Văn hóa phát ngôn của chính khách
Trong cuộc đời làm chính trị, những phát ngôn sơ sẩy có thể không tránh khỏi. Điều quan trọng là thái độ cầu thị, sửa sai sau đó. Hè năm 2013, tôi đưa đoàn Hội Hữu nghị Việt Nam – Campuchia thành phố Hồ Chí Minh sang thăm Phnom Penh. Trong tiệc chiêu đãi, sau vài ly bia Angkor xoay vòng; Kepchuk Tema, đô trưởng, chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia – Việt Nam thủ đô ganh tị “Làm cán bộ Việt Nam là sướng nhất!”.
“Tại sao?”, mấy vị khách hỏi lại. “Vì không phải sợ ai và cũng không có ai để sợ. Làm sai, cứ rút kinh nghiệm sâu sắc, thậm chí, cũng chẳng cần xin lỗi”. Ngưng một chút, ông trầm ngâm “Chẳng bù cho bọn này. Nói gì, làm gì cũng phải cân nhắc, nhìn trước ngó sau vì đối thủ luôn chờ mình sơ sẩy. Vì một câu nói thiếu suy nghĩ, mất chức như chơi”. Anh Lê Công Giàu, phó đoàn Việt Nam buột miệng “Nhờ vậy, mấy anh mới giỏi”.
Ngẫm lại mới thấy nhận xét của bạn “chuẩn không cần chỉnh”. Có lẽ vì “không sợ ai và không có ai để sợ” nên từ việc nhỏ đến việc lớn, hứng là làm, chẳng thèm quan tâm đến dư luận xã hội. Cha ông mình từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Ngôn phong thể hiện văn hóa nền, bản lĩnh và cả đạo đức cá nhân. Cán bộ nhỏ ăn nói tầm bậy đã đành, cán bộ lớn, phải trải qua nhiều chức vụ, học đủ thứ trường lớp, vậy mà nhiều khi vẫn phát ngôn ngang ngửa “hàng tôm hàng cá”. Vì không có người can ngăn, giám sát; có hình thức xử lý nên tình trạng phát ngôn tùy tiện, hớ hênh, phi lý của nhiều quan chức có chiều hướng gia tăng. Gần đây, phát ngôn của nhiều vị trở nên dậy sóng, thành chuyện tiếu lâm nhiều tập.
Còn nhớ câu nói nổi tiếng của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khi trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 12.11.2012 về chất lượng công trình, sai phạm tại tập đoàn và thị trường bất động sản: “Báo cáo với đại biểu Lê Như Tiến, câu hỏi của đại biểu chúng tôi có đầy đủ (tài liệu) nhưng để ở nhà. Mời đại biểu Lê Như Tiến sang và chúng tôi báo cáo…”
Tại cuộc họp quốc hội vào tháng 4 năm ngoái, bàn về trách nhiệm của Quốc hội khi đưa ra những quyết định, chủ trương sai, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”.
Trong phiên chất vấn kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII diễn ra chiều 17.11.2014, trả lời cử tri về vấn đề quản lý thị trường trước gian lận thương mại còn nhiều yếu kém, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng phân trần: “Công tác đấu tranh của riêng Quản lý thị trường đã cố gắng nhưng phương tiện công cụ vừa yếu, vừa thiếu. Một câu chuyện có thật là, ở nhiều nơi thanh kiểm tra, anh em cán bộ phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón!”.
Còn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khi trả lời chất vấn trước quốc hội hồi tháng 6.2014 đã giải thích con số dự toán 34.000 tỷ đồng trong dự thảo đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 là… “sai sót do lỗi kỹ thuật đánh máy”.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông bị đội vốn gần 340 triệu USD; dư luận bức xúc, nhưng Cục trưởng Cục Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng lại nổi nóng: “Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”.
Mới nhất, bên lề cuộc họp báo chiều 17.3.2015, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long đã giải thích việc thực hiện đề án chặt 6.700 cây ở Hà Nội mà bỏ qua việc lấy ý kiến nhân dân: “Cái gì cũng phải hỏi ý kiến (dân) hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì…” Trước đó, ông Long còn đẻ ra những thuật ngữ mới khi phát biểu về việc cướp hoa tre đến đổ máu ở lễ hội đền Gióng: “cần lưu ý, chữ ‘cướp’ ở đây không phải là cướp giật mà cướp có văn hóa!”…và …
Trong cuộc đời làm chính trị, những phát ngôn sơ sẩy có thể không tránh khỏi. Điều quan trọng là thái độ cầu thị, sửa sai sau đó. Trước những câu nói phũ phàng của các “đầy tớ” nhân dân, người dân có thể không bằng lòng nhưng cũng sẽ sẵn lòng tha thứ khi họ biết đó chỉ là lỡ lời. Và điều này phải được chính người mắc sai lầm thể hiện thông qua những việc làm thiết thực. Tuy nhiên, có những câu nói tưởng như hớ hênh, buột miệng, nhưng nó lại thể hiện cái tâm, cái tầm của người lãnh đạo. Khi những phát ngôn kiểu này liên tục bị phát tán, nó sẽ tích tụ lại để rất có thể tạo nên một cái nhìn không thiện cảm, hay lớn hơn là sự thất vọng về một lớp lãnh đạo hiện nay.
Ở Việt Nam, chưa thấy quan chức nào có phát ngôn kiểu đó bị phê bình. Có lẽ người ta sợ rằng quan chức là nhân tài đất nước, nếu đem ra xử chỉ vì nói một câu nói hớ hênh thì có thể “sẽ không còn cán bộ mà lãnh đạo”. Dường như, càng có chức, có quyền, việc xin lỗi càng khó khăn. Lãnh đạo là một khoa học hẳn hoi, nhưng nhiều quan chức lại quan niệm lãnh đạo đồng nghĩa với khoa học. Nguy hại là chỗ đó. Đất nước cứ mãi nghèo nàn phần lớn cũng từ đó.
Quá xức xúc trước những chuyện “cười ra nước mắt” này, thầy giáo tôi từng bảo, ông muốn mở một trường đào tạo phát ngôn cho lãnh đạo và cho rằng sẽ đắt như tôm tươi vì đông người học. Nhưng tôi lại cho rằng, sẽ không có ai học vì lãnh đạo Việt Nam vốn không sợ ai và không có ai để sợ.
Nguyễn Văn Mỹ
Ngẫm lại mới thấy nhận xét của bạn “chuẩn không cần chỉnh”. Có lẽ vì “không sợ ai và không có ai để sợ” nên từ việc nhỏ đến việc lớn, hứng là làm, chẳng thèm quan tâm đến dư luận xã hội. Cha ông mình từng dạy “Học ăn, học nói, học gói, học mở”. Ngôn phong thể hiện văn hóa nền, bản lĩnh và cả đạo đức cá nhân. Cán bộ nhỏ ăn nói tầm bậy đã đành, cán bộ lớn, phải trải qua nhiều chức vụ, học đủ thứ trường lớp, vậy mà nhiều khi vẫn phát ngôn ngang ngửa “hàng tôm hàng cá”. Vì không có người can ngăn, giám sát; có hình thức xử lý nên tình trạng phát ngôn tùy tiện, hớ hênh, phi lý của nhiều quan chức có chiều hướng gia tăng. Gần đây, phát ngôn của nhiều vị trở nên dậy sóng, thành chuyện tiếu lâm nhiều tập.
Còn nhớ câu nói nổi tiếng của Bộ trưởng Trịnh Đình Dũng khi trả lời chất vấn trước Quốc hội chiều 12.11.2012 về chất lượng công trình, sai phạm tại tập đoàn và thị trường bất động sản: “Báo cáo với đại biểu Lê Như Tiến, câu hỏi của đại biểu chúng tôi có đầy đủ (tài liệu) nhưng để ở nhà. Mời đại biểu Lê Như Tiến sang và chúng tôi báo cáo…”
Tại cuộc họp quốc hội vào tháng 4 năm ngoái, bàn về trách nhiệm của Quốc hội khi đưa ra những quyết định, chủ trương sai, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng đã nhấn mạnh: “Quốc hội tức là dân, dân quyết sai thì dân chịu, chứ kỷ luật ai”.
Trong phiên chất vấn kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIII diễn ra chiều 17.11.2014, trả lời cử tri về vấn đề quản lý thị trường trước gian lận thương mại còn nhiều yếu kém, Bộ trưởng Công Thương Vũ Huy Hoàng phân trần: “Công tác đấu tranh của riêng Quản lý thị trường đã cố gắng nhưng phương tiện công cụ vừa yếu, vừa thiếu. Một câu chuyện có thật là, ở nhiều nơi thanh kiểm tra, anh em cán bộ phải dùng miệng để kiểm tra chất lượng phân bón!”.
Còn Bộ trưởng Phạm Vũ Luận khi trả lời chất vấn trước quốc hội hồi tháng 6.2014 đã giải thích con số dự toán 34.000 tỷ đồng trong dự thảo đề án đổi mới chương trình, sách giáo khoa sau năm 2015 là… “sai sót do lỗi kỹ thuật đánh máy”.
Dự án đường sắt đô thị Hà Nội, tuyến Cát Linh – Hà Đông bị đội vốn gần 340 triệu USD; dư luận bức xúc, nhưng Cục trưởng Cục Đường sắt Nguyễn Hữu Thắng lại nổi nóng: “Chúng tôi làm được nhiều cũng không ai khen ngợi hết, điều chỉnh một tý đã rùm beng cả lên”.
Mới nhất, bên lề cuộc họp báo chiều 17.3.2015, Phó Ban Tuyên giáo Thành ủy Hà Nội Phan Đăng Long đã giải thích việc thực hiện đề án chặt 6.700 cây ở Hà Nội mà bỏ qua việc lấy ý kiến nhân dân: “Cái gì cũng phải hỏi ý kiến (dân) hay sao? Bây giờ chỉ có chuyện trồng cây mà phải hỏi ý kiến dân! Tôi hỏi thế đất nước bây giờ động đến cái gì đi hỏi dân thì bầu ra chính quyền làm gì…” Trước đó, ông Long còn đẻ ra những thuật ngữ mới khi phát biểu về việc cướp hoa tre đến đổ máu ở lễ hội đền Gióng: “cần lưu ý, chữ ‘cướp’ ở đây không phải là cướp giật mà cướp có văn hóa!”…và …
Trong cuộc đời làm chính trị, những phát ngôn sơ sẩy có thể không tránh khỏi. Điều quan trọng là thái độ cầu thị, sửa sai sau đó. Trước những câu nói phũ phàng của các “đầy tớ” nhân dân, người dân có thể không bằng lòng nhưng cũng sẽ sẵn lòng tha thứ khi họ biết đó chỉ là lỡ lời. Và điều này phải được chính người mắc sai lầm thể hiện thông qua những việc làm thiết thực. Tuy nhiên, có những câu nói tưởng như hớ hênh, buột miệng, nhưng nó lại thể hiện cái tâm, cái tầm của người lãnh đạo. Khi những phát ngôn kiểu này liên tục bị phát tán, nó sẽ tích tụ lại để rất có thể tạo nên một cái nhìn không thiện cảm, hay lớn hơn là sự thất vọng về một lớp lãnh đạo hiện nay.
Ở Việt Nam, chưa thấy quan chức nào có phát ngôn kiểu đó bị phê bình. Có lẽ người ta sợ rằng quan chức là nhân tài đất nước, nếu đem ra xử chỉ vì nói một câu nói hớ hênh thì có thể “sẽ không còn cán bộ mà lãnh đạo”. Dường như, càng có chức, có quyền, việc xin lỗi càng khó khăn. Lãnh đạo là một khoa học hẳn hoi, nhưng nhiều quan chức lại quan niệm lãnh đạo đồng nghĩa với khoa học. Nguy hại là chỗ đó. Đất nước cứ mãi nghèo nàn phần lớn cũng từ đó.
Quá xức xúc trước những chuyện “cười ra nước mắt” này, thầy giáo tôi từng bảo, ông muốn mở một trường đào tạo phát ngôn cho lãnh đạo và cho rằng sẽ đắt như tôm tươi vì đông người học. Nhưng tôi lại cho rằng, sẽ không có ai học vì lãnh đạo Việt Nam vốn không sợ ai và không có ai để sợ.
Nguyễn Văn Mỹ
thegioitiepthi.net/hinh-chay/van-hoa-phat-ngon-cua-chinh-khach/
De nghi CA bat giam ngay nguoi viet bai nay ---phan dong vach ao CS cho dan xem a----ma nghi cho cung chuyen phat ngon ,van hoa lun cua can bo no xua nhu trai dat ---mot lu tham ,ngu.
Trả lờiXóa