm) khác nhau. Cái lằn ranh mong manh giữa sương và khói ấy nếu không sớm nhận ra thì “khói đốt đồng” sẽ ngày càng đen kịt che hết ánh sáng mặt trời, mầm đạo đức sao còn đất sống?.
Cái làn ranh mong manh ấy chỉ có cấp vĩ mô mới có quyền nhận ra và mới có quyền điều chỉnh. Mọi quan hệ xã hội và gia đình: cha con, thầy trò, anh em, bạn bè, cấp trên cấp dưới… đếu theo hướng điều chỉnh đó.
Nếu ai cũng tự kiểm thấy mình có ít nhất một lần nói dối thì cũng không nên đổ lỗi dần lân, nào là do nhà trường, do gia đình, do xã hội…Đều đúng cả, nhưng theo tôi là không trúng.
Vì không trúng nên bao nhiêu liều thuốc đặc trị rồi, con bệnh càng lờn thuốc nên càng ranh ma hơn như “cải cách giáo dục” mấy lần rồi mà Hội nghị TW 5 vừa rồi chủ trương “phải đổi mới toàn diện và triệt để”; học tập Bác qua mấy nhiệm kỳ đại hội rồi mà sao người không làm theo Bác “bị lộ” càng nhiều hơn để Hội nghị TW 4 phải ra Nghị quyết đánh động toàn Đảng, toàn dân?.
Tác giả NGUYỄN MINH NHỊ
Long Xuyên, ngày 10/10/2012.
Công luận đang lên án và báo nguy về hiện tượng giả dối (nói dối – nói dóc) đang làm lung lay nền tảng đạo đức xã hội.
Báo Tuổi trẻ hỏi ý kiến tôi về việc nầy. Tôi từ chối vì tự thấy mình cũng từng có “nói dối”. Sau khi “từ chối”, tự nhiên tôi thấy đó là lý do có những dòng sau đây.
Nói dối có nguồn gốc xã hội sâu xa hàng ngàn năm, xuất phát từ phản ứng tự vệ của con người trong ngàn năm bị kẻ thù tàn bạo, nham hiểm và đầy giả dối đang tiến hành đồng hóa dân tộc ta. Không nói dối làm sao tồn tại để phục hồi dân tộc – quốc gia cuối thế kỷ thứ X đầu thế kỷ XI.
Dưới chế độ thực dân, đế quốc dân ta lại tiếp tục nói dối để tự bảo vệ bản thân, bảo mật tổ chức. Nói dối với kẻ thù, với người quen mà mình chưa tin là “nói dối lành tính”, nói dối do hoàn cảnh như trời đang mưa lại xuất hiện sương mù để dự báo sẽ có nắng ráo. Đó là “Dóc phản vệ”.
Nói dóc với kẻ thù thì cũng dễ nói dóc với người khác, kể cả người thân. Đó là điều dễ hiểu.
Thời bao cấp, nhà ăn thịt gà nhưng sợ hộ bên cạnh biết sẽ nhận xét nên mới có việc dùng kéo cắt thịt thay vì để trên thớt dùng dao chặt thịt. Bây giờ quen rồi, dùng kéo cắt thịt, làm cá … đâm ra tiện lợi. Đó là “phản ứng phụ” của liều thuốc “phản vệ” không có gì lạ.
Cái lạ và đáng suy nghĩ, báo nguy là trong chế độ ta, những cái giả dối từ lời nói đến việc làm bắt nguồn từ thượng tầng chi phối.
Trong cải cách ruộng đất ở miền Bắc trước kia, không có địa chủ theo qui định phần trăm trên đầu nông hộ cũng phải “tìm” cho ra tên cụ thể cho đạt chỉ tiêu.
Thi đua là yêu nước, nhưng vì muốn mình yêu nước nhiều hơn người khác thì phải tô hồng, vo tròn (nói dối) thành ra thi đua trệch hướng hoài mà gò lại không được.
Bộ giáo dục từ “nói không với bịnh thành tích” thì thi tốt nghiệp phổ thông năm ấy chỉ đậu 50 – 70%. Lại thi đua, tăng dần lên, năm nay đạt từ 90 đến 100% (?). Học bổ túc, học tại chức làm gì bằng học phổ thông, học chánh qui. Vậy mà bằng nào cũng có gía trị như nhau.
Trong hoàn cảnh chiến tranh hay khi dân ta mới thoát nạn mù chữ thì chủ trương và chánh sách ấy hoàn toàn phù hợp.
Thế hệ ấy (ông, cha) nay không về hưu thì cũng thành thiên cổ, vậy mà con cháu tiếp tục làm vậy nữa thì trách sao nó không lùn xuống so với ông cha chớ đừng nói với hội nhập với người ta ở thế kỷ XXI.
Cơ quan chủ trương có thể bảo lưu và buộc các cơ quan, doanh nghiệp nhà nước thực hiện việc “san bằng trí tuệ” nầy, nhưng anh thu nhận được bao nhiêu lao động, số còn lại ai thu. Mà ngay như đã có tỉnh, có cơ quan họ chủ trương công khai ( nhưng phần nhiều là bí mật) là không tuyển số đó vậy mà cũng chưa thức tỉnh.
Còn doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nước ngoài thì cái bằng tốt nghiệp đối với họ chỉ là “chứng chỉ” để vào cửa phỏng vấn hoặc thử việc thôi.
Có tin ở Bình Dương công khai không nhận lao động 4 tỉnh Bắc Trung bộ nghe đau lòng quá nhưng bắt tội doanh nghiệp được không?
Còn nạn bằng giả làm sao mà chấm dứt được ít nhất là trong mười năm tới, khi mà qui hoạch cán bộ phải có mấy bằng mới đủ chuẩn, mà bằng nào cũng có giá trị như nhau.
Bây giờ lợi dụng “kinh tế thị trường”, nói dối đi đôi với làm dối thì hốt bạc vô biên nên biết bao dự án gây thiệt hại ngân sách, tàn phá môi trường, đánh vào lòng dân rất thê thảm.
Đây thật sự là những “đám khói đồng” do người đốt chớ không phải là “màng sương mù” như nói trên.
Một hiện tượng hai bản chất như hai số giống nhau nhưng mỗi số mang dấu + (dương) – (âm) khác nhau. Cái lằn ranh mong manh giữa sương và khói ấy nếu không sớm nhận ra thì “khói đốt đồng” sẽ ngày càng đen kịt che hết ánh sáng mặt trời, mầm đạo đức sao còn đất sống?.
Cái làn ranh mong manh ấy chỉ có cấp vĩ mô mới có quyền nhận ra và mới có quyền điều chỉnh. Mọi quan hệ xã hội và gia đình: cha con, thầy trò, anh em, bạn bè, cấp trên cấp dưới… đếu theo hướng điều chỉnh đó.
Nếu ai cũng tự kiểm thấy mình có ít nhất một lần nói dối thì cũng không nên đổ lỗi dần lân, nào là do nhà trường, do gia đình, do xã hội…Đều đúng cả, nhưng theo tôi là không trúng.
Vì không trúng nên bao nhiêu liều thuốc đặc trị rồi, con bệnh càng lờn thuốc nên càng ranh ma hơn như “cải cách giáo dục” mấy lần rồi mà Hội nghị TW 5 vừa rồi chủ trương “phải đổi mới toàn diện và triệt để”; học tập Bác qua mấy nhiệm kỳ đại hội rồi mà sao người không làm theo Bác “bị lộ” càng nhiều hơn để Hội nghị TW 4 phải ra Nghị quyết đánh động toàn Đảng, toàn dân?.
Tác giả NGUYỄN MINH NHỊ
Long Xuyên, ngày 10/10/2012.
Hiệu Minh says:
Em bảo: “Anh đi đi”
Sao anh không đứng lại ?
Em bảo: “Anh đừng đợi”
Sao anh vội về ngay ?
Sao anh không đứng lại ?
Em bảo: “Anh đừng đợi”
Sao anh vội về ngay ?
1
0
Đánh giá comment
- Ối trời, gần 30 năm nay mới được nhìn thấy bài thơ này. Đây bài tôi thuộc nhất vì trong suốt 5 tháng học quản lý kinh tế cao cấp ở SG ngày nào cũng phải nghe. Lớp này do chuyên gia Liên Xô dạy; nghe nói khóa 1 năm 1976 chỉ dành cho các vị trong BCT, khóa 2 năm 1977 dành cho các UVTW. Tôi học khóa 9 năm 1984, tổ chức tại trụ sở cũ của trường hành chính quốc gia của chế độ trước trên đường 3 tháng 2 bây giờ. Nhờ học khóa này mà lần đầu tiên tôi được đi thăm Long Xuyên, Châu Đốc… mấy ngày trong chuyến đi tìm hiểu thực tế do lớp tổ chức. Chuyến đi để lại rất nhiều ấn tượng vì được chính các bác lãnh đạo tỉnh An Giang đang học trong lớp là người dẫn đường, hướng dẫn tham quan…
Cơ sở vật chất của trường hành chính quốc gia cũ hồi đó rất tốt, tiện nghi ăn ở đều tuyệt vời, có nhiều dụng cụ chơi thể thao, nhất là có 2 cái sân tennis và sân bóng chuyền sau tòa nhà chính. Nhờ học ở đây nên tôi mới biết thế nào là chơi tennis…
Hồi đó có 2 điều làm tôi nhớ mãi. Một là, rất nhiều nhân viên phục vụ ở trường trước đây là chiến sĩ biệt động Sài Gòn. Họ đã vào sinh ra tử, sẵn sàng hy sinh vì sự nghiệp thống nhất đất nước; nhưng sau khi thống nhất thì thế nào ? Vì từ bé chỉ biết đánh nhau nên không được học hành, bằng cấp không có… nên thất nghiệp. Thế là nhà nước bố trí cho vào làm lao công phục vụ ở đây. Nhìn họ hàng ngày vất vả chẻ củi, trồng hoa, lo cơm nước cho học viên, tôi thấy thương quá. Ngoài họ, cũng có một số cháu là con em họ được tuyển vào phục vụ trong trường. Các cô thiếu nữ được tuyển vào đây đều rất xinh.
Hai là, cũng như chuyện 1 cô gái SG mê bác HM quá, tôi cũng thấy sao mà các cô gái Sài Gòn thích các chàng trai từ HN vào thế. Bản thân tôi cũng bị nhiều cô tán công khai ngay từ khi mới chập chững vào trường. Các cô gái SG giọng thì ngọt, chiều chuộng thì hết lòng, thi ca thì lai láng, chép đầy vào sổ đưa tặng các chàng trai nhưng có mấy chàng trai chịu đọc. Đã là trai, cũng như bác HM, bị gái cưa thì chắc chắn phải đổ, tôi cũng vậy, nên ngày nào cũng được một em ngồi sau xe đạp (do em cho mượn trong suốt khóa học) rót vào tai nên cuối cùng cũng phải thuộc và nhớ cả đời. Sau này ra Bắc, bận rộn, ghét thi ca (vì quá ghét cái đám đại đại bồi bút chuyên ca ngợi thơ lãnh tụ) và nhất là chẳng thấy ai đọc lại mấy câu thơ trên, nhưng tôi thì nhớ mãi. Xin bổ sung thêm 2 câu:Sao anh vội về ngay ?
Lời nói thoảng gió bay,
Sao mà ghét anh thế…Sau đó tất nhiên lưng tôi bị đấm thùm thụp.Còn đây là bài thơ của Puskin:Em bảo anh đi đi
Sao anh không dừng lại
Em bảo anh dừng lại
Sao anh vội về ngayLời nói thỏang gió bay
Đôi mắt huyền đẫm lệ
Sao mà anh ngốc thế
Chẳng nhìn vào mắt emSao mà anh ngốc thế
Chẳng nhìn vào mắt em
Chẳng nhìn vào mắt sầu
Chẳng nhìn vào mắt sâuNhững chuyện buồn qua đi
Xin anh không nhắc lại
Em ngu khờ vụng dại
Anh mơ mộng viển vôngĐời sống nghiệt ngã không
Cho chúng mình ấm mộng
Thì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sôngThì thôi xin gửi sóng
Đưa tình về cuối sông
Đưa tình về với mộng
Đưa tình về cõi không30
Đánh giá comment
con số này nói lên điều gì?
Bài viết của bác không dùng nhiều ngôn từ đao to búa lớn, phân tích mộc mạc từ thực tiễn và chứng tỏ một cái nhìn sâu sắc, những suy nghĩ tâm huyết. Tiếc là những người như bác có nhưng quá ít, và chúng ta thiếu một cơ sở cho những người như bác được phát huy năng lực của họ cho dân, cho đất nước.
Nhớ tác phẩm Phố của Chu Lai em nhớ láng máng ông ấy viết về một thời đai: người ngay sợ kẻ gian, điều ác lên ngôi…sự dối trá công nhiên thách thức…
Anh xem chỗ vote trên đó đó, tỷ lệ giữa nói dối và nói thật ngang bằng nhau đó, chứng tỏ là có sự song hành giữa nói dối( theo bản năng, hay có mục đích) và nói thật vậy cho nên mới cần pháp luật điều chỉnh hay song song là những quy tắc đạo đức để hạn chế dối trá…Dù ai dối ngả dối nghiêng thì ta vẫn “vững như kiềng ba chân” anh Lai Tran Mai à…
Còn tôi thì rất yêu câu thơ của Tố Hữu: “4000 năm ta vẫn là ta”. Và bây giờ thì thêm 2 cụm từ của bạn: “Kiên cường bất khuất như dạo mới vào đây”, “dù ai dối ngả dối nghiêng thì ta vẫn “vững như kiềng ba chân” bạn Hà Linh à.
Thế cho nên mới cách đây 2-3 hôm thôi, khi đọc bài “Chữ Tín cũng… có chân”, mặc dù rất kính trọng chị Kim Dung và trước đó 100% còm đều khen, tôi vẫn nhận xét thẳng: “Bài viết dài lê thê, liệt kê sự kiện… Đọc chán quá”.
Tuy nhiên, có những trường hợp tôi cũng tôn trọng tỷ lệ 50/50 của chị lắm, ví như khi còm bên HL blog đấy. Ai dại gì nói toàn sự thật với cô chủ lúc nào cũng mơ theo trăng và vơ vẩn cùng… hoa với bướm chứ, đúng không nào ?