Vì sao Tổng Bí thư Trọng xúc động lúc đọc diễn từ trước Tập Cận Bình?
Trương Nhân Tuấn 15-12-2023 Hôm qua tôi coi clip video (trên RFA) thấy Tổng Bí thư Trọng có vẻ xúc động mạnh, khi đọc diễn văn trước Tập Cận Bình. Với giọng gần như muốn khóc, ông nói, “tôi già rồi, rất muốn trao trách nhiệm cho thế hệ trẻ…” Nội dung đoạn nói chuyện này không thấy ghi lại trong các văn bản chính thức được công bố trước báo chí.Thật là ngạc nhiên. Vấn đề chuyển giao quyền lực là chuyện nội bộ của đảng Việt Nam. Người ta chỉ nói chuyện này trong đảng với nhau, giữa các đảng viên có thẩm quyền. Ông Trọng lại bộc bạch trước một “quốc khách”, là Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình, như lời tâm sự giữa hai “đồng chí, anh em” cực kỳ tin cậy.
Vì sao ông Trọng lại xúc động “muốn khóc” khi nói về việc chuyển giao quyền lực cho “thế hệ trẻ”?
Theo tôi, lý do thứ nhứt, ông Trọng thấy “thế hệ đảng viên trẻ” không có người nào xứng đáng thay thế ông. Đảng Cộng sản do ông lãnh đạo đã trở thành một “đống ê chề”. Nói theo ông cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì đảng CS là một “bầy sâu nhung nhúc”.
Sự kiện này là thật, nào giờ đã là như vậy, không chỉ ông Sang mà nhiều người khác cũng đã có cùng nhận xét. Tôi không nghĩ ông Trọng lại xúc động khi chia sẻ sự thất vọng này với ông Tập.
Lý do thứ hai, là chuyện “đốt lò” của ông Trọng đang gặp khó khăn.
Ta cũng biết hệ thống tư pháp Việt Nam không thể sử dụng luật pháp để xét xử một đảng viên. Đảng viên này chỉ có thể bị luật pháp xét xử khi (và chỉ khi) người này bị tước tư cách đảng viên. Việc “tước tư cách đảng viên” chỉ có thể thực hiện trong chi bộ đảng mà đảng viên trực thuộc. Thí dụ, một đảng viên phạm tội hối lộ, nhưng đa số đảng viên trong chi bộ đảng không đồng tình phế bỏ tư cách đảng viên của đối tượng. Đảng viên này vẫn không bị luật lệ xét xử. Họ có thể đưa ra một lý do vớ vẩn, như “hối lộ không vụ lợi” để xá tội cho đảng viên này.
Tôi nghĩ, ông Trọng có lẽ đang gặp trở ngại vì gặp cảnh cả một (hay nhiều) chi bộ đảng chống lại quyết định của ông.
Ông Trọng tủi thân vì quyền lực ông bị xúc phạm, uy tín của ông bị sứt mẻ. Nếu ông giao quyền lực lại cho “thế hệ trẻ”, công trình “đốt lò” chống tham nhũng của ông sẽ lỡ dở.
Thực tình tôi rất ái ngại cho ông Trọng. Tôi ủng hộ ông Trọng ngồi thêm nhiệm kỳ nữa để tiếp tục xử tội những kẻ tội phạm để làm trong sạch bộ máy nhà nước.
Tổng thống Roosevelt của Mỹ ngồi xe lăn lãnh đạo nước Mỹ, góp phần thắng trận Đệ nhị Thế chiến. Ông Trọng còn đầu óc tỉnh táo là còn khả năng lãnh đạo.
Nhưng ông Trọng phải thấy, gần cuối đời, nhìn lại thành quả của mình có thể bị tiêu hủy vì “thế hệ trẻ”. Ông Trọng có xúc động mà khóc, trước người bạn “tâm giao” là ông Tập, tôi rất thông cảm. Nhưng theo tôi không thể để thành quả của ông tan thành mây khói. Công tác “đốt lò” chống tham nhũng phải được tiếp tục, một cách thường trực và liên tục lâu dài.
Theo tôi, ông Trọng phải sử dụng quảng thời gian còn lại để “pháp trị hóa quốc gia”. Phải cấp tốc thay đổi Hiến pháp. Hiến pháp phải đứng trên tất cả. Hiến pháp là Hiến pháp, văn bản nền tảng xây dựng quốc gia, không thể là một “đề cương” của đảng.
Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Phải có luật về đảng. Đảng viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đảng viên bình đẳng với mọi người dân Việt Nam, trước pháp luật.
Có vậy đất nước này mới phát triển. Có vậy thành quả của phát triển mới được phân chia đồng đều cho nhân dân cả nước. Lúc đó lịch sử sẽ ghi tên ông Nguyễn Phú Trọng như là một lãnh tụ vĩ đại của đảng CS, một nhà cải cách sáng suốt, một người có công đã đưa đất nước thoát khỏi nạn tham nhũng “cả đảng là một bầy sâu”, “đảng viên ăn của dân không từ một thứ gì”…
Vì sao ông Trọng lại xúc động “muốn khóc” khi nói về việc chuyển giao quyền lực cho “thế hệ trẻ”?
Theo tôi, lý do thứ nhứt, ông Trọng thấy “thế hệ đảng viên trẻ” không có người nào xứng đáng thay thế ông. Đảng Cộng sản do ông lãnh đạo đã trở thành một “đống ê chề”. Nói theo ông cựu chủ tịch nước Trương Tấn Sang thì đảng CS là một “bầy sâu nhung nhúc”.
Sự kiện này là thật, nào giờ đã là như vậy, không chỉ ông Sang mà nhiều người khác cũng đã có cùng nhận xét. Tôi không nghĩ ông Trọng lại xúc động khi chia sẻ sự thất vọng này với ông Tập.
Lý do thứ hai, là chuyện “đốt lò” của ông Trọng đang gặp khó khăn.
Ta cũng biết hệ thống tư pháp Việt Nam không thể sử dụng luật pháp để xét xử một đảng viên. Đảng viên này chỉ có thể bị luật pháp xét xử khi (và chỉ khi) người này bị tước tư cách đảng viên. Việc “tước tư cách đảng viên” chỉ có thể thực hiện trong chi bộ đảng mà đảng viên trực thuộc. Thí dụ, một đảng viên phạm tội hối lộ, nhưng đa số đảng viên trong chi bộ đảng không đồng tình phế bỏ tư cách đảng viên của đối tượng. Đảng viên này vẫn không bị luật lệ xét xử. Họ có thể đưa ra một lý do vớ vẩn, như “hối lộ không vụ lợi” để xá tội cho đảng viên này.
Tôi nghĩ, ông Trọng có lẽ đang gặp trở ngại vì gặp cảnh cả một (hay nhiều) chi bộ đảng chống lại quyết định của ông.
Ông Trọng tủi thân vì quyền lực ông bị xúc phạm, uy tín của ông bị sứt mẻ. Nếu ông giao quyền lực lại cho “thế hệ trẻ”, công trình “đốt lò” chống tham nhũng của ông sẽ lỡ dở.
Thực tình tôi rất ái ngại cho ông Trọng. Tôi ủng hộ ông Trọng ngồi thêm nhiệm kỳ nữa để tiếp tục xử tội những kẻ tội phạm để làm trong sạch bộ máy nhà nước.
Tổng thống Roosevelt của Mỹ ngồi xe lăn lãnh đạo nước Mỹ, góp phần thắng trận Đệ nhị Thế chiến. Ông Trọng còn đầu óc tỉnh táo là còn khả năng lãnh đạo.
Nhưng ông Trọng phải thấy, gần cuối đời, nhìn lại thành quả của mình có thể bị tiêu hủy vì “thế hệ trẻ”. Ông Trọng có xúc động mà khóc, trước người bạn “tâm giao” là ông Tập, tôi rất thông cảm. Nhưng theo tôi không thể để thành quả của ông tan thành mây khói. Công tác “đốt lò” chống tham nhũng phải được tiếp tục, một cách thường trực và liên tục lâu dài.
Theo tôi, ông Trọng phải sử dụng quảng thời gian còn lại để “pháp trị hóa quốc gia”. Phải cấp tốc thay đổi Hiến pháp. Hiến pháp phải đứng trên tất cả. Hiến pháp là Hiến pháp, văn bản nền tảng xây dựng quốc gia, không thể là một “đề cương” của đảng.
Đảng phải hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật. Phải có luật về đảng. Đảng viên phải chịu trách nhiệm trước pháp luật. Đảng viên bình đẳng với mọi người dân Việt Nam, trước pháp luật.
Có vậy đất nước này mới phát triển. Có vậy thành quả của phát triển mới được phân chia đồng đều cho nhân dân cả nước. Lúc đó lịch sử sẽ ghi tên ông Nguyễn Phú Trọng như là một lãnh tụ vĩ đại của đảng CS, một nhà cải cách sáng suốt, một người có công đã đưa đất nước thoát khỏi nạn tham nhũng “cả đảng là một bầy sâu”, “đảng viên ăn của dân không từ một thứ gì”…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét