Thứ Hai, 15 tháng 10, 2012

(2) ĐỜI SỐNG VĂN NGHỆ THỜI ĐẦU ĐỔI MỚI


 ĐỜI SỐNG VĂN NGHỆ
THỜI ĐẦU ĐỔI MỚI

Tư liệu
LẠI NGUYÊN ÂN và NGUYỄN THỊ BÌNH

PHẦN MỘT
Tiểu dẫn
Trong phần này Sưu tập muốn phản ánh những tiếng nói hưởng ứng đổi mới khi phong trào được phát động tại Đại hội VI Đảng cộng sản Việt Nam.
Sự kiện được giới văn nghệ sĩ thừa nhận như biểu tượng là cuộc gặp giữa Tổng Bí thư Đảng Nguyễn Văn Linh với một số đại biểu văn nghệ sĩ. Tuyên bố "cởi trói" cho văn nghệ mà người đứng đầu ban lãnh đạo Đảng tuyên bố tại cuộc gặp gỡ này được xem như lời phát động cho phong trào đổi mới văn nghệ.
Đoạn đầu của phần này gồm bài tường thuật cuộc gặp gỡ nói trên, bản ghi bài nói của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh, các bài phát biểu của văn nghệ sĩ, trí thức tham gia cuộc gặp gỡ đó.
  1. Hai ngày đáng ghi nhớ mãi  (Văn Nghệ, 17-10-1987) - Tường thuật cuộc gặp gỡ của Tổng Bí thư Nguyễn Văn Linh với gần 100 văn nghệ sĩ trong hai ngày 6 và 7 tháng 10 năm 1987
  2. Nguyễn Hồng Phong - Để văn nghệ ta có được nhiều đỉnh cao và phong phú (Văn Nghệ 5-12-1887)
TIỂU DẪN
Trên thực tế, giới văn nghệ sĩ lên tiếng về đổi mới từ khá sớm, từ đầu những năm 1980, khi họ, trên thực tế, đã tham gia cuộc tranh luận có quy mô rộng về kinh tế, xã hội bằng các sáng tác phim truyện, phim tài liệu, kịch, phóng sự, tiểu thuyết... Khi Đảng chuẩn bị Đại hội VI với việc phát động "đổi mới tư duy, nhìn thẳng vào sự thật", hầu hết văn nghệ sĩ đã hưởng ứng tích cực và đồng thời tìm thấy ở đấy con đường đưa sáng tác văn nghệ thoát khỏi tình trạng trì trệ và công thức, giáo điều.
Dưới đây, những người làm Sưu tập này tập hợp những phát biểu của văn nghệ sĩ, trí thức trên một số tờ báo của giới văn nghệ từ đầu năm 1987 đến trước Đại hội Hội nhà văn Việt Nam lần thứ IV, cuối năm 1989. Các phát biểu này xuất hiện trên báo chí đương thời trong các loại bài mục khác nhau, có khi trực tiếp là bài viết của các tác giả, có khi là trả lời phỏng vấn do các phóng viên ghi lại, v.v... song đều cho thấy những suy nghĩ của mỗi người với tư cách là văn nghệ sĩ, trí thức, về nhu cầu đổi mới, về nội dung đổi mới trong văn hóa văn nghệ.
  1. Hà Xuân Trường - Văn học, nghệ thuật trong đổi mới tư duy (Văn Nghệ 1-1987)
  2. Nguyên Ngọc - Đổi mới trước hết là sự tỉnh táo (Văn Nghệ 17-1-87)
  3. Hoàng Ngọc Hiến - Trước hết là đổi mới cách nhìn (Văn Nghệ 17-1-87)
  4. Ngô Ngọc Bội - Đổi mới tư duy là cuộc cách mạng tự thân (Văn Nghệ 31-1-87)
  5. Hữu Thỉnh - Đổi mới để hay, để làm sáng rõ bản sắc (Văn Nghệ 17-1-87) 
  6. Nguyễn Khải - Nhà báo (Văn Nghệ 4-7-87)
  7. Ngô Thảo - Khi thực tiễn lên tiếng (Văn Nghệ 4-7-87)
  8. Nguyên Ngọc - Về cái tiêu cực và cái tích cực (Văn Nghệ 18-7-87)
  9. Nguyễn Khắc Viện - Câu chuyện cũ mới (Văn Nghệ 25-7-87)
  10. Nguyễn Văn Bổng - Cái mới trong văn nghệ (Văn Nghệ 1-8-87)
  11. Thanh Tịnh - "Những việc cần làm ngay" (Văn Nghệ 15-8-87)
  12. Nguyễn Trọng Oánh - Vài ý kiến tản mạn (Văn Nghệ 15-8-87)
  13. Thanh Thảo - Thơ - can đảm và đoàn kết (Văn Nghệ 22-8-87)
  14. Nguyễn Bùi Vợi - Hình thức và nội dung (Văn Nghệ 29-8-87)
  15. Nguyễn Duy - Phỏng vấn cụ Nguyễn Tuân (Văn Nghệ 29-8-87)
  16. Giang Nam - Cần một đại hội thật sự dân chủ (Văn Nghệ 5-9-87)
  17. Vũ Tú Nam - Cần có sự tổng kết dân chủ và khoa học (Văn Nghệ 5-9-87)
  18. Bùi Minh Quốc - Cuộc sống hôm nay và trách nhiệm của thơ (Văn Nghệ 12-9-87)
  19. Huy Phương - Tiếng nói của văn học (Văn Nghệ 12-9-87)
  20. Trần Văn Giàu - Mấy đề nghị (Văn Nghệ 19-9-87)
  21. Lê Đình Kỵ - Ôn cũ để đổi mới (Văn Nghệ 19-9-87)
  22. Tô Hoài - Cần có những giải thưởng văn học (Văn Nghệ 25-9-87)
  23. Phạm Hổ - Trở lại vấn đề thái độ xã hội (Văn Nghệ 3-10-87)
  24. Văn Hồng - Không thể mặc kệ chúng nó! (Văn Nghệ 3-10-87)
  25. Phan Hồng Giang - Nên có một nghĩa trang dành cho các nhà văn hoá (Văn Nghệ 10-10-87)
  26. Nguyễn Kiên - Để tạo nên những giá trị tinh thần (Văn Nghệ 10-10-87)
  27. Trần Độ - Đôi điều tâm sự (Văn Nghệ 24-10-87)
  28. Vân Long - Nghĩ về thơ hôm nay (Văn Nghệ 21-11-87)
  29. Lại Nguyên Ân - Để có cái mới... (Văn Nghệ 9-1-88)
  30. H. N. - Hội thảo văn học ở Bình Trị Thiên (Văn Nghệ 9-1-88)
  31. Hoàng Phủ Ngọc Tường - Lẽ công bằng (Văn Nghệ 9-1-88)
  32. Xuân Hoàng - Hãy tự cứu mình! (Văn Nghệ 23-1-88)
  33. Hoàng Vũ Thuật - Bản lĩnh của sự lựa chọn (Văn Nghệ 23-1-88)
  34. Nguyễn Trọng Tạo - Cái giá của văn học (Văn Nghệ 23-1-88)
  35. Hồng Nhu - Vẻ đẹp của nỗi đau buồn trong thơ (Văn Nghệ 23-1-88) 
  36. Hồ Ngọc Đại - Có dám làm một cuộc cải cách giáo dục thật sự? (Văn Nghệ 20-2-1988)
  37. Nguyễn Đăng Mạnh - Để có một hội nghề nghiệp thật sự (Văn Nghệ 5-3-1988)
  38. Trần Độ - Đổi mới tư duy trong công tác phát hành sách (Văn Nghệ 12-3-1988)
  39. Hoàng Yến - Cuộc hành trình đi vào sáng tạo (Văn Nghệ 12-3-1988) 
  40. Trần Bạch Đằng - Phiếm luận về văn học nghệ thuật (Văn Nghệ 23-4-1988)
  41. Thiếu Mai - Cần phát huy vai trò của phê bình văn học (Văn Nghệ 7-5-1988)
  42. Hoàng Minh - Suy nghĩ và ước mong của một người đọc (Văn Nghệ 14-5-1988)
  43. Phùng Văn Tửu - Những nét mới trong lý luận phê bình (Văn Nghệ 21-5-1988) 
  44. Phạm Mạnh Hùng - Thuý Toàn - Dịch văn học - những vấn đề (Văn Nghệ 21-5-1988)  
  45. Nông Quốc Chấn - Dân chủ trong văn nghệ (Văn Nghệ 21-5-1988)   
  46. Phạm Xuân Nguyên - Cái hèn của người cầm bút (Sông Hương 5-1988)
  47. Minh Huệ - Cách làm đại hội cũng phải mới (Văn Nghệ 21-5-1988)   
  48. Dương Thu Hương - Lớp người viết tứ tuần phải có vai trò rõ rệt hơn (Văn Nghệ 4-6-1988)
  49. Trần Đĩnh - Đổi mới cái tâm (Văn Nghệ 4-6-1988)
  50. Lê Công Thành - Hy vọng ở các đại hội (Văn Nghệ 9-7-1988)
  51. Diệp Minh Tuyền - Cần đổi mới cơ chế Hội Nhà văn (Văn Nghệ 16-7-1988)
  52. Phong Lê - Lại bình về giá trị của "chất xám" (Văn Nghệ 16-7-1988)
  53. Nguyễn Trọng Tín - Thử nhìn lại mình (Văn Nghệ 30-7-1988)
  54. Ngô Thảo - Nên chăng? (Văn Nghệ 20-8-1988)
  55. Nghiêm Minh - Qua hội thảo về chất lượng sách văn học (Sài Gòn giải phóng 11-9-1988)
  56. Lê Văn Thảo - Về những trang viết hôm nay (Văn Nghệ 5-11-1988
  57. Trần Độ - Văn nghệ cần tiếp tục đổi mới (Văn Nghệ 12-11-1988)
  58. Trần Bạch Đằng - Tiếp tục con đường đổi mới trong sáng tạo văn học nghệ thuật (Sài Gòn giải phóng 23-11-1988)
  59. Mai Quốc Liên - Về một vài vấn đề văn học đang được thảo luận (Văn Nghệ 31-12-1988)
  60. Nguyễn Đăng Mạnh Đoàn kết thật sự, dân chủ thật sự, đổi mới thật sự (Sông Hương 18-1-1989)
  61. Lại Nguyên Ân - Mấy nhận thức về đổi mới trong văn nghệ (Văn nghệ 28-10-1989)

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét