Thứ Bảy, 5 tháng 10, 2013

Đại tướng Võ Nguyên Giáp và mô hình toán kinh tế

Những năm 80 Đại tướng là Phó Thủ tướng phụ trách khoa học và kỹ thuật. Tôi không mấy ấn tượng về Đại tướng qua những lần nghe ông nói chuyện hoặc gặp trực tiếp, và nói thật là cũng không thích Đại tướng, nhưng tôi rất biết Đại tướng thực sự quan tâm tới ứng dụng các mô hình toán kinh tế để xây dựng các chính sách phát triển. 
Năm 1987, biết chúng tôi đang xây dựng một mô hình kinh tế lượng vĩ mô cho nền kinh tế Việt Nam (mô hình 1 nền kinh tế có hai khu vực tồn tại song song là khu vực kinh tế nhà nước và khu vực kinh tế thị trường, và hai thị trường tồn tại song song là thị trường có tổ chức và thị trường tự do, với các cơ chế hoạt động hoàn toàn khác nhau nhưng có tác động qua lại lẫn nhau), Đại tướng đã thường xuyên động viên và hỏi thăm kết quả, làm chúng tôi rất cảm động. Thậm chí biết cơ quan chúng tôi hay bị mất điện trong khi để giải những bài toán kinh tế lớn, nhiều khi máy tính phải chạy hết cả ngày mới xong một bước hội tụ, Đại tướng đã đề nghị chúng tôi mang máy đến nhà riêng để chạy vì ở đó có điện ưu tiên 24/24h.
Cuối năm đó, khi chúng tôi tổ chức Hội thảo Việt - Pháp về mô hình hóa kinh tế, Đại tướng đã đề nghị gửi cho Đại tướng các tài liệu liệu thảo đồng thời mời nhiều người trong nhóm chúng tôi và các nhà khoa học Pháp tham gia Hội thảo đến nhà riêng trao đổi thêm. Đoàn các nhà khoa học Pháp tham gia Hội thảo do giáo sư Gérard Destanne de Bernis, một nhà kinh tế học mác xít rất nổi tiếng, ủy viên trung ương Đảng cộng sản Pháp, đại biểu Quốc hội Pháp, dẫn đầu. 
Xin chia buồn cùng gia đình Đại tướng, tưởng nhớ một vị tướng tài ba của đất nước, một nhà quản lý khoa học có tâm huyết, luôn luôn thương yêu và tôn trọng các nhà khoa học.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời
Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18h chiều nay tại Viện quân y 108 (Hà Nội) khi ông vừa qua tuổi 103. Đại tướng qua đời vào 18h9 phút chiều 4/10, tại bệnh viện nơi ông nằm điều trị từ năm 2009. Mới cách đây hơn một tháng, Đại tướng bước qua tuổi 103. Thi hài của ông đã được chuyển từ khu chăm sóc đặc biệt đến nhà lạnh trong sự nghiêm cẩn của những người lính bồng súng. Căn biệt thự cổ 2 tầng số 30 Hoàng Diệu (Hà Nội), nơi ông và gia đình ở, đêm nay vẫn sáng đèn, các căn phòng đều để cửa mở. Khuôn viên trước nhà ông vẫn thẫm một màu xanh tĩnh lặng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh và đại tướng Tổng tư lệnh
Võ Nguyên Giáp tại Sở chỉ huy Chiến dịch Biên giới (1950).

Ngay trong đêm, nhiều hãng tin lớn trên thế giới đã đồng loạt đưa tin Đại tướng trên vị trí nổi bật. Hãng tin Bloomberg dẫn lời Stanley Karnow, nhà báo kiêm nhà sử học và là tác giả một cuốn sách nổi tiếng về chiến tranh Việt Nam nhận xét: "Sau Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20.Ông là một vị tướng tự học, và chìa khóa của tài chỉ huy quân sự của ông là chiến lược kiên trì bền bỉ tuyệt đối.

Tân Hoa Xã ca ngợi Đại tướng Võ Nguyên Giáp là vị anh hùng, là một huyền thoại ở Việt Nam. "Ông được người dân Việt Nam tôn kính, chỉ sau Chủ tịch Hồ Chí Minh", hãng thông tấn Trung Quốc đánh giá.

Trong khi đó, hãng thông tấn Mỹ AP cho hay Tướng Giáp nổi lên "là một lãnh đạo của đội quân áo vải, gồm những du kích quân đi dép xăng đan làm từ lốp xe, kéo từng cỗ pháo qua những ngọn núi để bao vây và tiêu diệt quân đội Pháp ở Điện Biên Phủ năm 1954".


Ông là biểu tượng của ý chí và lòng tự hào dân tộc. Ảnh: tư liệu
Sinh ngày 25/8/1911 tại huyện Lệ Thủy (Quảng Bình), Đại tướng Võ Nguyên Giáp, vốn là một thầy giáo dạy sử đã trở thành "người anh cả" của lực lượng vũ trang Việt Nam, là Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao của Quân đội nhân dân Việt Nam.
"Thần tốc, thần tốc hơn nữa; táo bạo, táo bạo hơn nữa; tranh thủ từng phút, từng giờ; xốc tới mặt trận; giải phóng miền Nam; quyết chiến và toàn thắng!" - Mệnh lệnh nổi tiếng của Đại tướng Võ Nguyên Giáp trong Chiến dịch Hồ Chí Minh năm 1975.
Trong Kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, Đại tướng trực tiếp chỉ huy nhiều chiến dịch lớn. Đặc biệt tên tuổi ông gắn liền với chiến thắng trong Chiến dịch Điện Biên Phủ (1954) và Hồ Chí Minh (1975) - những bước ngoặt trong lịch sử dân tộc.
Sau khi đất nước thống nhất, Đại tướng là Phó thủ tướng kiêm Bộ trưởng Quốc phòng (đến 1980); Phó chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng (1981 - 1991). Ông cũng là đại biểu Quốc hội các khoá I - VII.
Nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu lịch sử, quân sự trong nước và thế giới đều đánh giá Đại tướng là người toàn tài kể cả trong thời chiến lẫn thời bình. Ông đặc biệt được người dân Việt Nam nhiều thế hệ yêu mến, kính trọng bởi tài năng cũng như sự gần gũi, bình dị trong cuộc sống.
dt1-8845-1380898872.jpg
Hãng tin Bloomberg đánh giá: "Sau Hồ Chí Minh, Võ Nguyên Giáp là nhân vật quan trọng nhất trong lịch sử Việt Nam thế kỷ 20".  Ảnh: AFP
Trong Bách khoa toàn thư của Mỹ và của nhiều nước, tên và hình ảnh của ông được ghi lại như một trong những vĩ nhân quân sự hiển hách nhất.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp kết hôn lần đầu năm 1934 với nhà cách mạng Nguyễn Thị Quang Thái. Hai người có một người con là bà Võ Hồng Anh (1941-2009). Bà Hồng Anh là tiến sĩ khoa học và từng đoạt giải thưởng Kovalevskaia
Đại tướng tái hôn với giáo sư Đặng Bích Hà (con gái của giáo sư Đặng Thai Mai) sau khi người vợ đầu hi sinh vào năm 1944. Ông bà có 4 người con là Võ Hòa Bình, Võ Hạnh Phúc, Võ Điện Biên và Võ Hồng Nam
Nguyễn Hưng - Quý Đoàn - Hoàng Thùy
http://vnexpress.net/tin-tuc/xa-hoi/dai-tuong-vo-nguyen-giap-qua-doi-2890338.html



Đai tướng Võ Nguyên Giáp từ trần: (Vì Việt Nam có "tự do báo chí" nên ít nhất là cho đến 6 giờ sau khi Đại tướng từ trần, trừ vài tờ leo rào, và báo chí khắp thế giới, không một tờ báo "chính chủ" nào trong nước (Nhân Dân, Quân Đội Nhân Dân,..) đăng tin này. Có lẽ việc một ông cụ 103 tuổi qua đời là quá bất ngờ cho Bộ Chính Trị, họ chưa bao giờ nghĩ đến nên không kịp chuẩn bị trước?) 
Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời (VnEx 4-10-13) -- Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời (BBC 4-10-13) -Tướng Võ Nguyên Giáp từ trần, thọ 103 tuổi (RFA 4-10-13) -- Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời (RFI 4-10-13) Gen. Vo Nguyen Giap, Who Ousted U.S. From Vietnam, Is Dead (New York Times 4-10-13) -Vo Nguyen Giap, renowned Vietnamese general, dies in Hanoi (Washington Post  4-10-13) Vo Nguyen Giap dies at 102; Vietnamese general led North to victory (Los Angeles Times 4-10-13) --Vo Nguyen Giap, Vietnamese general, 1911-2013 (Financial Times 4-10-13) --  Legendary Vietnam Gen. Vo Nguyen Giap dies (AP 4-10-12) -Legendary Vietnamese Gen. Giap Dies at 102 (Wall Street Journal 4-10-13) - Vietnamese general who oversaw defeat of French, U.S. forces, dies aged 102 (Reuters Globe&Mail 4-10-13)-- General Giap: military genius, humbler of the West (AFP 4-10-13) Vo Nguyen Giap, Vietnam General Who Beat French, Dies at 102 (Bloomberg 4-10-13) Vietnamese general behind victories over French and US dies aged 102 (Guardian 4-10-13)- Le général Giap, héros de l'indépendance vietnamienne, est mort (Le Monde 4-10-13).

Quả thự chủ Blog này thấy Đại tướng mất lúc 18h ngày 4.10 nhưng mãi đến 3h42' sáng ngày 5.10 (tức 20h42' ngày 4.10 theo giờ mặt trời (GMT) hay giờ trái đất (GTĐ)) trang tin nhanh vnexpress.net mới đưa tin:

Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời

Đại tướng đầu tiên, Tổng tư lệnh tối cao Quân đội nhân dân Việt Nam Võ Nguyên Giáp qua đời lúc 18h chiều nay tại Viện quân y 108 (Hà Nội) khi ông vừa qua tuổi 103.

------------
Mặc dù Đại tướng đã từ trần vào 6h chiều hôm trước nhưng đến 11h16' trưa hôm sau (5.7), vẫn chưa có quyết định gì về Nghi lễ tổ chức tang Đại tướng.

Cử hành lễ tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp theo nghi lễ nào?

 HOÀNG LỰC
Thứ bảy 05/10/2013 08:38
(GDVN) - Ngay sau thông tin Đại tướng Võ Nguyên Giáp qua đời hồi 18h 9 phút chiều qua (4/10) nhiều người đang chờ đợi việc Đảng, Nhà nước quyết định sẽ tổ chức nghi thức lễ tang cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp như thế nào?.
Hiện nay quy định về tang lễ cho cán bộ công chức, viên chức nhà nước dựa trên Nghị định 105/2012 (Nghị định 105) do Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng ký ngày 17/12/2012. Theo nội dung của Nghị định này thì Đại tướng Võ Nguyên Giáp không nằm trong danh sách “các đồng chí đang giữ hoặc thôi giữ chức đối với các chức vụ sau khi từ trần được tổ chức lễ Quốc tang”.

Đại tướng Võ Nguyên Giáp


Cụ thể theo Khoảng 1, Điều 5 Nghị định 105, cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang: Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng; Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam; Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Tuy vậy Khoản 2, Điều 5 Nghị định 105 cũng nêu rõ: "Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế".

Nếu theo đúng như quy định tại Nghị định 105 nghi thức tang lễ nào dành cho Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ chiểu theo Điều 21 tổ chức Lễ tang cấp nhà nước. Cụ thể Điều 21 nêu nghi thức Lễ tang cấp Nhà nước dành cho “Các đồng chí đang giữ chức hoặc thôi giữ chức đối với các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức lễ tang cấp Nhà nước bao gồm: Uỷ viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng; Phó Chủ tịch nước; Phó Thủ tướng Chính phủ; Phó Chủ tịch Quốc hội; Chủ tịch ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Chánh án Toà án nhân dân tối cao; Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao; Đại tướng các lực lượng vũ trang; Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân là cán bộ hoạt động cách mạng trước Tháng 8 năm 1945.

Điều 5 của Nghị định 105/2012/NĐ-CP về Tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức quy định: Các chức danh được tổ chức Lễ Quốc tang:

1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây  khi từ trần được tổ chức Lễ Quốc tang:
a) Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

2. Bộ Chính trị quyết định việc tổ chức Lễ Quốc tang đối với cán bộ cấp cao khác có quá trình đóng góp và công lao to lớn đối với sự nghiệp cách mạng của Đảng, Nhà nước và nhân dân, có uy tín lớn trong nước và quốc tế.

Điều 21 Nghị định 105/2012/NĐ-CP về Tổ chức lễ tang cán bộ, công chức, viên chức quy định: Chức danh được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước

1. Cán bộ đang giữ hoặc thôi giữ một trong các chức vụ sau đây khi từ trần được tổ chức Lễ tang cấp Nhà nước:

a) Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng;
b) Phó Chủ tịch nước Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
c) Phó Thủ tướng Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
d) Phó Chủ tịch Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam;
đ) Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
e) Chánh án Toà án nhân dân tối cao;
g) Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
h) Đại tướng lực lượng vũ trang nhân dân;
i) Thượng tướng lực lượng vũ trang nhân dân là cán bộ hoạt động cách mạng trước Tháng 8 năm 1945.

2. Đối với trường hợp người từ trần giữ một trong các chức vụ quy định tại Khoản 1 Điều này mà bị kỷ luật thì việc tổ chức Lễ tang được quy định như sau:

Lễ tang được tổ chức theo hình thức Lễ tang cán bộ, công chức, viên chức đối với trường hợp bị kỷ luật bằng hình thức cách chức.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét