Người đề xuất “đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự” cần xin lỗi dân
(Soha.vn) - Về ý tưởng “đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự”, tướng Lê Mã Lương nói: “Đại biểu quốc hội đó cần phải có lời xin lỗi nhân dân vì phát biểu vội vàng”…
Thiếu tướng Lê Mã Lương chia sẻ: “Khi nghe thấy đề xuất ý tưởng như vậy tôi đã bị sốc vì bất bình. Đó như là một sự xúc phạm. Việc đề xuất như vậy là đã đi ngược với truyền thống, đạo lý dân tộc. Đề xuất đó đã vô tình chạm đến lòng tự tôn của dân tộc, khiến cho người nghe cảm thấy rất đau”.
Đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự: "Suy thoái về tư tưởng"
Cho đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự
Dưới góc độ là một cử tri, ông Lê Mã Lương chia sẻ: “Tôi cũng như hàng triệu cử tri trong cả nước hy vọng nhiều vào các Đại biểu Quốc hội sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân và mang lại sự công bằng cho xã hội, thực thi nghiêm chỉnh luật pháp. Là một cử tri, tôi cảm thấy rất thất vọng trước ý kiến của một Đại biểu Quốc hội như thế.
Đó là phát biểu đầy cảm tính và tôi nghĩ rằng Đại biểu Quốc hội đó cần phải có lời xin lỗi nhân dân vì phát biểu vội vàng, không phù hợp với đạo lý của người Việt Nam”.
Thiếu tướng Lê Mã Lương - Anh hùng lực lượng vũ trang nhân dân (Ảnh: Tuấn Nam)
Theo tướng Lương, sâu xa hơn, có thể hiểu rằng có thể dùng tiền để mua được xương máu của con người. Với đất nước Việt Nam ở một địa chính trị đặc biệt, vấn đề đó không nên đặt ra. Người thanh niên ra trận đâu có nghĩ đến tiền và nếu vì tiền không ai tham gia các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược.
“Chúng ta không thể thương mại hóa nghĩa vụ quân sự vì lịch sử dân tộc ta chưa có tiền lệ và trong tương lai chúng ta cũng không nên thực hiện ý tưởng đó”, Thiếu tướng Lê Mã Lương bày tỏ quan điểm.
Lý giải về việc một Đại biểu Quốc hội đề xuất ý tưởng đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự, Thiếu tướng Lê Mã Lương cho rằng: “Có thể một số đại biểu thấy việc tuyển quân trong những năm gần đây có những việc bất cập và cần phải nghiên cứu để làm sao thu hút lực lượng thanh niên tự nguyện tham gia nghĩa vụ quân sự.
Có thể vị Đại biểu Quốc hội đề xuất ý tưởng cho phép đóng một khoản tiền để không phải thực hiện nghĩa vụ quân sự nghĩ rằng đối với những thanh niên không tòng quân được thì phải đóng góp một khoản tiền như là trách nhiệm đối với việc thực hiện nghĩa vụ quân sự. Tuy nhiên, Đại biểu Quốc hội mà nghĩ như thế thì hồn nhiên quá. Đại biểu Quốc hội phải có trí tuệ sâu, phải có nhãn quan chiến lược. Nếu cứ nói đến chuyện gì mà cũng nghĩ đến tiền thì hỏng bét”.
Tướng Lê Mã Lương cũng cho hay nếu ý tưởng đóng tiền thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự được thực hiện thì sẽ rất không ổn. Theo tướng Lương, hiện chúng ta đang từng bước xây dựng quân đội chính quy, hiện đại, trong đó có việc ký kết hợp tác mua một số tàu ngầm cũng như thiết bị mới để tăng cường sự bảo vệ lãnh thổ. Khi tiền được dùng để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ quân sự thì có thể dẫn đến tình trạng quân đội không có khả năng thích ứng với những trang thiết bị mới, vũ khí mới của các nước có nền công nghiệp quân sự tiên tiến như Nga, Mỹ, Anh, Pháp…
Trước ý kiến cho rằng, trong xã hội hiện nay đã tồn tại hiện tượng thanh niên trốn tránh nghĩa vụ nên việc đề xuất ý tưởng như vậy là “vẽ đường cho hươu chạy”, tướng Lê Mã Lương cho rằng: “Đó không hẳn là “vẽ đường cho hươu chạy” bởi công nghệ thông tin hiện nay đã phổ biến rộng và các tin tức, thông tin được lan truyền rất nhanh. Việc xuất hiện những hiện tượng xã hội như thanh niên bày cách cho nhau để trốn tránh nghĩa vụ quân sự, bảo nhau cách đối phó với ban tuyển quân quân sự… thì cũng là chuyện bình thường. Tuy nhiên, bên cạnh đó, chúng ta cũng phải thừa nhận rằng việc định hướng cho thanh niên có vấn đề”.
BÀI LIÊN QUANĐóng tiền thay nghĩa vụ quân sự: "Suy thoái về tư tưởng"
Cho đóng tiền thay nghĩa vụ quân sự
Dưới góc độ là một cử tri, ông Lê Mã Lương chia sẻ: “Tôi cũng như hàng triệu cử tri trong cả nước hy vọng nhiều vào các Đại biểu Quốc hội sẽ bảo vệ quyền lợi chính đáng của nhân dân và mang lại sự công bằng cho xã hội, thực thi nghiêm chỉnh luật pháp. Là một cử tri, tôi cảm thấy rất thất vọng trước ý kiến của một Đại biểu Quốc hội như thế.
Đó là phát biểu đầy cảm tính và tôi nghĩ rằng Đại biểu Quốc hội đó cần phải có lời xin lỗi nhân dân vì phát biểu vội vàng, không phù hợp với đạo lý của người Việt Nam”.
Theo Thiếu tướng Lê Mã Lương, là các nhà lập pháp, các Đại biểu Quốc hội phải hết sức thận trọng trong phát biểu của mình. Tiếng nói của họ không chỉ trong Nghị trường mà còn được nhân dân theo dõi, đánh giá…
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét