Nên đọc giả thuyết một bạn nặc danh dưới đây viết, tôi thấy cũng rất hay, đấy cũng là một khả năng khó có thể bác bỏ.
Mới đây, trong một chương trình của VTV, Phan Thị Bích Hằng cùng các nhà ngoại cảm, đã bị gọi là “lừa đảo”. Chương trình khẳng định đã phơi trần sự thật về các nhà ngoại cảm Việt Nam, thông qua một số xét nghiệm DNA của Viện Pháp y Quân đội.
Tướng Phùng Chí Kiên, câu chuyện không mới
Phan Thị Bích Hằng trong chuyến tìm mộ ông Hoàng Công Chất
Phan Thị Bích Hằng có lừa đảo hay không, có lẽ là một câu chuyện còn phải tranh cãi rất nhiều. VTC News xin gửi tới độc giả loạt bài giải mã câu chuyện này, để bạn đọc có cái nhìn khách quan nhất về hiện tượng gọi là ngoại cảm ở Việt Nam. Có thể nói, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng gây sóng gió dư luận trong nước từ vụ tìm mộ nhà văn Nam Cao. Có đến cả ngàn bài báo, bài viết mang tính khoa học về cuộc tìm mộ này. Cuộc tìm mộ nhà văn Nam Cao thậm chí đã được in trong nhiều cuốn sách và hầu như không thể thiếu trong các tài liệu báo cáo về hiện tượng ngoại cảm.
Sau đó, nhà ngoại cảm Bích Hằng, tiếp tục khiến cả nước chấn động, với hàng loạt cuộc tìm kiếm các nhà cách mạng, như Nguyễn Đức Cảnh, tướng Hoàng Công Chất, em gái Phó thủ tướng Trần Phương…
Đặc biệt, Phan Thị Bích Hằng có công đầu trong việc “tát” hồ thủy điện để gom 400 bộ hài cốt liệt sĩ ở K’Nak, K’Bang, Gia Lai. Từ cuộc tìm mộ này, Bích Hằng đã dựng lại một trận đánh tàn khốc, mà 400 liệt sĩ chết thảm, không được chép trong sử sách, không ai biết đến.
Vụ việc tìm mộ tướng Phùng Chí Kiên, nhà cách mạng đại tài của dân tộc, học trò của Chủ tịch Hồ Chí Minh, đồng chí thân thiết của Đại tướng Võ Nguyên Giáp, thực ra đã được báo chí nhắc đến từ mấy năm nay. Và, vụ việc xét nghiệm DNA xác định xương sọ chỉ là đất, mảnh sành và răng thì của lợn rừng, cũng đã được công bố từ năm 2008.
Tuy nhiên, chuyện sai sót trong việc tìm mộ bằng ngoại cảm là quá bình thường, quá phổ biến, nên ít người quan tâm. Chỉ đến khi, VTV nhắc đến, gọi các nhà ngoại cảm, đặc biệt gán cho Bích Hằng tội “lừa đảo”, “thất đức”, thì mới gây dư luận sóng gió. Sự thật về cuộc tìm mộ tướng Phùng Chí Kiên đã diễn ra như thế nào?
Vị tướng đầu tiên của quân đội
Ông Phùng Chí Kiên (1901-1941), chính là bậc khai quốc công thần, là người đầu tiên được phong hàm tướng bằng Sắc lệnh 89/SL do Hồ Chủ tịch ký ngày 23/9/1947.
Ông tên thật là Nguyễn Vĩ, còn có tên khác là Mạnh Văn Liễu, quê ở làng Mỹ Quan (Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An). Nhà nghèo, nhưng ông được bố mẹ cho ăn học đầy đủ.
Năm 24 tuổi, ông làm thuê cho một thương nhân người Hoa. Được tiếp xúc với một số đồng chí ở Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, nên ông sớm được giác ngộ cách mạng.
Năm 1926, Tổng bộ đã đưa Phùng Chí Kiên cùng một số thanh niên sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Sau đó, ông học ở Trường Quân sự Hoàng Phố.
Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập năm 1930, Phùng Chí Kiên đã tham gia hoạt động tích cực. Ông được Nguyễn Ái Quốc cử sang Liên Xô học. Sau đó ông về Hương Cảng tham gia Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1936, Phùng Chí Kiên về Sài Gòn hoạt động cùng Hà Huy Tập, chỉ đạo phong trào cách mạng ở Đông Dương.
Năm 1940, Phùng Chí Kiên cùng Nguyễn Ái Quốc về Tĩnh Tây, là thị trấn thuộc Quảng Tây, giáp Việt Nam, chuẩn bị về nước khi có thời cơ. Ông tham gia huấn luyện 40 cán bộ cốt cán của Việt Nam tại Quảng Tây.
Năm 1941, Phùng Chí Kiên về Pắc Bó (Cao Bằng), tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ Việt Minh. Trong Hội nghị Trung ương lần thứ 8, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp tổng chỉ huy khu căn cứ Bắc Sơn, tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn.
Cuối tháng 6/1941, thực dân Pháp huy động 4.000 quân, tổ chức càn quét tên phía Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của Việt Minh và lực lượng vũ trang mới hình thành.
Phùng Chí Kiên chỉ huy Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn chiến đấu, phá một số trận càn lớn của Pháp. Tuy nhiên, do chênh lệch về vũ khí, lực lượng, Ban lãnh đạo căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai đã để lại một tiểu đội đánh chặn đối phương, còn hai tiểu đội làm nhiệu vụ phá vòng vây rút lên Cao Bằng, nhằm bảo toàn lực lượng.
Tháng 8/1942, đơn vị của ông lại bị phục kích và bao vây tại xã Bằng Đức (huyện Ngân Sơn), trên đường đi Cao Bằng. Mặc dù bị thương nặng, nhưng ông vẫn kiên cường chiến đấu, đánh chặn quân đội Pháp, để đồng đội thoát vây. Hết đạn, ông bị thực dân Pháp bắt sống.
Bị bắt ngày 21, thì đến hôm sau, tức ngày 22, ông bị Pháp chặt đầu. Giặc Pháp đã cắm cây cọc tre cao 3m và bêu đầu ông ở cầu Ngân Sơn, để uy hiếp tinh thần cán bộ, nhân dân.
Phần xác ông, giặc vứt ở bìa rừng, gần đồn bốt của chúng. Người dân nhìn phần thi thể rất thương xót, nhưng không dám đem chôn, vì chúng theo dõi gắt gao. Nhiều người đi qua, cứ cầm hòn đá ném về thi thể, dần dần lấp kín thành mộ.
Cách mạng Tháng 8 thành công, năm 1946, người dân mới lập mộ người cộng sản Phùng Chí Kiên tại đó. Năm 1964 thì chuyển mộ về nghĩa trang liệt sĩ xã Vân Tùng. Sau lại quy tập về Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Ngân Sơn.
Năm 1990, phần hài cốt của ông được đưa về Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), sau đó con cháu đưa về quê án táng.
Tuy nhiên, phần thi thể của tướng Phùng Chí Kiên thiếu mất hộp sọ, vì sau khi bị thực dân Pháp bêu đầu, không biết lưu lạc ở đâu. Trong một lần con cháu gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhắc đến Phùng Chí Kiên, Đại tướng đã khóc. Đại tướng khích lệ gia đình tìm kiếm phần thủ cấp của ông Phùng Chí Kiên.
Cuộc tìm kiếm phần đầu của tướng Phùng Chí Kiên được chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo, dù khi đó ông đã nhập viện 108. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã được trưng dụng cho cuộc tìm kiếm này.
Cuộc tìm kiếm thất bại
Năm 2008, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vào cuộc tìm kiếm mộ tướng Phùng Chí Kiên. Cuộc tìm kiếm được sự hỗ trợ từ Bộ Quốc phòng, Tỉnh ủy Bắc Kạn. Nhà ngoại cảm Bích Hằng đã đến nghĩa trang Mai Dịch, vào chùa Phúc Khánh vừa để cúng bái vong hồn cụ, vừa để cảm nhận thông tin.
Sau khi Bích Hằng có “thông tin”, ngày đầu tháng 5/2008, con cháu cụ Phùng Chí Kiên, con cháu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lên đường hướng về Bắc Kạn. Đoàn đã được các lãnh đạo cao nhất của tỉnh đón tiếp, tạo điều kiện giúp sức.
Trước đó, huyện ủy Ngân Sơn đã thông báo rộng rãi ở địa phương, để các lão thành cách mạng nắm được thông tin về thủ cấp của ông Kiên đến cung cấp thông tin cho đoàn.
Nhiều nhân chứng sinh sống ở gần cầu Ngân Sơn đã tích cực giúp đỡ. Hàng chục người đã từng nhìn thấy đầu ông bị Pháp bêu ở cầu. Tuy nhiên, khi đó, họ mới 15-16 tuổi, mà giờ đã toàn ngoài 80, nhớ không rõ, nên các thông tin không khớp nhau mấy.
Tuy nhiên, họ đều kể rằng, giặc Pháp bêu đầu ông đến ngày thứ 4, thì cái đầu biến mất. Không ai biết thủ cấp của người cộng sản ấy ở đâu nữa.
Chỉ có một thông tin về một người là thợ cắt tóc, vì yêu quý cụ, đã trộm thủ cấp đem chôn ở khu đồi gần suối. Nhưng vị trí cụ thể thế nào thì không ai rõ.
Sau 3 ngày tìm kiếm tại địa bàn, thì mọi người đã khoanh vùng tìm kiếm. Nhà ngoại cảm Bích Hằng vào cuộc. Vị trí khai quật được xác định thuộc tiểu khu 1, xã Vân Tùng (Ngân Sơn). Tuy nhiên, chiều hôm đó, Phan Thị Bích Hằng có việc đột xuất, nên phải về Hà Nội. Việc khai quật vẫn tiếp tục và Bích Hằng chỉ đạo qua điện thoại.
Một đồng chí cán bộ quân sự tỉnh bảo rằng, nếu không thấy răng, thì không phải đầu lâu. Khi mọi người đào bới mãi không thấy răng đâu, thì Bích Hằng gọi điện yêu cầu đoàn quy tập dừng tìm kiếm, đúng 7 giờ sáng hôm sau sẽ thấy.
Y rằng, 7 giờ sáng hôm sau, khi đào bới mở rộng, đã tìm thấy mẩu xương răng. Việc tìm kiếm được cho là thành công. Đoàn tìm kiếm đều khẳng định mọi thông tin Bích Hằng cung cấp đều chính xác.
Bộ Chỉ huy Quân sự Bắc Kạn đã lập biên bản, các bên ký vào. Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng nhận bọc đỏ niêm phong, được cho là của tướng Phùng Chí Kiên.
Khi mọi người đều tin tuyệt đối đó là thủ cấp của cụ Phùng Chí Kiên, thì cũng năm ấy, vào ngày 16/9, công văn 288 của Viện Pháp y Quân đội trả lời rõ: “Những mẫu vật mà Viện nhận được sau khi giám định đã xác định bao gồm: Đất lẫn đá vụn, 13 mảnh sành và 3 mảnh đá nhỏ, 1 răng lợn rừng. Theo kết quả đó, công văn này kết luận: Mẫu vật gửi tại Khoa giải phẫu bệnh viện 108 không phải là một phần hài cốt của đồng chí Phùng Chí Kiên”.
Tuy nhiên, chuyện sai sót trong việc tìm mộ bằng ngoại cảm là quá bình thường, quá phổ biến, nên ít người quan tâm. Chỉ đến khi, VTV nhắc đến, gọi các nhà ngoại cảm, đặc biệt gán cho Bích Hằng tội “lừa đảo”, “thất đức”, thì mới gây dư luận sóng gió. Sự thật về cuộc tìm mộ tướng Phùng Chí Kiên đã diễn ra như thế nào?
Vị tướng đầu tiên của quân đội
Ông Phùng Chí Kiên (1901-1941), chính là bậc khai quốc công thần, là người đầu tiên được phong hàm tướng bằng Sắc lệnh 89/SL do Hồ Chủ tịch ký ngày 23/9/1947.
Ông tên thật là Nguyễn Vĩ, còn có tên khác là Mạnh Văn Liễu, quê ở làng Mỹ Quan (Diễn Yên, Diễn Châu, Nghệ An). Nhà nghèo, nhưng ông được bố mẹ cho ăn học đầy đủ.
Năm 24 tuổi, ông làm thuê cho một thương nhân người Hoa. Được tiếp xúc với một số đồng chí ở Tổng bộ Việt Nam Thanh niên Cách mạng Đồng chí Hội, nên ông sớm được giác ngộ cách mạng.
Năm 1926, Tổng bộ đã đưa Phùng Chí Kiên cùng một số thanh niên sang Quảng Châu dự lớp huấn luyện đầu tiên do Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Sau đó, ông học ở Trường Quân sự Hoàng Phố.
Đảng Cộng sản Việt Nam thành lập năm 1930, Phùng Chí Kiên đã tham gia hoạt động tích cực. Ông được Nguyễn Ái Quốc cử sang Liên Xô học. Sau đó ông về Hương Cảng tham gia Ban lãnh đạo hải ngoại của Đảng Cộng sản Đông Dương.
Năm 1936, Phùng Chí Kiên về Sài Gòn hoạt động cùng Hà Huy Tập, chỉ đạo phong trào cách mạng ở Đông Dương.
Tướng Phùng Chí Kiên
Năm 1940, Phùng Chí Kiên cùng Nguyễn Ái Quốc về Tĩnh Tây, là thị trấn thuộc Quảng Tây, giáp Việt Nam, chuẩn bị về nước khi có thời cơ. Ông tham gia huấn luyện 40 cán bộ cốt cán của Việt Nam tại Quảng Tây.
Năm 1941, Phùng Chí Kiên về Pắc Bó (Cao Bằng), tổ chức các lớp huấn luyện, đào tạo cán bộ Việt Minh. Trong Hội nghị Trung ương lần thứ 8, do Nguyễn Ái Quốc chủ trì, ông được bầu vào Ban Chấp hành Trung ương, trực tiếp tổng chỉ huy khu căn cứ Bắc Sơn, tham gia khởi nghĩa Bắc Sơn.
Cuối tháng 6/1941, thực dân Pháp huy động 4.000 quân, tổ chức càn quét tên phía Bắc nhằm tiêu diệt cơ quan đầu não của Việt Minh và lực lượng vũ trang mới hình thành.
Phùng Chí Kiên chỉ huy Đội Cứu quốc quân Bắc Sơn chiến đấu, phá một số trận càn lớn của Pháp. Tuy nhiên, do chênh lệch về vũ khí, lực lượng, Ban lãnh đạo căn cứ Bắc Sơn – Võ Nhai đã để lại một tiểu đội đánh chặn đối phương, còn hai tiểu đội làm nhiệu vụ phá vòng vây rút lên Cao Bằng, nhằm bảo toàn lực lượng.
Tháng 8/1942, đơn vị của ông lại bị phục kích và bao vây tại xã Bằng Đức (huyện Ngân Sơn), trên đường đi Cao Bằng. Mặc dù bị thương nặng, nhưng ông vẫn kiên cường chiến đấu, đánh chặn quân đội Pháp, để đồng đội thoát vây. Hết đạn, ông bị thực dân Pháp bắt sống.
Bị bắt ngày 21, thì đến hôm sau, tức ngày 22, ông bị Pháp chặt đầu. Giặc Pháp đã cắm cây cọc tre cao 3m và bêu đầu ông ở cầu Ngân Sơn, để uy hiếp tinh thần cán bộ, nhân dân.
Phần xác ông, giặc vứt ở bìa rừng, gần đồn bốt của chúng. Người dân nhìn phần thi thể rất thương xót, nhưng không dám đem chôn, vì chúng theo dõi gắt gao. Nhiều người đi qua, cứ cầm hòn đá ném về thi thể, dần dần lấp kín thành mộ.
Cách mạng Tháng 8 thành công, năm 1946, người dân mới lập mộ người cộng sản Phùng Chí Kiên tại đó. Năm 1964 thì chuyển mộ về nghĩa trang liệt sĩ xã Vân Tùng. Sau lại quy tập về Nghĩa trang Liệt sĩ huyện Ngân Sơn.
Năm 1990, phần hài cốt của ông được đưa về Nghĩa trang Mai Dịch (Hà Nội), sau đó con cháu đưa về quê án táng.
Tuy nhiên, phần thi thể của tướng Phùng Chí Kiên thiếu mất hộp sọ, vì sau khi bị thực dân Pháp bêu đầu, không biết lưu lạc ở đâu. Trong một lần con cháu gặp Đại tướng Võ Nguyên Giáp, nhắc đến Phùng Chí Kiên, Đại tướng đã khóc. Đại tướng khích lệ gia đình tìm kiếm phần thủ cấp của ông Phùng Chí Kiên.
Cuộc tìm kiếm phần đầu của tướng Phùng Chí Kiên được chính Đại tướng Võ Nguyên Giáp chỉ đạo, dù khi đó ông đã nhập viện 108. Nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng đã được trưng dụng cho cuộc tìm kiếm này.
Cuộc tìm kiếm thất bại
Năm 2008, nhà ngoại cảm Phan Thị Bích Hằng vào cuộc tìm kiếm mộ tướng Phùng Chí Kiên. Cuộc tìm kiếm được sự hỗ trợ từ Bộ Quốc phòng, Tỉnh ủy Bắc Kạn. Nhà ngoại cảm Bích Hằng đã đến nghĩa trang Mai Dịch, vào chùa Phúc Khánh vừa để cúng bái vong hồn cụ, vừa để cảm nhận thông tin.
Sau khi Bích Hằng có “thông tin”, ngày đầu tháng 5/2008, con cháu cụ Phùng Chí Kiên, con cháu Đại tướng Võ Nguyên Giáp đã lên đường hướng về Bắc Kạn. Đoàn đã được các lãnh đạo cao nhất của tỉnh đón tiếp, tạo điều kiện giúp sức.
Trước đó, huyện ủy Ngân Sơn đã thông báo rộng rãi ở địa phương, để các lão thành cách mạng nắm được thông tin về thủ cấp của ông Kiên đến cung cấp thông tin cho đoàn.
Bích Hằng đang nói chuyện với "vong"
Nhiều nhân chứng sinh sống ở gần cầu Ngân Sơn đã tích cực giúp đỡ. Hàng chục người đã từng nhìn thấy đầu ông bị Pháp bêu ở cầu. Tuy nhiên, khi đó, họ mới 15-16 tuổi, mà giờ đã toàn ngoài 80, nhớ không rõ, nên các thông tin không khớp nhau mấy.
Tuy nhiên, họ đều kể rằng, giặc Pháp bêu đầu ông đến ngày thứ 4, thì cái đầu biến mất. Không ai biết thủ cấp của người cộng sản ấy ở đâu nữa.
Chỉ có một thông tin về một người là thợ cắt tóc, vì yêu quý cụ, đã trộm thủ cấp đem chôn ở khu đồi gần suối. Nhưng vị trí cụ thể thế nào thì không ai rõ.
Sau 3 ngày tìm kiếm tại địa bàn, thì mọi người đã khoanh vùng tìm kiếm. Nhà ngoại cảm Bích Hằng vào cuộc. Vị trí khai quật được xác định thuộc tiểu khu 1, xã Vân Tùng (Ngân Sơn). Tuy nhiên, chiều hôm đó, Phan Thị Bích Hằng có việc đột xuất, nên phải về Hà Nội. Việc khai quật vẫn tiếp tục và Bích Hằng chỉ đạo qua điện thoại.
Di chuyển "hài cốt" vị tướng Phùng Chí Kiên, do
Bích Hằng "tìm" được. Ảnh gia đình cung cấp
Cuộc khai quật nhanh chóng có kết quả. Đoàn đã thu được “đầu lâu”. Tuy nhiên, với những người tỉnh táo thì thật khó để khẳng định đó là đầu lâu người.Một đồng chí cán bộ quân sự tỉnh bảo rằng, nếu không thấy răng, thì không phải đầu lâu. Khi mọi người đào bới mãi không thấy răng đâu, thì Bích Hằng gọi điện yêu cầu đoàn quy tập dừng tìm kiếm, đúng 7 giờ sáng hôm sau sẽ thấy.
Y rằng, 7 giờ sáng hôm sau, khi đào bới mở rộng, đã tìm thấy mẩu xương răng. Việc tìm kiếm được cho là thành công. Đoàn tìm kiếm đều khẳng định mọi thông tin Bích Hằng cung cấp đều chính xác.
Bộ Chỉ huy Quân sự Bắc Kạn đã lập biên bản, các bên ký vào. Nhà tang lễ Bộ Quốc phòng nhận bọc đỏ niêm phong, được cho là của tướng Phùng Chí Kiên.
Khi mọi người đều tin tuyệt đối đó là thủ cấp của cụ Phùng Chí Kiên, thì cũng năm ấy, vào ngày 16/9, công văn 288 của Viện Pháp y Quân đội trả lời rõ: “Những mẫu vật mà Viện nhận được sau khi giám định đã xác định bao gồm: Đất lẫn đá vụn, 13 mảnh sành và 3 mảnh đá nhỏ, 1 răng lợn rừng. Theo kết quả đó, công văn này kết luận: Mẫu vật gửi tại Khoa giải phẫu bệnh viện 108 không phải là một phần hài cốt của đồng chí Phùng Chí Kiên”.
Thực tế đến nay, không ai biết thủ cấp của tướng Phùng Chí Kiến bị giặc chặt đầu và chúng ném ở đâu Chúng ta thử một giả thiết: Thủ cấp của tướng Kiên bị giặc ném phi tang, rồi bị mối đùn thành cái mả nhỏ. Rồi một hôm, có bày heo rừng đi kiếm ăn, chúng tiếp cận với cái mả đó, chúng dùng mõm ủi cái mả và bật ra thủ cấp của tướng Kiên và chúng gặm. Do xương sọ cứng, có con bị gãy răng. Toàn bộ thủ cấp bị chúng nhai hết. Nếu không có nhà ngoại cảm Bích Hằng thì chúng ta không biết vị trí thủ cấp tướng Kiên giặc ném phi tang. Tất nhiên phần xương sọ không còn gì, nhưng đất cát tại nơi ấy mách bảo cho nhà ngoại cảm phát hiện vị trí. Rồi khai quật mộ, hài cốt của tướng Kiên còn gì, nhưng lại có chiếc răng, mà hôm sau mới thấy. (Việc này Pháp y quân đội phát hiện bằng ADN là răng lợn rừng, chứ không phải răng của tướng Kiên), đoàn cất bốc chỉ xúc ít đất lẫn đá vụn, mảnh sành..tại chỗ đó, rồi mang về chôn cất.Tôi cho rằng đất lẫn đá vụn đó chính là linh hồn của tướng Kiên hóa thân. Đừng nghi ngờ hành động và việc làm của Bích Hằng ? Thử hỏi xem ai có thể tìm ra thủ cấp của tướng Kiên? Đừng cho rằng chỉ có việc không phải răng của tướng Kiên mà phủi sạch công lao của Bích Hằng. Thực tế, tiềm năng "ngoại cảm" của Bich Hằng không phải là mãi mãi, nó cũng mất dần qua thời gian. Đừng quy chụp một cách tàn nhẫn đối với nhà ngoại cảm chân chính.
Trả lờiXóa