"Nếu đưa Đại tướng vào SGK cũng phải cân nhắc đến các nhân vật khác"
XUÂN TRUNG(GDVN) - Một số quan điểm cho rằng nhân vật lịch sử kiệt xuất là Đại tướng Võ Nguyên Giáp không nằm trong SGK là sự thiếu sót, nhưng cũng có ý kiến còn băn khoăn rằng, nếu đưa hình ảnh Đại tướng vào SGK thì sẽ còn nhiều nhân vật khác cũng phải đưa vào. Đại diện ban soạn thảo Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015 của Bộ GD&ĐT nêu ý kiến: “...sẽ cân nhắc trong thời gian tới”.
Đại tướng Võ Nguyên Giáp nên được đưa vào SGK phổ thông.
Trao đổi với chúng tôi, PGS. Trần Xuân Nhĩ, nguyên Thứ trưởng Bộ GD&ĐT có cách nhìn khác về vấn đề này, ông cho rằng rất cần thiết phải đưa các vị Tướng tài ba của dân tộc vào SGK.
Công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp đối với hai cuộc kháng chiến của dân tộc trong thời kỳ hiện đại đã được nhân dân thừa nhận. PGS. Trần Xuân Nhĩ tự hào khi được sống và cống hiến cho sự nghiệp giáo dục, tuy nhiên để có được những ngày như hôm nay, ông và đồng nghiệp không bao giờ quên công lao của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đại tướng và các bậc tiền bối đi trước.
“Qua đám tang của Đại tướng tôi thấy nhân dân đồng tình, đau thương như thế nào, và cả thế giới ca ngợi Đại tướng. Tất cả những điều đó tôi cho là hoàn toàn đúng đắn, bản thân tôi đang nói chuyện với bạn ở đây, nếu không có chiến thắng Điện Biên Phủ, nếu không có Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì tôi cũng không có được tới ngày nay. Nhờ có hòa bình, nên Bác Hồ mới đưa chúng tôi ra miền Bắc để đào tạo và ngày nay mới trưởng thành, bản thân tôi vô cùng biết ơn, vô cùng nhớ Đại tướng”. PGS. Trần Xuân Nhĩ cảm động.
“Qua đám tang của Đại tướng tôi thấy nhân dân đồng tình, đau thương như thế nào, và cả thế giới ca ngợi Đại tướng. Tất cả những điều đó tôi cho là hoàn toàn đúng đắn, bản thân tôi đang nói chuyện với bạn ở đây, nếu không có chiến thắng Điện Biên Phủ, nếu không có Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì tôi cũng không có được tới ngày nay. Nhờ có hòa bình, nên Bác Hồ mới đưa chúng tôi ra miền Bắc để đào tạo và ngày nay mới trưởng thành, bản thân tôi vô cùng biết ơn, vô cùng nhớ Đại tướng”. PGS. Trần Xuân Nhĩ cảm động.
Nguyên lãnh đạo Bộ GD&ĐT cũng khẳng định trong sách lịch sử mà không viết về Đại tướng là điều thiếu sót, không đúng, cho nên sắp tới phải bổ sung. Vì SGK lịch sử không thể không nói về hai cuộc chiến thắng của dân tộc, đó là chiến thắng Điện Biên Phủ và chiến thắng mùa Xuân năm 1975, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là nhân vật hoàn toàn xứng đáng để nói về những nhân vật xuất sắc nhất thế giới, ở Việt Nam ai cũng biết Đại tướng là một người như thế nào và dứt khoát phải đưa vào sách.
Nhà tâm lí học, đồng thời là Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) TS. Nguyễn Tùng Lâm nhận định, vấn đề này nhà trường không thể quyết định, chủ động được, có thể nhiều người biết, nhiều giáo viên cần nhưng không được chủ động, do vậy chúng ta phải thông cảm.
TS. Nguyễn Tùng Lâm cũng đề nghị, qua sự kiện đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì Bộ GD&ĐT cũng nên cân nhắc việc này.
“Ở trường tôi tôi cho học sinh sinh hoạt một chủ đề về đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, học sinh phải tự sưu tập hình ảnh về đám tang đó để nói lên suy nghĩ của cá nhân mình. Từ đó đưa ra kế hoạch để có được một cuộc sống đẹp trong tươi lai. Trường dân lập có quyền chủ động trong việc này” TS. Tùng Lâm chia sẻ.
Quan điểm của TS. Tùng Lâm cho rằng, trong thời gian tới khi chúng ta làm lại sách cũng nên có thể đưa thông tin về Đại tướng cho học sinh học, nhất là chương trình lịch sử và trận Điện Biên phải nói rõ vai trò của Đại tướng như thế nào, thậm chí phải có hẳn một mục về Đại tướng.
Ông cũng cho rằng, ngoài sách lịch sử thì văn học và giáo dục công dân cũng phải đưa hình ảnh của Đại tướng, đó là những đoạn hay, những đoạn xúc động về Đại tướng, phải giảng cho học sinh nghe.
Trao đổi với chúng tôi, PGS. Văn Như Cương còn băn khoăn một điều, nếu đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào SGK thì các nhân vật lịch sử hiện đại như Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn... phải tính sao?
“Mình nói chuyện này ra để làm sao cho người viết sách nghiên cứu để làm cho đủ. Nếu Đại tướng không được nêu thành một bài trong SGK cũng có thể chấp nhận, bởi vì chúng ta chưa đưa một nhân vật nào, ví dụ như Trần Hưng Đạo, Quang Trung có nên đưa thành một bài hay không? Nhưng đối với công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúng ta không đưa có xem là hợp lí không?
Từ thời kỳ lịch sử hiện đại trong sách không đưa một nhân vật nào để nói về việc đánh tháng giặc Pháp, giặc Mỹ có hợp lí không? Như vậy cũng phải xét là bài, đoạn có nên đưa tên Đại tướng vào hay không, như nói về chiến thắng Điện Biên mà không nói rõ công lao của Đại tướng thì rõ ràng có vấn đề”. PGS. Văn Như Cương đặt vấn đề.
Và ông cũng nêu quan điểm rằng, đối với những nhân vật lịch sử hiện đại như Hồ Chí Minh phải có một bài riêng, sau Bác Hồ chúng ta có một bài về ai đó như Đại tướng Giáp là rất nên.
Bên cạnh đó, PGS. Văn Như Cương lưu ý, trong chương trình SGK lịch sử cần phải đặt lại vấn đề có nói tới những nhân vật điển hình thì có là một yêu cầu trong chương trình hay không, khi đã có chương trình rồi chúng ta có nên đưa thành một bài hay không? Sau đó là đưa nhân vật nào..., vấn đề này thì phải xem xét cẩn thận.
Cân nhắc đến các nhân vật khác
Trả lời phỏng vấn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, PGS. TS Đỗ Ngọc Thống, Thường trực Ban soạn thảo Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015 (Bộ GD&ĐT) cho biết, bản thân ông chưa khảo sát hết nhưng có xem qua sách thì thấy tuy không nhắc tới Đại tướng nhưng hình ảnh Đại tướng ở Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Đại tướng bên cạnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới năm 1950 vẫn có.
Hiện nay riêng sách Ngữ văn lớp 12 đã đưa vào một bài nói về con người Đại tướng trích trong Hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên” và có chụp hình Đại tướng rất trang trọng.
“Sắp tới chúng tôi sẽ cân nhắc làm sao đưa được những cái chọn lọc, tinh túy nhất, kể cả các sự kiện lẫn nhân vật lịch sử và sẽ khắc phục tình trạng này. Nếu đưa Đại tướng vào thì cũng phải cân nhắc các nhân vật khác như Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn..., do đó mở rộng các nhân vật lịch sử thì gắn với từng sự kiện, cũng phải cân nhắc vì xuyên suốt hệ thống lịch sử chỉ có Bác Hồ và Bộ chính trị cũng như Trung ương Đảng” PGS. Đỗ Ngọc Thống cho biết.
Chia sẻ về chương trình sách SGK sau năm 2015, PGS. Đỗ Ngọc Thống thông tin, với xu hướng chung của thế giới hiện này là một chương trình nhưng có nhiều bộ sách, ở Việt Nam chúng ta cũng mong muốn điều đó lâu lắm nhưng bao giờ chủ trương đó cũng phải đi đôi với điều kiện để đảm bảo chủ trương đó đúng.
Cũng theo PGS. Thống, chủ trương nhiều bộ sách giáo khoa là đúng nhưng chúng ta cần chuẩn bị rất nhiều điều kiện. Ví dụ: Đội ngũ tác giả, quy chế, cách điều hành, tiêu chí lựa chọn và cách phân bổ SGK như thế nào cho bảo đảm là rất quan trọng, bên cạnh đó là trình độ giáo viên, trình độ học sinh để lựa chọn SGK, trình độ quản lí để lựa chọn bộ sách nào cho hợp lí. Trong điều kiện nhiều bộ sách thì cách thi cử và dạy như thế nào là không phải đơn giản.
“Với tinh thần đó bộ sẽ nghiên cứu kĩ, từng bước nhưng trước mắt vẫn phải có bộ chủ trì, sau đó khuyến khích hướng đa dạng hóa tài liệu, sau vài ba năm khi định hướng chương trình đã rõ thì tổ chức, cá nhân có thể đăng kí tham gia viết với quy trình chặt chẽ” PGS. Đỗ Ngọc Thống cho biết.
Nhà tâm lí học, đồng thời là Hiệu trưởng trường THPT Đinh Tiên Hoàng (Hà Nội) TS. Nguyễn Tùng Lâm nhận định, vấn đề này nhà trường không thể quyết định, chủ động được, có thể nhiều người biết, nhiều giáo viên cần nhưng không được chủ động, do vậy chúng ta phải thông cảm.
TS. Nguyễn Tùng Lâm cũng đề nghị, qua sự kiện đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp thì Bộ GD&ĐT cũng nên cân nhắc việc này.
“Ở trường tôi tôi cho học sinh sinh hoạt một chủ đề về đám tang Đại tướng Võ Nguyên Giáp, học sinh phải tự sưu tập hình ảnh về đám tang đó để nói lên suy nghĩ của cá nhân mình. Từ đó đưa ra kế hoạch để có được một cuộc sống đẹp trong tươi lai. Trường dân lập có quyền chủ động trong việc này” TS. Tùng Lâm chia sẻ.
Quan điểm của TS. Tùng Lâm cho rằng, trong thời gian tới khi chúng ta làm lại sách cũng nên có thể đưa thông tin về Đại tướng cho học sinh học, nhất là chương trình lịch sử và trận Điện Biên phải nói rõ vai trò của Đại tướng như thế nào, thậm chí phải có hẳn một mục về Đại tướng.
Ông cũng cho rằng, ngoài sách lịch sử thì văn học và giáo dục công dân cũng phải đưa hình ảnh của Đại tướng, đó là những đoạn hay, những đoạn xúc động về Đại tướng, phải giảng cho học sinh nghe.
Trao đổi với chúng tôi, PGS. Văn Như Cương còn băn khoăn một điều, nếu đưa Đại tướng Võ Nguyên Giáp vào SGK thì các nhân vật lịch sử hiện đại như Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn... phải tính sao?
“Mình nói chuyện này ra để làm sao cho người viết sách nghiên cứu để làm cho đủ. Nếu Đại tướng không được nêu thành một bài trong SGK cũng có thể chấp nhận, bởi vì chúng ta chưa đưa một nhân vật nào, ví dụ như Trần Hưng Đạo, Quang Trung có nên đưa thành một bài hay không? Nhưng đối với công lao của Đại tướng Võ Nguyên Giáp chúng ta không đưa có xem là hợp lí không?
Từ thời kỳ lịch sử hiện đại trong sách không đưa một nhân vật nào để nói về việc đánh tháng giặc Pháp, giặc Mỹ có hợp lí không? Như vậy cũng phải xét là bài, đoạn có nên đưa tên Đại tướng vào hay không, như nói về chiến thắng Điện Biên mà không nói rõ công lao của Đại tướng thì rõ ràng có vấn đề”. PGS. Văn Như Cương đặt vấn đề.
Và ông cũng nêu quan điểm rằng, đối với những nhân vật lịch sử hiện đại như Hồ Chí Minh phải có một bài riêng, sau Bác Hồ chúng ta có một bài về ai đó như Đại tướng Giáp là rất nên.
Bên cạnh đó, PGS. Văn Như Cương lưu ý, trong chương trình SGK lịch sử cần phải đặt lại vấn đề có nói tới những nhân vật điển hình thì có là một yêu cầu trong chương trình hay không, khi đã có chương trình rồi chúng ta có nên đưa thành một bài hay không? Sau đó là đưa nhân vật nào..., vấn đề này thì phải xem xét cẩn thận.
Dù không xuất hiện trong SGK Lịch sử nhưng riêng chương trình Ngữ văn THPT của Bộ GD&ĐT đã dành 6 trang (từ trang 204-210, SGK Ngữ Văn 12 tập 1) trích Hồi kí "Những năm tháng không thể nào quên" của Đại tướng.
Cân nhắc đến các nhân vật khác
Trả lời phỏng vấn Báo điện tử Giáo dục Việt Nam, PGS. TS Đỗ Ngọc Thống, Thường trực Ban soạn thảo Đề án Đổi mới chương trình, SGK phổ thông sau 2015 (Bộ GD&ĐT) cho biết, bản thân ông chưa khảo sát hết nhưng có xem qua sách thì thấy tuy không nhắc tới Đại tướng nhưng hình ảnh Đại tướng ở Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân, Đại tướng bên cạnh Bác Hồ trong chiến dịch Biên giới năm 1950 vẫn có.
Hiện nay riêng sách Ngữ văn lớp 12 đã đưa vào một bài nói về con người Đại tướng trích trong Hồi kí “Những năm tháng không thể nào quên” và có chụp hình Đại tướng rất trang trọng.
“Sắp tới chúng tôi sẽ cân nhắc làm sao đưa được những cái chọn lọc, tinh túy nhất, kể cả các sự kiện lẫn nhân vật lịch sử và sẽ khắc phục tình trạng này. Nếu đưa Đại tướng vào thì cũng phải cân nhắc các nhân vật khác như Phạm Văn Đồng, Lê Duẩn..., do đó mở rộng các nhân vật lịch sử thì gắn với từng sự kiện, cũng phải cân nhắc vì xuyên suốt hệ thống lịch sử chỉ có Bác Hồ và Bộ chính trị cũng như Trung ương Đảng” PGS. Đỗ Ngọc Thống cho biết.
Chia sẻ về chương trình sách SGK sau năm 2015, PGS. Đỗ Ngọc Thống thông tin, với xu hướng chung của thế giới hiện này là một chương trình nhưng có nhiều bộ sách, ở Việt Nam chúng ta cũng mong muốn điều đó lâu lắm nhưng bao giờ chủ trương đó cũng phải đi đôi với điều kiện để đảm bảo chủ trương đó đúng.
Cũng theo PGS. Thống, chủ trương nhiều bộ sách giáo khoa là đúng nhưng chúng ta cần chuẩn bị rất nhiều điều kiện. Ví dụ: Đội ngũ tác giả, quy chế, cách điều hành, tiêu chí lựa chọn và cách phân bổ SGK như thế nào cho bảo đảm là rất quan trọng, bên cạnh đó là trình độ giáo viên, trình độ học sinh để lựa chọn SGK, trình độ quản lí để lựa chọn bộ sách nào cho hợp lí. Trong điều kiện nhiều bộ sách thì cách thi cử và dạy như thế nào là không phải đơn giản.
“Với tinh thần đó bộ sẽ nghiên cứu kĩ, từng bước nhưng trước mắt vẫn phải có bộ chủ trì, sau đó khuyến khích hướng đa dạng hóa tài liệu, sau vài ba năm khi định hướng chương trình đã rõ thì tổ chức, cá nhân có thể đăng kí tham gia viết với quy trình chặt chẽ” PGS. Đỗ Ngọc Thống cho biết.
http://giaoduc.net.vn/Giao-duc-24h/Neu-dua-Dai-tuong-vao-SGK-cung-phai-can-nhac-den-cac-nhan-vat-khac/321939.gd
***********Bình luận trên mạng:
Bây giờ các nhà sử học hàng đầu của VN mới lên tiếng như "GS Phan Huy Lê: SGK vắng bóng Đại tướng là điều rất buồn", rằng "Ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lớp trẻ nhận ra không chỉ một vị anh hùng lẫy lừng với những chiến công mà là một biểu tượng của những gì tốt đẹp, đáng trân quý nhất của dân tộc Việt Nam.
***********Bình luận trên mạng:
Bây giờ các nhà sử học hàng đầu của VN mới lên tiếng như "GS Phan Huy Lê: SGK vắng bóng Đại tướng là điều rất buồn", rằng "Ở Đại tướng Võ Nguyên Giáp, lớp trẻ nhận ra không chỉ một vị anh hùng lẫy lừng với những chiến công mà là một biểu tượng của những gì tốt đẹp, đáng trân quý nhất của dân tộc Việt Nam.
Đó là Biểu tượng của ý chí độc lập tự do, của nghị lực và trí tuệ sáng tạo của dân tộc. Biểu tượng của một con người suốt đời sống và chiến đấu vì dân, vì nước. Qua biểu tượng Đại tướng, lớp trẻ như tìm lại được niềm tin và lẽ sống của mình. Việc vắng bóng hình ảnh Đại tướng trong sách lịch sử là điều đáng tiếc…".
Hội sử học của thầy đã bao giờ lên tiếng về "thiếu sót đáng tiếc" này chưa hay bây giờ mới có thể "than thở"! Viết về Lịch sử Đảng dễ hơn lịch sử dân tộc? Rằng "từ ngày có đảng... nhân dân ta... bla bla... ca nghe rất "sướng" và được lòng lãnh đạo hơn(!).
Điều đáng tiếc hơn hết là chúng ta không thấy nhà sử học hàng đầu nầy có lời xin lỗi nhân dân, xem như là việc "đáng tiếc" của "người khác" [mà cũng không biết là ai đã có chủ trương soạn SGK như rứa, bộ GDĐT hay nhà xuất bản GD?] chứ không phải là một "sự bỏ sót" có chủ ý của ngành nghiên cứu sử học VN hay viện nghiên cứu Lịch sử Đảng!!! PGS. TS Đỗ Ngọc Thống phân tích rất ư chính trị rằng "Nếu đưa Đại tướng vào SGK cũng phải cân nhắc đến các nhân vật khác" (GD) để biện hộ (hay ngụy biện) cho cái gì đây hay tiếp tục che đậy góc khuất của lịch sử đương đại của VN.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét