CPI… đẹp hóa!
Mưa bão và những đợt xả lũ bất ngờ càn quét một diện tích lớn cây trồng và cuốn trôi hàng loạt gia súc, gia cầm của người nông dân đã đẩy giá nhóm hàng lương thực, thực phẩm tăng cao. Tuy nhiên, điều này là không đủ để khiến CPI nhảy lên quá cao, ít nhất là theo báo cáo mới được công bố của Tổng cục Thống kê.So với cùng kỳ năm ngoái, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 11/2013 của cả nước tăng 5,78% so với cùng kỳ tháng 11/2012, và tăng 0,34% so với tháng 10, giảm nhẹ so với mức tăng 6,74 hồi tháng 10 so với cùng kỳ năm ngoái và tăng 0,49% so với tháng 9. Nhờ vậy, nhiều nhà quản lý đang hồ hởi khi có thể mau chóng đạt được kế hoạch kiềm chế lạm phát đề ra.
Tương tự như tháng trước, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống có mức tăng mạnh nhất với mức tăng 0,62% so với tháng 10, trong đó lương thực tăng 1,29%, thực phẩm tăng 0,56% và ăn uống ngoài gia đình tăng 0,17%. Giá lương thực của cả nước tăng 1,29% có thể do ảnh hưởng của mưa bão khiến diện tích lúa của nhiều nơi bị hư hại, mất trắng và lượng lương thực dự trữ của nhiều hộ dân đặc biệt là tại miền Trung cũng bị lũ cuốn trôi.
Thêm vào đó, năm nay miền Bắc cũng không được mùa khi người nông dân vất vả hai sương một nắng mà cũng chỉ có thể bần thần nhìn đống thóc lổn nhổn hạt đen, hạt lép, còn những cánh đồng bạc phếch ngả rạp vì mưa lũ, sâu bệnh hoành hành. Điều này đẩy giá gạo đi lên, nhưng người nông dân cũng chẳng thể cười nổi, người thì đã mất trắng, người còn hàng gửi đi xuất khẩu cũng không được hưởng theo. Theo TS Nguyễn Đỗ Anh Tuấn (Viện Chính sách và Chiến lược phát triển nông nghiệp, nông thôn), nông dân thường chỉ nhận được dưới 30% lợi nhuận.
Vậy mà, trong khi CPI tháng 11 ở thành thị tăng 0,29% so với tháng 10 thì CPI ở khu vực nông thôn còn tăng cao hơn, 0,37%, cũng tức là cuộc sống của người dân nông thôn đang vất vả hơn, người nghèo lại càng lao đao, vất vả hơn.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng mới có mức tăng cao thứ 2 với 0,41% so với tháng trước. Đứng thứ ba là nhóm hàng may mặc và giầy dép có mức tăng 0,35% . Đang trong giai đoạn chuyển mùa nên nhu cầu mua quần áo, giày dép và đồ giữ ấm mùa đông cũng tăng lên. Đó có thể lý giải cho tỷ lệ tăng cao hơn mức bình thường của nhóm mặt hàng đồ may mặc, giầy dép.
Theo đó, mức tăng 0,34% so tháng trước này là mức tăng thấp nhất của tháng 11 trong vòng 5 năm trở lại đây. Song đây cũng không phải là một tín hiệu lạc quan, bởi điều này chỉ càng nhấn mạnh tâm lý “tích lũy” hơn tiêu dùng của người dân. Một khi các hộ gia đình tiết chế trong chi tiêu, thì cũng có nghĩa là tổng lượng tiêu thụ hàng hóa giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó tiếp tục gây tác động tiêu cực lên nhóm lao động, tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn. Chi tiêu giảm sút có thể do họ kỳ vọng giá hàng hóa sẽ còn giảm nữa, mà cũng có thể do e ngại mình sẽ bị mất việc, bị giảm lương hay chỉ đơn giản là dự phòng cho trường hợp bất trắc đang có xác suất xảy ra cao hơn giữa thời kinh tế ẩm ương.
Khách hàng là thượng đế, khi không có người mua thì giá cả có muốn tăng cũng chẳng được. Khi ấy, lại dấy lên làn sóng lo… giảm phát. Như vậy, khó khăn kinh tế, mưa bão, lũ lụt cũng góp phần làm cho báo cáo CPI thêm… đẹp!
Ngân Hà
Vậy mà, trong khi CPI tháng 11 ở thành thị tăng 0,29% so với tháng 10 thì CPI ở khu vực nông thôn còn tăng cao hơn, 0,37%, cũng tức là cuộc sống của người dân nông thôn đang vất vả hơn, người nghèo lại càng lao đao, vất vả hơn.
Nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng mới có mức tăng cao thứ 2 với 0,41% so với tháng trước. Đứng thứ ba là nhóm hàng may mặc và giầy dép có mức tăng 0,35% . Đang trong giai đoạn chuyển mùa nên nhu cầu mua quần áo, giày dép và đồ giữ ấm mùa đông cũng tăng lên. Đó có thể lý giải cho tỷ lệ tăng cao hơn mức bình thường của nhóm mặt hàng đồ may mặc, giầy dép.
Theo đó, mức tăng 0,34% so tháng trước này là mức tăng thấp nhất của tháng 11 trong vòng 5 năm trở lại đây. Song đây cũng không phải là một tín hiệu lạc quan, bởi điều này chỉ càng nhấn mạnh tâm lý “tích lũy” hơn tiêu dùng của người dân. Một khi các hộ gia đình tiết chế trong chi tiêu, thì cũng có nghĩa là tổng lượng tiêu thụ hàng hóa giảm, ảnh hưởng không nhỏ đến kế hoạch sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, qua đó tiếp tục gây tác động tiêu cực lên nhóm lao động, tạo thành một vòng tròn luẩn quẩn. Chi tiêu giảm sút có thể do họ kỳ vọng giá hàng hóa sẽ còn giảm nữa, mà cũng có thể do e ngại mình sẽ bị mất việc, bị giảm lương hay chỉ đơn giản là dự phòng cho trường hợp bất trắc đang có xác suất xảy ra cao hơn giữa thời kinh tế ẩm ương.
Khách hàng là thượng đế, khi không có người mua thì giá cả có muốn tăng cũng chẳng được. Khi ấy, lại dấy lên làn sóng lo… giảm phát. Như vậy, khó khăn kinh tế, mưa bão, lũ lụt cũng góp phần làm cho báo cáo CPI thêm… đẹp!
Ngân Hà
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét