Thứ Hai, 14 tháng 10, 2013

(5) Toàn cảnh Quốc tang Đại tướng

Toàn cảnh Quốc tang Đại tướng
6h:21: Nhiều lãnh đạo khác tới nhà tang lễ.
Các nghi thức chuẩn bị đưa tiễn Đại tướng đã hoàn tất.

Chuẩn bị lư hương trước linh cữu Đại tướng (Nguồn: Soha)


6h20: Xe tang đã đến khu vực nhà tang lễ. Trên xe đã chuẩn bị sẵn nhiều vòng hoa. 


Xe chở linh cữu Đại tướng đã sẵn sàng trước khu vực Nhà tang lễ Quốc gia. (Ảnh: Infonet)

6h10, bên trong khuôn viên nhà Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu, một số người vẫn quét dọn khu vườn phía trước cho sạch sẽ. Hàng nghìn bó hoa trải dọc các lối đi vào nhà của vị Đại tướng tài ba. Phía cổng ngoài, các lực lượng làm nhiệm vụ an ninh đã vào các vị trí được phân công.

6h07: Vỉa hè Trần Hưng Đạo đã chật kín người


6h06: Ông Trương Tấn Sang, Chủ tịch nước tới nhà tang lễ. Ngay sau Chủ tịch nước là các cháu, chắt của Đại tướng.

Các chắt nhỏ tuổi của Đại tướng cũng tới rất sớm. (Ảnh: Soha) 

6h05, để đảm bảo cho tuyến đường thông thoáng khi linh cữu Đại tướng đi qua, cảnh sát đang yêu cầu người dân ngồi bên vỉa hè thay vì họ ngồi ở giữa tuyến đường như hiện nay. Trong ít phút, hàng nghìn người dân đã chấp hành nghiêm chỉnh.
Di ảnh được đặt trong sân nhà Đại tướng

5h50: Bên trong nhà Tang lễ, đội tiêu binh đã sẵn sàng, chuẩn bị những khâu cuối cùng 


5h30: Đoàn xe nghi lễ đã sẵn sàng dù 7h mới bắt đầu lễ truy điệu.


Nhiều bạn trẻ mang di ảnh của Đại tướng tới buổi lễ.


5h25p: Rất nhiều hàng rào đã được lập cách nhà tang lễ hơn 1km.


Rất nhiều người dân đã có mặt tại khu vực Nhà tang lễ.


5h20p: Hai thanh niên đã ngủ lại đây đêm qua với mong muốn sáng nay sẽ được nhìn thấy linh cữu Đại tướng. Hai bạn trẻ này đã khôgn được viếng Đại tướng ngày hôm qua (Ảnh: Zing)


5h10p sáng 13/10: Trời còn rất tối nhưng các lực lượng phục vụ cho lễ tang Đại tướng đã hoạt động từ khuya. Nhiều người dân ngủ lại qua đêm tại khu vực Nhà tang lễ để hôm sau có thể nhìn thấy linh cữu Đại tướng.


Người dân tập trung xung quanh khu vực nhà tang lễ rất đông
Theo Vietnam net






Ảnh: Thủy Chung
8h45: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đang di chuyển trên đường Xuân Thủy - Cầu Giấy, nhiều người đều đổ dồn về phía lòng đường để được nhìn gần hơn. Nhiều người quỳ xuống bên đường để thể hiện lòng thành kính với Đại tướng.

Tại sân bay Nội Bài, các phi công, tiếp viên đang chuẩn bị đón linh cữu ở sân bay:


Ảnh: XĐ

8h40: Tại khu vực đường Phạm Văn Đồng, do lượng người dồn về đây quá đông đã dẫn đến hiện tượng lòng đường bị tắc nghẽn cục bộ. Lực lượng cảnh sát giao thông, an ninh trật tự đang phối hợp với thanh niên, sinh viên tình nguyện tìm cách giải tỏa đảm bảo đường thông thoáng cho đoàn xe chở linh cữu Đại tướng sắp đi qua.

Trước cổng trường ĐH Sư phạm Hà Nội, đường Xuân Thủy, đoàn người trật tự đứng chờ đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi qua. Hàng trăm sinh viên tình nguyện đã có mặt ở đây từ sáng sớm để làm hàng rào giữ trật tự.

8h37: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng di chuyển qua đường Kim Mã. Nhiều người nước ngoài sống tại Việt Nam cũng có mặt trên đường Kim Mã để cùng người dân Việt Nam tiễn đưa Đại tướng. Tất cả đều chia sẻ rằng: Họ rất ngưỡng mộ và khâm phục người Đại tướng của nhân dân này và họ đã khóc khi nghe tin Đại tướng ra đi.

8h30: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng rời nhà riêng 30 Hoàng Diệu tiếp tục di chuyển theo đường Trần Phú - Sơn Tây - Kim Mã. Khi đoàn xe đi qua, nhiều người dân đã hô vang trong nước mắt “Võ Nguyên Giáp - Đại tướng của nhân dân”. Từ em nhỏ tới các cụ già và cả những bạn trẻ đều không cầm được nước mắt khi nghĩ tới việc mình sẽ không bao giờ được gặp lại vị Đại tướng vô cùng đức độ, thánh thiện.

8h20: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đang dừng lại trước nhà riêng của Đại tướng ở 30 Hoàng Diệu để gia quyến rước di ảnh Đại tướng vào nhà thắp hương làm lễ theo phong tục. Tại khu vực đối diện ngôi nhà, nhiều Phật tử đang làm lễ cầu siêu.


Ảnh: Phạm Hải

Giây phút đoàn xe chở linh cữu Đại tướng dừng lại, nhiều người đã không cầm được nước mắt, khóc thương Đại tướng như vĩnh biệt người thân của mình. Ai cũng muốn được đứng thật gần linh cữu để thể hiện tình cảm của mình.

8h13: Cỗ linh xa chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đi qua Quảng trường Ba Đình.

 

 

 
Ảnh: Quốc Anh

8h10: Tại đường Xuân Thủy - Phạm Văn Đồng, lúc này, hàng nghìn người đang tập trung đông đủ hai bên đường ngóng chờ giờ phút đoàn xe chở lĩnh cữu của Đại tướng đi qua.

8h5: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng đi qua khu vực Bờ Hồ, phố Hàng Khay - Tràng Thi.

8h: Đoàn xe chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đang di chuyển trên phố Tràng Tiền. Hàng nghìn người dân đứng hai bên đường tiễn biệt Đại tướng.

Trong đám đông, từ trước khi linh cữu Đại tướng đi qua, đã có những tiếng sụt sịt… Nhưng càng đến thời khắc được nhìn thấy linh cữu Người thì những tiếng khóc ngày một nhiều. Khi đoàn tiêu binh đi qua, đặc biệt là khi linh cữu Người tiến về gần biển người dân đang chờ đón thì tất cả khóc òa.


Ảnh: Cẩm Quyên

Những tiếng gọi “Bác ơi”, “Bác Giáp ơi” vang lên giữa không gian đã khiến tất cả vỡ òa, thổi bùng cảm xúc của toàn bộ những người đứng đợi. Họ đồng loạt gọi tên Đại tướng trong đau thương, tiếc nuối. Có người chắp tay khấn Đại tướng mà nước mắt vẫn tuôn rơi. Có người giơ tay chào Người như một lời tiễn biệt cuối cùng để đưa Đại tướng về nơi an nghỉ ngàn thu.

Linh cữu Đại tướng đi qua rồi, nhiều người dân chạy dọc theo con phố để được nhìn Đại tướng thêm chút nữa. Nếu không có lực lượng an ninh ngăn lại, họ sẽ tiếp tục theo chân đưa tiễn Đại tướng qua Lăng Bác, qua 30 Hoàng Diệu.

7h50: Tại số 30 Hoàng Diệu - nơi ít phút nữa đoàn xe chở lĩnh cựu Đại tướng sẽ dừng lại để vào làm lễ, hiện tại, các tầng lớp nhân dân đều đứng yên lặng và trật tự, nhiều người mang theo hoa và di ảnh của Đại tướng. Mọi người đang rất nóng lòng được tiễn biệt Đại tướng Võ Nguyên Giáp lần cuối. Không khí như trùng xuống, nhiều người không cầm được nước mắt.

7h40: Linh cữu Đại tướng bắt đầu được di chuyển rời nhà tang lễ Quốc gia. Đi trước linh cữu, 2 sĩ quan mang di ảnh Đại tướng, 1 sĩ quan mang bảng huân chương và 1 sĩ quan cầm Quốc kỳ. Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội, lãnh đạo cấp cao nước ngoài, gia quyến Đại tướng đi bộ theo cỗ linh xa ra ngoài nhà tang lễ.

7h35: Linh cữu Đại tướng được đặt lên cỗ linh xa. Sau đó, linh cữu được phủ Quốc kỳ, đặt trong lồng kính trên cỗ linh xa có gắn pháo.


 






 
Ảnh: Lê Anh Dũng

Ít phút nữa, linh cữu Đại tướng sẽ được di chuyển dọc theo các tuyến phố Lê Thánh Tông - Tràng Tiền - Tràng Thi - Điện Biên Phủ - Hoàng Diệu (qua nhà riêng Đại tướng làm lễ theo nghi thức tâm linh truyền thống), sau đó, đoàn xe tiếp tục đi theo đường Kim Mã - Cầu Giấy - cầu Thăng Long ra sân bay Nội Bài.


7h25: Lễ di quan Đại tướng bắt đầu. Linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp được chuyển ra linh xa. Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng cùng 10 chiến sỹ khiêng linh cữu di chuyển từ trong nhà tang lễ ra linh xa.

 

7h20: Các lãnh đạo, nguyên lãnh đạo cấp cao của Đảng, Nhà nước, quân đội, các lãnh đạo cấp cao nước ngoài, các đoàn ngoại giao, các bộ, ban, ngành trung ương và các tỉnh, thành phố đi một vòng quanh linh cữu của Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

7h15: Ông Võ Điện Biên, con trai cả của Đại tướng Võ Nguyên Giáp phát biểu cảm tạ.


Sẽ hòa cùng tinh thần triệu người dân đất Việt

Ông Võ Điện Biên thay mặt gia đình "bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc, lòng biết ơn lãnh đạo Đảng, Nhà nước, quân đội và đồng bào chiến sĩ cả nước đã tạo mọi điều kiện để thực hiện tâm nguyện của Ba chúng tôi là trở về quê hương.

"Chúng tôi hiểu rõ hơn ai hết rằng, mọi lời ca ngợi đối với Đại tướng là lời ca ngợi với Bác Hồ, với các thế hệ lãnh đạo của Đảng, với tất cả đồng bào, chiến sĩ đã hy sinh và đóng góp bằng tâm trí và máu xương trong hai cuộc kháng chiến vừa qua. Là lời ca ngợi với tất cả những người con ưu tú đã ngã xuống để bảo vệ và gìn giữ mảnh đất này.

Để tỏ lòng biết ơn, không lời nào có thể diễn đạt được hết tấm lòng của gia đình", ông Võ Điện Biên nghẹn ngào.
Sức khỏe và tuổi thọ cho đến những năm vừa qua, là nhờ tấm lòng của tất cả mọi người, hàng triệu người dân Việt Nam. Từ các thế hệ đã trải qua lịch sử khốc liệt nhất của dân tộc, đến những thế hệ thanh niên, thiếu nhi chưa bao giờ biết đến tiếng bom - ông Điện Biên lặng im hồi lâu, rơi nước mắt.

Xin gửi lời cảm ơn đến quân đội, bệnh viện và tập thể y bác sĩ đã chăm sóc Đại tướng đến những giây cuối cùng. Trong giây phút này, xin phép được ngẩng đầu tạ ơn tiên tổ của đất nước Việt Nam, tạ ơn anh linh của hàng nghìn anh hùng liệt sĩ hàng nghìn năm nay đã ngã xuống vì mảnh đất này và luôn đồng hành với Đại tướng cho đến phút cuối cùng.

"Đại tướng đã cả đời vì nước, vì dân. Lúc mất đi, chắc chắn tinh thần của Đại tướng sẽ hòa vào tinh thần của hàng chục triệu người dân đất Việt, biến thành sức mạnh, vì một nước Việt Nam hùng cường và thịnh vượng", người con trai cả của Đại tướng bày tỏ. 

7h14: Sau khi Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn là một phút mặc niệm Đại tướng Võ Nguyên Giáp.


Chủ tịch nước Trương Tấn Sang, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Sinh Hùng, Chủ tịch Lào Choummaly Sayasone, Chủ tịch Quốc hội Campuchia Heng Samrin tưởng niệm Đại tướng

7h: Nghi thức chào cờ tại lễ truy điệu Đại tướng bắt đầu tại nhà tang lễ Quốc gia, số 5 Trần Thánh Tông, Hà Nội.

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đọc điếu văn tưởng niệm Đại tướng.


Trong điếu văn, Tổng bí thư khẳng định: Tên tuổi Đại tướng mãi lưu danh trong lịch sử

Tổng bí thư nói, Đại tướng Võ Nguyên Giáp là người học trò gần gũi của Hồ Chí Minh, vị Đại tướng kiên trung. Sự ra đi của ông là một tổn thất lớn với Đảng, nhà nước, nhân dân và quân đội Việt Nam.

"Trong niềm xúc động và tiếc thương vô hạn, BCH Trung ương, QH, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương MTTQ, Quân ủy Trung ương cùng đồng bào, chiến sĩ tổ chức trọng thể lễ truy điệu và tiễn đưa đồng chí về nơi an nghỉ cuối cùng", Tổng bí thư trân trọng.

Ngay sau đó, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đã nêu tóm lược về toàn bộ cuộc đời Đại tướng Võ Nguyên Giáp.

Đại tướng đã góp phần thắng lợi của Tổng khởi nghĩa Cách mạng Tháng Tám

Vào chiến dịch chống Pháp ông đã chỉ huy nhiều chiến dịch quan trọng. Đặc biệt, năm 1954 đã chỉ huy chiến thắng trong chiến dịch Điện Biên Phủ "Cùng toàn Đảng, toàn quân, toàn dân làm nên chiến thắng Điện Biên".

Ngay sau năm 1954, Đại tướng đã cùng toàn Đảng, toàn quân làm hai việc là xây dựng CNXH ở miền Bắc và tiến hành cách mạng dân tộc, dân chủ ở miền Nam, góp phần vào giải phóng miền Nam.

"Trọn cuộc đời với hơn 80 năm hoạt động cách mạng, Đại tướng đã có nhiều cống hiến sâu sắc với sự nghiệp cách mạng của Đảng, gắn với quá trình phát triển và những mốc son trọng đại, oanh liệt của lịch sử".

Đại tướng luôn nêu cao tinh thần tiến công sáng tạo trong nghệ thuật quân sự, quyết chiến, quyết thắng. Tên tuổi Đại tướng gắn liền với hai cuộc kháng chiến trường kỳ, bảo vệ Tổ quốc.

Thắng lợi đó được dẫn dắt bởi Đảng và Chủ tịch Hồ Chí Minh, được làm nên bởi ý chí quyết chiến quyết thắng của toàn dân, của toàn đội ngũ lãnh dạo được tôi luyện, mà Võ Nguyên Giáp.

Đồng chí đã cùng phát triển học thuyết quân sự, phát triển nghệ thuật quân sự thế giới, tinh hoa lịch sử, làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.


Với lực lượng vũ trang và quân đội, Đại tướng luôn yêu thương chiến sĩ, có mặt ở những địa bàn trọng yếu.

Chúng ta luôn ghi nhớ và mãi tự hào về một Tổng tư lệnh tài năng xuất chúng nhưng gần gụi thân thiết.

Trong công cuộc xây dựng đất nước, Đại tướng luôn đóng góp ý kiến vào những vấn đề của đất nước như khoa học giáo dục, quân sự...

Luôn quan tâm tới vấn đề xây dựng, chỉnh đốn Đảng, luôn nói phải xây dựng Đảng trong sạch vững mạnh, chống tham nhũng lãng phí, tiêu cực.

Đồng chí luôn căn dặn cán bộ gương mẫu, làm gương cho cán bộ cấp dưới, bản thân đồng chí luôn thực hiện nói và làm, thể hiện rõ phẩm chất cần kiệm chí công vô tư, giữ gìn sự đoàn kết, thống nhất trong Đảng, đặt lợi ích của toàn dân lên trên hết
Đảng, nhà nước, nhân dân đánh giá cao đồng chí. Quân đội suy tôn đồng chí là Anh Cả của quân đội.

Là vị tướng của nhân dân, mãi mãi lưu danh trong lịch sử dân tộc.

Trong công cuộc đấu tranh vì hòa bình, tên tuổi của đồng chí được thế giới vinh danh.

Với quê hương Quảng Bình, Đại tướng là niềm tự hào to lớn của mỗi người dân Quảng Bình, luôn mong muốn Quảng Bình phát triển.

Với 103 tuổi đời, hơn 70 tuổi Đảng, với những cống hiến xuất sắc, đồng chí đã được tặng nhiều huân huy chương cao quý. Cuộc đời hoạt động cách mạng của Đại tướng là tấm gương quý để toàn dân học tập, noi theo.

Thưa đồng chí Võ Nguyên Giáp, thưa anh Văn, hôm nay chúng tôi có mặt ở đây bày tỏ tình cảm, niềm thương. Chúng tôi nguyện cùng toàn Đảng, toàn quân, dân ra sức phấn đấu đi theo con đường mà anh và toàn đảng đã đi, phấn đấu cả đời vì độc lập dân tộc. Đẩy mạnh sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Vì một nước Việt Nam công bằng, dân chủ, văn minh.

Anh ra đi nhưng hình ảnh và cống hiến cho dân tộc sống mãi với non sông đất nước. Xin kính cẩn nghiêng mình trước anh linh Đại tướng".

Ngay từ 5 giờ sáng, rất nhiều người dân đã đổ về khu vực quanh nhà tang lễ chờ tiễn đưa Đại tướng.

Họ ngồi chật kín các vỉa hè kéo dài từ đầu phố Lý Thường Kiệt đến Nhà hát Lớn. 


Tại ngã năm Cửa Nam, Công an đã chốt chặn để đảm bảo an ninh trật tự. Từ đây đến Điện Biên Phủ, Hoàng Diệu, lực lượng an ninh dàn quân từ sáng để chuẩn bị đón linh cữu Đại tướng đi qua.

6h40: Tại khu vực phố Sơn Tây - Kim Mã có rất đông thanh niên tình nguyện đứng dọc bên vỉa hè để thực hiện phân làn, dẫn đường cho người dân.

6h30: Rất nhiều người dân có mặt tại khu vực 30 Hoàng Diệu - nhà riêng cố Đại tướng Võ Nguyên Giáp để mong được lần cuối nhìn thấy linh cữu của Đại tướng trước khi Người về với đất mẹ Quảng Bình.

Nhiều bạn trẻ đã thức trắng đêm đi bộ từ nhà tang lễ về đây. Gương mặt thoáng chút mệt mỏi sau một đêm không ngủ, nhưng họ đều vô cùng xúc động.

6h20: Tại khu vực ngã 5 phố Lê Thánh Tông - Trần Hưng Đạo - hướng đi đầu tiên sau khi đoàn xe chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp xuất phát di chuyển từ nhà tang lễ Quốc gia, rất đông người dân đã có mặt ở đây, đứng trật tự trên vỉa hè. 

Bà Nguyễn Thị Hường, một người dân ở Thanh Trì, Hà Nội cho biết đã có mặt ở đây đúng 5 giờ sáng. Sau hơn 8 tiếng đồng hồ xếp hàng chờ vào viếng Đại tướng suốt ngày hôm qua 12/10, bà không may mắn được vào viếng. Bà quyết tâm sáng nay phải lên sớm để kịp vĩnh biệt Đại tướng.

6h: Trước thời điểm bắt đầu lễ truy điệu, tại nhà tang lễ Quốc gia số 5, Trần Thánh Tông Hà Nội, các lực lượng tiêu binh đã tập hợp đội hình trước sân nhà tang lễ. Đoàn xe tang, xe nghi thức đã có mặt ở khu vực quy định.



Đội tiêu binh tập hợp trước nhà tang lễ



Người dân dậy từ rất sớm. Các loại hoa đã được phát cho người dân. Bánh mì, nước uống cũng được phát miễn phí.
Theo Ban tổ chức lễ tang, khoảng 8h15, linh cữu Đại tướng sẽ bắt đầu được di chuyển khỏi nhà tang lễ.


Di ảnh Đại tướng được người dân đặt trước nhà riêng

Đoàn xe rước linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp sẽ đi theo lộ trình từ nhà tang lễ số 5 Trần Thánh Tông, Lê Thánh Tông, Tràng Tiền, Tràng Thi, Điện Biên Phủ qua số 30 Hoàng Diệu. Sau đó tiếp tục đi theo đường Kim Mã, Cầu Giấy, cầu Thăng Long ra sân bay Nội Bài.

Từ Đồng Hới, linh cữu Đại tướng được đưa về khu an nghỉ tại Vũng Chùa - Đảo Yến bằng ô tô. VietNamNet truyền hình trực tiếp lễ truy điệu và an táng Đại tướng.


11h trưa 13/10, linh cữu Đại tướng sẽ được chuyển lên chuyên cơ ATR72 của Vietnam Airlines để đưa vào Quảng Bình. 

Chiếc ATR 72 chở linh cữu Đại tướng sẽ cất cánh trước tiên, sau 5 phút thì chuyên cơ chở gia đình Đại tướng và Ban tang lễ sẽ khởi hành.

Chuyến bay chở linh cữu Đại tướng Võ Nguyên Giáp có số hiệu VN103, đúng bằng tuổi thọ của Đại tướng. Chuyến bay chở người nhà và Ban Tang lễ được đặt theo năm sinh của Đại tướng – VN1911.

12h25, máy bay chở linh cữu Đại tướng hạ cánh xuống sân bay Đồng Hới, Quảng Bình.

13h30, Lễ an táng Đại tướng bắt đầu tại Vũng Chùa - Đảo Yến, xã Quảng Đông, Quảng Trạch, tỉnh Quảng Bình và kết thúc.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét