Thứ Bảy, 25 tháng 6, 2011

Vì sao người VN bây giờ hay nổi cáu?

Thỉnh thoảng đọc ít tin buồn để nhớ... cuộc sống ngày xưa. Tít bài này hơi nặng. Tuy nhiên tôi rất đồng tình với tác giả: Xây dựng lại một đất nước bị tàn phá về kinh tế đã khó, nhưng xây dựng lại một xã hội trong đó con người bị méo mó, lệch lạc,tàn phá về mặt nhân cách, tâm hồn, sẽ khó hơn rất nhiều.

Vì sao người VN bây giờ hay nổi cáu?

Song Chi.
Khi còn ở Sài Gòn, tôi nhớ cứ mỗi lần ra đường là mình trở nên bực bội, căng thẳng, dễ dàng nổi cáu. Bởi khói bụi, ô nhiễm, nạn kẹt xe tắc đường liên miên, nạn ngập nước mùa mưa, giao thông hỗn loạn… Nhiều khi phải mất hàng tiếng đồng hồ để đi một quãng đường lẽ ra chỉ mất 10, 12 phút chạy xe gắn máy để tới một cuộc hẹn công việc hay hẹn với bạn bè. Và khi tới nơi được thì tâm trạng cũng mất vui.
Kẹt xe tại Hàng Xanh, SG. Nguồn: vnphoto.net
Có những lúc tôi chứng kiến người khác sẵn sang nổi đóa, cãi nhau, chửi nhau ầm ỹ chỉ vì một vụ va quẹt nhỏ hay vì không nhường nhau trên đường. Ngay cả chính tôi cũng thế, có những lúc sẵn sàng vằn mắt quát lên ngay khi người khác chạy xe ẩu, lạng lách qua mặt chẳng hạn. Để rồi sau đó thừ người ra tự hỏi: sao mình có thể rất kiên nhẫn trong công việc-một công việc vốn phải làm việc với rất nhiều người và rất nhiều sức ép, nhưng lại dễ mất kiên nhẫn đến thế khi đi trên đường?

Của 1%, do 1%, và vì 1%

04/05/2011
Của 1%, do 1%, và vì 1%
Joseph E. Stiglitz
Người Mỹ đã và đang chứng kiến những phản kháng [ở các nước như Ai Cập, Libya, …] chống lại sự áp đặt của chính quyền nhằm thâu tóm một khối lượng lớn của cải vào tay một nhóm ít người. Tuy nhiên trong bản thân xã hội dân chủ của Mỹ, gần một phần tư tổng thu nhập quốc dân tập trung vào tay của 1% dân số - tình trạng bất bình đẳng tới mức ngay cả những người giàu cũng có lý do để lo ngại.

Kinh tế học đổi mới và KH&CN trong thế kỷ 21

Bài viết dưới đây khá cô đọng và hay. Có điều chắc tác giả không muốn đề cập đến, đó là trong suốt nhiều thập kỷ qua, VN lúc nào cũng loay hoay trong khủng hoảng, lạm phát, mất cân đối vĩ mô... vì có thực tâm áp dụng học thuyết KT nào đâu (Tân cổ điển hay Keynes...) mà giờ lại còn muốn ôm cả Kinh tế học đổi mới. Buồn

Kinh tế học đổi mới - học thuyết chi phối
chính sách KH&CN trong thế kỷ 21
Nguyễn Mạnh Quân, 09/06/2011

Vai trò của KH&CN đối với tăng trưởng kinh tế đã được phản ánh qua quá trình tiến hóa của các học thuyết kinh tế chi phối chính sách kinh tế, chính sách KH&CN ở những nền kinh tế lớn trên thế giới, đặc biệt là ở Hoa kỳ nửa cuối thế kỷ 20. Đó là sự nổi lên của các học thuyết Kinh tế học tân cổ điển, Kinh tế học Keynes mới và gần đây nhất là sự xuất hiện của Kinh tế học đổi mới (Innovation Economics).

Bài viết này điểm lại những đặc điểm chủ yếu của các học thuyết kinh tế nêu trên đồng thời chỉ ra những kinh nghiệm cần lưu ý đối với Việt Nam trong việc vận dụng cách tiếp cận của Kinh tế học đổi mới để bổ sung cho các chính sách kinh tế vĩ mô đã và đang được thực thi ở nước ta những năm gần đây, mà về cơ bản vẫn mang “dáng dấp” các học thuyết kinh tế Tân cổ điển và Keynes mới và còn rất xa lạ cách tiếp cận của với Kinh tế học đổi mới.

Quả bom dân số châu Phi

Quả bom dân số châu Phi


Thanh Phương
Đến năm 2050, dân số châu Phi sẽ là 2,2 tỷ người. Chưa bao giờ trong lịch sử nhân loại, dân số lại tăng nhanh như ở châu Phi, thế nhưng đây lại là châu lục chứa đủ mọi vấn nạn của hành tinh chúng ta.

Đến năm 2100, dân số hành tinh chúng ta sẽ là bao nhiêu? Liên Hiệp Quốc vừa công bố một dự báo mới về dân số thế giới trong tương lai với mọi số liệu đều được nâng lên so với những dự báo trước đây, cho thấy là quả bom dân số ngày càng nguy hiểm, đặc biệt là châu Phi.
Hiện nay, trên Trái Đất của chúng ta đang có 7 tỷ người sinh sống. Đến năm 2050, dân số thế giới được dự báo sẽ tăng lên thành 9,6 tỷ ( tức là thêm 150 triệu người so với những dự báo trước ) và đến cuối thế kỷ 21 này, sẽ có đến 10,1 tỷ người sống chen chúc trên hành tinh.

Thứ Sáu, 24 tháng 6, 2011

10 đội quân mạnh nhất thế giới

10 đội quân mạnh nhất thế giới

10 самых мощных армий мира


Hiện nay thực tế ở mỗi nước có quân đội riêng của mình, được xây dựng để bảo vệ các lợi ích của quốc gia chống kẻ thù trong cũng như kẻ thù bên ngoài. Hàng chục đội quân mạnh nhất được tuyển chọn trên cơ sở các lịch sử chiến tranh, các chiến dịch quân sự và, tất nhiên, quy mô vũ khí của chúng. Đa số trong số các quân đội này đã bị cuốn vào tất cả các cuộc xung đột thế giới nổi tiếng của quá khứ và hiện tại, bao gồm Chiến tranh thế giới I, Chiến tranh thế giới II và Chiến tranh Triều Tiên. Bổ sung thêm, nhiều quân đội trong số này đã tham gia vào các cuộc chiến tranh bảo vệ độc lập của mình.

“Viết cho con trai vừa có bằng lái xe”

“Viết cho con trai vừa có bằng lái xe”

Mặc Lâm, phóng viên RFA, 2011-06-19
Nhân dịp Father’s Day, xin gửi đến quý vị một bài viết thật cảm động trang trải những suy tư của một người cha đối với con trai mình. Bài viết ngắn nhưng chứa đựng rất nhiều điều mà hiện nay những ai có tấm lòng với quê nhà đều không khỏi bâng khuâng trước nhiều vấn đề đã trở thành vấn nạn. Bài viết xuất hiện năm 2009 trên trang blog của Dr. Nikonian và nhanh chóng được nhiều người biết và chia sẻ cho nhau trong cộng đồng mạng

Dù quê người tốt đẹp hơn
Vậy là chỉ sau một giấc ngủ dài trên máy bay, con đến Mỹ, đặt chân xuống sân bay Chicago tráng lệ. Chỉ sau một đêm, con giã từ bạn bè, góc phố thân quen, mái trường cũ…, để làm quen với một thế giới khác.

Thứ Năm, 23 tháng 6, 2011

Độc đáo ruộng bậc thang ở Sapa

Tôi rất yêu cảnh đẹp ở Sapa:


Độc đáo ruộng bậc thang ở Sapa
 
Những thửa ruộng bậc thang ở vùng núi cao Sa Pa, tỉnh Lào Cai ở các bản làng luôn là điểm đến hấp dẫn của du khách trong và ngoài nước. Ở đây ruộng bậc thang được ví như những chiếc thang nối liền mặt đất với bầu trời.