Mật ong kháng virus và vi khuẩn tốt hơn thuốc kháng sinh
Flora Zhao • Mật ong là một loại thực phẩm ngọt ngào và là vị thuốc mà thiên nhiên đã ban tặng cho chúng ta. Đôi khi hiệu quả trị liệu của mật ong còn vượt trội hơn thuốc. Lịch sử sử dụng mật ong làm thuốc có thể đã bắt nguồn từ 8.000 năm trước. Đôi khi, tác dụng chữa bệnh của mật ong còn tốt hơn cả thuốc, đặc biệt là đặc tính kháng khuẩn và kháng virus vượt trội của nó.1. Đặc tính kháng khuẩn của mật ong vượt trội hơn thuốc kháng sinh
Nural Cokcetin, nhà nghiên cứu tại Viện Vi sinh và Nhiễm trùng Úc thuộc Đại học Công nghệ Sydney, cho biết: “Vi khuẩn có thể nhanh chóng học được cách kháng lại tác dụng của thuốc kháng sinh, nhưng chúng không có khả năng kháng lại mật ong”.
Mật ong đã được sử dụng để điều trị các vấn đề về da và vết thương nhiễm trùng trong hàng ngàn năm qua. Ví dụ, người Hy Lạp và Ai Cập cổ đại bôi mật ong lên da để điều trị vết thương và vết bỏng. Hiệu quả điều trị vết thương và bệnh chàm của mật ong cũng được ghi chép lại trong y học cổ truyền Ba Tư. Điều thú vị là khái niệm về các vi sinh vật như vi khuẩn và nấm gây nhiễm trùng vết thương có thể thậm chí vẫn còn chưa được biết đến trong những giai đoạn lịch sử đó.
Hoạt tính kháng khuẩn phổ rộng của mật ong ngày càng được chứng minh và công nhận. Trong những năm gần đây, tỷ lệ ngày càng tăng của nhiễm trùng vết thương do vi khuẩn kháng thuốc kháng sinh gây ra đã trở thành một thách thức lớn đối với y tế toàn cầu.
Trong khi đó, mật ong lại có thể phá vỡ màng sinh học do vi khuẩn kháng thuốc tạo thành ở vết thương và đôi khi còn xâm nhập vào trong cấu trúc của màng để tiêu diệt vi khuẩn sống bám trong đó. Một bài báo đăng trên tạp chí của Hiệp hội Vi sinh vật Hoa Kỳ vào năm 2020 cho biết không có trường hợp nào được ghi nhận về việc vi khuẩn phát triển được khả năng kháng mật ong.
Trên lâm sàng, mật ong y tế được sử dụng theo nhiều cách khác nhau. Nó được đưa vào thuốc mỡ bôi ngoài da, băng, gạc dùng điều trị vết thương phẫu thuật nhiễm trùng, bỏng, viêm hoại tử cân, vết thương không lành, mụn nhọt, loét tĩnh mạch, loét bàn chân do tiểu đường, bệnh chàm, bệnh vẩy nến và gàu. Ngoài ra, nó cũng đã chứng minh là có hiệu quả trong việc ngăn ngừa và điều trị nhiễm trùng do vi sinh vật đa kháng thuốc gây ra.
Các nghiên cứu trong phòng thí nghiệm (in vitro) đã cho thấy mật ong có thể tiêu diệt vi khuẩn Helicobacter pylori. Hơn nữa, ăn mật ong có thể cắt ngắn thời gian bị tiêu chảy do vi khuẩn.
Tính kháng khuẩn của mật ong bắt nguồn từ các đặc tính vốn có của nó và một loạt các thành phần có nguồn gốc từ thực vật cho mật cũng như từ chính loài ong. (Africa Studio/Shutterstock)
2. Các thành phần kháng khuẩn chính yếu
Tính kháng khuẩn của mật ong bắt nguồn từ các đặc tính vốn có của nó và một loạt các thành phần có nguồn gốc từ thực vật cho mật cũng như từ chính loài ong. Một số thành phần trong số đó được hình thành trong quá trình thành thục của mật.
Độ quánh cao và độ pH
Mật ong có hàm lượng đường cao, lên tới 82,5%. Hệ quả là, nó luôn ổn định ở dạng siro và có độ đặc sệt, thể hiện đặc tính hút ẩm (khả năng hấp thụ độ ẩm) và có độ thẩm thấu cao. Vi khuẩn khi tiếp xúc với mật ong sẽ bị mất nước và cuối cùng bị tiêu diệt.
Mật ong có tính axit do chứa nhiều axit hữu cơ khác nhau, với giá trị pH dao động từ 3,2 đến 4,5. Vi khuẩn không thể tồn tại trong mật ong; vì độ pH tối ưu của vi khuẩn thường nằm trong khoảng từ 6,5 đến 7,5.
Chất kháng khuẩn cơ bản: Hydrogen Peroxide (Oxy già )
Một loại enzyme quan trọng trong mật ong hỗ trợ quá trình oxy hóa glucose, tạo ra Hydrogen peroxide. Hydrogen peroxide là một chất diệt khuẩn hiệu quả, nó có thể ức chế và tiêu diệt vi sinh vật.
Điều thú vị là cần có nước để kích thích quá trình tạo hydrogen peroxide trong mật ong. Theo một bài báo trên Tạp chí Vi sinh Quốc tế, ta sẽ thu được lượng hydrogen peroxide tối đa khi pha loãng mật ong xuống nồng độ còn từ 30 đến 50%.
Loài Ong đóng góp thành phần kháng khuẩn Bee Defensin-1
Bee defensin-1 là một thành phần kháng khuẩn tự nhiên khác trong mật ong có nguồn gốc từ tuyến dưới hầu của ong mật. Bee defensin-1 là một peptide kháng khuẩn có thể tiêu diệt nhiều loại vi khuẩn và vi sinh vật.
Cụ thể, protein defensin đã cho thấy có khả năng tạo ra các lỗ trên màng của vi khuẩn, làm vi khuẩn chết. Ngoài ra, Bee defensin-1 còn hỗ trợ chữa lành vết thương thông qua kích thích tế bào sừng, loại tế bào da phổ biến nhất.
3. Thành phần kháng khuẩn độc đáo trong mật ong Manuka: Methylglyoxal
Mật ong Manuka thường được nhắc đến trong các nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của các loại mật ong khác nhau. Là loại mật ong được công nhận trên toàn cầu vì khả năng kháng khuẩn cao, nó sở hữu một thành phần tự nhiên độc đáo gọi là methylglyoxal (MGO).
Sau khi ong mật thu thập mật hoa từ hoa của cây manuka, một chất tự nhiên được tìm thấy trong cây sẽ tự mất nước, dẫn đến sự hình thành MGO trong mật ong.
Dee Carter, giáo sư của Trường Khoa học Đời sống và Môi trường tại Đại học Sydney, nói: “Càng có nhiều [methylglyoxal] thì mật ong càng có khả năng kháng khuẩn cao hơn”.
Bản thân MGO thể hiện đặc tính kháng khuẩn đáng chú ý. Nó có thể làm thay đổi cấu trúc của các sợi lông và roi trên màng vi khuẩn, gây tổn thương cho màng và cuối cùng dẫn đến cái chết của vi khuẩn.
Tuy nhiên, chất này nhạy cảm với nhiệt. Đun nóng mật ong manuka đến 98,6 độ F (37 độ C) có thể làm tăng mức MGO, nhưng nếu tiếp tục đun nóng đến 122 độ F (50 độ C) sẽ làm mất đi MGO.
Mật ong Manuka thường được nhắc đến trong các nghiên cứu về tác dụng kháng khuẩn của các loại mật ong khác nhau. Là loại mật ong được công nhận trên toàn cầu vì khả năng kháng khuẩn cao, nó sở hữu một thành phần tự nhiên độc đáo gọi là methylglyoxal (MGO).
Sau khi ong mật thu thập mật hoa từ hoa của cây manuka, một chất tự nhiên được tìm thấy trong cây sẽ tự mất nước, dẫn đến sự hình thành MGO trong mật ong.
Dee Carter, giáo sư của Trường Khoa học Đời sống và Môi trường tại Đại học Sydney, nói: “Càng có nhiều [methylglyoxal] thì mật ong càng có khả năng kháng khuẩn cao hơn”.
Bản thân MGO thể hiện đặc tính kháng khuẩn đáng chú ý. Nó có thể làm thay đổi cấu trúc của các sợi lông và roi trên màng vi khuẩn, gây tổn thương cho màng và cuối cùng dẫn đến cái chết của vi khuẩn.
Tuy nhiên, chất này nhạy cảm với nhiệt. Đun nóng mật ong manuka đến 98,6 độ F (37 độ C) có thể làm tăng mức MGO, nhưng nếu tiếp tục đun nóng đến 122 độ F (50 độ C) sẽ làm mất đi MGO.
4. Đặc tính diệt virus của mật ong có thể làm giảm các biến chứng của COVID-19
Mật ong không chỉ có đặc tính kháng khuẩn mà còn có tác dụng kháng virus, giúp bảo vệ cơ thể và tăng cường hệ miễn dịch. Nhiều người thấy các triệu chứng cảm lạnh và bệnh hô hấp giảm đi khi uống nước có pha mật ong. Thực sự có cơ sở xác đáng cho phương pháp chữa trị này .
5. Chống lại bệnh cúm và COVID-19
MGO có thể ức chế sự phát triển của virus có vỏ bọc, bao gồm cả virus gây ra COVID-19. Theo một nghiên cứu được công bố trên Tạp chí Eurasian Journal of Medicine and Oncology năm 2020, các mô phỏng trên máy tính cho thấy nhiều hợp chất có trong mật ong có thể gắn với protease của SARS‑CoV‑2, qua đó ức chế sự nhân lên của virus một cách hiệu quả.
MGO trong mật ong manuka cũng có thể ức chế sự nhân lên của virus cúm, bao gồm cả các chủng kháng thuốc. Hiện tại, các nhà khoa học đang nghiên cứu tiềm năng của MGO trong việc kiểm soát và điều trị Covid-19.
6. Tăng cường hệ miễn dịch
Mật ong có thể kích hoạt một số tế bào miễn dịch, giúp chúng loại bỏ virus một cách hiệu quả. Ví dụ, oligosaccharides có trong mật ong có thể tăng cường hoạt động của các tế bào natural killers. Ngoài ra, một số tế bào miễn dịch có thể "ghi nhớ" một số loại virus nhất định trong quá trình đáp ứng kháng virus, mang lại khả năng bảo vệ trong tương lai để chống lại sự xâm nhập của loại virus đó.
Mật ong có thể thúc đẩy tăng sinh các tế bào miễn dịch, làm gia tăng số lượng của các tế bào này.
7. Thúc đẩy quá trình tự thực bào
Mật ong có thể thúc đẩy quá trình tự thực bào, một yếu tố rất quan trọng trong việc chống lại các loại virus chết người như SARS‑CoV‑2, gây ra COVID-19. Đó là một quá trình bên trong tế bào, bao gồm sự thoái hóa và chuyển hóa. Các tế bào bị thương tổn hoặc không còn sạch sẽ, sẽ bị loại bỏ và tái chế. Quá trình này góp phần tạo ra các tế bào khỏe mạnh hơn và thúc đẩy sự phục hồi.
8. Đặc tính chống viêm và các lợi ích đối sức khỏe đường ruột của mật ong
Viêm là hiện tượng thường gặp ở các bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn hoặc virus. Nếu không được kiểm soát tốt, viêm có thể gây những tổn hại lớn cho cơ thể, dẫn tới biến chứng và thậm chí có thể đe dọa tới tính mạng.
Hơn nữa, mật ong còn được cho là có vai trò kép trong kiểm soát viêm: Một mặt, nó điều hòa theo hướng giảm các yếu tố chống viêm, nhờ đó giảm thiểu các hậu quả do viêm gây ra; mặt khác nó kích thích sản xuất các chất trung gian của quá trình viêm, thúc đẩy quá trình lành vết thương.
Trong một nghiên cứu của cô Cokcetin, mật ong có thể làm giảm mức độ viêm trong ruột. Cô cho rằng tác dụng này là nhờ có các hợp chất phenolic dồi dào trong mật ong.
Cô giải thích rằng mật ong cũng chứa các đường đa oligosaccharides và polysaccharides. Các hợp chất này đóng vai trò như chất xơ (prebiotic), hỗ trợ sự phát triển của vi khuẩn có lợi và ức chế sự phát triển của vi khuẩn có hại trong ruột. Ngoài ra, tiêu thụ mật ong còn tăng cường sản xuất axit béo chuỗi ngắn trong ruột.
9. Lựa chọn loại mật ong có các đặc tính tốt
Nói chung, các loại mật ong nguyên chất và có màu sẫm thường có hiệu quả mạnh mẽ hơn. Mật ong thương mại bày bán trên kệ siêu thị không giống với mật ong thô của người nuôi ong trực tiếp hoặc mật ong được bán ở chợ nông sản vì nó thường đã được tiệt trùng.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng xử lý nhiệt có thể làm giảm tới 33,4% khả năng chống oxy hóa của mật ong. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn mật ong được xử lý bằng kỹ thuật áp suất cao.
Mật ong có nhiều màu sắc đa dạng, từ vàng nhạt đến hổ phách, đỏ sẫm và thậm chí gần như đen. Những màu sắc này phản ánh các thành phần khác nhau của mật ong, chẳng hạn như polyphenol, khoáng chất và phấn hoa. Nhiều nghiên cứu cho thấy mật ong có màu sẫm thường chứa hàm lượng hợp chất phenolic cao hơn và có hoạt tính mạnh hơn.
Để có được mật ong manuka có đặc tính kháng khuẩn vượt trội, nên chọn mật ong nguyên chất có nguồn gốc từ New Zealand và Úc.
Cây manuka chỉ có ở một số vùng cụ thể ở New Zealand và Úc và sản lượng hàng năm của nó rất hạn chế. Một số sản phẩm được dán nhãn là mật ong manuka có thể chứa hỗn hợp các loại mật ong khác, có khả năng ảnh hưởng đến đặc tính của mật ong. Thậm chí, một số sản phẩm còn có thể chứa các thành phần chất lượng thấp như sucrose.
Khi lựa loại chọn mật ong từ một nguồn xuất xứ từ cây manuka, cũng cần kiểm tra chỉ số xếp hạng Unique Manuka Factor-UMF (Đây là chỉ số hiển thị nồng độ Leptospiran của mật ong, hàm lượng tiêu chuẩn khoảng 100 mg/1kg mật ong Manuka. Đây là yếu tố giúp mật ong Manuka có tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm - chú thích của người dịch). Xếp hạng UMF cao chỉ thị mức độ cao hơn của các chất liên quan đến MGO. Một số sản phẩm mật ong cũng ghi rõ lượng MGO tính bằng miligam trên kilogam.
Tuy nhiên, mật ong manuka xếp hạng UMF cao có thể có hương vị mạnh khiến một số người thấy hăng nồng. Cô Cokcetin kể lại rằng khi cô bắt đầu nghiên cứu về đặc tính kháng khuẩn của mật ong, một giáo sư đồng nghiệp đã nói: "Chúng ta đã có được món quà tuyệt vời này từ thiên nhiên, đó là một giải pháp cho siêu vi khuẩn; chúng ta chỉ cần tìm ra cách thức sử dụng".
Nói chung, các loại mật ong nguyên chất và có màu sẫm thường có hiệu quả mạnh mẽ hơn. Mật ong thương mại bày bán trên kệ siêu thị không giống với mật ong thô của người nuôi ong trực tiếp hoặc mật ong được bán ở chợ nông sản vì nó thường đã được tiệt trùng.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng xử lý nhiệt có thể làm giảm tới 33,4% khả năng chống oxy hóa của mật ong. Ngoài ra, bạn cũng có thể lựa chọn mật ong được xử lý bằng kỹ thuật áp suất cao.
Mật ong có nhiều màu sắc đa dạng, từ vàng nhạt đến hổ phách, đỏ sẫm và thậm chí gần như đen. Những màu sắc này phản ánh các thành phần khác nhau của mật ong, chẳng hạn như polyphenol, khoáng chất và phấn hoa. Nhiều nghiên cứu cho thấy mật ong có màu sẫm thường chứa hàm lượng hợp chất phenolic cao hơn và có hoạt tính mạnh hơn.
Để có được mật ong manuka có đặc tính kháng khuẩn vượt trội, nên chọn mật ong nguyên chất có nguồn gốc từ New Zealand và Úc.
Cây manuka chỉ có ở một số vùng cụ thể ở New Zealand và Úc và sản lượng hàng năm của nó rất hạn chế. Một số sản phẩm được dán nhãn là mật ong manuka có thể chứa hỗn hợp các loại mật ong khác, có khả năng ảnh hưởng đến đặc tính của mật ong. Thậm chí, một số sản phẩm còn có thể chứa các thành phần chất lượng thấp như sucrose.
Khi lựa loại chọn mật ong từ một nguồn xuất xứ từ cây manuka, cũng cần kiểm tra chỉ số xếp hạng Unique Manuka Factor-UMF (Đây là chỉ số hiển thị nồng độ Leptospiran của mật ong, hàm lượng tiêu chuẩn khoảng 100 mg/1kg mật ong Manuka. Đây là yếu tố giúp mật ong Manuka có tính chống oxy hóa, kháng khuẩn và kháng viêm - chú thích của người dịch). Xếp hạng UMF cao chỉ thị mức độ cao hơn của các chất liên quan đến MGO. Một số sản phẩm mật ong cũng ghi rõ lượng MGO tính bằng miligam trên kilogam.
Tuy nhiên, mật ong manuka xếp hạng UMF cao có thể có hương vị mạnh khiến một số người thấy hăng nồng. Cô Cokcetin kể lại rằng khi cô bắt đầu nghiên cứu về đặc tính kháng khuẩn của mật ong, một giáo sư đồng nghiệp đã nói: "Chúng ta đã có được món quà tuyệt vời này từ thiên nhiên, đó là một giải pháp cho siêu vi khuẩn; chúng ta chỉ cần tìm ra cách thức sử dụng".
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét