Quanh việc nguyên Phó Thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Rösler về VN làm việc
17 tháng 3 2019 - Việc nguyên Phó Thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Rösler nhận lời mời trở về quê hương làm việc thu hút sự chú ý của dư luận Việt Nam. Hôm 15/3, cựu phó Thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Rösler đã nhận lời mời của VinaCapital Ventures, trở thành Chủ tịch Hội đồng Cố vấn Quỹ đầu tư VinaCapital Ventures chuyên đầu tư vào công nghệ và các doanh nghiệp khởi nghiệp. Trên Twitter cá nhân, ông Philipp Rösler mấy ngày vừa qua đăng nhiều hình ảnh ông đang ở Việt Nam, tham gia nhiều hoạt động ở cả hai miền Nam Bắc.
Đường về Việt NamTrong một Tweet, ông Philipp Rösler đăng ảnh đi thăm tập đoàn Vinfast và viết: "Đi thăm nhà máy Vinfast tại Việt Nam. Một công việc tuyệt vời: Xây dựng ngành công nghiệp ô tô và xe máy điện Việt Nam!"
Ở các Tweet khác, ông Philipp Rösler đăng ảnh gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền Thông, và các doanh nhân trẻ Việt Nam.
Ông cũng đăng hình ảnh đi dạo trên phố cổ Hà Nội và viết: "Hà Nội về đêm. Một người bạn nói: Ở một góc độ nào đó nó giống như tôi: Made in Vietnam - nhà xưởng - cửa hàng - nguyên gốc!"
Phát biểu hôm 15/3 tại TP Hồ Chí Minh, ông Philipp Rösler nói ông muốn trở về cống hiến cho quê hương Việt Nam sau khi rời chính trường Đức và ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, vẫn theo truyền thông Việt Nam.
"Với những kinh nghiệm có được, tôi mong muốn được góp phần giúp các công ty khởi nghiệp Việt phát huy tiềm năng và khẳng định vị trí trên bản đồ thế giới," ông Philipp Rösler nói.
Ông Philipp Rösler gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chiều 15/3 tại Hà Nội.
Trước đó, hôm 13/3, ông Philipp Rösler đi thăm một số cộng đồng khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.
Ông Philipp Roesler trở về Việt Nam lần đầu tiên cùng gia đình năm 2006 và kết nối lại với vị sơ từng chăm sóc ông ở cô nhi viện.
Sau đó, ông trở lại Việt Nam nhiều lần trong các năm 2012, 2014, 2017 và 2019.
Theo tờ Tri Thức Trẻ, ông Philipp Rösler đặc biệt lưu ý đến giới trẻ Việt Nam: "Tài sản lớn nhất của Việt Nam không phải dầu khí, cơ sở hạ tầng hay công nghệ mà chính là giới trẻ," ông nói.
Ở các Tweet khác, ông Philipp Rösler đăng ảnh gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc, lãnh đạo Bộ Thông tin Truyền Thông, và các doanh nhân trẻ Việt Nam.
Ông cũng đăng hình ảnh đi dạo trên phố cổ Hà Nội và viết: "Hà Nội về đêm. Một người bạn nói: Ở một góc độ nào đó nó giống như tôi: Made in Vietnam - nhà xưởng - cửa hàng - nguyên gốc!"
Phát biểu hôm 15/3 tại TP Hồ Chí Minh, ông Philipp Rösler nói ông muốn trở về cống hiến cho quê hương Việt Nam sau khi rời chính trường Đức và ban điều hành Diễn đàn Kinh tế Thế giới, vẫn theo truyền thông Việt Nam.
"Với những kinh nghiệm có được, tôi mong muốn được góp phần giúp các công ty khởi nghiệp Việt phát huy tiềm năng và khẳng định vị trí trên bản đồ thế giới," ông Philipp Rösler nói.
Ông Philipp Rösler gặp Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc chiều 15/3 tại Hà Nội.
Trước đó, hôm 13/3, ông Philipp Rösler đi thăm một số cộng đồng khởi nghiệp tại TP Hồ Chí Minh.
Ông Philipp Roesler trở về Việt Nam lần đầu tiên cùng gia đình năm 2006 và kết nối lại với vị sơ từng chăm sóc ông ở cô nhi viện.
Sau đó, ông trở lại Việt Nam nhiều lần trong các năm 2012, 2014, 2017 và 2019.
Theo tờ Tri Thức Trẻ, ông Philipp Rösler đặc biệt lưu ý đến giới trẻ Việt Nam: "Tài sản lớn nhất của Việt Nam không phải dầu khí, cơ sở hạ tầng hay công nghệ mà chính là giới trẻ," ông nói.
Từ mồ côi đến lãnh đạo trẻ tuổi
Ông Philipp Rösler sinh năm 1973 tại Sóc Trăng. Ông mồ côi và từng được nuôi dưỡng tại viện mồ côi công giáo của nữ tu Dòng Chúa Quan Phòng Portieux tại Sóc Trăng.
Xem hình ảnh trên Twitter
Hanoi by night. And a friend said "That's somewhat like you: Made in Viet Nam -factory - outlet - original" true. #BeingGerman #LookingAsian
Xem các Tweet khác của Philipp Rösler
Cuối Twitter tin bởi @philipproesler
Khi được 9 tháng, ông được một gia đình quân nhân người Đức nhận nuôi.
Ông Philipp Rösler theo học Đại học Y khoa Hannover và từng là bác sỹ phẫu thuật tim và lồng ngực.
Năm 2009, ông Philipp Rösler trở thành bộ trưởng trẻ Y tế trẻ nhất nhất trong chính quyền Liên bang Đức và là người gốc Việt đầu tiên trở thành bộ trưởng ở một quốc gia châu Âu.
Năm 2011 ông được bầu làm Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Bộ Kinh tế và công nghệ Đức. Thời điểm đó ông đã rất tích cực quảng bá cho cộng đồng khởi nghiệp của Đức.
Năm 2012 ông nhận học vị Tiến sĩ Y khoa.
Năm 2013, sau khi thất bại trong cuộc bầu cử Quốc hội Đức, ông Philipp Rösler từ giã con đường chính trị, tham gia vào ban quản lý Diễn đàn Kinh tế Thế giới.
Khi còn ông tham gia chính trường ở Đức, gốc gác châu Á của ông dường như từng là mối quan tâm báo chí nước này.
Năm 2013, trong bài viết về thất bại của ông Philipp Rösler trong cuộc chạy đua vào Quốc Hội Mỹ, nhà văn Phạm Thị Hoài nhắc đến một bài phỏng vấn của tờ taz, một tờ báo thiên tả độc lập ở Berlin.
"Khi văn bản ghi cuộc phỏng vấn hoàn thành và được chuyển lại để ông và Văn phòng Đảng Dân chủ Tự do (FDP) đọc xác nhận, một thông lệ rất đáng hủy bỏ ở Đức, ông đã từ chối không cho phép đăng."
"Tờ taz bèn đăng bài phỏng vấn với tiêu đề "Philipp Rösler: Những câu hỏi và không có câu trả lời", trong đó phần câu hỏi của tòa báo được đăng nguyên văn, phần trả lời bỏ trống bằng những "dòng kẻ chấm".
Những câu hỏi của tờ báo này bao gồm: "Ông đã trải nghiệm việc người khác có vấn đề với ngoại hình châu Á của ông như thế nào?", "Ông thường nhận được email chửi rủa. Vì ông là Chủ tịch Đảng FDP? Hay vì nhìn ông là thấy gốc gác không phải người Đức?", "33 tuổi ông mới trở về thăm Việt Nam lần đầu tiên, do vợ ông đề nghị. Vì sao bản thân ông không quan tâm đến đất nước của cha mẹ ông?"
Hành động có vẻ như 'kiểm duyệt báo chí của Philipp Rösler' không bị dư luận Đức phê phán thời điểm đó như mong đợi của tờ taz, theo nhà văn Phạm Thị Hoài.
Thay vì thế, tờ báo này nhận cơn mưa phê phán chỉ vì các câu hỏi thuần túy tập trung vào xuất thân châu Á của Philipp Rösler.
'Cánh tay nối dài' của Trung Quốc?
Bản quyền hình ảnhHOANG DINH NAM
Vài tháng trước khi ông Philipp Rösler chính thức nhận lời trở về đóng góp cho quê hương Việt Nam, có tin ông ủng hộ Trung Quốc.
Hồi tháng 7/2018, hãng tin Bloomberg lên một danh sách điểm mặt một số chính trị gia kỳ cựu ở châu Âu đang trở thành các 'cánh tay nối dài' của Trung Quốc.
Trong số những người này có cựu Thủ tướng Anh David Cameron, hai cựu Thủ tướng Pháp Domique de Villepin, Jean-Pierre Raffarin, cựu Thủ tướng Ý Romano Prodi và cựu Phó Thủ tướng Đức Philipp Rösler.
Theo Bloomberg, vào tháng 12/2017, ông Philipp Rösler trở thành CEO của HNA Group Co., chi nhánh từ thiện ở New York của Quỹ Từ thiện Hainan Cihang (Hainan Cihang Charity Foundation Inc.).
Tập đoàn phi lợi nhuận này sở hữu 29.5% cổ phần của HNA, tức trị giá 180 triệu USD vào thời điểm ông Philipp Rösler được bổ nhiệm.
Theo Reuters, việc bổ nhiệm ông PPhilipp Rösler cho vị trí đứng đầu HNA là một động thái mà Reuters nhận định là để cho thấy sự ổn định và tính chính danh của những nỗ lực từ thiện của Trung Quốc ở Hoa Kỳ.
Theo Bloomberg, đây là các chính trị gia châu Âu "vận động cho Trung Quốc nổi bật nhất".
Ngoài ông Philipp Rösler, danh sách của Bloomberg còn đề cập đến ông David Cameron, cựu Thủ tướng Anh giai đoạn 2010-2016.
Hai năm sau khi rời khỏi số 10 phố Downing, ông Cameron giờ là người đứng đầu một quỹ đầu tư Anh-Trung trị giá một tỷ USD để ủng hộ kế hoạch Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Vài tháng trước khi ông Philipp Rösler chính thức nhận lời trở về đóng góp cho quê hương Việt Nam, có tin ông ủng hộ Trung Quốc.
Hồi tháng 7/2018, hãng tin Bloomberg lên một danh sách điểm mặt một số chính trị gia kỳ cựu ở châu Âu đang trở thành các 'cánh tay nối dài' của Trung Quốc.
Trong số những người này có cựu Thủ tướng Anh David Cameron, hai cựu Thủ tướng Pháp Domique de Villepin, Jean-Pierre Raffarin, cựu Thủ tướng Ý Romano Prodi và cựu Phó Thủ tướng Đức Philipp Rösler.
Theo Bloomberg, vào tháng 12/2017, ông Philipp Rösler trở thành CEO của HNA Group Co., chi nhánh từ thiện ở New York của Quỹ Từ thiện Hainan Cihang (Hainan Cihang Charity Foundation Inc.).
Tập đoàn phi lợi nhuận này sở hữu 29.5% cổ phần của HNA, tức trị giá 180 triệu USD vào thời điểm ông Philipp Rösler được bổ nhiệm.
Theo Reuters, việc bổ nhiệm ông PPhilipp Rösler cho vị trí đứng đầu HNA là một động thái mà Reuters nhận định là để cho thấy sự ổn định và tính chính danh của những nỗ lực từ thiện của Trung Quốc ở Hoa Kỳ.
Theo Bloomberg, đây là các chính trị gia châu Âu "vận động cho Trung Quốc nổi bật nhất".
Ngoài ông Philipp Rösler, danh sách của Bloomberg còn đề cập đến ông David Cameron, cựu Thủ tướng Anh giai đoạn 2010-2016.
Hai năm sau khi rời khỏi số 10 phố Downing, ông Cameron giờ là người đứng đầu một quỹ đầu tư Anh-Trung trị giá một tỷ USD để ủng hộ kế hoạch Sáng kiến Vành đai và Con đường.
Mạng xã hội nói gì?
Tin nguyên Phó Thủ tướng Đức gốc Việt Philipp Rösler trở về Việt Nam làm việc gây xôn xao cộng đồng mạng Việt Nam.
Dường như ngay lập tức, cái tên Philipp Rösler trở thành một trong những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất trên Google, với hơn 75,000 kết quả chỉ sau hơn 1 giây.
Nhiều người bày tỏ sự ngưỡng mộ tài năng và nhiệt tình cống hiến của ông Philipp Rösler cho quê hương.
Facebooker Toàn Nguyễn Đăng viết: "Cần lắm một triết lý sống dũng cảm và cống hiến như ông. Thưa ngài Philipp Rösler!"
Thậm chí nhiều người ca tụng vẻ đẹp của ông Philipp Rösler.
Facebooker Xuân Châu đăng một bài phân tích dài về sự nghiệp của ông Philipp Rösler cùng hình ảnh ông ở nhiều góc độ, với lời bình: "Vẻ đẹp lên ngôi chính trường... Ngoài lý do là người gốc Việt và sự thành công đặc biệt, Philipp Rösler còn khiến bao người ngưỡng mộ bởi vẻ đẹp trai, lịch lãm và thông minh rực rỡ... Ở cung bậc nào Philipp Rösler cũng vô cùng hấp dẫn, dù chàng có đi trong một đám đông tại nơi đâu, vẻ quyến rũ Á Đông đặc biệt vẫn không thể lẫn lộn. ... Vẻ đẹp hào hoa và hình thể lý tưởng của chàng không thua kém bất cứ người mẫu nào".
Nhiều Facebookers đăng lại một bài viết được cho là ông Philipp Rösler bài trả lời phỏng vấn một tờ báo năm 2018.
"Phóng viên: Tuyên ngôn hành động của ông là gì?
Philipp Rosler: Một người có thể nói bất cứ điều gì mà anh ta nghĩ - miễn là anh có suy nghĩ trước khi nói.
Phóng viên: Điều mà ông không thể ưa nổi là gì?
Philipp Rösler: Sự ngu xuẩn."
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47600517
Phóng viên: Điều mà ông không thể ưa nổi là gì?
Philipp Rösler: Sự ngu xuẩn."
https://www.bbc.com/vietnamese/vietnam-47600517
Bên Đức mà ông làm tới phó thủ tướng là phải biết là ông giỏi đến cỡ nào . Giờ ông về VN làm việc thì nói chung là mọi người rất phấn khởi , chỉ đề nghị ông là không nên đi dép , để có gì chạy cho dễ !
Trả lờiXóaOng nay(Phlipp Rösler)noi duoc nhung khong lam duoc ---Dung ban chat cua nguoi Viet-chuc mung ong TRO VE voi cuoi nguon.Ong nay luc tranh cu hua nhieu dieu tot dep cho nhung thanh phan Ban nong +Trung nong(Tang lop chua giau nhung khong ngheo )o Duc ,Dang FPD (TU DO DUC)gianh duoc gan 10% vao quoc hoi --Nhung ong nay khong thuc hien nhu luc tranh cu .5 nan sau Dang FPD chi gianh duoc duoi 5% so phieu va bi bat khoi quoc hoi ---Philipp ta cung bi ep tu chuc va tam biet nghe chinh tri---nay nguu tam nguu ,ma tam ma o Vn .
Trả lờiXóa