Việt kiều ở Pháp về nước làm ăn
Tại Pháp, thất nghiệp leo thang : Việt Kiều tìm cơ hội
đầu tư làm ăn ở Việt Nam (REUTERS /E. Gibbs)
Hiện có khoảng 4 triệu người Việt hải ngoại, trong đó tại Pháp có khoảng 300 000 người. Nước Pháp đang trong vòng xoáy khủng hoảng của Châu Âu với tình trạng thất nghiệp leo thang. Do vậy, nhiều Việt Kiều Pháp đã tìm cơ hội đầu tư làm ăn ở Việt Nam. Đây là nội dung bài viết đăng trên báo La Croix với hàng tựa : "Việt Kiều trở lại Sài Gòn".
Tờ báo cho biết, lịch sử của những gia đình người Việt gốc Pháp này khá đa dạng. Họ tìm đến Pháp hoặc là sau khi Pháp thất bại trận Điện Biên Phủ hồi năm 1954, hoặc là sau khi chính quyền Sài Gòn sụp đổ hồi năm 1975. Tờ báo dùng từ « trở lại » để chỉ trường hợp những người Pháp gốc Việt quyết định tìm đến đầu tư làm ăn và sinh sống tại đất nước Việt Nam.
Họ là những người sinh ra và lớn lên trên đất Pháp, hoàn toàn là người Pháp từ quốc tịch đến văn hóa. Thế nhưng, hoặc là cha mẹ, hoặc là ông bà họ là người Việt Nam, nên họ được xem là người Pháp gốc Việt, và khi đến Việt Nam thì rõ ràng đó là một cuộc « trở về ».
La Croix dẫn ra một số trường hợp cụ thể để minh chứng cho việc Việt Kiều Pháp trở lại Việt Nam. Nguyên nhân của những cuộc « trở về » này thì có nhiều, thế nhưng cái chính, theo tờ báo, đó là nền kinh tế đang phát triển năng động của Việt Nam. Tờ báo nhận định : « Hoạt động kinh tế ở Việt Nam rất sôi nổi, cơ hội việc làm vì thế rất nhiều ». Tờ báo còn đăng một bức ảnh chụp cảnh nhộn nhịp trong một siêu thị ở Hà Nội với dòng chú thích : «Nền kinh tế phát triển của đất nước đang thu hút người Pháp gốc Việt ».
La Croix dẫn lời một « Việt Kiều hồi hương » cho biết : «Người dân tại Việt Nam hồ hởi hướng về tương lai, bởi họ thấy thu nhập ngày càng tăng lên, bởi họ cảm nhận được họ sẽ khá giả hơn thế hệ bố mẹ của họ. Trong khi ở Pháp thì hoàn toàn ngược lại ». Một người Pháp gốc Việt khác đang làm ăn sinh sống tại Sài Gòn nói thêm : «Pháp là một nước nhìn về quá khứ. Chúng tôi chưa bao giờ hối hận cho quyết định đến đầu tư tại Việt Nam ». Có người còn coi Việt Nam là quê hương thứ hai khi nói : «Trong tim tôi, tôi có hai tổ quốc ».
Tuy vậy, bức tranh không chỉ có gam màu sáng. Tại Việt Nam, như ở Sài Gòn chẳng hạn, kinh tế phát triển năng động, nhưng kèm theo đó là sự ồn ào và ô nhiễm. Các Việt Kiều vì thế tranh thủ thời gian nghĩ để trở về tìm lại không khí trong lành ở Pháp. Một Việt Kiều tâm sự rằng anh tranh thủ kỳ nghĩ để về Pháp nhằm tìm lại « một chút tĩnh lặng, một ngôi làng Pháp hay một khu rừng ». Một Việt Kiều khác cho biết giao thông lộn xộn bằng xe gắn máy hai bánh ở sài Gòn rất nguy hiểm.
Thêm vào gam màu tối đó, La Croix đề cập đến tình trạng Việt Kiều về đầu tư tại Việt Nam phải chịu nạn tham nhũng trong quan hệ với chính quyền. Họ cũng cảm thấy một sự khác biệt trong cách làm việc ở Việt Nam so với Pháp, một sự khác biệt đáng suy ngẫm : Ở Việt Nam, khi thấy một cái gì đó không tốt trong công việc thì người ta ngại nói ra, « Người ta luôn để sự việc đổ bể ra rồi mới giải quyết, chứ không lo cảnh báo để phòng ngừa ».
Lê Phước (RFI)
Họ là những người sinh ra và lớn lên trên đất Pháp, hoàn toàn là người Pháp từ quốc tịch đến văn hóa. Thế nhưng, hoặc là cha mẹ, hoặc là ông bà họ là người Việt Nam, nên họ được xem là người Pháp gốc Việt, và khi đến Việt Nam thì rõ ràng đó là một cuộc « trở về ».
La Croix dẫn ra một số trường hợp cụ thể để minh chứng cho việc Việt Kiều Pháp trở lại Việt Nam. Nguyên nhân của những cuộc « trở về » này thì có nhiều, thế nhưng cái chính, theo tờ báo, đó là nền kinh tế đang phát triển năng động của Việt Nam. Tờ báo nhận định : « Hoạt động kinh tế ở Việt Nam rất sôi nổi, cơ hội việc làm vì thế rất nhiều ». Tờ báo còn đăng một bức ảnh chụp cảnh nhộn nhịp trong một siêu thị ở Hà Nội với dòng chú thích : «Nền kinh tế phát triển của đất nước đang thu hút người Pháp gốc Việt ».
La Croix dẫn lời một « Việt Kiều hồi hương » cho biết : «Người dân tại Việt Nam hồ hởi hướng về tương lai, bởi họ thấy thu nhập ngày càng tăng lên, bởi họ cảm nhận được họ sẽ khá giả hơn thế hệ bố mẹ của họ. Trong khi ở Pháp thì hoàn toàn ngược lại ». Một người Pháp gốc Việt khác đang làm ăn sinh sống tại Sài Gòn nói thêm : «Pháp là một nước nhìn về quá khứ. Chúng tôi chưa bao giờ hối hận cho quyết định đến đầu tư tại Việt Nam ». Có người còn coi Việt Nam là quê hương thứ hai khi nói : «Trong tim tôi, tôi có hai tổ quốc ».
Tuy vậy, bức tranh không chỉ có gam màu sáng. Tại Việt Nam, như ở Sài Gòn chẳng hạn, kinh tế phát triển năng động, nhưng kèm theo đó là sự ồn ào và ô nhiễm. Các Việt Kiều vì thế tranh thủ thời gian nghĩ để trở về tìm lại không khí trong lành ở Pháp. Một Việt Kiều tâm sự rằng anh tranh thủ kỳ nghĩ để về Pháp nhằm tìm lại « một chút tĩnh lặng, một ngôi làng Pháp hay một khu rừng ». Một Việt Kiều khác cho biết giao thông lộn xộn bằng xe gắn máy hai bánh ở sài Gòn rất nguy hiểm.
Thêm vào gam màu tối đó, La Croix đề cập đến tình trạng Việt Kiều về đầu tư tại Việt Nam phải chịu nạn tham nhũng trong quan hệ với chính quyền. Họ cũng cảm thấy một sự khác biệt trong cách làm việc ở Việt Nam so với Pháp, một sự khác biệt đáng suy ngẫm : Ở Việt Nam, khi thấy một cái gì đó không tốt trong công việc thì người ta ngại nói ra, « Người ta luôn để sự việc đổ bể ra rồi mới giải quyết, chứ không lo cảnh báo để phòng ngừa ».
Lê Phước (RFI)
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét