Thứ Bảy, 6 tháng 10, 2012

Chuyện vỉa hè: Ăn gì?


(TT&VH Cuối tuần) - Giá vàng cao nhất trong năm và người Việt uống bia nhiều nhất Đông Nam Á. Hai cái nhất này, nói thật, chẳng có gì để vui hay hãnh diện. Đất nước nghèo, mà trong năm 2011 “ngốn” gần 2,6 tỷ lít bia, vượt xa hai nước đứng ở vị trí tiếp theo là Thái Lan và Philippines. Theo thống kê của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor International, tiêu thụ bia ít nhất trong khu vực là Myanmar, chỉ có 30,4 triệu lít. Philippines đứng thứ ba kém mình 1,6 tỷ lít.


Khiếp, người Việt Nam uống nhiều thế! Dân chè chén năm xu bần thần tính toán với nhau. Ngần ấy bia ắt phải đi kèm một lượng mồi tương xứng, tốn kém càng nhiều. Trong khi giá cả tăng hàng tuần, giá xăng giá gas tăng, giá bia cũng tăng, mà uống bia nhiều khiếp khủng như thế chứng tỏ dân mình vẫn luôn coi cái sự ăn uống là niềm vui quan trọng nhất. Uống thế, người nhà các bợm nhậu ăn bằng cái gì không biết?

Hỏi là hỏi thế thôi, chứ câu trả lời chẳng quan trọng. Ăn bằng cái gì chưa phải là vấn đề, mà việc ăn gì ấy, nói chung đã có chính quyền lo. Chính quyền lo cho dân cực kỳ chi tiết. Chẳng hạn, mới nhất gần đây là dự thảo chỉ thị về việc tiếp tục thực hiện nếp sống văn minh trong tiệc cưới ở Hà Nội, bà con đọc xong tý nữa thì… bật cười. 



Đảng viên cưới không được mời quá 300 người

VN sẽ là “bãi phế thải” của TQ?


Vũ Hoàng, phóng viên RFA, 2012-10-05
Ngoài thâm hụt thương mại với Trung Quốc ngày càng bị nới rộng, thì chất lượng hàng hóa nhập khẩu từ nước này bấy lâu vẫn bị xem là không đạt tiêu chuẩn và ngầm ý phá hoại nền sản xuất nội địa Việt Nam, thế nhưng vì sao hiện tượng này vẫn dai dẳng diễn ra và hệ lụy của nó là gì?

RFA file/tuanvietnam.net
Hàng Trung Quốc tràn ngập thị trường Việt Nam


Mặc dù trong 9 tháng đầu năm, tính trung bình, Việt Nam xuất siêu được hơn 30 triệu đô la, nhưng việc nhập siêu chỉ với riêng thị trường Trung Quốc lại lên tới 11,3 tỷ đô la. Nếu tính riêng lượng hàng từ Trung Quốc, Việt Nam đã nhập gần 21 tỷ đô la, chiếm xấp xỉ 1/4 tổng kim ngạch nhập khẩu cả nước, vượt cả mục tiêu của năm 2015.
Ngày càng lệ thuộc vào thị trường Trung Quốc
Đây quả là một điều bất lợi và đáng lo ngại, bởi theo PGS. TS Trần Đình Thiên, Viện trưởng Viện Kinh tế Việt Nam nhận xét Việt Nam đang ngày càng lệ thuộc lớn hơn vào thị trường Trung Quốc “lệ thuộc đầu vào đã là bất lợi và nhập siêu lớn từ một thị trường lại càng bất lợi hơn.” Nhất là nếu nhìn vào cơ cấu mặt hàng thì Việt Nam nhập khẩu đến 2/3 nguyên phụ liệu cho sản xuất như dệt may và nhiều mặt hàng khác để phục vụ sản xuất trong nước từ máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng, điện thoại và các thiết đi kèm cho tới máy tính, sắt thép… đáng chú ý là trong những mặt hàng này, thép nhập khẩu từ Trung Quốc tăng hơn 10%, đứng thứ 5 về kim ngạch nhập khẩu, trong khi thép trong nước thì tồn kho hàng trăm ngàn tấn, riêng mặt hàng điện thoại và các linh kiện thì trong nửa đầu năm nay tăng gần 130% so với cùng kỳ năm ngoái.

Chập chững vào đời đã nghe nói dối

“Nói không với giả dối” - Sao mà tôi ghét những
cụm từ ăn theo bác Nguyễn Thiện Nhân thế.
Có lẽ vì bác nói quá nhiều, quá to mà chẳng làm được gì.


TT - Trong tuần qua, hàng trăm bạn đọc gửi thư tham gia diễn đàn “Nói không với giả dối”. Mỗi bức thư là một tâm tình, một khía cạnh cuộc đời được phản ánh.



Tại khuôn khổ bài viết này, Tuổi Trẻ xin giới thiệu một số ý kiến của bạn đọc liên quan tới câu hỏi: Vì sao bệnh nói dối ngày càng nghiêm trọng?

Đừng để nói dối thành dịch bệnh

* Ở nước ta, giả dối đúng là một thứ “bệnh di căn” khó chữa. Ngay từ khi chưa kịp lớn, hàng triệu trẻ em đã bị “nhiễm” bệnh này rồi.

Theo kết quả khảo sát của Viện Nghiên cứu và phát triển giáo dục VN năm 2010, tỉ lệ học sinh nói dối và có hành vi dối trá ở nước ta ngày càng tăng. Đây là thực trạng rất đáng báo động, ảnh hưởng rất xấu đến nền tảng đạo đức, đời sống tinh thần và sự phát triển của xã hội.

Sinh thời, Bác Hồ dạy thiếu niên, nhi đồng năm điều, trong đó có “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”. Các trường học đều phát động phong trào “Làm theo năm điều Bác Hồ dạy” và thường xuyên nhắc học sinh thực hiện. Vậy vì sao tỉ lệ học sinh mắc bệnh dối trá tăng và càng lớn tuổi lại càng dối trá nhiều hơn?

(5) Hậu quả của chính sách quản lý vàng: Độc quyền gây ra sốt vàng?

Nếu giá trị của vàng ở nhiều nơi trên thế giới được đo bằng tuổi thì ở Việt Nam, tuổi vàng không quan trọng bằng miếng vàng đó mang logo gì.
Sau khi tăng 320.000 đồng mỗi lượng vào cuối buổi chiều 4-10 thì ngay buổi sáng hôm qua (5-10), giá vàng trong nước lại tiếp tục tăng vọt, đạt mức 48,4 triệu đồng/lượng (bán ra), trong khi giá vàng thế giới chỉ tăng nhẹ.
Thị trường bất thường
Theo giám đốc một công ty vàng, đó là dấu hiệu bất thường của thị trường vàng. Trước đây, giá vàng trong nước khi bắt đầu một ngày được thiết lập theo giá thế giới. Tuy nhiên, ngày hôm qua, mức giá được thiết lập dựa trên mức chênh lệch với giá vàng thế giới. “Chẳng hạn, nếu mức chênh lệch hôm trước là 2,8 triệu đồng/lượng thì hôm sau sẽ lấy mốc này để tăng lên. Giá vàng trong nước tăng cao hơn giá thế giới là vì thế” - giám đốc này nói.
Ông còn so sánh, trước đây giá vàng thế giới biến động khoảng vài chục USD thì giá trong nước mới biến động như những ngày qua. Còn hiện nay, giá thế giới chỉ biến động vài USD thì vàng trong nước đã tăng thêm vài trăm ngàn đồng. Như vậy, ngay cả khi giá thế giới có giảm thì giá trong nước giảm rất chậm.
Chị Nguyễn Hoàng Anh, nhà ở quận 3 (TP.HCM), cho hay chị mua 50 cây vàng, lúc giá vàng 46 triệu đồng/lượng thì lời gần 50 triệu đồng. “Tuy nhiên, nay cộng cả gốc và lãi vẫn không mua được 50 cây vàng vì giá vàng trong nước gần như tách hẳn với giá thế giới” - chị nói.

Giá vàng tăng cao trong ngày 5-10. (Ảnh chụp lúc 
18 giờ 30 tại khu vực chợ An Đông, TP.HCM) Ảnh: HTD

(4) Hậu quả của chính sách quản lý vàng: Ngân hàng Nhà nước “buông” thị trường vàng?


TT - Trước diễn biến bất thường trên thị trường vàng, các chuyên gia cho rằng nếu Ngân hàng Nhà nước (NHNN) không có giải pháp can thiệp, chênh lệch giá vàng trong nước - thế giới sẽ còn tiếp tục tăng những ngày tới.

Điều chỉnh giá vàng tại cửa hàng trên đường Nguyễn Văn Nghi, Q.Gò Vấp, TP.HCM (ảnh chụp ngày 5-10) - Đồ họa: Vĩ Cường - Ảnh: T.ĐẠM

Từ mức 48,2 triệu đồng/lượng lúc mở cửa, đến 10g ngày 5-10 giá vàng đã tăng thêm 200.000 đồng lên 48,4 triệu đồng/lượng, cao hơn 280.000 đồng/lượng so với hôm trước. Giá vàng tăng trong bối cảnh giao dịch rất “lạnh”. Chủ một tiệm vàng tại quận 8, TP.HCM cho biết giá vàng quá cao cộng với thời tiết mưa dầm nên hầu như toàn ngồi chơi. Lãnh đạo một công ty vàng lớn cho rằng đây là mức giá “kỹ thuật” chứ thực tế người dân không mua vàng với giá này.
Tiệm vàng ngồi chơi

(3) Hậu quả của chính sách quản lý vàng: Chuyển đổi sang vàng SJC: Bỗng dưng có tiền tỷ

Chuyển đổi sang vàng SJC: Bỗng dưng có tiền tỷ

Xin được giấy phép của NHNN chuyển đổi vàng từ vàng phi SJC sang SJC lập tức có lãi tiền tỷ. Cơ chế độc quyền sản xuất vàng miếng đang khiến cho những "người trong cuộc" hưởng lợi lớn.


Bỗng dưng có tiền tỷ

Trước ngày 20-9, khi chưa có quyết định của NHNN về việc cho dập lại 13 tấn vàng (tương đương 350 ngàn lượng), các thương hiệu vàng miếng khác thường xuyên có mức giá bán thấp hơn vàng miếng SJC từ vài trăm tới vài triệu đồng mỗi lượng.

Các loại thương hiệu vàng miếng khác thường bán giá thấp hơn vàng SJC, thấp nhất là Vàng Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu, thấp hơn SJC 3 triệu đồng mỗi lượng. Còn vàng AAA của Tổng Cty kinh doanh vàng Agribank thấp hơn SJC 2 triệu. Một số thương hiệu vàng như ACB (của Ngân hàng ACB), Thần Tài (của Sacombank)... thì mức chênh thấp cũng vài trăm ngàn đồng mỗi lượng.

Nên thời điểm đó, những doanh nghiệp sở hữu thương hiệu vàng khác nếu được NHNN cho gia công lại thành vàng SJC, lập tức có lời bạc tỷ, nhờ tính chất độc quyền của vàng SJC. Ví dụ như một doanh nghiệp tại Hà Nội, xin gia công lại số vàng miếng còn tồn khoảng 5.000 lượng, cuối tháng 9 vừa rồi đã được NHNN cho phép gia công sang vàng SJC 1.000 lượng.

(2) Hậu quả của chính sách quản lý vàng: Bình ổn vàng là ước mơ xa tầm với?

Bình ổn vàng: Ước mơ xa tầm với?

- Kế hoạch bình ổn thị trường, huy động nguồn vốn vàng trong dân dường như ngày càng xa tầm với của cơ quan quản lý khi mà các cơn sốt vàng vẫn liên tục tái diễn và chênh lệch giá trong nước với giá thế giới quy đổi luôn gấp 5-7, thậm chí có lúc lên tới gần 10 lần so với kỳ vọng 400.000 đồng/lượng.



Thách thức chênh lệch giá

Sáng ngày 5/10, vàng trong nước tiếp tục diễn biến theo nhịp điệu trong phiên liền trước với giá tăng theo từng giờ và tới gần cuối giờ sáng đã lên tới trên 48,4 triệu đồng/lượng. Tính chung 5 ngày giao dịch trong tuần, giá vàng trong nước đã tăng thêm gần 1 triệu đồng/lượng. Và nếu so sánh với mức đầu năm, giá vàng SJC đã cao hơn gần 5 triệu đồng/lượng, tương đương khoảng 11-12%.

Với mức này, vàng nội đang cao hơn giá ngoại hơn 3,2 triệu đồng/lượng. Mức chênh lệnh này rõ ràng đang được nới rộng ra so với mức 3 triệu đồng/lượng hôm 2/10 và mức khoảng trên 2 triệu đồng/lượng hôm 19/9 khi mà NHNN yêu cầu Công ty TNHH MTV Vàng bạc đá quý Sài Gòn (SJC) triển khai gia công hơn 350.000 lượng vàng với hy vọng kéo giảm giá vàng trong nước. Cho đến ngày 2/10, SJC đã hoàn thành khoảng 45.000 lượng vàng SJC dập lại trong số nói trên để đưa ra thị trường.

(1) Hậu quả của chính sách quản lý vàng: 'Tôi cứ cất vàng trong tủ cho nó lành'


Người dân tự biết “chọn mặt gửi vàng”. Khi điều hành kinh tế vĩ mô tốt hơn, thị trường khởi sắc, ngân hàng minh bạch hơn thì người dân sẽ đem gửi vàng, bằng không thì những giải pháp huy động cũng vô ích.
Sau khi VnExpress.net đăng bài ‘Hơn 400 tấn vàng nguy cơ nằm 'chết' trong dân’, tòa soạn đã nhận được sự quan tâm của rất nhiều độc giả. Nhiều người cho rằng số lượng vàng nằm “chết” trong dân nhiều đến như vậy là do người dân bị thiếu niềm tin. Trong thời buổi hiện nay, lạm phát cao, ngân hàng hoạt động trì trệ, kinh tế khủng hoảng thì việc cất giữ vàng có vẻ là lựa chọn thông minh nhất.
Bạn đọc Lê Vân cho rằng: “Nếu huy động được một nửa số vàng trong dân này thì ít nhất cũng có 10 tỷ USD đưa vào nền kinh tế, đây là một nguồn lực giúp đất nước vượt qua khó khăn. Tuy nhiên, muốn làm được điều này, cần phải đảm bảo yếu tố ổn định cả về mặt chính sách vĩ mô lẫn điều kiện thực thi nhất quán, trên cơ sở cân đối giữa lợi ích của Nhà nước, tổ chức đầu tư, kinh doanh vàng cũng như người dân.”
“Nếu cứ đặt quyền lợi của dân sau cùng (như giá xăng, điện, gaz...) thì có vàng tôi cứ giữ trong tủ nhà mình cho nó lành. Vàng của dân, dân phải có lợi ích hàng đầu. Như vậy mới mong người nắm vàng đem chúng ra dùng.”
Cùng quan điểm này, độc giả Phung Khanh giãi bày: “Những người dân bình thường như chúng tôi, bao năm lao động tích cóp được ít tiền để chuẩn bị làm nhà, chuẩn bị cho con cái, rồi lo cho tuổi già ... Vậy mà gửi tiết kiệm vào ngân hàng rồi chỉ trong thời gian giá trị đã bị bốc hơi. Thực sự xót xa mà chẳng thể làm gì, chẳng biết kêu ai."

Xử lý dứt điểm ngân hàng yếu kém trong 2013


Thiết lập lại kỷ cương trong lĩnh vực ngân hàng, xử lý dứt điểm các đơn vị yếu kém là một trong những giải pháp quan trọng được nêu ra tại Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ vừa qua.

Theo nhận định của Chính phủ, tình hình kinh tế xã hội 9 tháng đầu năm mặc dù có chuyển biến tích cực, nhưng còn nhiều khó khăn, kinh tế vĩ mô chưa bền vững, chỉ số giá xu hướng tăng cao trở lại, tăng trưởng còn thấp. Trong khi đó, dư nợ tín dụng thấp hơn nhiều mục tiêu đề ra và chênh lệch lớn so với tốc độ tăng huy động vốn; nợ xấu ngân hàng chậm giải quyết.

Nghị quyết phiên họp thường kỳ tháng 9 Thủ tướng ký ban hành hôm qua đã đề ra một số giải pháp quan trong để kiềm chế lạm phát, ổn định kinh tế vĩ mô, đồng thời thúc đẩy sản xuất kinh doanh, giữ mức tăng trưởng hợp lý. Trong đó, Chính phủ yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam tiếp tục điều hành chính sách tiền tệ linh hoạt, phù hợp với các cân đối vĩ mô, phối hợp với chính sách tài khóa để giúp doanh nghiệp tiếp cận được vốn vay cho sản xuất kinh doanh, nhưng không để lạm phát tăng trở lại. Ngân hàng cũng phải tăng tín dụng cho khu vực nông nghiệp, thủy sản và các ngành nghề có khả năng tiêu thụ sản phẩm; bảo đảm mức tăng tổng phương tiện tiện thanh toán như chỉ tiêu đề ra.

Thư giãn chủ nhật: Ngắm các cô gái Lào

Thư giãn chủ nhật:

Ngắm các cô gái Lào


Nghe nhạc cuối tuần: Chiếc gậy Trường Sơn

Nghe nhạc cuối tuần: 
Chiếc gậy Trường Sơn


Chủ nhật vừa rồi mình có chuyến du lịch leo núi lên những đỉnh cao nhất dãy Monts Jura và cũng là những đỉnh cao nhất dãy Massif du Jura dài hơn 300 km. Kinh nghiệm leo núi ở Pháp và Mỹ trong những năm du học cho thấy gậy là công cụ rất quan trọng hỗ trợ không chỉ trong quá trình leo lên mà còn hữu ích hơn trong quá trình đi xuống. Khi đi lên thì rõ, lên không chỉ lên bằng hai chân mà còn có sự hỗ trợ của hai tay nên giảm được sự căng thẳng, mệt mỏi cho đôi chân.

Còn lúc đi xuống, phải trải qua những chuyến đi thế này mới thấy vai trò của gậy. Thực tế chuyến đi vừa rồi cho thấy, khi trở xuống, độ dốc của núi rất cao, người có xu hướng tự lao xuống, rất thường xuyên có cảm giác không tự dừng lại được; đặc biệt khi muốn xuống núi nhanh (nhất là khi màn đêm chuẩn bị buông xuống), rất cần gậy để chống đỡ phía trước nếu không sẽ ngã ngay. Lên thường chỉ cần một gậy, nhưng xuống có hai gậy là tốt nhất.

Hôm vừa rồi vội đi nên không kịp ghé kho dưới tầng hầm lấy gậy, vào rừng bẻ tạm hai cành khô làm gậy. Chúng trong ảnh dưới đây. Mình đã trả lại rừng trước khi về thành phố.


Leo núi là một thú du lịch rất vui, dọc đường có quá nhiều khám phá đẹp. Đôi gậy cũng tạo niềm vui, làm mình nhớ lại bài hát nổi tiếng một thời: Chiếc gậy Trường Sơn, nhạc và lời: Phạm Tuyên.
Hôm nay cuối tuần nghe lại bài này qua giọng hát của Thế Chính.

Ông Vũ Thành Tự Anh: “Việt Nam có đủ tiềm năng để tăng trưởng bền vững”


Tăng trưởng kinh tế nước ta rất ấn tượng trong khoảng thời gian từ 2005 - 2007, nhưng kể từ 2008 trở đi, tăng trưởng giảm sút. Đặc biệt trong năm 2012 tăng trưởng ước chỉ 5%, cần điều kiện gì để kinh tế Việt Nam tăng trưởng bền vững?

Ông Vũ Thành Tự Anh (trái) tại Hội thảo

Tại hội thảo “Kinh tế Việt Nam trước yêu cầu tái cơ cấu và cơ hội đầu tư trên thị trường chứng khoán” do VCBS tổ chức chiều 5/10, Ông Vũ Thành Tự Anh - giảng viên Fulbright khẳng định rằng: “Việt Nam có đủ tiềm năng để tăng trưởng bền vững”.

Theo ông, 3 nhân tố cơ bản để Việt Nam có nền kinh tế tăng trưởng bền vững là: (1) Phải xác định mục tiêu tăng trưởng bền vững là mục tiêu cốt lõi, dài hạn; (2) Có một chính sách tiền tệ và tài khóa kiên định, chắc chắn để ổn định tình hình vĩ mô; (3) Tái cơ cấu kinh tế, mạnh dạn phá vỡ các nhân tố đặc quyền đang kìm hãm nền kinh tế.

99 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỐT NHẤT THẾ GIỚI

99 TRƯỜNG ĐẠI HỌC TỐT NHẤT THẾ GIỚI



Trần Mạnh Trác: Viện Thomson Reuters vừa đúc kết bảng thống kê các trường đại học tốt nhất thế giới có tên là 'The Times Higher Education World University Rankings '. đây là bảng tổng kết duy nhất trên thế giới bao trùm toàn thể các đại học cuả tất cả các quốc gia. Việc phân loại và đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn về: giảng huấn, chương trình nghiên cứu, kiến thức đã truyền đạt và ảnh hưởng trên trường quốc tế.



Thomson Reuters sử dụng 13 tiêu chí để xếp hạng các đại học và được xem như là đầy đủ và cân bằng nhất. Bảng xếp hạng được tín cậy bởi các giới sinh viên, giáo chức, các nhà lãnh đạo đại học, kỹ nghệ và chính quyền.

-Trong 400 đại học bậc nhất cuả thế giới, những đại học tiếng Anh vẫn dẫn đầu và nhiều nhất.

-Viện đại học không nói tiếng Anh đứng cao nhất là của Thụy Sĩ, viện ETH Zürich – Swiss Federal Institute of Technology Zürich, đứng hạng 12.

-Bên Pháp, đứng đầu là École Normale Supérieure, hạng 59.

-Nước Mỹ có số lượng đại học nổi tiếng nhiều nhất.

-Anh quốc tuy vẫn còn nhiều đại học xếp hạng cao, nhưng một số đại học từng nổi tiếng đã bị suy thoái và sự kiện này đang làm nhức nhối giới hàm lâm ở Anh hiện nay.

Pháp - dân tộc "khó chịu" nhất thế giới


Hoàng Nhu

Cây cầu này khiến tôi liên tưởng ngay tới cầu Long Biên

Bạn tôi làm điều phối cho một tổ chức tình nguyện ở Việt Nam khăng khăng quả quyết rằng “Pháp là một trong những dân tộc khó chịu nhất thế giới”! Tôi ở Hà Nội, ít khi gặp và tiếp xúc với người Pháp và do sự quả quyết tuyệt đối của cô bạn, tôi đã… rất đồng tình về điều mà tôi còn chưa từng mắt thấy tai nghe.

May mắn giành được suất học bổng tình nguyện qua Pháp, để chuẩn bị cho chuyến đi, tôi cũng “google” về Pháp, về đi lại, về ăn uống, mua sắm, con người, văn hóa, tất tần tật… Tôi cũng đọc cả những kinh nghiệm của những người từng du lịch Pháp, rằng ở Paris bạn phải thật cẩn thận với nạn móc túi, gây gổ, cướp giật..., phần lớn liên quan đến người da màu...

Cảm xúc đầu tiên của tôi khi đặt chân tới Paris là... chuếnh choáng như vừa uống phải rượu. Từng con đường, từng căn nhà ở nơi đây sao mà đẹp và thơ mộng tới vậy. Những căn nhà với ban-công treo đầy giọ hoa lãng mạn theo một lối rất cổ điển. Mặc dù va-li hành lý lỉnh kỉnh nhưng tôi sống chết vẫn phải mở túi, lấy máy ảnh ra chụp vài kiểu mở hàng.

Nghe nhạc cuối tuần: Tombe la neige - Tuyết rơi

Nghe nhạc cuối tuần:
(tiếng Pháp và tiếng Việt)

Tombe la neige - Tuyết rơi

Tombe la neige - SALVATORE ADAMO


Tombe La Neige
Written: Salvatore Adamo

Tombe la neige
Tu ne viendras pas ce soir
Tombe la neige
Et mon coeur s'habille de noir
Ce soyeux cortège
Tout en larmes blanches
L'oiseau sur la branche
Pleure le sortilège

Thứ Sáu, 5 tháng 10, 2012

Trung Quốc dự trữ USD: Tiến thoái lưỡng nan


Trung Quốc đang tiến hành nhiều biện pháp để giảm dần dự trữ đồng USD và tăng sự phổ biến của đồng nhân dân tệ trên thế giới. Tuy nhiên, dự trữ 3,2 nghìn tỷ USD khiến nước này rơi vào thế "tiến thoái lưỡng nan".
Alan Wheatley, nhà báo chuyên về kinh tế toàn cầu của Reuters vừa viết một bài báo trong đó nhấn mạnh mong muốn của Trung Quốc muốn từ bỏ dần đồng USD trong dự trữ của mình.

Trung Quốc hiện đang tiến hành nhiều biện pháp để giảm dần việc tích trữ đồng USD, vốn đang bị giảm giá do biến động của giá dầu, giá hàng hoá và tình hình bất ổn trên thế giới. Đồng USD đang bị chê bai về vai trò “đồng tiền chính” trong giao dịch quốc tế cũng như trong dự trữ của nhiều quốc gia.

Năm 1971, Bộ trưởng Tài chính Mỹ John Connally đã nói: “Đó là tiền của chúng tôi nhưng là vấn đề của các bạn”.

OBAMA VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠI NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC MỸ

OBAMA VÀ CUỘC CHIẾN CHỐNG LẠI NHỮNG GIÁ TRỊ CỦA NƯỚC MỸ

                                                      Duyên-Lãng, Hà Tiến Nhất

Người ta thường khen TT Obama là một nhà hùng biện có tài. Cũng không ít người cho rằng Obama là một tay ngụy biện ngoại hạng. Muốn biết Obama hùng biện hay ngụy biện, cứ đọc những bài diễn văn ứng khẩu và xem Obama tranh luận thì biết thôi. Người viết nhìn vào một khía cạnh khác: những khẩu hiệu ông Obama trương lên trong các cuộc vận động tranh cử tổng thống thì thấy rằng, ông ta là một chính khách mà khả năng chơi chữ lão luyện đến mức đáng được gọi là phù thủy.
“Change, yes we can” là khẩu hiệu chiến lược của Obama khi ông ra tranh cử nhiệm kỳ đầu chức vụ Tổng Thống năm 2008. Trong bài diễn văn nhậm chức, để cam kết cho lời hứa hẹn đanh thép của mình, Obama còn quả quyết rằng: Nếu không vực dậy được nền kinh tế, tôi sẽ chỉ làm Tổng Thống một nhiệm kỳ (If I do not get this economy going, then I will be a one-term president.) Quả thực, do việc dân chúng Mỹ nóng lòng muốn có sự thay đổi đường lối chính trị đang gặp nhiều thất bại của Tổng Thống Bush con nói riêng và của đảng Cộng Hòa nói chung, bất chấp Obama có khả năng thực hiện lời hứa hay không, cử tri đã dồn phiếu cho ông. Có thể nói, Obama thắng cử là nhờ cái khẩu hiệu ăn khách này. Lúc đó ai lại không muốn có thay đổi.
Sau 4 năm lãnh đạo của TT Obama, mặc dầu kinh tế nước Mỹ càng ngày càng tuột dốc, Obama không những không tự ý rút lui như đã hứa, mà vẫn đang ráo riết tranh cử nhiệm kỳ II với một khẩu hiệu khác cũng thách thức không kém: Forward, tạm hiểu là: cứ thế mà tiến tới. Chưa đủ sao, còn tiến tới đâu nữa? Như vậy thì, từ khẩu hiệu “Change, yes we can” tới khẩu hiệu“Forward” , người dân Hoa Kỳ phải hiểu ý của Obama thế nào? Ông muốn nói gì? Phải chăng ông muốn nói, tình hình nước Mỹ hiện nay do ông lãnh đạo đã đổi thay nhiều rồi, và thay đổi theo chiều hướng tích cực, nghĩa là từ xấu đến tốt, từ yếu kém đến vững mạnh hơn.

Lại bình thường: Nhập siêu từ Trung Quốc là bình thường!

Hôm trước đã bình luận ở ta, cái gì bất bình thường cũng đều được đám quan chức gọi là bình thường. Mấy hôm nay cũng có nhiều chuyện "bình thường" quá, lưu một cái để nhớ giai đoạn đầy những cái "bình thường" kiểu này để đến khi đất nước trở thành một tỉnh của QT thì cũng thấy "bình thường":


Thứ Năm, 04/10/2012 22:48
Đó là ý kiến của ông Đào Ngọc Chương, Phó Vụ trưởng Vụ Thị trường châu Á - Thái Bình Dương, Bộ Công Thương
* Phóng viên: Theo số liệu 9 tháng đầu năm của Tổng cục Thống kê, trong khi Việt Nam xuất siêu được 34 triệu USD thì riêng thị trường Trung Quốc (TQ)  lại nhập siêu đến 11,3 tỉ USD ?
- Ông Đào Ngọc Chương: Việc chúng ta nhập siêu nhiều từ TQ cần phải phân tích kỹ cơ cấu xuất nhập khẩu giữa hai nước. Trong tay tôi có số liệu của Tổng cục Hải quan đến hết tháng 8, chúng ta xuất khẩu vào TQ hơn 8,3 tỉ USD và nhập khẩu hơn 18,2 tỉ USD (nhập siêu gần 10 tỉ USD). Trong đó, 10 mặt hàng chủ yếu nhập khẩu phục vụ sản xuất, kinh doanh trong nước và xuất khẩu chiếm hơn 15 tỉ USD gồm máy móc, thiết bị; dụng cụ, phụ tùng khác 3,41 tỉ USD; điện thoại các loại và linh kiện 2,09 tỉ USD; máy vi tính, sản phẩm điện tử và linh kiện 2 tỉ USD; bông vải sợi nguyên phụ liệu dệt may, da giày, xăng dầu thành phẩm, khí đốt hóa lỏng và các sản phẩm từ dầu mỏ, nguyên liệu chất dẻo, phân bón thức ăn gia súc... Đến 90% nhập khẩu từ TQ là nguyên liệu đầu vào của các ngành sản xuất trong nước.
* Như vậy, chúng ta đang quá phụ thuộc vào một thị trường. Trường hợp có trục trặc sẽ ảnh hưởng đến nền kinh tế?
- Chúng ta phụ thuộc vào TQ bởi ngành công nghiệp phụ trợ chưa phát triển, không đủ đáp ứng các ngành sản xuất trong nước và xuất khẩu. Phải nhìn nhận nếu không nhập khẩu nguyên liệu đầu vào từ TQ, chúng ta cũng phải nhập từ các thị trường khác, trong khi nhập từ TQ có ưu thế về địa lý (gần nên vận chuyển đỡ tốn kém), giá cả cũng cạnh tranh hơn...

TÌNH HÌNH AN NINH KHU VỰC ĐÔNG Á

THÔNG TẤN XÃ VIỆT NAM
Tài liệu tham khảo đặc biệt
Thứ năm, ngày 4/10/2012


TTXVN (Niu Yoóc 28/9)

 Ngày 18/9, Viện Brookings của Mỹ công bố một tài liệu đề cập đến quan điểm của Nga về tình hình an ninh ở khu vực Đông Á. Tài liệu cho biết từ lâu các chuyên gia thường đề cập đến hai khu vực chính ở Đông Á: Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Nhìn chung, các nước Đông Bắc Á phát triển chính trị và kinh tế mạnh hơn nhưng lại phụ thuộc rất lớn các nguồn tài nguyên khác nhau của nước ngoài. Đặc điểm này sẽ làm tăng các nhân tố khác trong các mối quan hệ song phương của họ và thường dẫn đến căng thẳng. Trong khi đó, các nước Đông Nam Á lại giàu tài nguyên, nhưng tính đa dạng và phức tạp của các nền văn hóa cũng như chính trị khiến khu vực khó khẳng định mình trong các mối quan hệ quốc tế. Bản thân các nước Đông Nam Á không thể xây dựng một hệ thống an ninh khu vực mà không xem xét đến các lợi ích chính trị và vị thế của các cường quốc toàn cầu và các nước láng giềng Đông Bắc Á.
Trong thế kỷ 13, các vua chúa Mông cổ là những người đầu tiên có ý định xây dựng một hệ thống an ninh khu vực Đông Á chung mà không phân chia thành Đông Bắc Á và Đông Nam Á. Người Mông cổ đã tìm cách quản lý toàn bộ khu vực Đông Bắc Á, trừ Nhật Bản và xâm chiêm đất liền, hải đảo của các nước Đông Nam Á.
Đầu thế kỷ 20, Nhật Bản tìm cách thống trị và mở rộng phạm vi ảnh hưởng của họ với khẩu hiệu “Châu Á của người châu Á”. Ở thời điểm đỉnh cao, Nhật Bản kiểm soát phần phía Đông của lục địa châu Á và các khu vực đất liền, hải đảo chủ yếu của Đông Nam Á. Nhưng thất bại của Nhật Bản trong Chiến tranh Thế giới thứ Hai đã chấm dứt các nỗ lực củng cố cơ cấu an ninh khu vực này của Nhật Bản.

Người cao tuổi với ăn chay

 
Viện Nghiên Cứu Việt Nam Tương Lai

 

Tác giả: Bác sĩ Nguyễn Ý Đức

Tại Việt Nam cũng như tại nhiều quốc gia khác trên thế giới, rất nhiều người cao tuổi có khuynh hướng là chuyển sang chế độ dinh dưỡng gọi là ăn chay . Các bác lý luận rằng bây giờ tuổi cao, lao động chân tay giảm đâu có cần thức ăn béo bổ như trước đây. Hơn nữa, theo báo đài, các bác thấy nói tới việc ăn nhiều thịt cá lại gây ra nhiều bệnh nan giải tim mạch, béo phì, ung thư ruột già…cho nên quyết định ăn chay lại càng mặn mà hơn.

Theo đa số ý kiến, ăn chay được hiểu là “không ăn thịt, cá hoặc bất cứ thức ăn nào có nguồn gốc động vật”. Như vậy người ăn chay chỉ ăn rau, trái, các loại hạt, củ… Tuy nhiên cũng có người ăn chay chấp nhận dùng thêm trứng, sữa và các thực phẩm chế biến từ sữa như yaourt, fromage…

BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI NGHỊ TW 6 CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Độ này bỗng dưng yêu bác Trọng.

BÀI PHÁT BIỂU KHAI MẠC HỘI NGHỊ TW 6 CỦA TBT NGUYỄN PHÚ TRỌNG

Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng: Phát huy dân chủ, trí tuệ, thảo luận và quyết định các vấn đề quan trọng của Đảng và đất nước*



Sáng 1-10, Hội nghị lần thứ sáu, Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XI đã khai mạc trọng thể tại Hà Nội. Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đã chủ trì và phát biểu khai mạc Hội nghị. Tạp chí Cộng sản điện tử trân trọng giới thiệu toàn văn phát biểu:
"Thưa các đồng chí Trung ương,
Thưa các đồng chí tham dự Hội nghị,
Thực hiện Chương trình làm việc toàn khóa, hôm nay Ban Chấp hành Trung ương bắt đầu họp Hội nghị lần thứ sáu để thảo luận, cho ý kiến về các báo cáo, đề án liên quan đến: Tình hình kinh tế - xã hội năm 2012, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và dự toán ngân sách nhà nước năm 2013; Tiếp tục sắp xếp, đổi mới, nâng cao hiệu quả doanh nghiệp nhà nước; Chính sách, pháp luật về đất đai; Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo; Phát triển khoa học và công nghệ; Quy hoạch Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư và các chức danh cán bộ lãnh đạo chủ chốt của Đảng và Nhà nước; Báo cáo kết quả kiểm điểm tự phê bình và phê bình của Bộ Chính trị, Ban Bí thư theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) về xây dựng Đảng; và một số vấn đề quan trọng khác.

Lào chuẩn bị gia nhập WTO


Lào
Các nhà đầu tư Trung Quốc đang ồ ạt tiến vào Lào

BBC: Sau nhiều năm chuẩn bị, Lào đang sắp sửa làm thành viên của Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO), một cột mốc quan trọng yêu cầu rất nhiều những cải cách mà chính quyền cộng sản nước này phải thực hiện.
Đã 15 năm kể từ khi Lào đăng ký gia nhập WTO, tuy nhiên chỉ đến tuần trước, cuộc đàm thoại về tư cách thành viên với Vientiane mới chính thức đi đến kết luận.
Hãng thông tấn AFP trong bản tin ngày 4/10 cho biết sự gia nhập sẽ được xác nhận bởi tổ chức này vào ngày 26 tháng Mười, trước khi được thông qua bởi Nghị viện Lào vào cuối năm nay.
Bộ trưởng Công thương Lào, ông Viyaketh phát biểu trong một bài đăng trên trang web của WTO tuần trước rằng quá trình hội nhập "dài và rườm rà".
Tuy nhiên ông cũng nói thêm rằng quá trình này đã "cho chúng tôi nền móng cơ bản để đạt được mục tiêu" ra khỏi nhóm những nước kém phát triển nhất trước năm 2020.

Tư liệu: CHIẾN TRANH TRUNG QUỐC – VIỆT NAM 1979


Ngô Bắc dịch

 Lời Người Dịch: “Chiến dịch 1979, ít nhất đối với Quân Đội Giải Phóng của Nhân Dân Trung Quốc, là một sự thất bại. Trung Quốc đã phóng ra cuộc tấn công của nó trong một nỗ lực để buộc Việt Nam phải rút lui khỏi Căm Bốt. Trung Quốc đã rút lui khỏi Việt Nam hôm 16 Tháng Ba, 1979, nhưng Việt Nam đã không rời Căm Bốt mãi cho đến năm 1989.” ….

“Cuộc chiến tranh theo học thuyết họ Mao chưa dứt, nhưng phía Trung Quốc đã học được một bài học quan trọng.”

Trên đây là phần kết luận chắc nịch của Edward C. ODow’d, một tác giả hàng đầu về Chiến Tranh Biên Giới Trung Quốc – Việt Nam Năm 1979, chủ đề của loạt bài nghiên cứu dưới đây về biến cố quan trọng diễn ra 33 năm trước. Đối chiếu với bài học lịch sử lâu dài của đất nước, rõ ràng vấn đề sinh tử của dân tộc Việt Nam hiện nay là phải tìm mọi cách đê duy trì được sự độc lập và vẹn toàn lãnh thố, đồng thời thoát ra khỏi sự lệ thuộc ngoại giao và quân sự đáng tủi hổ đối với Trung Quốc.

Đường chữ U của Trung Quốc ở biển Đông: phân tích bốn cách diễn giải


Việc Trung Quốc yêu sách vùng biển nằm ngoài 12 hải lý tính từ các các đảo tranh chấp ở biển Đông kể từ những năm 1990 và việc họ kèm một bản đồ vẽ đường chữ U trong các công hàm gửi đến Uỷ ban Ranh giới Thềm lục địa (CLCS) năm 2009 đã làm dấy lên nhiều quan ngại và tranh luận về ý nghĩa của đường này. Bài viết này xem xét một số cách diễn giải có thể có trong bối cảnh Bắc Kinh chưa có một sự giải thích rõ ràng.


 

Bối cảnh
Tranh chấp quần đảo Hoàng Sa bắt đầu vào năm 1909 giữa Trung Quốc và Việt Nam, lúc đó do Pháp đại diện, và tranh chấp quần đảo Trường Sa bắt đầu trong thập niên 1930 giữa Pháp và Nhật Bản. Sau Chiến tranh thế giới thứ hai, Trung Quốc mới đề ra yêu sách chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa. Vào năm 1948 Trung Quốc phát hành một bản đồ với đường chữ U, nhưng lúc đó họ không nói đường đó là yêu sách về vùng biển bên trong đường này.
Tranh chấp đối với vùng biển nằm ngoài 12 hải lý tính từ các quần đảo này chỉ mới bắt đầu khá gần đây.

Kinh nghiệm nấu nướng với lò vi sóng


Lò vi sóng là dụng cụ nấu nướng phổ biến trong mỗi gia đình, xin chia sẻ với các bạn vài kinh nghiệm hữu dụng khi nấu nướng với lò vi sóng nhé.
Nấu nướng với lò vi sóng:
- Với các loại rau củ cần thái miếng thì bạn phải nhớ thái các miếng kích cỡ gần như nhau
- Nếu bạn nấu nhiều loại rau củ cùng 1 lúc thì hãy sắp những loại miếng to, cứng, khó chín hơn (như: cà rốt, bông cải trắng, bông cải xanh…) ở phía ngoài. Còn những loại mềm như nấm, đậu Hà Lan, ớt ngọt… thì để ở giữa đĩa. Như vậy khi vi sóng xong, tất cả sẽ chín cùng lúc.

- Không nên để chồng chất  các loại thức ăn lên nhau vì lò vi sóng luôn làm chín đều khi thức ăn được xếp bằng và rời nhau.
- Nên trở mặt thức ăn giữa chừng để đảm bảo vi sóng xuyên đều qua. Đặc biệt với các loại đồ ăn khó chín như khoai tây thái dày và bông cải.

Những vết rạn nứt xuất hiện trong phép lạ kinh tế của Việt Nam

Những vết rạn nứt xuất hiện trong phép lạ kinh tế của Việt Nam

Việt Nam là câu chuyện thành công thứ hai của châu Á . Dù thường bị che khuất trong cái bóng của Trung Quốc, người láng giềng khổng lồ và đôi khi là kẻ thù ở phương bắc, phép lạ kinh tế của Việt Nam không chỉ là một ấn tượng mà thậm chí còn có thể nhiều hơn như vậy. Giữa đống tro tàn của cuộc chiến tranh Việt Nam tàn phá và sự nghèo khó, đất nước này đã xuất sắc nổi lên ở khu vực Đông Nam Á, khiến nhận được sự tôn trọng của cả khu vực và quốc tế.

Trong thực tế, phép lạ kinh tế của riêng Việt Nam đã trở thành huyền thoại, một phép lạ mà chỉ vài năm trước đây Ngân hàng Thế giới từng gọi Việt Nam là một "câu chuyện thành công về sự phát triển". Vào năm 1986, khi các cải cách chính trị và kinh tế được đưa ra, Việt Nam là một trong những nước nghèo nhất trên thế giới với thu nhập bình quân đầu người dưới 100 USD. Chỉ trong 25 năm, vào cuối năm 2010, Việt Nam đã được liệt kê trong hàng các quốc gia có thu nhập trung bình thấp với thu nhập bình quân đầu người là 1.130 USD. Tỷ lệ dân số đói nghèo giảm từ 58% của năm 1993 xuống còn 14,5% trong năm 2008. Và đất nước đã đạt được 5 trong số 10 mục tiêu phát triển thập niên ban đầu của mình đồng thời cũng đang sắp đạt được thêm hai mục tiêu nữa vào năm 2015.

Tuy nhiên, mới chỉ gần đây, mọi thứ đều trở nên không tốt cho Việt Nam. Nạn tham nhũng và một chính phủ độc tài toàn trị vẫn đàn áp tự do báo chí, và dự phần vào các cuộc đàn áp tôn giáo khiến tiếp tục làm xa lánh các đồng minh Tây phương tiềm năng, đặc biệt là Hoa Kỳ (đất nước từng cố gắng nhưng đã không thể làm ngơ những tin tức về tội ác vi phạm nhân quyền xảy ra từ đất nước này) gây tai hại cho quốc gia.

VN: Cái giá của tăng trưởng nóng


Giới phân tích cho rằng ổn định vĩ mô chưa đủ để giải quyết hậu quả do theo đuổi tăng trưởng nhanh trong những năm qua của Việt Nam.
Từ sau Nghị Quyết số 11 đến nay, đã có nhiều biến đổi trong nền kinh tế Việt Nam và nhiều ý kiến cho rằng chất lượng quản lý kinh tế vĩ mô của Việt Nam trên thực tế cho đến nay đã được cải thiện đáng kể.
Bản báo cáo đầu tháng 10 của HSBC nói Việt Nam đã thành công trong việc làm nguội nền kinh tế quá nóng nhằm ổn định vĩ mô, mặc dù để đạt được điều này, chính phủ phải chấp nhận đánh đổi bằng tăng trưởng thường niên thấp xuống.
Tuy nhiên, giới phân tích cho rằng chỉ ổn định vĩ mô chưa đủ để duy trì độ tín nhiệm của nền kinh tế, vốn đang hứng chịu hậu quả của mô hình tăng trưởng nhanh, khiến tốc độ tín dụng lên tăng chóng mặt trong một thập kỷ qua.

Hậu quả của tăng trưởng bằng mọi giá
Trả lời phỏng vấn BBC Tiếng Việt ngày 3/10, ông Christian Guzman, chuyên gia phân tích của Moody’s Investors Service nhận xét tăng trưởng tín dụng là một phần của mô hình phát triển tại Việt Nam những năm qua.
Tuy nhiên ông nhận xét "vấn đề phát sinh ở chỗ nhà nước Việt Nam đã để tăng trưởng tín dụng vượt mốc chỉ tiêu."

Kinh tế Việt Nam trong bối cảnh giảm tổng cầu


Mặc dù Chính phủ đã có một loạt biện pháp hỗ trợ hoạt động sản xuất, kinh doanh nhưng tác dụng thực tế không nhiều do quy mô hỗ trợ nhỏ, các biện pháp mang tính thời điểm. Trong 8 tháng đầu năm, cả nước có hơn 46 nghìn doanh nghiệp mới thành lập với tổng số vốn đăng ký trên 320 ngàn tỷ đồng, giảm 11,5% về số lượng và tăng 0,2% về vốn đăng ký so với cùng kỳ năm ngoái.

Khó khăn toàn diện

Tình hình kinh tế trong và ngoài nước phức tạp, điều kiện kinh doanh suy giảm, các doanh nghiệp đối diện với rất nhiều khó khăn. Tiến sỹ Nguyễn Đình Cung, Phó viện trưởng Viện quản lý kinh tế Trung ương cho biết theo báo cáo của Tổng cục Thống kê giảm cầu nội địa là khó khăn lớn nhất, phổ biến với 2/3 số doanh nghiệp được khảo sát.

Tiếp đến là 53,6% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn và 49,2% gặp khó khăn trong việc mua nguyên liệu đầu vào. Những bất ổn vĩ mô đã gây khó khăn cho 23,6% số doanh nghiệp, còn nhu cầu thị trường nước ngoài suy giảm gây ảnh hưởng tiêu cực cho khoảng 10 % số doanh nghiệp. Đối với vấn đề lao động chỉ có khoảng 12% số doanh nghiệp gặp khó khăn trong tuyển dụng.


Bảng 1. Những khó khăn chủ yếu đối với doanh nghiệp
trong sản xuất kinh doanh. Nguồn: Tổng cục thống kê

Thứ Năm, 4 tháng 10, 2012

ADB hạ mức dự báo tăng trưởng của Việt Nam


Tại Báo cáo Triển vọng Phát triển châu Á 2012 phát hành hôm qua 3.10, Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) đã hạ thấp dự báo tăng trưởng của Việt Nam xuống 5,1% (2012) và 5,7% (2013). Dự báo được đưa ra trong bối cảnh thị trường nước ngoài và tín dụng trong nước yếu. Trước đó vào 4.2012, mức tăng trưởng của Việt Nam được ADB dự báo là 5,7% (2012) và 6,2% (2013).

Lạm phát được ADB dự báo ở mức khoảng 7% vào cuối 2012, đưa tỷ lệ trung bình của năm lên 9,1%, thấp hơn so với dự báo trước kia vì giá thực phẩm giảm mạnh và nhu cầu trong nước yếu hơn dự đoán. Dự báo đến cuối năm 2013, lạm phát tăng nhanh lên mức 9,4% do giá lương thực toàn cầu và lượng cầu trong nước tăng, trong khi chính sách tài khóa có thể được nới lỏng.

Theo khuyến nghị của ADB, Việt Nam cần tránh việc đưa ra các chính sách trái ngược, đồng thời có những biện pháp mạnh mẽ hơn đối với các cải cách cơ cấu. Theo ADB cách điều hành chính sách “giật cục” nếu được tiếp tục sẽ làm tăng lạm phát đồng thời khiến Việt Nam mất hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài. Cũng theo ADB việc cải cách nền kinh tế cũng cần có những lộ trình cụ thể, với các thông tin về tiến độ cải cách được cung cấp minh bạch.

Bà Yến: Tôi không phải 'Quan làm báo'


Bà Đặng Thị Hoàng Yến (phải) trong một lần nói chuyện với Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng
Bà Đặng Thị Hoàng Yến (phải) nói bà không 'thân' với lãnh đạo nào

BBC: Cựu dân biểu Đặng Thị Hoàng Yến đã bác bỏ cáo buộc bà và em trai, Đại biểu Quốc hội Đặng Thành Tâm, có liên quan tới trang tin Quan làm báo.
Tin đồn này đã xuất hiện trên mạng internet trong khi mới đây hai nhân viên của tập đoàn Tân Tạo của gia đình họ Đặng đã bị bắt vì bị cáo buộc “lợi dụng các quyền tự do dân chủ xâm phạm lợi ích Nhà nước, quyền, lợi ích hợp pháp của công dân” và “Chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước”. Cả bà Yến và ông Tâm đều đã có thư 'kêu cứu' lên Bộ Chính trị về vụ bắt bớ nhân viên của họ.
Trong trả lời phỏng vấn BBC qua thư điện tử hôm 30/9 với tư cách Chủ tịch Hội đồng Quản trị Tập đoàn Tân Tạo, trước hết bà Yến trả lời câu hỏi 'bà có bình luận gì về các vụ bắt giữ' (những chữ viết hoa toàn bộ là nguyên văn email trả lời của bà Yến, tựa đề phụ là của BBC).
Bà Đặng Thị Hoàng Yến: Có lẽ tôi không cần bình luận gì thêm vì chính bản thân sự việc nói lên tất cả.
Một cô nhân viên hành chính bị bắt cóc giữa đường bởi những người mặc thường phục tự xưng là an ninh, sau đó, cô này bị giam giữ ở đâu đó, nhưng đã buộc phải gọi điện cho cơ quan nói dối “bận việc không đến làm việc được”.

IMF: 'Khủng hoảng còn kéo dài hết thập kỷ'


Chuyên gia IMF cũng cho rằng Nhật Bản sẽ mất hàng chục năm để giải quyết khoản nợ công khổng lồ, và Đức phải chấp nhận tăng lạm phát để đẩy lùi khủng hoảng ở eurozone.
>Châu Âu nguy cơ rơi vào đợt suy thoái mới
>Công nghiệp Nhật Bản giảm sút vì khủng hoảng Eurozone
Theo nhà kinh tế trưởng Olivier Blanchard từ Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF), thế giới vẫn chưa rơi vào thập kỷ mất mát song phải mất ít nhất 10 năm mới có thể phục hồi sau cuộc khủng hoảng tài chính 2008. Và khi mọi sự tập trung đang dồn lên châu Âu, thì chính Mỹ cũng có vấn đề tài chính cần giải quyết.

Nợ công khổng lồ tại Nhật Bản sẽ chỉ được giải quyết sau hàng thập kỷ nữa. Ảnh: CNN

Việt Nam là 'gương xấu' về phát triển


Một nông dân ngồi bán ngô mới thu hoạch ở ngoại ô Hà Nội hồi tháng 9/2012
Nhiều người dân mất đất cho các khu công nghiệp bỏ trống

Biên tập viên Hoa Kỳ của Reuters vừa có bài viết xem Việt Nam như điển hình của những điều không nên làm theo khi phát triển kinh tế.
Bài viết của ông Rob Cox, người sáng lập chuyên mục 'Cái nhìn mới' của Reuters, được đăng trên tạp chí có tiếng của Hoa Kỳ Newsweek hôm 1/10 với tựa đề 'Từ hổ tới mèo: kinh tế Việt Nam đã chệch đường ray như thế nào'.
Rob Cox bắt đầu bằng câu chuyện cách đây gần hai năm, khi tình hình kinh tế Việt Nam còn chưa gặp nhiều vấn đề và nữ thống đốc bang Washington, Christine Gregoire, có mặt ở Hồ Chí Minh để đích thân mời thực khách thưởng thức khoai tây chiên của hãng KFC, món được chế biến từ khoai tây trồng ở chính bang của bà.
Nhưng tác giả nói điểm dừng chân quan trọng nhất trong chuyến thăm của bà thống đốc là cảng nước sâu Cái Mép thuộc Bà Rịa - Vũng Tàu vào lúc mọi thứ đều hứa hẹn nhiều triển vọng.
Thế giới còn đang nhìn vào Việt Nam như con hổ kinh tế, một phiên bản nhỏ hơn của nước láng giềng phương bắc Trung Quốc nhờ vào tài nguyên thiên nhiên dồi dào, bờ biển dài chẳng kém Thái Lan hay California, người dân đa số trẻ tuổi và biết chữ trong khi tự cung được về nông nghiệp.

(7) Chinh phục Monts Jura: Lang thang trong thành phố Thoiry

Du lịch chủ nhật - chuyến leo núi cuối cùng trong năm:
(Chuyến đi được thực hiện hôm chủ nhật nhưng hôm nay mới có thời gian đưa lên mạng).

Chinh phục Monts Jura: 
Lang thang trong thành phố Thoiry

 Ra khỏi rừng, vào phố Reculet, phố mang tên đỉnh núi mình vừa lên.

(6) Chinh phục Monts Jura: Ảnh Crêt de la Neige lấy trên mạng

Du lịch chủ nhật - chuyến leo núi cuối cùng trong năm:
(Chuyến đi được thực hiện hôm chủ nhật nhưng hôm nay mới có thời gian đưa lên mạng).
Chinh phục Monts Jura: 
Ảnh Crêt de la Neige lấy trên mạng


(5) Chinh phục Monts Jura: Sang đỉnh Crêt de la Neige

Du lịch chủ nhật - chuyến leo núi cuối cùng trong năm:
(Chuyến đi được thực hiện hôm chủ nhật nhưng hôm nay mới có thời gian đưa lên mạng).

Chinh phục Monts Jura: 
Sang đỉnh Crêt de la Neige (1720m)


Quay lại chào anh bạn người Úc và tháp Reculet.
Phía sau mình là tuyến đương sang đỉnh cao nhất dãy Monts Jura: 
Crêt de la Neige. Tuyến đường hoàn toàn nằm trong sương mù.

(4) Chinh phục Monts Jura: Ảnh Reculet lấy trên mạng

Du lịch chủ nhật - chuyến leo núi cuối cùng trong năm:
(Chuyến đi được thực hiện hôm chủ nhật nhưng hôm nay mới có thời gian đưa lên mạng).
Chinh phục Monts Jura: 
Ảnh Reculet lấy trên mạng


Khởi hành từ nhà lúc 7h30, đúng 12h trưa tôi đã lên tới đỉnh Reculet. Sương mù dày đặc, không nhìn thấy gì để chụp ảnh. Chán quá, tôi đành nghỉ lại ăn trưa và chờ nắng lên. Nhiệt độ ngoài trời chỉ 4°C nên lúc đầu phải mặc thêm áo rét, sau đó lại thêm quần chống lạnh.

Thứ Tư, 3 tháng 10, 2012

(3) Chinh phục Mont Jura: Tại đỉnh Reculet (1718 mét)

Du lịch chủ nhật - chuyến leo núi cuối cùng trong năm:
(Chuyến đi được thực hiện hôm chủ nhật nhưng hôm nay mới có thời gian đưa lên mạng).
Chinh phục Monts Jura: 
Lên đỉnh Reculet (1718 mét)

Vượt qua thung lũng Narderans, tiếp tục leo núi.
Trời hửng nắng, rất mừng.

(2) Chinh phục Mont Jura: Lên Narderans (1337 mét)

Du lịch chủ nhật - chuyến leo núi cuối cùng trong năm:
Chinh phục Monts Jura: 
Lên Narderant (1337 mét)
Đường lên Reculet theo ngả Narcerant (cao độ 1337 m)
Đường hẹp và có rất nhiều bậc lên như thế này.

(1) Chinh phục Mont Jura: Lên Tiocan và Croisée (1190 mét)

Du lịch chủ nhật - chuyến leo núi cuối cùng trong năm:
Chinh phục Monts Jura: 
Lên Tiocan và Croisée (1190 mét)
Trước khi bắt đầu nhìn ảnh chụp chuyến đi, chúng ta hãy xem trên mạng có những thông tin gì về đỉnh núi này. Điều ngạc nhiên là thông tin liên quan tới nó khá ít. Có thể tóm tắt như sau:
1. Monts Jura (các đỉnh của dãy núi Jura) là dãy núi cao nhất trong toàn dãy Massif du Jura. Dãy này nằm ở phía tây bắc dãy núi Alps, thuộc lãnh thổ ba nước Pháp, Thụy Sĩ và Đức. Jura vừa là tên của một tỉnh của Pháp vừa là tên của một bang của Thụy Sĩ.
Tên Jura có nguồn gốc từ ngôn ngữ Celtic. Người Celts gọi là Massif Jor, người La Mã gọi là Juris, đều có nghĩa là "rừng" hoặc "đất nước của rừng" để nói về các khu rừng rộng lớn trên các sườn núi của dải Jura.


Một đoạn dãy Monts Jura nhìn qua cửa sổ căn hộ của tôi. Trên đỉnh là tuyến du lịch dài 30km, có thể đi bộ liên tiếp từ đỉnh nọ sang đỉnh kia.

Ảnh này và ảnh dưới đây là cảnh núi Monts Jura nhìn từ cửa sổ nhà tôi. Hôm nay 5.10 trời nắng đẹp, nhưng hôm vào núi thì thời tiết xấu, không chụp được nhiều.

HNX-Index rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử



Không nhận được sự hỗ trợ bởi các thông tin tích cực, thị trường chứng khoán trong nước hôm nay (2/10) tiếp tục diễn ra trong u ám. Động thái này nhanh chóng kéo chỉ số hai sàn nhuộm đỏ, trong đó HNX-Index của sàn Hà Nội đã rơi xuống mức thấp nhất lịch sử.
Tại sàn Hà Nội, thị trường đã khởi động khá trầm lắng ngay từ mở cửa phiên. Tâm lý chán nản từ những phiên giảm điểm trước đó, đã khiến nhà đầu tư mất bình tĩnh hơn trong ngày giao dịch hôm nay. Bằng chứng là, hoạt động tháo hàng đã tăng mạnh, trong khi đó lực cầu diễn ra khá nhỏ giọt.

Bảng điện tử ngập trong màu đỏ. Nhiều nhà đầu tư thận trọng chỉ chọn giải pháp đứng ngoài sàn để nghe ngóng tình hình. Cung – cầu diễn ra chênh lệch cho đến cuối phiên làm việc đã kéo thị trường Hà Nội tiếp tục mất điểm, chỉ số HNX-Index theo đó nhanh chóng rơi xuống mức thấp nhất trong lịch sử thị trường chứng khoán Việt.


Khép lại phiên giao dịch, chỉ số HNX-Index rơi xuống mức 53,94 điểm, giảm tiếp 0,33 điểm, tương đương 0,61%.


Khối lượng giao dịch chỉ đạt 21,5 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 136,57 tỷ đồng. Toàn thị trường có 75 mã tăng giá, 64 mã đứng giá và 105 mã giảm điểm.

Cùng đà đi xuống, bên sàn TP.HCM, màu đỏ cũng đeo bám thị trường xuyên suốt cả ngày giao dịch. Dòng tiền lớn tiếp tục đứng ngoài thị trường khi mọi hoạt động mua và bán đều tẻ nhạt.


Sự èo uột của thị trường dường như đã khiến nhiều nhà đầu tư tỏ ra chán nản và mệt mỏi, không muốn tham gia giao dịch. Người cầm tiền theo đó vẫn thờ ơ đứng ngoài sàn, trong khi đó người ôm cổ phiếu cũng tỏ ra khá thận trọng.


Sau một thời gian dài giằng co, vào những giờ cuối của ngày giao dịch, nhiều nhà đầu tư đã quyết định mạnh tay bán ra. Cung được đổ mạnh vào sàn, trong khi cầu lại diễn ra mờ nhạt và yếu. Động thái này nhanh chóng kéo bảng điện tử nhuộm màu đỏ. Cũng giống như phiên giao dịch ngày hôm qua, nhóm cổ phiếu chủ chốt giữ vai trò quyết định đà đi của chỉ số trong ngày hôm nay cũng bị nhấn chìm trong màu đỏ.


Điển hình: BVH giảm 1.300 đồng/cổ phiếu, EIB giảm 100 đồng/cổ phiếu, VNM giảm 2.000 đồng/cổ phiếu, PVF giảm sàn 300 đồng/cổ phiếu, SSI giảm 300 đồng/cổ phiếu...


Cuối phiên, chỉ số VN30-Index chỉ còn 448,97 điểm, giảm 2,58 điểm, tương đương 0,57%. Khối lượng giao dịch đạt 12,5 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 216,91 tỷ đồng. Toàn thị trường có 5 mã tăng điểm, 7 mã đứng giá và 18 mã giảm điểm.


Theo đà đi xuống, chỉ số Vn-Index cũng rơi xuống mức 384,32 điểm, giảm 2,23 điểm, tương đương 0,58%. Khối lượng giao dịch đạt 26 triệu đơn vị, giá trị tương đương là 357,48 tỷ đồng. Toàn thị trường có 80 mã tăng giá, 68 mã đứng giá và 127 mã giảm điểm.

Văn hóa sống hiện đại ở nước ta: Lật xe hàng, dân đổ tới 'hôi của'


Phát hiện chiếc xe tải chở bột sắn bị lật giữa đường, bất chấp đêm tối, nhiều người dân mang theo bao bì ra vét sạch 15 tấn hàng.
Lật xe chở 20 tấn thức ăn, dân nhào ra hôi của / Chực chờ 'hôi của' trong tai nạn

Hiện trường vụ tai nạn làm 15 tấn bột sắn đổ ra đường. Ảnh: Minh Anh
Hiện trường vụ tai nạn làm 15 tấn bột sắn đổ ra đường. Ảnh: Minh Anh.
Sáng 2/10, hàng chục người lớn và trẻ em vẫn đổ ra đèo Rào Quán trên quốc lộ 9 (giáp ranh huyện Đakrông và Hướng Hóa, Quảng Trị) để vét tinh bột sắn mang về. Trong khi đó, tài xế xe tải lớn bị lật nghiêng đành bất lực đứng nhìn.
Anh Dương Dũng cho biết, 21h tối 1/10 đang lái xe tải từ cửa khẩu Lao Bảo về TP Đông Hà (Quảng Trị), khi đổ đèo Rào Quán xe bị mất lái, lao vào vệ đường đâm đổ hệ thống taluy trái. Sau đó, xe tải chở 15 tấn tinh bột sắn lật nhào ra giữa đường. Rất may anh Dũng chỉ bị thương nhẹ.

Chuyện buồn quan chức về hưu đi làm thêm


Phần lớn đều không thiếu tiền nhưng họ ngày ngày vẫn đi làm để tuổi già không quên việc. Tuy nhiên, đôi khi họ không ngờ vì nặng tình với công việc mà lại rơi vào tình cảnh đáng tiếc.
Khi sếp về hưu / Cựu Thống đốc làm thành viên HĐQT
Chuyện quan chức về hưu vẫn ngày ngày đi làm là chuyện không mới trên thế giới và cũng chẳng còn lạ lẫm ở Việt Nam. Ở Anh, người ta biết tới ông Tony Blair với danh hiệu diễn giả đắt giá nhất hành tinh sau khi ông rời chức Thủ tướng. Hay như Bill Clinton trở thành diễn giả ăn khách khi không còn làm Tổng thống Mỹ.
Tại Việt Nam, xu hướng các lãnh đạo về hưu đi làm thêm bắt đầu từ vài năm trước với những tên tuổi lớn tham gia vào các doanh nghiệp như nguyên Thứ trưởng Bộ Tài chính Lê Thị Băng Tâm làm Chủ tịch HĐQT ngân hàng HDBank; cựu Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Cao Sĩ Kiêm được bầu vào HĐQT DongA Bank.
Ngân hàng cổ phần Á Châu (ACB) là một nơi rất trọng dụng trí tuệ và kinh nghiệm của các cán bộ lão thành. Từ tháng 11 năm ngoái, nhà băng này thành lập hẳn Tổ nghiên cứu Kinh tế vĩ mô do nguyên Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Lê Đức Thúy làm tổ trưởng, với nhiệm vụ lập báo cáo định kỳ về kinh tế vĩ mô của Việt Nam; đề xuất những vấn đề cần quan tâm cho Ban lãnh đạo ACB; và chuẩn bị những đề xuất để Ban lãnh đạo ACB đóng góp với lãnh đạo Đảng và Nhà nước về các chính sách kinh tế lớn, cũng như các chính sách thuộc lĩnh vực ngân hàng.

Thứ Hai, 1 tháng 10, 2012

Núi lửa Phú Sĩ sắp thức dậy ?


Fuji nhìn toàn cảnh…lung linh trong nắng hạ! Ảnh Hà Linh

Thanh Phương:  Sau hơn 300 năm ngủ yên, núi lửa Phú Sĩ có thể sắp thức dậy ? Đó là ghi nhận của các nhà nghiên cứu thuộc Viện quốc gia ngăn ngừa thiên tai của Nhật Bản.

Theo tính toán của giới chuyên gia vừa được tiết lộ hôm 06/09 vừa qua, áp suất của magma trong núi lửa Phú Sĩ có thể đã lên đến 1,6 megapascal, tức là vượt quá mức áp suất của lần cuối cùng mà Phú Sĩ phun lửa, tức là vào năm 1707. Nên biết rằng chỉ cần áp lực 0,1 megapascal là có thể xảy ra núi lửa.

Lời báo động nguy cơ Phú Sĩ sẽ lại nổi cơn thịnh nộ đã được đưa ra sau khi vào tháng Năm vừa qua, người ta phát hiện một vết nứt, rất có thể là đang hoạt động, dưới ngọn núi lửa nổi tiếng này của Nhật.

Trí thức Việt Nam ở nước ngoài... Từ tiềm năng đến hiện thực”

Trí thức Việt Nam ở nước ngoài...
Từ tiềm năng đến hiện thực”

Tham luận tại Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài lần 2 - Chuyên đề “Trí thức Việt Nam ở nước ngoài với sự nghiệp Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước – Từ tiềm năng đến hiện thực” (TpHCM, 26-30/9/2012)
  
TsKH Trần Hà Anh
Câu lạc bộ KH&KT NVNONN
Hội nghị người Việt Nam ở nước ngoài bao giờ cũng mang lại niềm vui lớn cho các đại biểu tham dự, dù là đại biểu ở ngoài hay trong nước. Trước hết, tôi xin chia sẻ niềm vui đó với quý vị và mọi đại biểu có mặt trong Hội nghị này.
Bài tham luận này đã được chuẩn bị cho chuyên đề “Trí thức”, gồm hai phần, phần một nói về tình hình đóng góp chất xám hiện nay của trí thức kiều bào, và phần hai đề cập đến những việc đã làm được, chưa làm được trong thời gian qua, và một số giải pháp để trí thức kiều bào có điều kiện đóng góp nhiều hơn và hiệu quả hơn vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ đất nước.

Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trên đền Hùng: stop!

Nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trên đền Hùng: stop!
HCM
Trương Duy Nhất:
Quá nhiều rồi, xin đừng xây thêm bất kỳ một đài tưởng niệm Hồ Chí Minh nào nữa. Xin đừng bắt tội cụ Hồ!

Tỉnh Phú Thọ đang dự tính sẽ xây dựng một nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trên diện tích 8.400m2 nằm trong khu di tích Đền Hùng. Gọi là nhà tưởng niệm nhưng tổng chi không dưới 60 tỷ đồng, thiết kế như một đền vua với bia đá, tứ trụ, tiền tế, đại bái hậu cung cùng nhiều công trình phụ trợ khác như: nhà đón tiếp, khu trưng bày hiện vật, khuôn viên, đường dạo, cây xanh…
          Đài đền bia tượng quá nhiều rồi. Xin đừng xây thêm bất kỳ một đài tưởng niệm Hồ Chí Minh nào nữa. Hoặc giả cần thiết, cứ cho cái nhà tưởng niệm cụ Hồ là điều bức bách phải xây (mặc dù nó đã được xây quá nhiều, nhan nhản khắp mọi miền đất nước rồi) thì cũng nên chọn chỗ khác, sao lại xâm hại di phần mộ Tổ?
          Vua Hùng là vua Hùng, cụ Hồ là cụ Hồ. Sao lại xây nhà tưởng niệm Hồ Chí Minh trong khu di tích lịch sử đền Hùng? Một ý tưởng điên rồ, phản lịch sử, phản cụ Hồ và phản văn hóa.
          Đền Hùng là mộ Tổ. Xin chớ dại và dừng ngay nếu còn kịp!