Thứ Hai, 11 tháng 3, 2019

(2) Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân

Địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân: Một quá trình lâu dài và tốn kém [Kỳ 2]
04/03/2019 Trên cơ sở danh sách 10 địa điểm thí sinh, các cơ quan chuyên ngành đã chọn ra 3 địa điểm có trọng số cao nhất bao gồm: Vĩnh Hải, Phước Dinh (Ninh Thuận) và Hoà Tâm (Phú Yên) để nghiên cứu sâu hơn trong dự án “Nghiên cứu tiền khả thi xây dựng nhà máy điện hạt nhân ở Việt Nam”. KỲ 2: SO SÁNH, XẾP THỨ TỰ ƯU TIÊN 3 ĐỊA ĐIỂM THÍ SINH CÓ TRỌNG SỐ CAO NHẤT
Quốc hội chuẩn bị xem xét dừng dự án điện hạt nhân Ninh Thuận
1. Tiêu chí lựa chọn địa điểm
Theo hướng dẫn lựa chọn địa điểm của IAEA, kết hợp với các nghiên cứu của Viện Năng lượng và tư vấn Nhật Bản trong thời gian qua, có thể chia các tiêu chuẩn lựa chọn địa điểm ra làm 5 lĩnh vực:
1/ Chính sách năng lượng và quy hoạch phát triển ngành.
2/ Bảo đảm an toàn cho nhà máy, dân cư.
3/ Bảo đảm các yêu cầu kỹ thuật với chi phí thấp nhất.
4/ Được công chúng chấp nhận.
5/ Một số vấn đề khác.
Trong từng lĩnh vực lại được cụ thể hóa thành các tiêu chí như nêu trong bảng 1 dưới đây.

Bảng 1. Các tiêu chí cơ bản để lựa chọn địa điểm
TTNội dung chỉ tiêuTrọng sốKý hiệu
1Chính sách năng lượng
Xem xét việc đáp ứng của địa điểm nhà máy ĐHN đối với yêu cầu phát triển phụ tải khu vực, tác động của việc xây dựng nhà máy ĐHN đối với công nghiệp địa phương.
E
1.1Đáp ứng nhu cầu phát triển phụ tải khu vực theo dự báo và theo quy hoạch. Trong nghiên cứu này, trung tâm phụ tải là tam giác Tp Hồ Chí Minh – Vũng Tàu – Đồng Nai.3E31
1.2Tác động tiêu cực đến các ngành kinh tế khác (du lịch, nghề cá…)2E21
1.3Tác động tích cực các ngành công nghiệp khác1E11
2.Các vấn đề kỹ thuật của địa điểm liên quan đến an toàn của nhà máy ĐHN
Để bảo đảm an toàn hạt nhân, ngoài các yếu tố liên quan đến công nghệ thiết bị, quản lý, các yếu tố liên quan đến địa điểm cũng rất quan trọng.
T
2.1Liều dân chúng (public dose): liên quan đến mật độ dân số trong vòng bán kính 2,5; 5; 10; 20 km, dự báo tăng trưởng dân số, vị trí của những nhóm dân cư khó di tản trong trường hợp khẩn cấp và hướng gió, đặc tính phân tán và gió thịnh hành tại vị trí.3T31
2.2Địa chấn: Xem xét các số liệu lịch sử về động đất, các đứt gãy còn hoạt động… , xem xét bản đồ địa chất vùng, gồm cả số liệu về địa tầng học, bản đồ kiến tạo, bản đồ địa vật lý vùng.
Tìm hiểu mức độ phù hợp của nền đá gốc, xem xét bản đồ địa chất chi tiết, những khu vực bị phủ một lớp đất dày có chất lượng không phù hợp hoặc những loại đất có tiềm năng xảy ra hoá lỏng hoặc lún sụt thì loại bỏ. Chọn khu vực có đất kết rắn hoặc đá.
3T32
2.3Hoạt động núi lửa: Số liệu lịch sử về hoạt động núi lửa ở vùng lân cận. Các bản đồ địa chất vùng. Tìm hiểu số liệu của hiện tượng núi lửa đặc trưng đối với vùng (dòng chảy nham thạch, dòng bùn, sự rơi tro hoặc các đám mây cháy)3T33
2.4Nguy cơ lũ lụt do vỡ đập nhân tạo: Khoảng cách nhà máy ĐHN tới đập. Mức độ ngập khi vỡ đập.3T34
2.5Lũ lụt do sông và mưa lớn: mức lũ cực đại, bão, vòi rồng, lượng mưa, địa hình, mức độ ảnh hưởng đến hoạt động của nhà máy và đường giao thông tới nhà máy.3T35
2.6Lũ lụt ven biển, chủ yếu do sóng thần gây nên: số liệu hải dương học, số liệu lịch sử về lũ lụt ven biển, sóng thần, những nguồn địa chất gây ra sóng thần.2T21
2.7Cơ sở quân sự không thể di dời, đặc biệt là căn cứ không quân. Tìm hiểu số lượng và vị trí các sân bay (dân sự, quân sự). Tìm hiểu số chuyến bay và kiểu máy bay đối với mỗi sân bay ở gần vị trí, bao gồm cả kế hoạch phát triển2T22
2.8Các nhà máy lân cận không thể di dời: các nhà máy sản xuất, tàng trữ những vật liệu, hoá chất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến hoạt động của các nhà máy ĐHN.2T23
2.9Khoảng cách đến đường bay, hướng đường băng.2T24
2.10Khoảng cách tới các tuyến đường biển và đường sắt: khả năng ảnh hưởng của các sự cố vận tải tới nhà máy ĐHN, nhất là tuyến đường biển chở dầu.2T25
2.11Khả năng xây dựng hệ thống giao thông cho kế hoạch sơ tán khẩn cấp2T26
3Chi phí xây dựngC
3.1Xây dựng đường dây tải điện: khoảng cách đến các trung tâm phụ tải, các nhà máy điện và những đường dây tải điện nằm trong kế hoạch và hiện có trong vùng.3C31
3.2Hệ thống nước làm mát: nguồn nước, chi phí xây dựng trạm bơm và các kênh cấp và thải nước.3C32
3.3Khối lượng thi công cảng biển3C33
3.4Hệ thống điện phục vụ thi công3C34
3.5Độ sâu và chất lượng nền đá gốc.2C21
3.6Chi phí vận hành hệ thống nước làm mát: Số liệu nước biển làm mát: chênh lệch mực nước thuỷ triều, cao độ nhà máy, nhiệt độ nước biển, dòng chảy, bồi lắng …2C22
3.7Cung cấp nước. Nước ngọt phục vụ cho vận hành và sinh hoạt, phục vụ cho thi công.2C23
3.8Chi phí thi công đường vào nhà máy với yêu cầu thông suốt trong mọi tình huống.2C24
3.9Khối lượng đào đắp.2C25
3.10Khả năng vận chuyển thiết bị, vật liệu theo các đường giao thông thuỷ, bộ, đường sắt, hàng không.2C26
3.11Khả năng cung cấp vật liệu xây dựng tại chỗ2C27
3.12Giá đất và chi phí đền bù giải phóng mặt bằng1C11
3.13Lực lượng lao động1C12
3.14Chi phí rà phá bom mìn1C13
3.15Mặt bằng tạm thời phục vụ tập kết xe, máy, nguyên vật liệu, kho…1C14
3.16Thông tin liên lạc phục vụ thi công và vận hành1C15
3.17Hạ tầng cơ sở phúc lợi: nhà trẻ, mẫu giáo, trường học, bệnh viện, khu thể thao, giải trí.1C16
4Chấp nhận của công chúng và chính quyền địa phươngP
4.1Khả năng cấp đất, đền bù, di dân, giải phóng mặt bằng3P31
4.2Chấp nhận của công chúng và chính quyền địa phương3P32
5Các vấn đề khácO
5.1Môi trường: ảnh hưởng tới các khu bảo tồn động vật quý hiếm3O31
5.2Môi trường: ảnh hưởng tới các di tích lịch sử3O32
5.3Môi trường: ảnh hưởng tới cảnh quan thiên nhiên3O33
5.4Ảnh hưởng đến cuộc sống của cư dân: đánh bắt cá, chăn nuôi …2O21

Tổng hợp
TTLĩnh vựcSố các chỉ tiêu
1E – Chính sách năng lượng3
2T – Kỹ thuật liên quan đến an toàn của nhà máy11
3C – Chi phí xây dựng17
4P – Chấp nhận công chúng và chính quyền địa phương2
5O – Các vấn đề khác4
Tổng37

Các thông tin và số liệu phục vụ cho việc đánh giá và so sánh địa điểm theo các tiêu chí nêu trên đã được Viện Năng lượng kết hợp với các cơ quan chuyên ngành tiến hành nghiên cứu và khảo sát chi tiết cho 3 địa điểm: Vĩnh Hải, Phước Dinh (Ninh Thuận) và Hoà Tâm (Phú Yên). Các công việc khảo sát về điều kiện tự nhiên và xã hội được chia thành:
1/ Khảo sát tình hình kinh tế – xã hội (dân số, công trình công cộng, khu công nghiệp và sử dụng đất đai).
2/ Khảo sát điều kiện khí tượng, thuỷ văn, hải văn.
3/ Khảo sát đền bù di dân, tái định cư.
4/ Khảo sát điều kiện địa hình, địa mạo, địa chất công trình, động đất.
5/ Xác định vị trí móng tối ưu của nhà máy tại địa điểm.
6/ Đánh giá chênh lệch chi phí xây dựng nhà máy tại 3 địa điểm.
7/ Khảo sát sự chấp nhận của công chúng.

2. Đánh giá so sánh 3 địa điểm

Trong thời gian thực hiện dự án “Nghiên cứu tiền khả thi”, các chuyên gia của Việt Nam đã có nhiều cuộc họp và trao đổi với các chuyên gia của Nhật Bản về phương pháp chấm điểm. Các hệ số của các lĩnh vực, hệ số của các chỉ tiêu, điểm chấm cho các chỉ tiêu, các phương pháp chuẩn hoá đã được các chuyên gia của hai nước thảo luận kỹ và đi đến thống nhất.

2.1. Trọng số của lĩnh vực và trọng số của chỉ tiêu:
Các lĩnh vực (được ký hiệu E, T, C, P, O) có tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng khác nhau trong việc đánh giá địa điểm. Việc đánh giá trọng số của các lĩnh vực được dựa trên ý kiến chuyên gia và nhìn chung đều thống nhất.
Ngoài ra, các tiêu chí lựa chọn địa điểm trong từng lĩnh vực (bảng 1) cũng được xếp trọng số theo tầm quan trọng và mức độ ảnh hưởng tới địa điểm.

2.2. Chấm điểm:
Không quan tâm tới trọng số, đầu tiên ta cho điểm tất cả 37 tiêu chí theo thang điểm 10. Việc cho điểm cũng do một nhóm chuyên gia tiến hành, có trao đổi và thống nhất ý kiến với các chuyên gia Nhật bản. Tập hợp các điểm số được coi là số liệu đầu vào cho việc đánh giá so sánh các địa điểm.

2.3. Chuẩn hoá:
Vì mỗi tiêu chí, ta cho điểm theo thang điểm 10, nên nếu không chuẩn hoá, lĩnh vực nào có nhiều chỉ tiêu mặc nhiên sẽ có số điểm cao hơn. Do đó, cần phải chuẩn hóa. Trong nghiên cứu này đã sử dụng 4 cách chuẩn hoá khác nhau, ký hiệu NOR1, NOR2, NOR3, NOR4 và không chuẩn hoá NOR5. Cùng với 4 phương án trọng số cho các lĩnh vực, do đó đã có tất cả 20 tình huống được nghiên cứu, nhằm xem xét thứ tự xếp hạng các địa điểm có ổn định hay không.

2.4. Kết quả:
Với các phương án trọng số lĩnh vực khác nhau, cách chuẩn hoá điểm khác nhau thì thứ tự xếp hạng của các địa điểm là khá ổn định và tin cậy. Địa điểm Phước Dinh luôn đứng đầu, có điểm cách biệt so với hai địa điểm Vĩnh Hải và Hoà Tâm. Hai địa điểm Vĩnh Hải và Hoà Tâm có số điểm cách biệt nhau không lớn, nhưng địa điểm Hoà Tâm bị loại vì điều kiện địa hình đá gốc.

3. Kết luận
Một là: Địa điểm Phước Dinh và Vĩnh Hải đều thoả mãn những điều kiện tiên quyết để xây dựng nhà máy điện hạt nhân như:
1/ Có địa hình thuận lợi, diện tích đủ để xây dựng nhà máy điện hạt nhân với 4 tổ máy công suất mỗi tổ từ 1.000 MW trở lên.
2/ Có điều kiện địa chất công trình tốt, nằm trong vùng có cường độ động đất không lớn, bảo đảm an toàn nhà máy và chi phí xây dựng thấp.
3/ Các địa điểm đều nằm sát biển, đảm bảo điều kiện thuận lợi cho việc xây dựng hệ thống nước làm mát và vận chuyển thiết bị siêu trường, siêu trọng.
4/ Các địa điểm nằm trong vùng có mật độ dân cư thấp, ít ảnh hưởng đến đất canh tác và các công trình công cộng.
5/ Được lãnh đạo và công chúng địa phương ủng hộ xây dựng nhà máy điện hạt nhân tại địa phương của mình.
Hai là: Kết quả đánh giá so sánh các địa điểm theo phương pháp chấm điểm với thứ tự từ cao đến thấp là: Phước Dinh, Vĩnh Hải. Thứ tự này khá ổn định đối với các phương pháp đánh giá được sử dụng.
Sau khi triển khai thực hiện và được các chuyên gia và các cấp có thẩm quyền xem xét, góp ý, chỉnh sửa, Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi ban đầu đã được Tổ công tác trình Chính Phủ vào ngày 10/8/2005.
Năm 2008, các đơn vị chức năng thuộc Bộ Công Thương được giao nhiệm vụ cập nhập, bổ sung và điều chỉnh nội dung Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi thành Báo cáo đầu tư Dự án nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Báo cáo ấn bản tháng 5/2009 đã đáp ứng đầy đủ các yêu cầu chỉnh sửa của Hội đồng thẩm định Nhà nước và các ý kiến đóng góp của Tư vấn thẩm định cũng như phù hợp với các quy định về đầu tư xây dựng hiện hành. Báo cáo đã được trình lên Hội đồng thẩm định Nhà nước.
Ba là: Kết quả nghiên cứu, khảo sát, đánh giá 2 địa điểm này đã được Hội đồng thẩm định cấp Nhà nước xem xét, đánh giá, thẩm định theo Thông tư số 13/2009/TT-BKHCN “Hướng dẫn đánh giá sơ bộ về an toàn hạt nhân đối với địa điểm xây dựng nhà máy điện hạt nhân trong giai đoạn quyết định chủ trương đầu tư” của Bộ KH&CN ban hành ngày 20/5/2009. Vào tháng 10/2009, Chính phủ trình Quốc hội phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án điện hạt nhân Ninh Thuận tại kỳ họp lần thứ 6 của Quốc hội khóa XII.
Bộ Công Thương đã có các quyết định số 3849/QĐ-BCT và 3850/QĐ-BCT ngày 20/7/2010 phê duyệt quy hoạch địa điểm xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2. Tuy nhiên, căn cứ vào kết quả khảo sát địa hình, địa chất, kiến tạo, khí tượng, thủy hải văn… kết hợp với kết quả đánh giá an toàn địa điểm, kết quả so chọn các chỉ tiêu về kỹ thuật, kinh tế, theo kiến nghị của các Tư vấn lập Hồ sơ phê duyệt địa điểm và Dự án đầu tư, Bộ trưởng Bộ Công Thương ra Quyết định số 6070/QĐ-BCT ngày 17/6/2015 phê duyệt điều chỉnh Quy hoạch địa điểm xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và 2.
TS. Lê Văn Hồng, TS. Trần Chí Thành

Kỳ tới: Đánh giá 2 địa điểm đã lựa chọn
https://vinatom.gov.vn/dia-diem-xay-dung-nha-may-dien-hat-nhan-mot-qua-trinh-lau-dai-va-ton-kem-ky-2/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét