Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

Video giờ phút cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp

Video giờ phút cuối cùng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp
TP - Đại tá Nguyễn Văn Nhựa, bác sỹ riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp từ năm 1992 - người trực tiếp điều trị, chăm sóc trong 1.559 ngày Đại tướng nằm viện- tiết lộ về những giờ phút cuối cùng của ông.


Bác sỹ Nguyễn Văn Nhựa rơi nước mắt, kể: Trước 25/8, diễn biến sức khỏe của Đại tướng có xấu đi. Trong tuần để chuẩn bị sinh nhật cho Đại tướng, chúng tôi đã có 3 cuộc hội chẩn về sức khỏe của Đại tướng gồm tất cả những người của Ban Sức khỏe Trung ương, các giáo sư đầu ngành trong quân đội…

Chúng tôi hạn chế tối đa những cuộc vào thăm hỏi Đại tướng. Những ai vào thăm đều phải mặc áo blouse và đeo khẩu trang. Sinh nhật Đại tướng, phải chuẩn bị hoa nhựa, vì hoa tươi có thể mang theo những vi khuẩn không tốt cho cơ thể mà sức đề kháng đã rất yếu của Đại tướng.


Đại tá Nguyễn Văn Nhựa, bác sĩ riêng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Ngày 3/10, khi tôi đang giao ban trên Ban Bảo vệ sức khỏe Trung ương như thường lệ thì Viện Quân y 108 gọi đến. Tôi biết là sức khỏe của Đại tướng có biến rồi. Ngay chiều hôm đó, chúng tôi tiến hành hội chẩn.

Kết quả hội chẩn thế nào, thưa ông?

Tim Đại tướng vẫn hoạt động tốt, nhưng thận hơi yếu. Đại tướng không có bệnh gì, chỉ là bệnh tuổi già, như ngọn đèn cạn dầu. 3h sáng 4/10, có những diễn biến nguy hiểm cho sức khỏe của Đại tướng, lắm lúc tưởng khó qua nổi. Chúng tôi tập trung mọi điều kiện để cứu chữa.

Trưa 4/10, đồng chí Phùng Quang Thanh - Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trước khi đi họp Hội nghị Trung ương đã vào thăm Đại tướng. Khi đó thì Đại tướng đã hôn mê. Đồng chí Phùng Quang Thanh chỉ thị là bằng bất cứ giá nào cũng phải đảm bảo sức khỏe cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

13h chiều 4/10, chúng tôi có một cuộc hội chẩn nữa. Khi đó, mạch và huyết áp của Đại tướng vẫn bình thường, nhưng sau đó, đến khoảng 15h thì có biến. Chúng tôi đã sử dụng tối đa và tối ưu các loại thuốc để bảo vệ sức khỏe cho Đại tướng, nhưng thấy rất khó qua khỏi. Chủ tịch nước Trương Tấn Sang sau đó vào thăm và chúng tôi đã tiên lượng Đại tướng khó có thể qua được.

Đại tướng ra đi chính xác vào giây phút nào?

17h ngày 4/10, mạch và huyết áp của Đại tướng có biểu hiện khác thường. Nếu mạch xuống dưới 70 thì không thể làm gì nữa. Khoảng 30 phút sau thì tim của Đại tướng lạc nhịp. Chúng tôi không thể làm gì nữa. Đến khi Đại tướng ra đi, thời gian dừng ở thời điểm 18h09 trên máy báo. Lúc đó, đầy đủ Ban Bảo vệ Sức khỏe Trung ương, lãnh đạo và các y bác sỹ Bệnh viện 108, gia đình và tôi ở bên cạnh Đại tướng. Đại tướng đã ra đi nhẹ nhàng.

Trong 1.559 ngày điều trị ở Viện 108, có lúc nào Đại tướng tỏ ra bi quan?

Đại tướng luôn lạc quan và lạc quan cho đến phút cuối cùng của cuộc đời. Đại tướng nói với tôi rằng, trước quân thù như thế nào thì giờ cũng phải vượt qua bệnh tật như thế. Những lúc Đại tướng bị đau, ông không kêu ca gì, thường nắm tay tôi rất chặt. Tôi biết lúc đó ông rất đau. Ông có một sự kiên trì đáng nể.

Trải qua một thời gian điều trị kéo dài tới 1.559 ngày, ngay cả các bác sỹ, không phải nằm như Đại tướng, nhưng có những lúc căng thẳng, Nhưng Đại tướng còn động viên chúng tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ. Đại tướng rất tuân thủ và tôn trọng những cán bộ làm việc với mình.

Đại tướng tin tưởng tuyệt đối vào bác sỹ của mình. Khi có người biếu thuốc gì thì Đại tướng đều hỏi tôi là: “Tôi có thể dùng được thuốc này hay không?”. Hoặc là khi uống thuốc thấy có viên thuốc khác lạ so với bình thường là Đại tướng dừng lại cho đến khi hỏi ý kiến của tôi mới được.

Cũng xin được nói thêm là Đại tướng rất tin tưởng vào Viện 108 và không có ý định đi điều trị ở nước ngoài.

Có tin đồn Đại tướng phải thở oxy một thời gian trước khi mất. Là bác sỹ riêng của Đại tướng, ông nói gì về tin đồn này?

Tin đồn này hoàn toàn sai sự thật. Đại tướng minh mẫn cho đến lúc hôn mê ít ngày và sau đó qua đời. Còn lại, Đại tướng vẫn nói chuyện được. Tôi vẫn nói chuyện hằng ngày với Đại tướng. Nhưng chúng tôi hạn chế cho Đại tướng tiếp xúc, trừ những trường hợp đặc biệt. Đại tướng ra đi, chúng tôi không có điều gì phải ân hận bởi chúng tôi đã cố gắng hết sức, làm hết mức có thể một cách tối đa và tối ưu.

Đại tướng hưởng thọ 103 tuổi, và sống khỏe mạnh, minh mẫn. Ông có thể hé lộ bí quyết giữ gìn sức khỏe của Đại tướng?

Đại tướng có chế độ sinh hoạt rất khoa học, sống giản dị, hài hòa. Hằng ngày, ông dậy sớm, đi bộ, tập thiền, sau đó ăn sáng và làm việc. Ăn và nghỉ trưa xong, ông thường làm việc tới 16 giờ 30. Ông ăn uống cũng giản dị, thực đơn thường do phu nhân của Đại tướng lên, tất nhiên có sự tư vấn của bác sỹ. Ông thích món thịt kho trứng, khi vào Viện 108, thỉnh thoảng ông vẫn dùng món này.

Thị trường có nhiều loại thực phẩm ô nhiễm, mất vệ sinh, ông dặn tôi nếu tránh được thì phải cố sức tránh. Ở tuổi độ chín mươi, tuổi một trăm, ông vẫn hăng say làm việc. Đặc biệt, Đại tướng không ưu tư, suy nghĩ nhiều vào những việc không cần thiết. Những gì cần suy nghĩ, ông suy nghĩ rất thấu đáo sau khi đã nghĩ xong rồi thì bỏ ra khỏi đầu. Tâm hồn ông thanh thản vì ông sống ngày nào đều vì dân vì nước ngày đó.

Cảm ơn ông.
Phùng Nguyên thực hiện
http://m.tienphong.vn/xa-hoi/649301/Gio-phut-cuoi-cung-cua-Dai-tuong-Vo-Nguyen-Giap.html

Bác sĩ kể những giây phút cuối cùng chăm sóc Đại tướng

“Đại tướng Võ Nguyên Giáp ra đi, chúng tôi không có điều gì phải ân hận bởi chúng tôi đã cố gắng hết sức, làm hết mức có thể một cách tối đa và tối ưu”.
Sáng 6/10, tại Văn phòng Đại tướng Võ Nguyên Giáp, chúng tôi đã có cuộc trao đổi với Đại tá Nguyễn Văn Nhựa – Bác sỹ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ riêng cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.
Là bác sỹ riêng của Đại tướng từ năm 1992, Đại tá Nhựa đã có hơn 20 năm gắn bó với Đại tướng Võ Nguyên Giáp. Và trong 1.
559 ngày Đại tướng nằm viện, ngày nào Đại tá Nguyễn Văn Nhựa cũng đến thăm và chăm sóc sức khoẻ cho Đại tướng.

Đại tá Nguyễn Văn Nhựa - Bác sỹ bảo vệ sức khoẻ 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp (Ảnh: Tuấn Nam)

Rưng rưng nước mắt, Đại tá Nhựa nhớ lại: “Chỉ trước khi Đại tướng ra đi 2 ngày, lúc tôi xuống, tôi đánh thức Đại tướng dậy. Đại tướng vẫn giơ tay chào tôi. Tôi vẫn hỏi là: Đêm qua anh có ngủ được không. Đại tướng mới nói là: “Ngủ được”. Bác còn hỏi sức khoẻ của tôi. Đại tướng vẫn nói được nhưng do mở khí quản nên chỉ những người thường xuyên cạnh Đại tướng mới nghe và hiểu được.

Trước 25/8, diễn biến sức khoẻ của Đại tướng hơi phức tạp một chút. Trong tuần để chuẩn bị sinh nhật cho Đại tướng, chúng tôi đã có 3 cuộc hội chẩn về sức khoẻ của Đại tướng gồm tất cả những người của Ban Sức khoẻ Trung ương, các giáo sư đầu ngành trong quân đội…

Khoảng 4 – 5 ngày trước khi Đại tướng ra đi thì tim của Đại tướng hoạt động vẫn rất tốt, chỉ có thận là hơi yếu. Lúc Đại tướng ra đi là các cơ quan trong cơ thể ông không ủng hộ các bác sỹ chúng tôi nữa.

Ngày 3/10, khi chúng tôi đang giao ban trên Ban Bảo vệ sức khoẻ Trung ương như mọi chiều hàng ngày thì Viện 108 gọi chúng tôi đến. Chúng tôi đã biết là có vấn đề gì rồi. Ngay chiều hôm đó, chúng tôi đã hội chẩn. Hôm đó, các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước có nói với chúng tôi là phải cố gắng tối đa và tối ưu để bảo vệ sức khoẻ của Đại tướng.

Đến 3h sáng 4/10, có một việc không có lợi cho sức khoẻ của Đại tướng lắm mà khi đó chúng tôi tưởng khó qua nổi nhưng sau đó, chúng tôi tập trung mọi điều kiện

Trưa 4/10, đồng chí Phùng Quang Thanh – Bộ trưởng Bộ Quốc phòng, trước khi đi họp Trung ương đã vào thăm Đại tướng. Khi đó thì Đại tướng đã không biết gì. Đại tướng đã chỉ thị là bằng bất cứ giá nào cũng phải đảm bảo sức khoẻ cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đến 13h chiều 4/10, chúng tôi có một cuộc hội chẩn nữa. Khi đó, mạch và huyết áp của bác vẫn bình thường nhưng sau đó, đến khoảng 15h thì có vấn đề. Lúc đó có mặt đồng chí Trưởng Ban Bảo vệ sức khoẻ Trung ương Nguyễn Quốc Triệu. Chúng tôi đã sử dụng tối đa và tối ưu các loại thuốc để bảo vệ sức khoẻ cho Đại tướng nhưng đến lúc đó thấy rất khó có thể qua được.

Đại tướng đã có 1559 ngày nằm trong Bệnh viện (Ảnh: Trần Hồng)

Sau đó đồng chí Trương Tấn Sang vào và chúng tôi đã nói là khó có thể qua được. Đến 17h ngày 4/10, mạch và huyết áp của bác bắt đầu có biểu hiện khác thường. Nếu mạch của bác xuống dưới 70 thì không thể làm gì nữa. Khoảng 30 phút sau thì tim của Đại tướng có biểu hiện là lạc nhịp nhưng không thể làm gì nữa. Đến khi Đại tướng ra đi, thời gian dừng ở thời điểm 18h09 trên máy báo”.

Đại tá Nhựa nhớ lại: “Đại tướng luôn lạc quan và lạc quan đến phút cuối cùng của cuộc đời. Những lúc Đại tướng bị đau, ông thường nắm tay tôi rất chặt và là người bác sỹ của Đại tướng, tôi biết điều đó. Đó là một người kiên trì. Các bác sỹ, không phải nằm như Đại tướng nhưng có những lúc căng thẳng, Đại tướng còn động viên chúng tôi cố gắng hoàn thành nhiệm vụ.

"Đại tướng minh mẫn cho đến lúc hôn mê. Còn lúc tỉnh, Đại tướng vẫn nói chuyện được. Nhưng chúng tôi hạn chế cho Đại tướng tiếp xúc trừ những trường hợp đặc biệt”, Đại tá Nhựa cho biết.

Vị bác sỹ của Đại tướng chia sẻ: “Đại tướng rất tuân thủ và tôn trọng những cán bộ làm việc với mình. Đại tướng tin tưởng tuyệt đối vào bác sỹ của mình. Bằng chứng là khi có người biếu thuốc gì thì Đại tướng đều hỏi tôi là: “Tôi có thể dùng được thuốc này hay không?”. Hoặc là khi uống thuốc thấy có viên thuốc khác lạ so với bình thường là Đại tướng dừng lại cho đến khi hỏi ý kiến của tôi mới được.

“Đại tướng ra đi, chúng tôi không có điều gì phải ân hận bởi chúng tôi đã cố gắng hết sức, làm hết mức có thể một cách tối đa và tối ưu”, Đại tá Nguyễn Văn Nhựa nói.

Theo Tiền phongTrí thức trẻ
http://ttvn.vn/doi-song/bac-si-ke-nhung-giay-phut-cuoi-cung-cham-soc-dai-tuong-802013610115327186.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét