Hạ viện Mỹ chính thức cho phép điều tra luận tội Tổng thống Biden
Jackson Richman • Joseph Lord • Hạ viện Hoa Kỳ vào thứ 4 (13/12) đã thông qua nghị quyết cho phép điều tra luận tội Tổng thống Joe Biden. Đây là động thái được cho là sẽ tiếp thêm sức mạnh cho Đảng Cộng hòa trong việc buộc Nhà Trắng và gia đình ông Biden cung cấp tài liệu và lời khai cần thiết.Nghị quyết được thông qua với 221 phiếu thuận và 212 phiếu chống. Tất cả các đảng viên Cộng hòa đã bỏ phiếu ủng hộ nghị quyết.
Nghị quyết được đưa ra vài giờ sau khi con trai của tổng thống là ông Hunter Biden từ chối tuân theo trát đòi cung cấp lời khai tại một phiên điều trần kín trước các nhà điều tra Đảng Cộng hòa. Thay vào đó, ông Hunter Biden xuất hiện bên ngoài Điện Capitol và yêu cầu có một phiên điều trần công khai. Những thành viên hàng đầu của Đảng Cộng hòa cho biết họ sẽ bắt đầu tiến hành các thủ tục tố tụng về tội khinh thường Quốc hội của ông Hunter Biden.
“Tổng thống Biden phải chịu trách nhiệm về những lời nói dối, hành vi tham nhũng và hành động gây khó khăn của mình”, Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện James Comer (Cộng hòa - Kentucky) phát biểu tại Hạ viện vào ngày 13/12, vài giờ trước cuộc bỏ phiếu điều tra luận tội. “Chúng ta có trách nhiệm giải trình và có nhiệm vụ cung cấp tính minh bạch - những điều mà người Mỹ yêu cầu có được và xứng đáng có được".
Nghị quyết dài 14 trang - do Dân biểu Kelly Armstrong (Cộng hòa - North Dakota) đưa ra - chỉ thị cho Ủy ban Tài chính và Thuế vụ Hạ Viện, Ủy ban Giám sát và Giải trình Hạ Viện, cũng như Ủy ban Tư pháp Hạ Viện tiếp tục điều tra Tổng thống Biden. Ông Biden bị cáo buộc thu lợi bất chính từ thời còn làm phó tổng thống; thu lợi bất chính thông qua các giao dịch kinh doanh nước ngoài của gia đình, bao gồm với Trung Quốc.
Lãnh đạo phe thiểu số tại Hạ viện Hakeem Jeffries (Dân chủ - New York) đã gọi cuộc bỏ phiếu ngày hôm qua là “hoàn toàn xấu hổ”.
"Không có bằng chứng nào chỉ ra một hành vi nào [của ông Joe Biden] mà có thể bị luận tội, và họ [Đảng Cộng hòa] chỉ đơn giản là quỳ gối trước tổng tư lệnh bù nhìn, người từng hai lần bị luận tội là Donald Trump", ông Jeffries nói sau cuộc bỏ phiếu.
Vào ngày 12/9, Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ lúc bấy giờ là ông Kevin McCarthy (Cộng hòa - California) đã công bố về cuộc điều tra luận tội ông Joe Biden mà không thông qua bỏ phiếu tại Hạ viện. Do vậy, Nhà Trắng đã gọi cuộc điều tra là bất hợp pháp; điều này khiến các đảng viên Cộng hòa hàng đầu tin rằng dù một cuộc bỏ phiếu là không bắt buộc về mặt pháp lý, nhưng có bỏ phiếu sẽ tốt hơn.
Chủ tịch Hạ viện Mike Johnson (Cộng hòa - Louisiana) cho biết vào ngày 12/12 rằng nghị quyết là cần thiết, bởi Nhà Trắng trước đó nói rằng họ sẽ không hợp tác với Quốc hội trong việc chuyển giao một số hồ sơ, hay trong việc cho phép các nhân chứng ra làm chứng.
“Vì vậy, chúng tôi không có lựa chọn nào khác ngoài việc thực hiện trách nhiệm theo hiến pháp của mình”, ông Johnson nói trong cuộc họp báo hàng tuần của Đảng Cộng hòa tại Hạ viện. "Chúng ta phải thực hiện bước tiếp theo. Chúng ta đã không đưa ra một quyết định có tính chính trị. Không phải vậy. Đó là một quyết định pháp lý".
Dân biểu Don Bacon (Cộng hòa - Nebraska) có cùng quan điểm này; ông nói với các phóng viên trước cuộc bỏ phiếu rằng: “[Tổng thống] đã không đáp lại trát đòi [cung cấp lời khai] bởi vì chúng ta [Quốc hội] đã không có một cuộc bỏ phiếu chính thức về cuộc điều tra, điều đó có nghĩa là chúng ta phải có một cuộc bỏ phiếu về cuộc điều tra".
Nghị quyết
Đảng Cộng hòa tại Hạ viện cáo buộc chính quyền Biden đang cản trở cuộc điều tra về Tổng thống Biden. Đáp lại, Nhà Trắng tuyên bố rằng họ đã hợp tác bằng cách chuyển hơn 35.000 trang hồ sơ tài chính mật.
Nghị quyết mới này cho phép Ủy ban Tư pháp Hạ viện ban hành các điều khoản luận tội. Nó cũng cho phép các ủy ban có thể công bố báo cáo về những phát hiện của họ và có thể công bố bản ghi lời khai của phiên điều trần kín.
Ông Johnson lưu ý rằng cuộc điều tra luận tội sẽ không “gấp rút” mà sẽ “đi theo sự thật/bằng chứng”.
Chủ tịch Hạ viện Hoa Kỳ, trong bài viết của mình đăng ngày 12/12 trên tờ USA Today, cho biết Đảng Cộng hòa tại Hạ viện “có thể sẽ cần phải ra tòa để khiến trát đòi [dành cho ông Joe Biden] được tuân theo, và việc mở một cuộc điều tra chính thức — được hỗ trợ bởi một cuộc bỏ phiếu của toàn thể Hạ viện — sẽ cho chúng tôi vị thế pháp lý mạnh mẽ nhất để thu thập bằng chứng và để mang sự minh bạch đến cho người dân Mỹ".
Chủ tịch Ủy ban Giám sát Hạ viện James Comer đã không loại trừ việc yêu cầu Tổng thống Biden hầu tòa.
“Điều gì cũng có thể xảy ra, nhưng hiện tại, chúng tôi đang lần theo dòng tiền", ông nói vào thời điểm đó.
Cuộc điều tra đã tìm ra các hồ sơ ngân hàng cho thấy ít nhất 20 triệu USD từ các thực thể nước ngoài đã được chuyển qua 20 công ty vỏ bọc đến các thành viên gia đình Tổng thống Joe Biden, cũng như đến các đối tác kinh doanh của họ.
Các khoản tiền này - có nguồn gốc từ Nga, Trung Quốc, Ukraine và Romania - được cho là đã bắt đầu trong thời gian ông Biden làm phó tổng thống và trong một số trường hợp, trùng hợp với các chuyến đi của ông tới các quốc gia đó.
Một phát hiện quan trọng khác là, một nguồn tin bí mật của FBI đã cáo buộc rằng Tổng thống Biden đã nhận hối lộ 5 triệu USD để thúc đẩy/đảm bảo việc sa thải một công tố viên Ukraine khi công tố viên này đang điều tra một công ty Ukraine mà con trai ông Biden làm thành viên hội đồng quản trị.
Tổng thống Biden vào tuần trước đã gọi những cáo buộc về việc ông tham gia các giao dịch kinh doanh của các thành viên gia đình mình là "những lời nói dối".
Phản ứng của Đảng Dân chủ
Ông Jerry Nadler (Dân chủ - New York) - thành viên cấp cao trong Ủy ban Tư pháp Hạ viện - gọi cuộc bỏ phiếu là "lố bịch".
“Hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy tổng thống đã làm bất cứ điều gì sai trái”, ông nói với đài truyền hình trước cuộc bỏ phiếu. “Để mở một cuộc điều tra luận tội, khi bạn không có bằng chứng nào về bất kỳ tội nào mà có thể bị luận tội, hoặc về bất kỳ hành vi phạm tội nào, thì nói thẳng ra, đó là một sự xúc phạm đến sự hiểu biết của người dân".
Dân biểu Jamie Raskin (Dân chủ - Maryland) - thành viên cấp cao trong Ủy ban Giám sát Hạ viện - cũng lên án nghị quyết này.
Ông nói: “Cuộc bỏ phiếu điều tra luận tội hôm nay thực sự là một phần trong nỗ lực không ngừng nhằm đưa ông Joe Biden khỏi chức vụ tổng thống Hoa Kỳ”.
“Chúng ta từng thấy điều đó xảy ra vào ngày 6/1/2021, khi ông Donald Trump kích động một cuộc nổi dậy bạo lực nhằm lật ngược kết quả bầu cử tổng thống, cản trở công việc của Quốc hội trong việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, cản trở Phó Tổng thống [Mike] Pence thực thi nhiệm vụ của mình”.
"Và khi đó họ đã cố gắng ngăn cản ông Biden trở thành tổng thống. Và bây giờ việc luận tội lố bịch này tiếp tục [là một] nỗ lực nhằm ngăn cản ông Biden có thể thực hiện nhiệm vụ tổng thống của mình".
Ông Jerry Nadler (Dân chủ - New York) - thành viên cấp cao trong Ủy ban Tư pháp Hạ viện - gọi cuộc bỏ phiếu là "lố bịch".
“Hoàn toàn không có bằng chứng nào cho thấy tổng thống đã làm bất cứ điều gì sai trái”, ông nói với đài truyền hình trước cuộc bỏ phiếu. “Để mở một cuộc điều tra luận tội, khi bạn không có bằng chứng nào về bất kỳ tội nào mà có thể bị luận tội, hoặc về bất kỳ hành vi phạm tội nào, thì nói thẳng ra, đó là một sự xúc phạm đến sự hiểu biết của người dân".
Dân biểu Jamie Raskin (Dân chủ - Maryland) - thành viên cấp cao trong Ủy ban Giám sát Hạ viện - cũng lên án nghị quyết này.
Ông nói: “Cuộc bỏ phiếu điều tra luận tội hôm nay thực sự là một phần trong nỗ lực không ngừng nhằm đưa ông Joe Biden khỏi chức vụ tổng thống Hoa Kỳ”.
“Chúng ta từng thấy điều đó xảy ra vào ngày 6/1/2021, khi ông Donald Trump kích động một cuộc nổi dậy bạo lực nhằm lật ngược kết quả bầu cử tổng thống, cản trở công việc của Quốc hội trong việc chuyển giao quyền lực một cách hòa bình, cản trở Phó Tổng thống [Mike] Pence thực thi nhiệm vụ của mình”.
"Và khi đó họ đã cố gắng ngăn cản ông Biden trở thành tổng thống. Và bây giờ việc luận tội lố bịch này tiếp tục [là một] nỗ lực nhằm ngăn cản ông Biden có thể thực hiện nhiệm vụ tổng thống của mình".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét