Thứ Bảy, 6 tháng 7, 2019

Em trai nguyên Bí thư Lê Thanh Hải bị bắt

Cựu Tổng giám đốc Sagri Lê Tấn Hùng bị bắt
Nguyên Tổng giám đốc Công ty Nông nghiệp Sài Gòn - TNHH MTV cùng cấp dưới bị cáo buộc sử dụng tài sản nhà nước gây thất thoát. Ngày 6/7, Cơ quan Cảnh sát điều tra Bộ Công an (C01) khởi tố, bắt tạm giam ông Lê Tấn Hùng (56 tuổi, nguyên Tổng giám đốc Sagri); Nguyễn Thành Mỹ (cựu phó trưởng Phòng Kế hoạch - Đầu tư Sagri) về hành vi Vi phạm quy định về quản lý, sử dụng tài sản Nhà nước gây thất thoát, lãng phí theo khoản 3 Điều 219 BLHS năm 2015. Lệnh khám xét chỗ ở và nơi làm việc của hai bị can tại TP HCM đang được thực hiện. Ông Hùng là em trai nguyên Bí thư Thành ủy TP HCM Lê Thanh Hải. Trước khi giữ chức Tổng giám đốc Sagri, ông là Chỉ huy trưởng lực lượng Thanh niên Xung phong TP HCM.
Ông Lê Tấn Hùng tại cơ quan điều tra. Ảnh: Bộ Công an.
Trước đó, Kiểm toán Nhà nước xác định Sagri có 3 sai phạm cho thuê đất, hợp tác đầu tư khi chưa có ý kiến của cơ quan thẩm quyền; đầu tư kinh doanh trên đất ngoài ngành (sử dụng sai 1.900 ha đất). Các thiếu sót, vi phạm thuộc trách nhiệm của HĐTV, Chủ tịch HĐTV, Tổng giám đốc và các phó tổng, kiểm soát viên, kế toán trưởng... từng thời kỳ. Trong đó, sai phạm về quản lý đất xảy ra từ các nhiệm kỳ trước, còn sai phạm quản lý điều hành thuộc về ông Lê Tấn Hùng.

Chúng ta là sản phẩm

Chúng ta là sản phẩm
Nguyễn Việt Linh, Nghiên cứu viên, Đại học Adelaide, 5/7/2019
Hai vợ chồng tôi có thói quen dùng chung một tài khoản Facebook, do trước đây chủ yếu chỉ để đăng ảnh con cho ông bà và anh chị em ở Việt Nam cập nhật. Vài năm trở lại đây phong trào họp lớp lên cao, tôi có tham gia vài lần. Và nhờ đó tôi kết nối được với rất nhiều bạn học cũ trên nền tảng này.
Thời gian sau đó trên tường Facebook (News feed) của tôi thỉnh thoảng lại xuất hiện ảnh hay bài đăng của... vợ các bạn tôi, thực tế không có liên hệ đã rất lâu. Các bạn gái này thường là xinh đẹp và chụp ảnh đáng yêu. Vợ tôi cũng quan tâm hỏi han làm tôi rất khó giải thích. Tìm hiểu kĩ hơn một chút, tôi nghĩ rằng rất nhiều người bạn khác của mình hẳn là đã nhấn xem hoặc like những bức ảnh này, và thuật toán của Facebook có lẽ đánh giá rằng nếu các bạn tôi thích thì chắc là tôi cũng vậy nên đưa chúng lên tường của tôi...

Bài hay: Nguyễn Cơ Thạch - Nhà NG xuất sắc

Mình rất thích đoạn này vì nó phản ánh đúng cuộc sống tinh thần của tầng lớp quan chức và trí thức thập kỷ 1980: "Hàng tuần, ông Thạch đều yêu cầu tổ chức các buổi nói chuyện bằng Tiếng Việt về kinh tế thế giới, về phương pháp quản lý của Mỹ - Nhật cho các thành viên phái đoàn. Chúng thành ra các buổi học, có bài soạn đàng hoàng. Các chuyên gia Việt Kiều cũng tham gia vào những buổi nói chuyện đó".", "Tỷ phú Mỹ Ross Perot (người từng tranh cử TT Mỹ năm 1992 và 1996) cũng là một trong số những người Mỹ dành cho ông Nguyễn Cơ Thạch rất nhiều tình cảm. Mỗi lần ông Nguyễn Cơ Thạch sang New York, ông đều trở thành thượng khách của Ross Perot. Họ thích ngồi cùng nhau, đàm đạo về những vấn đề kinh tế và chính trị. Và lần nào về, quà tặng của vị tỷ phú dành cho ông cũng là cơ man những sách kinh tế quý giá để ông mang về nước nghiên cứu". Hồi đó cả quan chức và nhà khoa học đều quan tâm và thích nghiên cứu; chúng tôi thường tổ chức các seminar, hội thảo, hội nghị hàng tuần; mỗi khi đi nước ngoài đều dành tiền mua sách mang về... Các khách phương Tây sang làm việc với lãnh đạo VN cũng thường mang theo sách báo nước họ để tặng lãnh đạo VN; các nhà lãnh đạo VN thường dành thời gian đọc; nếu đọc thấy sách báo hay còn chuyển cho chúng tôi đọc tham khảo hoặc nhờ chúng tôi dịch rồi in roneo phổ biến cho nhiều quan chức lãnh đạo cao cấp khác đọc... Bác Thạch hồi đó rất quan tâm đến kinh tế thị trường, dư luận rộng rãi cho rằng bác sẽ lên làm Thủ tướng. Tư tưởng của bác đi trước thời đại, nên thiệt cho bác vì khi vấn đề đặt ra chưa được chấp nhận, thì người đặt vấn đề đã bị phê phán, kỷ luật. Bài học lịch sử không bao giờ cũ là cái gì vượt trước đều khó chấp nhận ở Việt Nam. Nhưng, dù sao, bác vẫn còn may hơn những người khác, như ông Kim Ngọc là một ví dụ. Cuối thập kỷ 1980, bác Thạch đã yêu cầu Bộ ngoại giao dịch những sách kinh tế kinh điển của kinh tế thị trường làm tài liệu lưu hành nội bộ phục vụ nghiên cứu, đổi mới kinh tế. Bác Thạch đã mời nhóm các nhà toán kinh tế chúng tôi về làm việc ở Bộ ngoại giao và thành lập một Trung tâm mô hình hóa kinh tế ở đó; nhưng anh em chúng tôi sau khi thảo luận thấy bản thân không có gốc ngoại giao nên về lâu dài nếu bác Thạch đi khỏi Bộ thì thế hệ lãnh đạo mới sẽ không quan tâm tới toán kinh tế, không quan tâm tới giới toán kinh tế chúng tôi,... do đó chúng tôi đã từ chối.

Nguyễn Cơ Thạch - Nhà ngoại giao xuất sắc
Ở bên cạnh một nước lớn như Trung Quốc, Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch hiểu rằng, việc có một mối quan hệ tốt đẹp với nước láng giềng là điều Việt Nam nên làm và cần phải làm. Nhưng ông cũng cho rằng, để có thể đạt được mục đích đó, người ta có thể đi theo những con đường khác nhau. Đó là lý do suốt những năm làm Bộ trưởng, Nguyễn Cơ Thạch theo đuổi đường lối ngoại giao đa phương. Một trong những điều mà Bộ trưởng Nguyễn Cơ Thạch nỗ lực nhất chính là việc bình thường hoá quan hệ ngoại giao với Mỹ. Khi Việt Nam bình thường hoá với Mỹ, tự khắc Trung Quốc sẽ phải bình thường hoá quan hệ với Việt Nam nếu không muốn vị thế của mình ở Đông Nam Á bị ảnh hưởng. Mà một trong những điều kiện để tiến hành bình thường hoá với Mỹ chính là việc Việt Nam rút khỏi Campuchia.

Thứ Sáu, 5 tháng 7, 2019

Siêu mỏng ở Hà Nội

Siêu mỏng ở Hà Nội

Vì sao nước Mỹ hùng mạnh nhất thế giới?

Vì sao nước Mỹ hùng mạnh nhất thế giới? 
242 năm tuổi đời, Mỹ là một trong những quốc gia có lịch sử lập quốc ngắn nhất thế giới, nhưng lại vươn lên trở thành quốc gia hùng cường nhất trên mọi lĩnh vực kinh tế, quân sự và đặc biệt là khoa học công nghệ. Vậy điều gì khiến quốc gia này làm nên điều thần kỳ như vậy? Câu nói ấn tượng nhất của Ngài Trump: Ở Mỹ chúng ta không cần tôn kính chính phủ mà chúng ta tôn kính Chúa Trời...

Chiến tranh cướp nước, cướp đất... phù sa

Cuộc chiến tranh cướp... nước, cướp đất... phù sa
FB Lưu Trọng Văn - VN Express hôm nay có một bài rất xuất sắc với những phân tích, tổng hợp, các chứng cứ đã mạnh mẽ vạch trần cuộc xâm lược không thể chối cãi của Trung Quốc cộng sản đối với Việt Nam. Cuộc chiến tranh hơn 20 năm nay và đang từng ngày tiếp diễn không tiếng súng, không chết chóc ngay lập tức nhưng là một cuộc chiến tranh vô cùng khốc liệt gây cho Việt Nam những tổn thất khủng khiếp như một cuộc diệt chủng.
Trung Quốc với sự tham lam độc ác của mình đã độc chiếm nguồn nước sông Mêkông bắt nguồn từ Tây Tạng đổ về Việt Nam. Mêkông - người Khmer gọi là sông Mẹ, người Việt gọi là Nguồn sống. Mêkông vào Việt Nam tạo nên sông Tiền, sông Hậu cùng chín nhánh - Cửu Long – chín con rồng đổ ra Biển Đông làm nên vùng đất trù phú Nam bộ nuôi sống 20 triệu dân Nam bộ. Trung Quốc chặt Mêkông thành 10 khúc với 10 đập thủy điện khổng lồ, ngăn phần lớn lưu lượng nước ngọt của Nam bộ, và ăn chặn 40 đến 50% lượng đất phù sa cho Nam bộ.

Thủ Thiêm: LĐ thêm củi, QL thêm tiền, Chủ trắng tay

Thanh tra Thủ Thiêm: Lãnh đạo thêm củi, quản lý thêm tiền, ông chủ trắng tay, sắm dép
Gió Bấc 2019-07-03 - Với những sai phạm về chủ trương giảm giá đất, giao thầu chỉ định, thay đổi chức năng dự án không báo cáo chính phủ…. hoàn toàn thuộc về ỦBND TP.HCM qua các thời kỳ. Tiếng chuông nguyện hồn ai với Lê Thanh Hải, Nguyễn Văn Đua, Lê Hoàng Quân lần này đã vang sát màn tai của những hung thần Thủ Thiêm, hùm xám Sài Gòn. Ủy ban Kiểm tra đã có đủ hồ sơ thần chết để cân đong, đo đếm ai tha ai giết. Lò sẽ bừng lửa những thanh củi gộc. Nhưng đừng ai ảo tưởng rằng đây là cuộc chống tham nhũng vì nước, vì dân đúng nghĩa. Như đã nói ở phần trên, nếu thật sự vì dân thì không thể bỏ qua sai phạm nghiêm trọng hơn của tập đoàn tội ác này là cướp đất của dân từ những hộ bên trong quy hoạch đến những hộ bên ngoài quy hoạch. Nếu thật sự vì dân thì phải tập trung mổ xe sai phạm này. 

Khu đô thị mới Thủ Thiêm nhìn từ trên cao, Photo: RFA
Sau nhiều tháng dài chờ đợi, kết luận thanh tra Thủ Thiêm được công bố làm dư luận xã hội thậm chí báo chí lề phải cũng thể hiện sự thất vọng phẫn nộ. Bản kết luận né tránh sai phạm cơ bản nhất là cưỡng chiếm đất hàng trăm ha và kiến nghị xử lý như làm giá với những kẻ đáng xem là tập đoàn tội ác. Nhiều năm tháng qua, mỗi lần tiếp dân, các quan chức lại hứa hẹn với dân oan Thủ Thiêm sẽ thanh tra, xử lý và có giải pháp. Người dân chờ đợi với nhiều cột mốc thời gian bị di dời, 15000 hộ dân Thủ Thiêm bị giải tỏa và người dân cả nước nói chung chờ đợi kết luận thanh tra như người dân Do Thái mấy ngàn năm chờ đợi miền đất hứa.

Hạ nguồn Mekong trong cơn khát vô tận của Bắc Kinh

Gần hai mươi triệu người Việt Nam phụ thuộc vào nước ở hạ nguồn sông Mekong. Nhưng thượng nguồn bị kiểm soát bởi một quốc gia có cơn khát vô tận. "Chúng không chết nhưng cũng không lớn nổi", Hủ nói, ném lại những con tôm bé hơn ngón tay út xuống hồ. Đó là lần thả lưới thứ ba trong ngày, mới có vài con tôm vướng lưới.

Như nhiều nông dân khác ở Đồng bằng sông Cửu Long, Trần Văn Hủ đã từng chuyển đổi từ hai vụ lúa sang một vụ lúa một vụ tôm, rồi cuối cùng chuyển hẳn sang quảng canh tôm. Đất nhiễm mặn, cây lúa cho năng suất thấp. Nước ngọt ngày càng khan hiếm mà cây lúa lại tiêu tốn nhiều nước.

Lãnh đạo SG kêu gọi dân Thủ Thiêm về đối thoại

Lãnh đạo TP HCM kêu gọi người dân Thủ Thiêm đang khiếu kiện ở Hà Nội về đối thoại
2019-07-04 - Truyền thông trong nước hôm 4/7 cho biết UBND thành phố Hồ Chí Minh vừa kiến nghị Thanh Tra Chính phủ và Ban Tiếp Công dân Trung ương giải thích, thuyết phục các hộ dân Thủ Thiêm đang khiếu kiện ở Hà Nội về đối thoại với thành phố. Lãnh đạo thành phố cho biết chính quyền thành phố đang phối hợp với Thanh Tra Chính phủ kiểm tra, làm rõ các nội dung của báo cáo thanh tra về dự án khu đô thị mới Thủ Thiêm để đối thoại với các hộ dân vào cuối tháng 7 này. Hiện vẫn còn khoảng 115 hộ dân Thủ Thiêm đang ở Hà Nội để khiếu kiện ròng rã nhiều năm nay, Theo truyền thông trong nước.

Một cuộc đối thoại của chính quyền TP HCM với người dân Thủ Thiêm năm 2018 và chiếc dép được người dân ném lên để phản đối. Photo: RFA

Chế tài nào bắt VN thi hành Hiệp định EVFTA?

Chế tài nào bảo đảm Việt Nam thi hành Hiệp định EVFTA?
PGS. TS. Hoàng Ngọc Giao: "Tôi xin nói ngay mấy Công ước quốc tế về nhân quyền, quyền dân sự chính trị, nó có hẳn cả một chương để giám sát thực hiện, nó có cả hẳn cơ chế, ví dụ như cơ chế Báo cáo Định kỳ phổ quát, cơ chế cử điều tra viên đến tận quốc gia, thế mà vi phạm vẫn là vi phạm thôi. "Ở đây tôi nghĩ có lẽ đòn bẩy quan trọng nhất vẫn là kinh tế. Phải học tập ông Donald Trump. Hãy dùng những công cụ kinh tế để mà giám sát và chế tài. "Thế thì vấn đề ở đây, một lần nữa, công cụ mà quốc tế và những đối tác làm ăn với Việt Nam có thể sử dụng hữu hiệu nhất, đó là những công cụ kinh tế mà đặc biệt nhắm vào những cá nhân ban hành những chính sách, hoặc thực thi những hành động để bắt bớ những tù nhân lương tâm, cũng như là đàn áp những người biểu tình".
Công đoàn độc lập được thừa nhận là một điều tốt cho người lao động Việt Nam, nếu nước này nghiêm chỉnh thực hiện các cam kết đã ký trong hiệp định EVFTA. Việt Nam mới ký hiệp định thương mại tự do EVFTA với Liên minh châu Âu với nhiều hứa hẹn về thịnh vượng và 'cùng thắng' giữa hai bên, nhưng các chế tài đảm bảo thi hành thế nào, đặc biệt về bảo đảm quyền của người lao động, thành lập công đoàn độc lập, vẫn là mối băn khoăn trong giới quan sát và hoạt động xã hội ở Việt Nam.

Vụ Big C cảnh báo Chính phủ: Tôn trọng KTTT

Ở Việt Nam, mỗi khi tự dưng thấy có chuyện gì "nổi sóng" dữ dội trên mạng thì cần nghi ngờ một chút. Đột nhiên cùng lúc tất cả các báo đều giật tít kiểu "Big C ngừng mua hàng dệt may Việt Nam" (trong khi Big C nói rất rõ "tạm dừng hoạt động thu mua các sản phẩm may mặc từ các nhà cung cấp ngành hàng may mặc tại Việt Nam" (from all soft line suppliers in Vietnam) chứ không phải tất cả hàng may mặc Việt Nam"), gây ra làn sóng "dân tộc chủ nghĩa" bùng lên chửi Big C là "vô đạo đức", "vào kinh doanh ở Việt Nam mà lại không mua hàng dệt may Việt Nam"... và còn kêu gọi cần "tẩy chay Big C". Tại sao tất cả các cơ quan ngôn luận đều nhấn mạnh chữ "doanh nghiệp dệt may, hàng dệt may Việt Nam" để đánh mạnh vào tinh thần dân tộc? Tại sao rất nhiều doanh nghiệp và "công nhân" rất nhanh chóng tập trung tại trụ sở Big C với những băng rôn rất giống nhau, cả bằng tiếng Việt và tiếng Anh? Tại sao những lời hô hào tẩy chay Big C đều khuyên là nên chuyển sang mua hàng của những nhà bán lẻ Việt Nam là... VinMart. Liệu có ai đạo diễn đứng sau toàn bộ sự kiện tấn công Big C này ? Buồn cho cái Chính phủ hiệp định gì cũng tham gia, tổ chức nào cũng xin vào, điều luật nào cũng ký, thích ra oai, thích làm đầu tầu, trung tâm quốc tế, thích sánh vai với cường quốc năm châu..., nhưng tầm nhìn, nhận thức, xử lý thì ngắn hơn bãi đái của đàn bà, bảo sao đất nước đang từ hòn ngọc Viễn Đông nay thành hòn than cho người ta nướng thịt. Gần nửa thế kỷ đất nước thống nhất đã trôi qua nhưng nền sản xuất của người Việt vẫn chỉ là con số không.
Vụ Big C cảnh báo Chính phủ
FB Trần Quang Vũ 5-7-2019 Big C thông báo tạm chấm dứt các hợp đồng mua hàng dệt may. Dư luận ì xèo, Bộ Công thương vớt vát mong hợp đồng mua hàng được tiếp tục. Một vài cộng đồng kêu gọi tẩy chay Big C. Muỗi đốt inox. Chính phủ nên nhìn thấy sự cảnh báo cực nguy hiểm của nền kinh tế. Vì sao.
Không có mô tả ảnh.
Hãy đọc lại để hiểu hoặc ít nhất gặp các nhà thương thảo VN vào WTO để nhận ra rằng kéo thêm thời gian ân hạn thuế quan, các dịch vụ tài chính, hệ thống bán lẻ… là việc khó khăn khi thương thuyết. Thời gian ân hạn là thời gian WTO dành cho các quốc gia cải cách, xây dụng hệ thống phù hợp với thông lệ và luật chơi. Nó không có nghĩa tạo cơ hội cho quốc gia hưởng ân hạn tận thu từ công dân mình thêm được một số năm. 2018 là năm mọi ân hạn đã hết. VN thành một phần thị trường quốc tế: Không được ngăn chặn các nhà đầu tư; không được áp dụng hàng rào thuế quan khác biệt; không được quản lý xuất nhập khẩu bằng hạn ngạch; không được áp dụng chính sách lãi suất cơ bản với các tổ chức tài chính nước ngoài cho vay tại VN…

Bản chất của vụ Big C đuổi hàng Việt Nam là gì?

Bài này tôi có nhiều điểm không đồng ý với tác giả. Doanh nghiệp tư nhân lấy mục tiêu đầu tiên là lợi nhuận (vì họ không phải doanh nghiệp công ích). Mua gì bán gì là quyền của họ, họ phải chịu trách nhiệm với đồng tiền của họ và cổ đông góp vốn. Gây áp lực của Nhà nước và Xã hội bắt họ phái thế lọ thế chai là sai. Chính phủ VN phải xem lại cách thức điều hành kinh tế của mình, chứ làm ăn như vừa qua thì cuối cùng sẽ đuổi hết các doanh nghiệp nước ngoài đầu tư vào VN. Về lý BigC đúng nhưng thủ tục làm sai và có thể sai với các hợp đồng BigC ký với các DN VN. Về nguyên tắc, BigC hoàn toàn có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng. Nếu họ sai, các doanh nghiệp may mặc VN cứ việc kiện họ ra tòa, có khi lại kiếm bộn tiền. Nhưng để hợp tác lâu dài và không ảnh hưởng tới môi trường đầu tư, việc đàm phán hòa giải và việc Bộ Công Thương tham gia là đúng. Đến nay, theo thông tin trên báo chính thống thì kết quả rất tốt. Do đó, đừng kích động và đẩy sự việc lên cao nữa như quan điểm và cách dùng từ ngữ trong bài này của TS Chu. Vấn đề cốt lõi vẫn là năng lực cạnh tranh của hàng VN. Nhà nước không thể cần thiệp vào thị trường để bảo vệ DN VN mãi được. Hàng dệt may Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ, Úc, châu Âu... chất lượng rất OK, được người nước ngoài rất thích nhưng sản phẩm may trong nước thì quá tệ và giá cũng không rẻ. Mua cái áo cái quần hàng VIỆT về phải khâu lại NÚT. Chỉ may toàn loại ĐỂU, mặc vài bữa quần áo rách bung là chuyện rất thường tình. Rồi chuyện chỉ thừa để lòng thòng không cắt, cùng kích cỡ XL nhưng cái to cái nhỏ... Rồi hàng giả, hàng nhái, hàng TQ dán mác VN...
Bản chất của vụ Big C ngừng nhập hàng dệt may Việt Nam là gì?
FB Nguyễn Ngọc Chu 5-7-2019 - 
Nền kinh tế các nước Đông Nam Á đều bị khuynh đảo bởi các ông chủ gốc Hoa. Những ông chủ gốc Hoa này dù lớn đến đâu cũng có thể bị mua lại bởi một ông chủ gốc Hoa khác lớn hơn đến từ Trung Quốc đại lục. Đừng mơ hồ rằng Big C ngừng nhập hàng may mặc Việt Nam chỉ vì chất lượng thấp, rằng Big C chỉ muốn đưa đến lợi ích lớn hơn cho người tiêu dùng Việt. Hàng Việt sản xuất không có người mua. Người Việt mua hàng nước ngoài. Cái chết của nền sản xuất Việt có thể nhìn thấy trước.
Các siêu thị Big C Việt Nam dần dần thay hàng Việt bằng hàng Thái
Trước sự mất nguồn sống vô cớ của 200 doanh nghiệp dệt may, và trước sự phẫn nộ của công chúng, Bộ Công Thương đã làm việc với Big C. Kết quả là theo thông báo của Bộ Công Thương chiều 4/7/2019, thì Big C tức thì trở lại nhập hàng của 50 doanh nghiệp ngay hôm nay (5/7), sau hai tuần Big C sẽ nối lại nhập hàng thêm 100 doanh nghiệp nữa. 50 doanh nghiệp còn lại sẽ phải thảo luận tiếp theo. Đây là điều đáng khen cho Bộ Công Thương đã phản ứng kịp thời. Nhưng thế vẫn chưa đủ. Thế vẫn chưa phải là hồi kết.

Big C - DN Thái sẽ nuốt chửng thị trường Việt?

Vụ Big C - Doanh nghiệp Thái sẽ nuốt chửng thị trường Việt?
Việc hệ thống siêu thị Big C Việt Nam thông báo ngưng nhập hàng may mặc Việt cùng trào lưu tỷ phú Thái đổ xô vào đầu tư ở Việt Nam làm dấy lên lo ngại thị trường Việt sẽ bị Thái nuốt chửng. Sự việc bắt đầu hôm 2/7, khi Central Group Việt Nam (sở hữu hệ thống siêu thị Big C VN), chi nhánh của Central Group Thái Lan, gửi thông báo tới các đối tác cung cấp hàng may mặc rằng sẽ ngừng đặt hàng của họ từ tháng 7/2019. Thông báo này khiến nhiều người đã tập trung bên ngoài văn phòng đại diện Central Group ở TP HCM hôm 3/7 để phản đối quyết định trên.

Đại diện các doanh nghiệp cũng gặp đại diện Central Group ở TP HCM để trao đổi về sự việc. 
Theo các doanh nghiệp dệt may tại Việt Nam, hành động này đã đẩy ngành dệt may Việt Nam vào khó khăn. Đồng thời bày tỏ lo ngại rằng ngoài thiệt hại về tài chính cho riêng ngành dệt may, hệ thống siêu thị big C sẽ dần dần đẩy toàn bộ hàng hóa của Việt Nam để nhường chỗ cho hàng Thái Lan hoặc các sản phẩm nhập ngoại khác.

Tập đoàn dầu khí kiện VN để tránh đóng thuế

VN bị kiện ở đâu thì thua ở đấy. Từ những vụ bị kiện trong lĩnh vực kinh tế như Trịnh Vĩnh Bình tới những vụ trong lĩnh vực văn hóa, thể thao. Cách đây 2 hôm, CLB bóng đá Hải Phòng đã bị FIFA phán quyết phải đền bù cho chân sút Errol Stevens gần 5 tỷ đồng (xem ở đây: Vì sao FIFA phạt nặng CLB Hải Phòng?). Bây giờ bị đại gia Mỹ kiện thì hầu như chắc chắn lại thua. Buồn cho cái đất nước khắp nơi treo đầy đường khẩu hiệu "sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật", từ ông quan to nhất tới người dân thấp nhất mở mồm là nói "sống và làm việc theo Hiến pháp và Pháp luật", rồi tự hào "Việt Nam vô địch"..., nhưng thực tế chẳng ai hiểu pháp luật và chẳng ai muốn làm theo pháp luật, nhất là pháp luật quốc tế.
Tập đoàn dầu khí kiện Việt Nam để tránh đóng thuế 179 triệu đôla
Mỹ Hằng - MyHang.Tran@bbc.co.uk
4 tháng 7 2019 - 
Chính phủ Việt Nam đang phải đối đầu với một vụ kiện chưa có tiền lệ: Tập đoàn dầu khí ConocoPhillips và Perenco đã nộp đơn lên tòa án của Liên Hiệp Quốc trong một nỗ lực ngăn Việt Nam thu thuế hàng triệu đôla. Thuế mà Việt Nam muốn thu trị giá 179 triệu đôla, đánh vào thương vụ ConocoPhillips (Mỹ) bán hai công ty con hoạt động tại Việt Nam cho Perenco (Anh-Pháp) với giá 1,3 tỷ đôla, thu được lợi nhuận 896 triệu đôla. Tuy nhiên ConocoPhillips và Perenco cho hay sẽ không đóng thuế. Và để tránh thuế, họ kiện chính phủ Việt Nam ra một tòa án của Liên Hiệp Quốc. Thông tin về ngày và địa điểm của buổi điều trần này hiện vẫn nằm trong 'vòng bí mật'. ConocoPhillips and Perenco đều là những công ty sử dụng thường xuyên ISDS. ConocoPhillips đã kiếm được hơn 8.3 tỷ đôla tiền đền bù thiệt hại từ chính phủ Venezuela năm 2019.
ConocoPhillips và Perenco kiện chính phủ Việt Nam ra tòa quốc tế để tránh đóng thuế 179 triệu đô la (Ảnh chỉ có tính chất minh họa). The Guardian là một trong những hãng tin hiếm hoi đưa thông tin về vụ kiện với bình luận rằng "các vụ tranh chấp, kiện tụng về thuế như vậy được cho là tốn kém, mờ mịt và bất thường".

Tại sao Tập Cận Bình trở thành “chiến binh lẻ loi”?

Tập Cận Bình trở thành “chiến binh lẻ loi” tại G20, nguyên nhân sâu xa là gì?
04/07/2019 Hội nghị Thượng đỉnh G20 được tổ chức ở Osaka, Nhật Bản đã bế mạc, nhưng những hình ảnh về “chiến binh lẻ loi” được lưu lại khiến ông Tập Cận Bình không khỏi xấu hổ. Ông Tập Cận Bình đường đường là nguyên thủ của một cường quốc, thế mà trước cuộc hội đàm với đoàn khách nước ngoài lại trơ trọi một mình, chờ đợi đoàn đại biểu đi cùng lững thững bước vào chỗ ngồi, thậm chí còn có một lần bị đối phương thẳng thừng hủy bỏ cuộc trò chuyện. Đằng sau chuyện này rốt cuộc có nội tình gì bất bình thường?

Ngày 27/6, chủ tịch Tập Cận Bình trước khi diễn ra cuộc hội đàm với thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe đã bị ký giả chụp được cảnh tượng ông Tập lẻ loi ngồi ở một bên dãy bàn hội nghị đối diện với ông Abe và các quan chức Nhật Bản khác chỉ vì đoàn đại biểu Trung Quốc đến muộn. Thần sắc của ông Tập khi đó không khỏi có phần gượng gạo.

LƯƠNG TRI TỶ PHÚ Ở VN ĐÂU RỒI?

Phần lớn tỷ phú ở VN không giàu lên từ lao động mà từ câu kết với quan chức chính quyền để trục lợi, từ đó rất nhanh đã trở nên tỷ phú. Vì vậy, bản chất chúng là Cướp. Cướp thì làm gì có lương tri, làm gì biết từ thiện. Từ thiện của chúng nếu có cũng là cách đầu tư để kiếm được nhiều tiền hơn trong tương lai. Đừng mong cây đắng sinh trái ngọt, hãy đấu tranh để thay đổi thứ cây đó đi.
LƯƠNG TRI TỶ PHÚ Ở VN ĐÂU RỒI?
FB Họ Nhà Trần 2 tháng 7 - Việt Nam có khá nhiều tỉ phú, đa phần là tỉ phú bất động sản. Lấy đất của dân với giá rẻ mạt và bán ra với giá cao ngất, chênh lệch khoảng từ 20 lần đến hàng trăm lần, các tỉ phú bất động sản đã thực hiện những hành vi bất lương. Nỗi đau Thủ Thiêm chưa nguôi ngoai, giờ đây, nỗi đau Hưng Lộc- Đồng Nai lại xuất hiện. Rõ ràng, trên đất nước Việt Nam đói nghèo và bất hạnh này, nỗi đau tiếp nối nỗi đau với tần suất ngày càng dày đặc.
Trong hình ảnh có thể có: 4 người, mọi người đang cười
LƯƠNG TRI TỈ PHÚ ĐÂU RỒI?
Tại sao ở Việt Nam các tỉ phú không quan tâm đến người nghèo trong các thảm họa thiên tai và thảm họa nhân tai? Tại sao lại thế? Tại sao họ không có sự bao dung và lòng trắc ẩn như những tỉ phú ở xứ người? Tôi mong mỏi một điều rằng, sẽ có nhiều tỉ phú Việt Nam chứng kiến cảnh người dân mất đất và trở thành dân oan mất đất cay đắng và tủi nhục, để sự bao dung và trắc ẩn thức dậy trong họ. Các tỉ phú Việt Nam hãy hiểu một điều rằng: họ trở thành tỉ phú vì có phần mất mát, mất đất của hàng triệu dân nghèo.

Thứ Năm, 4 tháng 7, 2019

Mức thuế nào cho người giàu Việt?

Bất bình đẳng khủng khiếp. Thu nhập 1 ngày của người giàu nhất nhiều hơn số tiền mà người nghèo nhất kiếm được trong 10 năm; thu nhập 1 năm của nhóm 210 người siêu giàu tại Việt Nam đủ sức để đưa 3,2 triệu người thoát nghèo, chấm dứt nghèo cùng cực trên cả nước. Tài sản của 5 người giàu nhất Việt Nam, theo tính toán của Forbes là 13,6 tỉ USD, tương đương gần 6% tổng GDP của cả nền kinh tế năm 2018.
Mức thuế nào cho người giàu Việt?
Khánh An Thứ Ba | 02/07/2019 Một mức thuế hợp lý để khuyến khích làm giàu qua đó tạo dựng nguồn lực chung cho cộng đồng. Theo chuyên gia của Oxfam, hệ thống thuế của Việt Nam đang giúp người giàu ngày càng đóng thuế ít hơn, hưởng lợi nhiều hơn từ quá trình tăng trưởng. Trong khi đó, người nghèo và các nhóm yếu thế không được tiếp cận các dịch vụ công đầy đủ do thiếu đầu tư hợp lý cho giáo dục và y tế. Trong bối cảnh này, đánh thuế người giàu một cách hợp lý, qua đó, khuyến khích làm giàu để giúp người nghèo, tạo thêm nguồn thu cho nhu cầu công ích, đồng thời, tạo dựng nguồn lực để người nghèo dựa vào đó thoát nghèo là lựa chọn cần thiết và không nên trì hoãn.

Số liệu thống kê từ World Ultra Wealth Report của Wealth-X cho thấy, Việt Nam đứng thứ 3 trên thế giới về tốc độ tăng trưởng người siêu giàu với tài sản trên 30 triệu USD giai đoạn 2012-2017. Tính đến tháng 3.2019, tài sản của 5 người giàu nhất Việt Nam, theo tính toán của Forbes là 13,6 tỉ USD, tương đương gần 6% tổng GDP của cả nền kinh tế năm 2018.

Ủng hộ hàng đắt (Vinmart)hay hàng rẻ (BigC) ?

Đa số các anh chị yêu nước bằng mồm thì rất khỏe nhưng "hành động" thường không đi đôi với "việc làm". Tôi thường xuyên vào siêu thị mua hàng, cứ siêu thị nào hàng rẻ và đạt yêu cầu chất lượng thì mua, bất kể xuất xứ. Kinh nghiệm cho thấy Emart rộng, hàng nhiều, giá khá rẻ, khuyến mãi nhiều, dịch vụ phong phú nên rất đông; vào dịp cuối tuần thì chen chân còn khó. Lotte hàng tương đối đắt nên ít người mua, dân chủ yếu vào đó ăn chơi, coi phim nên chỗ mua hàng rất vắng. Big C nhỏ hơn nhưng giá hàng thuộc loại rẻ nhất và thường xuyên có khuyến mãi nên lúc nào khách cũng đông, nhất là vào 2 ngày nghỉ cuối tuần. Hàng bán ở Big C chưa khuyến mãi giá đã rẻ hơn so với nhiều siêu thị khá, nếu chạy chương trình khuyến mại thì còn rẻ hơn nữa. Tương đương với Big C có T-Mart, nhưng T-Mart rất nhỏ, mặt hàng quá hạn chế. Coop Mart có đội ngũ nhân viên phục vụ tốt, tính chuyên nghiệp cao nhưng hàng hóa ít khi được khuyến mãi nên khách ngày càng vắng. Tệ nhất là Vinmart; ở đây hàng ít, giá cao, lại thêm bất tiện vì được đặt trong Vincom nên dân thường đi 1, 2 lần cho biết rồi chả bao giờ vào. Khách hàng của Vinmart thường rất lèo tèo, nhiều khi còn ít hơn nhân viên. 
Ủng hộ hàng đắt hay hàng rẻ?
FB Dương Quốc Chính 4-7-2019 
Anh em yêu nước, tinh thần dân tộc cao thay vì tẩy chay Big C thì hãy tìm đến các siêu thị bán hàng VN để mua hàng ủng hộ. Mắc mớ gì anh em tẩy chay Big C góp phần bóp chết luôn vô số các mặt hàng VN khác đang bán ở Big C?! Mình thấy Big C hiện nay là hệ thống siêu thị có giá rẻ nhất, hình như Vinmart là đắt nhất (lại thiếu đa dạng mặt hàng hơn Big C). Trong khi Big C là của Thái, Vinmart của VN. Vậy ta nên ủng hộ VN bằng cách mua hàng đắt hay ủng hộ Thái Lan bằng cách mua hàng rẻ?!
Image result for Big C thăng long
Hàng may mặc ở Big C mình nhớ hầu như là đồ bình dân, không có hoặc ít có thương hiệu ở mức trung bình. Đồ ngon lành tý người ta đã bán ở các siêu thị quần áo bên ngoài. Việc 1 siêu thị nhận bán mặt hàng nào là quyền của họ hoặc do sự thỏa thuận. Mỗi siêu thị có thể đánh vào 1 phân khúc khác nhau, nên có hàng này mà không có hàng kia là thường. Vì thế nên có lúc mình phải đi Metro (giờ đổi tên là Mega) để mua 1 số thứ mà Big C không có.

Nhật loại 8 Cty du lịch VN được làm visa đoàn

Nhật Bản loại 8 công ty du lịch Việt Nam ra khỏi danh sách xin visa đoàn
RFA 2019-07-02 - Đại sứ quán Nhật Bản tại Việt Nam hôm 1/7 đã ra thông báo đình chỉ một đơn vị lữ hành và loại 7 công ty du lịch Việt Nam ra khỏi danh sách đại diện xin Visa đoàn cho du khách đến Nhật. Truyền thông trong nước loan tin này vào ngày 2 tháng 7. Trong thông báo, Đại sứ quán Nhật ghi rõ các công ty bị phạt do “vi phạm nghiêm trọng quy ước đã cam kết với Đại sứ quán Nhật Bản”.

Một con chim sẻ đậu trên cành hoa anh đào 
ở Tokyo vào ngày 6 tháng 4 năm 2016. AFP
Tin cho hay, cả 8 công ty du lịch Việt Nam bị phía Nhật Bản phạt đều có trụ sở ở Hà Nội, gồm Công ty Cổ phần Đầu tư và Thương mại Du Lịch Việt, Công ty Cổ phần Du Lịch Quốc tế Golden Team Việt Nam, Công ty Cổ phần Lữ Hành Nam Cường, Công ty TNHH Thương mại và Dịch vụ Tân Hoàng Gia, Công ty TNHH Quốc tế Hoàng Cầu, Công ty Cổ phần Đầu tư Phát triển Du Lịch Thắng Lợi, Công ty Cổ phần Dịch vụ Giải trí Hà Nội, và Chi nhánh Hà Nội của Công ty Cổ phần Du lịch và Tiếp thị Giao thông Vận tải Việt Nam (Vietravel).

Bộ XD đề nghị ko dùng ngân sách để hỗ trợ BOT

Bộ Xây Dựng đề nghị không dùng ngân sách để hỗ trợ BOT
RFA 2019-07-03 - Bộ Xây Dựng đề nghị không dùng ngân sách để cứu hàng chục dự án thu phí đường bộ BOT do Bộ Giao Thông- Vận Tải quản lý; thay vào đó phía Bộ Xây Dựng ủng hộ việc tăng phí các trạm BOT theo đúng lộ trình từ nay đến 2021. Truyền thông trong nước đưa tin hôm 3/7/2019. Trước đó, Bộ GT-VT cho biết trong số 61 dự án BOT do bộ quản lý có 25 dự án doanh thu thực tế thấp hơn dự báo, 37 dự án BOT phải tăng phí trong năm nay. Bộ này cảnh báo nếu không tăng phí sẽ có 9 trạm BOT bị phá vỡ phương án tài chính, doanh nghiệp BOT có nguy cơ phá sản và nhà nước phải bỏ 3.000 tỷ đồng để hỗ trợ.

Trạm thu phí BOT Nam Bình Định trên quốc lộ 1 
đoạn qua thị xã An Nhơn. Courtesy of zing.vn
Hôm 2/7/2019, Thời báo Tài chính Việt Nam trích dẫn số liệu của Tổng cục Đường bộ cho biết trong năm 2018 có 31 dự án BOT lưu lượng xe thực tế cao hơn dự báo trong hợp đồng BOT, 11 dự án lưu lượng xe thực tế đạt 80-100% dự báo và chỉ có 10 dự án có lưu lượng xe thực tế thấp hơn so với dự báo.

Ngược đời chuyện người sai ‘lên lớp’ về đạo đức!

Ngược đời chuyện người sai phạm công khai ‘lên lớp’ về đạo đức đảng viên!
Thanh Trúc, RFA 2019-07-02 - ao lại để cho một cán bộ tai tiếng và có thể bị truy cứu trách nhiệm lên lớp bảo ban về điều gọi là đạo đức Hồ Chí Minh, hoặc là cam kết toàn tâm theo gương bác ? Đây là vấn đề thứ hai được ông Nguyễn Khắc Mai phân tích: Họ nói như vẹt, nếu học tập Hồ Chí Minh mà sửa được đảng thì họ đã sửa rồi. Cứ nghĩ nói vài câu về Hồ Chí Minh là trở thành người tử tế thì không phải đâu. Theo tôi bọn hô hào Hồ Chí Minh ngon lành nhất là cái bọn tham nhũng nhất.

Ông Lê Thanh Hải nguyên bí thư và cựu chủ tịch UBND Tp HCM và khu đô thị mới Thủ Thiêm. RFA Edited. Ông Lê Thanh Hải, cựu bí thư thành ủy, cựu chủ tịch thành phố Hồ Chí Minh, người bị cho là có trách nhiệm trong nhiều sai phạm lớn tại địa phương này khi đương chức; thế nhưng vào ngày 29 tháng 6 vừa qua, đăng đàn nhắc nhở những cán bộ, đảng viên khác. Trong phát biểu tại Hội Thảo Khoa Học 50 năm thực hiện di chúc thiêng liêng của chủ tịch Hồ Chí Minh, ông Lê Thanh Hải nói rằng ‘còn có một bộ phận cán bộ đảng, đảng viên dao động về phẩm chất chính trị, “tự diển biến”, “tự chuyển hóa “, suy thoái, sa sút về phẩm chất đạo đức…”

Thứ Tư, 3 tháng 7, 2019

Đặng Quốc Khánh lên Hà Giang 'thay Triệu Tài Vinh'

Bình mới, rượu cũ hay đều là con cháu các cụ cả (5C). Hầu như chắc chắn Hà Giang sẽ chẳng có gì thay đổi.

Ông Đặng Quốc Khánh lên Hà Giang 'thay ông Triệu Tài Vinh'
Có tin nói ông Đặng Quốc Khánh, con trai cựu Bí thư Hà Tĩnh Đặng Duy Báu được Bộ Chính trị Đảng CSVN điều động 'về làm Bí thư Hà Giang' thay ông Triệu Tài Vinh. Trang mạng Hà Tĩnh 24h hôm thứ Tư, 3/7/2019 cho biết chi tiết về diễn biến này: "Bộ Chính trị vừa có quyết định điều động, bổ nhiệm ông Đặng Quốc Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh giữ chức vụ Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang thay thế ông Triệu Tài Vinh vừa được điều động về làm Phó trưởng Ban Kinh tế Trung ương," trang tin này viết. Trước đó, theo thông tin của báo Pháp Luật TPHCM: Qua điện thoại tối 2/7, ông Khánh xác nhận thông tin trên và cho biết đang đợi thủ tục công bố, triển khai quyết định nhân sự của Bộ Chính trị. Hồi năm 2016, các báo Việt Nam ca ngợi ông Khánh "là chủ tịch tỉnh trẻ nhất nước" khi ông được bổ nhiệm vào chức Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh.
Hà Giang có gần 35% số hộ thuộc diện 
nghèo, theo các báo VN hồi 2018
Các báo Việt Nam trích lại thông tin của báo Pháp Luật TPHCM ngày thứ Ba nói bản thân ông Đặng Quốc Khánh "xác nhận tin này" hôm 02 tháng 7, nhưng còn "đang đợi thủ tục công bố, triển khai quyết định nhân sự" của Bộ Chính trị Đảng CS Việt Nam. 

Tiền Vàng & Đàn Bà Nước Việt

Tôi đã lưu lại điếu văn này kèm lời bình. Xem ở đây.
Tiền Vàng & Đàn Bà Nước Việt
Bọn nào mỗi khi tụ họp, không biết suy nghĩ gì khác ngoài việc bàn mưu tính kế để moi tiền, lấy tiền của bá tánh? Chỉ có thể là bọn cướp! - FB Nguyễn- Chương Mt
Tưởng Năng Tiến – Tôi xem Hồi Ký của Trần Thư, Đèn Cù của Trần Đĩnh, Đêm Giữa Ban Ngày của Vũ Thư Hiên, và Chuyện Kể Năm 2000 của Bùi Ngọc Tấn đến năm lần (bẩy lượt) nên cứ tưởng rằng mình cũng tường tận về Vụ Án Xét Lại chả khác gì người trong cuộc. Bữa rồi, tình cờ, coi được “Điếu Văn Bà Nguyễn Thị Mỹ” (thứ nam Đặng Kim Sơn đọc trước mộ thân mẫu hôm 25 tháng 5 năm 2019) mới biết đúng là Tưởng Tầm Bậy. Nước mắt của những nạn nhân (tràn lan) nhiều hơn tôi tưởng. Theo nhà báo Huy Đức: “Điếu văn này có giá trị như một sử liệu.” Nói thế (e) ông có hơi quá lời chút xíu, và cũng chỉ chút xíu thôi, chứ không nhiều lắm:

Bà Nguyễn Thị Mỹ, sinh ngày 2 tháng 3 năm 1919, mất ngày 22 tháng 5 năm 2019 (tức ngày 18 tháng 4 âm lịch) tròn 100 tuổi đời đóng góp cho đất nước, hi sinh vì gia đình. Tốt nghiệp Thành chung năm 1937, cô giáo Mỹ bắt đầu nghề dạy học từ năm 18 tuổi, 7 năm dạy dỗ những trò nhỏ xứ Xiêng Khoảng và Thà Khẹt. Trở về quê hương bà tiếp tục dạy học ở thị xã Hà Đông. Suốt 7 năm đầu kháng chiến, bà giáo tiếp tục dạy các trường vùng tự do Thanh Môn, Nho Quan, nữ trung học Liên khu 3 và Nguyễn Thượng Hiền ở Hà Đông, Hà Nam, Ninh Bình, Thanh Hóa.

Việt Nam vô địch hay Sự thật đau lòng ?

Việt Nam vô địch hay Sự thật đau lòng ?

Fitch dừng đánh giá VG vì Vượng ‘chủ động dừng’

Ông Phạm Nhật Vượng có tài sản được Forbes ước đoán khoảng 7,6 tỉ đôla. Mặc dù Vingroup được đánh giá là một trong những công ty tư nhân được quản trị vào loại tốt nhất Việt Nam, nhưng cũng phải thừa nhận ông Vượng có quan hệ rất tốt với chính khách hàng đầu của Việt Nam. Nhờ đó ông có quá nhiều quyền lực, không chỉ trong kinh tế và chính trị mà còn cả trong truyền thông. Báo chí cũng không dám tự do viết về công ty ông. Công dân càng không được phép phát biểu bày tỏ chính kiến, vì ông có thể kiện ra tòa như chơi. Dư luận đã từng lo ngại sâu sắc về tác động tiêu cực lên môi trường từ một số hoạt động kinh doanh của Vingroup, cách mờ ám để tài sản công biến thành tài sản riêng và cách cố gắng tác động truyền thông và bịt miệng người chỉ trích...; nhưng sau đó im bặt. Bây giờ ở đâu cũng thấy hiện diện của Vingroup, từ Vincom, Vinmart, Vinpearl, Vinmec, Vinschool, Vinpro, Adayroi.com, VinEco, VinFast, Vinsmart, VinTaTa, VinTech, VinUni, Vinhomes tới VinFast... Ký giả chuyên về Đông Nam Á John Reed, trưởng văn phòng Bangkok của tờ báo Anh, tên tờ The Financial Times gọi Vingroup là một đế chế đang trỗi dậy, có lẽ rất chính xác. Có lẽ cũng vì là những ngôi sao, đế chế đang lên, nên có người đã gọi thập kỷ 2021-2030 là thời đại SONG VƯỢNG tung hoành, trong đó Trần Quốc Vượng là tổng thống điều hành hệ thống chính trị, còn Phạm Nhật Vượng là bố già điều hành hệ thống kinh tế. Tuy nhiên, phải khẳng định thành công của mọi công ty tư nhân ở Việt Nam đều phụ thuộc vào quan hệ với các chính trị gia, nên số phận của Vượng phụ thuộc rất lớn vào các dàn xếp chính trị bên trong tầng lớp cầm quyền. Nếu như Vượng không vượt qua được vụ Mobiphone mua AVG thì biết đâu đế chế của ông, thậm chí bản thân ông, có thể sẽ kết thúc ngay tại ngưỡng cửa thiên đường năm 2020.

Fitch ngừng đánh giá Vingroup vì ông Phạm Nhật Vượng ‘chủ động dừng’
2 tháng 7 2019 - Hãng xếp hạng tín nhiệm Fitch Ratings sẽ ngừng đánh giá với Vingroup vì tập đoàn tư nhân Việt Nam dừng tham gia vào quá trình đánh giá. Fitch cho hay lý do của việc này là do Vingroup lựa chọn không tiếp tục tham gia vào quá trình đánh giá xếp hạng và do đó cơ quan xếp hạng quốc tế này sẽ không có đủ thông tin. "Hệ quả là Fitch sẽ không còn cung cấp đánh giá xếp hạng hoặc phân tích cho Vingroup," thông báo của cơ quan quốc tế có trụ sở tại cả Mỹ và Anh nói. "Lần gần nhất Fitch công bố kết quả đánh giá xếp hạng tín nhiệm với Vingroup là vào đầu tháng 10/2018, chỉ vài ngày sau khi Vingroup ra mắt thương hiệu xe hơi VinFast tại triển lãm Paris Motor Show. Khi đó, Vingroup được Fitch giữ nguyên mức xếp hạng ở B+ nhưng triển vọng xếp hạng bị điều chỉnh từ "ổn định" xuống mức "tiêu cực".

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, các chính khách hàng đầu của Việt Nam cùng doanh nhân Phạm Nhật Vượng hôm 14/6/2019

Tại sao Hải Heo 'nói mạnh về chống tham nhũng' ?

Sáng nay nhân đi ngang nhà một bác Thứ trưởng đã nghỉ hưu, mình ghé vào thăm bác, tự dưng nói tới Hải Heo, mình đưa ra 3 nhận định (i) Hải Heo không ngu đến mức tự nguyện xông lên diễn đàn, thậm chí còn là người đầu tiên phát biểu, trước cả lãnh đạo đương chức của thành phố. Chỉ vài ngày trước đó, Hải cũng đã nói: "Giờ tôi hưu rồi, có làm được gì mà trả lời", tức là Hải muốn lờ đi chuyện quá khứ, giống như mấy bác chủ trì ký Hiệp định Thành Đô với TQ sau này cũng giả vờ không nhớ gì chuyện cũ. (ii) Với tính cách an phận, cầu toàn và trong bối cảnh hiện nay, ông Nguyễn Thiện Nhân cũng không dại gì mời Hải phát biểu một bài quan trọng như vậy tại một hội thảo cũng rất quan trọng (Hội thảo khoa học 50 năm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.Hồ Chí Minh thực hiện di chúc của cố chủ tịch Hồ Chí Minh). Về nguyên tắc, bài này phải do Bí thư thành ủy đương nhiệm đọc. Rõ ràng đây là một bài rất hay, phải do một đội ngũ chuyên gia đương chức soạn thảo chứ Hải và đệ tử không thể nào soạn được. (iii) Từ đây dẫn đến nhận định thứ 3: Có người thứ 3 quyết định việc soạn tham luận và giao Hải phải đọc, và Hải thì không thể không chấp hành. Điều này cũng tương tự như một bác tứ trụ dù bệnh nặng vẫn phải làm việc đến hơi thở cuối cùng. Nếu nhận định thứ 3 là đúng thì các bạn đoán mục đích là gì ?

Quanh sự kiện cựu Bí thư Lê Thanh Hải 'nói mạnh về chống tham nhũng'
Hoàng Trúc, gửi cho BBC News Tiếng Việt từ TP HCM
Ý kiến nói phát biểu mang tính nội bộ, trích từ tham luận của ông Lê Thanh Hải lẽ ra không gây hiệu ứng như thế nếu nó không được truyền thông "câu dẫn để tạo hiệu ứng ngược". Tôi đọc kỹ bản tham luận rất dài của ông Lê Thanh Hải và nhận thấy nó khá chung chung, nhưng khẩu khí vẫn như một người đương chức, mang tính phê phán, bảo ban, dạy dỗ người khác về cách làm quan, "Đạo làm quan". Rõ ràng phát biểu của ông Lê Thanh Hải làm cho người dân bức xúc là vì nó trái với thực tế diễn ra, người dân Thủ Thiêm là nạn nhân và một bộ phận cán bộ TP.Hồ Chí Minh là nguyên nhân như kết luận thanh tra.

Ông Lê Thanh Hải trong sự kiện kỷ niệm 50 năm vụ Mậu Thân
Ngày 29/6, Thành ủy TP.Hồ Chí Minh tổ chức Hội thảo khoa học 50 năm Đảng bộ, chính quyền và nhân dân TP.Hồ Chí Minh thực hiện di chúc của cố chủ tịch Hồ Chí Minh. Theo đề nghị của ban tổ chức và người đầu tiên được mời phát biểu, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy TP.Hồ Chí Minh ông Lê Thanh Hải có bài tham luận phát biểu tại hội thảo. Bài tham luận có tên "Thành tựu mà Đảng bộ và nhân dân TP.Hồ Chí Minh đạt được sau 50 năm thực hiện di chúc Chủ tịch Hồ Chí Minh".

Tại sao Triệu Tài Vinh phải về làm Phó Ban KTTƯ ?

Ông Triệu Tài Vinh làm Phó Ban Kinh tế TƯ
2 tháng 7 2019 - Tờ Pháp luật TP. Hồ Chí Minh, trong bài viết hôm thứ Ba, đề cập một chi tiết dường như gợi ý về việc vì sao lãnh đạo tỉnh ủy Hà Giang được điều chuyển vị trí làm việc: "Nguồn tin hiểu biết về Hà Giang cho rằng rút ông Vinh về Hà Nội là một biện pháp tổ chức, qua đó sẽ bố trí nhân sự nơi khác thay thế, kịp chuẩn bị đại hội đảng các cấp ở địa phương, khắc phục những tồn tại, bất cập mà vì nhiều lý do khách quan, chủ quan, đã xảy ra," tờ báo này cho hay.
Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, ông Triệu Tài Vinh, có con gái là một trong số 114 thí sinh được nâng điểm, theo truyền thông Việt Nam. Một nhân vật lãnh đạo đảng ở địa phương miền núi ở Việt Nam vừa được bổ nhiệm vào chức vụ Phó Trưởng Ban Kinh tế Trung ương của Đảng Cộng sản Việt Nam. Hôm thứ Ba nhiều báo chính thống ở Việt Nam nhất loạt đưa tin ông Triệu Tài Vinh, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang, người bị dư luận đề cập nhiều trong việc có con gái được nâng điểm thi đại học, được điều động và giữ cương vị mới này.

Ai mới được về Ban Kinh tế Trung ương?

Bài này chọc đểu ông Triệu Tài Vinh, ngầm dự báo ông này cũng sẽ theo gót một cựu Phó ban khác đã vướng vòng lao lý, tức ông Đinh La Thăng. Gia tộc ông Vinh thuộc loại ghê gớm; ví dụ bố ông là Triệu Đức Thanh nguyên là Chủ tịch HĐND, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Giang. Hiện nay ông Thanh đang là Chủ tịch Hội Nạn nhân chất độc da cam đioxin tỉnh Hà Giang; hội viên Hội Văn học nghệ thuật các dân tộc thiểu số Việt Nam; hội viên Hội Văn học nghệ thuật Hà Giang.. Bản thân ông Vinh cũng tuổi trẻ mà tài cực cao. Ông sinh 8/1968, năm 2006 (38 tuổi) đã vào Trung ương và đến nay liên tiếp đã tham gia 3 khóa Trung ương. Năm 2010 (42 tuổi) đã là Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang. Con cháu ông thì vừa đông vừa tài, kể ra không xiết nên không kể. Hà Giang có nhân tài như gia tộc ông quả là may mắn. Giờ ông về lãnh đạo Trung ương thì đến lượt đất nước may mắn. Thế mà nhiều người, nhiều trang FB và cả tờ "Phụ nữ" này đang dự báo ông về Trung ương để chuẩn bị vào lò, bậy quá. Một số bác cho rằng đưa ông Vinh ra Trung ương là kế "Điệu hổ ly sơn". Nếu ông Vinh còn là Bí thư tỉnh ủy Hà Giang thì Đại hội Đảng bộ các cấp sẽ bầu toàn con cháu và cánh hẩu của ông vào Đảng ủy các cấp. Và đố ai dám không bỏ phiếu cho ông làm Bí thư tỉnh ủy khóa tới. Ông là "Vua xứ Mèo"mà.
Ai mới được về Ban Kinh tế Trung ương?
02/07/2019  Sau một cựu Phó ban vướng vòng lao lý vì những sai phạm trong điều hành kinh tế là một nguyên Bí thư Tỉnh ủy có biểu hiện thiếu “chí công vô tư”. Không phải ai cũng được điều về Ban Kinh tế Trung ương. Ngày 2/7, Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang - ông Triệu Tài Vinh - chính thức được điều động về Ban Kinh tế Trung ương, giữ chức Phó ban.

Ông Triệu Tài Vinh - nguyên Bí thư Tỉnh ủy Hà Giang - phát biểu sau khi được điều động giữ vị trí Phó trưởng ban Ban Kinh tế Trung ương - Luân chuyển, điều động, phân công cán bộ là một hoạt động bình thường trong công tác tổ chức. Nhưng việc ông Triệu bí thư từ tỉnh lên thẳng Trung ương lại gây xôn xao dư luận, bởi một dạo rộ lên thông tin anh em bà con nhà ông được bổ nhiệm nhiều vị trí chủ chốt ở tỉnh, con gái ông được nâng điểm trong kỳ thi THPT quốc gia 2018.

Thứ Ba, 2 tháng 7, 2019

Cay đắng kết hôn giả : Tan nát ở Mỹ

Cay đắng kết hôn giả : Tan nát ở Mỹ
D. KIM THOA (TTO) Tháng 5-2019, cộng đồng người Việt ở Mỹ rúng động khi cảnh sát thông báo triệt phá đường dây kết hôn giả do một phụ nữ Việt cầm đầu với gần 100 người bị bắt tại thành phố Houston, tiểu bang Texas. Đây là vấn nạn đã diễn ra khá lâu với nhiều người Việt, nay lần đầu tiên bị phát hiện và xử lý ở quy mô lớn. "Mẹ ơi, giờ con chỉ muốn trở về Việt Nam" - chị T. khóc nức nở khi nói chuyện qua điện thoại từ Mỹ với mẹ.
Hơn 1 năm sau cuộc điện thoại này, chị T. quay về Việt Nam, bắt đầu lại từ con số 0 ở tuổi gần 40. Bây giờ cuộc sống của chị T. đã ổn định. Tháng 12 tới, chị và bạn trai dự định tổ chức đám cưới tại TP.HCM.

Bà Văn không thể bằng bà Ngân!

Có bạn bình luận: Nói chuyện quần với áo làm tôi nhớ lại hồi tôi còn nhỏ, mỗi khi nghe tiếng phèn la, trống đánh của đám sơn đông mãi võ bán thuốc quảng cáo là tôi cắm đầu cắm cổ chạy tới để xem họ làm trò hề và ảo thuật. Tôi thích nhất là màn chú khỉ mặc áo dài đạp xe đạp, nhưng không biết tại sao ông chủ không cho nó một cái quần. Trong số người đứng xem có kẻ la lên: này ông chủ sao không cho con khỉ một cái quần để lỡ nó có té xe thì nó lấy cái quần lấy mà che mặt chớ. Mọi ngưới đứng xem cưới ồ lên thật náo nhiệt. Tóm lại, khi đã vô văn hóa thì dù có mặc trên người nghìn bộ quần áo sang trọng, đắt tiền thì vẫn lồ lộ ra cái vô văn hóa, vẫn bị người đời mỉa mai, khinh bỉ. Nhớ thời quanh năm ngồi họp dự thính ở Hội trường Quốc hội, mình hay dùng tay viết lên trời mỗi khi cả Hội trường cười rộ lên. Có anh bạn thân hỏi viết gì vậy; mình trả lời thì vẫn mấy từ quen thuộc: Vô học, Vô văn hóa, Vô giáo dục, Khốn nạn, Cướp...
Bà Văn không thể bằng bà Ngân!
29/06/2019 Trân Văn - Sau khi chia sẻ thông tin do Thông tấn xã Việt Nam công bố, ông Võ Viết Chung - một người chuyên thiết kế thời trang – đã thiết kế cho bà Nguyễn Thị Kim Ngân 300 bộ áo dài, nhiều người sử dụng Internet tại Việt Nam đã so sánh bà Chủ tịch Quốc hội Việt Nam với bà Thái Anh Văn – Tổng thống Đài Loan. So sánh này hết sức khập khiễng vì bà Văn làm sao bằng bà Ngân…
Bà Ngân tiếp ông Obama hồi tháng Năm, 2016 tại Hà Nội.
Thông tin chính thức từ một nguồn… chính thống về chuyện áo dài của bà Ngân làm dân chúng Việt Nam xúc động vì theo giới am tường lĩnh vực thời trang, chi phí một bộ áo dài do những chuyên gia thời trang hàng đầu thiết kế thường dao động trong khoảng từ 40 triệu đồng đến 100 triệu đồng một bộ. Nói cách khác, giá trị 300 bộ áo dài do Võ Viết Chung thiết kế riêng cho bà Ngân chừng… 12 tỉ đến 30 tỉ.

Nước mắt của ai?

Nước mắt của người dân bị cướp còn xót xa và đau đớn gấp vạn lần nước mắt của kẻ đi cướp khi chúng nhận án tử hình. Cần có thêm tội danh PHẢN BỘI TỔ QUỐC kèm MỨC ÁN TỬ HÌNH cho những cán bộ cao cấp từ cấp Bộ trưởng trở lên phạm tội tham nhũng. Đâu đâu ở trên khắp đất nước Việt Nam cũng đều có tiếng rên xé lòng của những người dân lương thiện bị cướp đất. Đâu đâu trên khắp đất nước này cũng có bóng dáng của những người Đảng viên cộng sản, những GS-TS, Nhân sĩ Trí thức, Đại biểu Quốc Hội... nhưng tất cả đều im lặng, đều quay lưng với nỗi đau của đồng loại. Chỉ mình cái lò của bác TBT-CTN thì chắc chắn xã hội sẽ không thể thay đổi. Điều đáng buồn hơn nữa là những người dân khác chỉ quan tâm tới câu chuyện đẫm nước của đồng loại một cách hờ hững. Điều đáng buồn là đa phần con người ở xứ xở này chỉ thực sự quan tâm tới công lý khi chính thân xác của họ bị dày vò, khi người nhà hay bản thân họ phải chịu bất công, khi ngôi nhà mảnh đất của họ bị cướp. Đấy là một sự vô cảm hèn hạ và ích kỉ. Con mẹ Nguyễn Thị Quyết Tâm chỗ nào cũng cười, nhìn dân oan khóc cũng cười. Nụ cười lịch sự giết chết vạn dân oan. Không ai dám cầm dao rạch mồm con mụ này ra cho nó thành kẻ mặt cười luôn đi ?
Trong hình ảnh có thể có: 3 người, mọi người đang cười, mọi người đang ngồi
Nước mắt của ai?
Xin hãy đọc bằng cả con tim chứ đừng đọc hời hợt.
FB Đoàn Bảo ChâuMấy ngày qua, sau khi đọc cái kết luận thanh tra về những sai phạm của quan chức TP HCM ở Thủ Thiêm, tôi rơi vào trạng thái bí bách, bực bội. Lý do là bởi tôi đã viết khá nhiều về Thủ Thiêm nơi sai phạm của quan chức khiến mấy vạn người của 15.000 hộ dân rơi vào cảnh khốn cùng trong suốt 20 năm qua. Viết lại tôi sợ rằng mình sẽ lặp lại cùng một giọng văn thống thiết, thương xót những nạn nhân, căm thù bọn cướp ngày dưới cái mác cán bộ. Nhưng rồi tôi nhận ra rằng dẫu có phải nhắc lại 1000 lần thì vẫn phải làm.

Chúng ta, những người có tự cho mình có khả năng viết lách, ta có thể tặc lưỡi viết hay không viết, ta có thể cho phép mình đắm chìm trong một bài luận đẫm nước mắt đau xót, cuộn trào máu căm thù bọn cán bộ đểu, nhưng khi bài luận kết thúc, ta lại xem phim với con, nâng li bia chén rượu cùng bạn bè và nỗi đau và lòng căm thù kia đã được bộ phim hay bia rượu rửa trôi.

Lãnh đạo và nhân dân VN kiếp này đồng sàng dị mộng

Ngậm ngùi khi đọc đoạn này: "Hiệp định EVFTA Châu Âu đã dự liệu nguyên một gói, có phần dành cho phát triển kinh tế nhưng cũng có phần dành cho phát triển xã hội thông qua các yêu cầu về mở rộng nhân quyền, về phát triển hội đoàn giúp cho người lao động có tiếng nói chính đáng. Gói tổng hợp đó khi đến Việt Nam thì chính phủ lột mất phần của xã hội bằng cái hẹn với Châu Âu lùi lại 5 năm sau sẽ đưa vào. Nên nhân dân chẳng buồn chia sẻ niềm vui với chính phủ là như thế. Khi nợ công tăng cao ông thủ tướng lo lắng kêu gọi nhân dân sát cánh cùng chính phủ trả nợ công, không một bức tâm thư nào từ cộng đồng gửi đi. Khi ông nghị sĩ quốc hội lo lắng phát biểu về nợ công ở diễn đàn quốc hội, không một status nào lên tiếng ủng hộ. "
Lãnh đạo và nhân dân VN kiếp này đồng sàng dị mộng
Trần Đình Thu (FB Trần Đình Thu) - Hôm qua Việt Nam ký EVFTA, dạo nhiều vòng trên facebook thấy im hơi lặng tiếng, trong khi báo chí quốc doanh đưa tin dày đặc, tin chạy trang nhất hoành tráng suốt cả ngày với những dòng mô tả niềm vui lớn, hình chụp các lãnh đạo cao cấp với nét mặt hân hoan nói cười hể hả mang tính cách ngày đại hỷ của đất nước của dân tộc. Nhưng chẳng một status nào của nhân dân chúc mừng chính phủ làm được việc ấy. Vì sao lại như vậy? 

Có phải vì EVFTA không mang đến cái gì cho Việt Nam?
Thưa không, nó có thể làm được một số chuyện khá quan trọng về kinh tế.
Có phải nhiều người không hiểu EVFTA là cái chi chi?
Thưa không, người ta rất hiểu về nó là khác.
Vậy thì vì sao nhân dân không chung vui sự kiện này với lãnh đạo?
Đó là vì lãnh đạo và nhân dân lâu rồi không cùng chung niềm vui nỗi buồn. Hay nói cách ví von, hai bên kiếp này đồng sàng dị mộng.
Lâu rồi việc gì chính phủ muốn chính phủ làm, không hỏi nhân dân bao giờ nên khi có niềm vui gì thì tự sướng với nhau, có nỗi buồn thì tự chia với nhau, nhân dân coi như không liên quan tới mình.

CHÙM ẢNH PHÁI ĐẸP TÈ ĐƯỜNG

CHÙM ẢNH PHÁI ĐẸP TÈ ĐƯỜNG
Cái thằng chụp ảnh vô duyên
Làm em đỏ mặt, thật phiền lắm thay
Phố đông thì mặc phố đông
Còn hơn nó chảy ướt mông ướt quần

Bàn giao xong 5.000 tấn gạo viện trợ cho Triều Tiên

Hoàn thành bàn giao 5.000 tấn gạo viện trợ cho Triều Tiên
01/07/2019 Thời Báo Tài Chính (TBTCO) - Tổng cục Dự trữ Nhà nước (DTNN) cho biết, đơn vị đã hoàn thành bàn giao 5.000 tấn gạo viện trợ cho Triều Tiên, theo đúng các quy định, đảm bảo về số lượng và chất lượng. Việc vận chuyển, bàn giao 5.000 tấn gạo của Việt Nam cho Triều Tiên lần này đúng thời điểm Triều Tiên hứng chịu đợt hạn hán nghiêm trọng, nhân dân Triều Tiên đang gặp rất nhiều khó khăn về lương thực. Số lượng 5.000 tấn gạo lần này của Việt Nam sẽ góp phần khẳng định, củng cố tình hữu nghị, chia sẻ khó khăn giữa hai đảng, nhà nước và hai dân tộc.

Ông Đỗ Việt Đức - Tổng cục trưởng Tổng cục DTNN trao tượng trưng 5.000 tấn gạo cho ông Pak Sang Gil - đại diện lâm thời Đại sứ quán Triều Tiên tại Việt Nam.

Mỹ "vô hiệu hóa" được mối đe dọa từ Bắc Hàn?

Triều Tiên đang gặp rất nhiều khó khăn về lương thực. Báo VN đã đưa tin đến ngày 18/6/2019, Tổng cục Dự trữ Nhà nước đã hoàn thành việc bàn giao đủ số lượng, đảm bảo chất lượng 5.000 tấn gạo từ nguồn dự trữ quốc gia cho các cơ quan liên quan của Triều Tiên tại cảng Nampo, Triều Tiên, để kịp thời giúp nhân dân Triều Tiên khắc phục hậu quả thiên tai.
Mỹ "vô hiệu hóa" được mối đe dọa từ Bắc Hàn?
Mỹ chưa cần gấp gáp giải quyết rốt ráo xong vấn đề Bắc Hàn vì Nhựt, Nam Hàn (và có thể kể cả Trung Cộng) đều sợ Bắc Hàn có hỏa tiễn tầm trung mang đầu đạn nguyên tử có thể bắn tới 2 quốc gia này. Thành ra cả Nhựt & Nam Hàn bắt buộc phải mua võ khí tối tân của Mỹ trong thời gian qua và sắp tới lên cả hàng trăm tỷ Mỹ kim. Cuối cùng nhờ vậy, Mỹ càng có lý do đóng quân và lập căn cứ quân sự tại Nam Hàn và Nhựt để kiềm chế được Trung Cộng. Rõ ràng Bắc Hàn đang ở thế hạ phong với tình trạng dân chúng chết đói và như vậy rất nguy hiểm cho "ngai vàng" của CT Kim Chánh Ân. Cho nên chánh phủ TT Trump rất có thể sẽ cố ý trì hoãn cho đến ngày gần bầu cử Tổng Thống vào gần cuối năm 2020 để tạo cơ hội hữu hiệu "kiếm phiếu" và thu phục nhân tâm.
I/ Gặp gỡ lần thứ 3: Rất bất ngờ và khác thường
Vâng, cuộc gặp gỡ lần thứ 3 này vào ngày 29/06/2019 quả thực rất bất ngờ không ai có thể tưởng tượng nổi. Chỉ trước đó một ngày TT Trump đã bất thần gửi ra "tín hiệu" trên truyền thông Twitter trong khi đang dự Hội nghị Thượng đỉnh G20 ở Nhựt là mong muốn gặp Chủ Tịch Bắc Hàn Kim Chánh Ân (Kim Jong-Un) tại vùng phi quân sự Bàn Môn Điếm. Mục đích chỉ vỏn vẹn là bắt tay nhau và nói "chào hello" thôi (1).
Thú thực lời mời cũng khác thường chưa hề xảy ra trong lịch sử ngoại giao, bởi vì không qua một công văn như thường lệ và thời gian quá cấp bách cho một cuộc họp mặt có tính cách "thượng đỉnh".

Hội “LON” Đức Thọ có thể kiện COCA COLA !

Hội “LON” ĐỨC THỌ có thể kiện COCA COLA !
Chủ tịch (tự phong) Hội Lon Đức Thọ - Hà Tĩnh “cảm ơn” Cục Văn hoá cơ sở, Bộ VH, TT &DL đã xử phạt Coca Cola 25 triệu đồng vì dùng từ ngữ quảng cáo “Mở lon Việt Nam” là thiếu rõ ràng, vi phạm thuần phong mỹ tục. Quyết định của Bộ VHTT&Dl là đúng, dùng từ ngữ tuỳ nơi tuỳ lúc;không phải mọi nơi mọi lúc đều đồng nghĩa như nhau, hiểu như nhau. Từ kết luận và xử phạt này, Hội Lon Đức Thọ có thể kiện Coca Cola về vi phạm bản quyền, thương hiệu sản phẩm và đòi kiểm tra sản phẩm “Lon Đức Thọ”.


Trước khi khởi kiện, Chủ tịch Hội Lon Đức Thọ cũng đã nghiên cứu tương đối nhiều chiều, kể cả nói ngọng từ lon sang non; từ lon, vại, ché, chum, chai, be, lọ; rồi đến lòn, lôn, con bướm, hĩm, mẹt; hoặc quân hàm bảo vệ có nơi cũng gọi là lon bảo vệ;...Nói chung là từ tây đến ta, Chủ tịch Hội Lon nghiên cứu đầy đủ. Hát chèo của ta “ i... hi...hi...í...ì “ rất hay, nhưng dân Lào bảo ta hát bậy; tiếng Nga phiên âm đọc “Sờ - Lôn” là con voi, nhưng trò hỏi cô giáo “Tiếng Nga sờ lôn là gì?” có thể bị cô giáo trừng phạt.

Vì sao xe buýt vắng hành khách?

Tôi rất mong được sử dụng xe buýt nhưng còn quá ít tuyết buýt chạy qua khu đô thị Đoàn ngoại giao Hà Nội.
Vì sao xe buýt vắng hành khách?
SGGP Thứ Hai, 1/7/2019 Thu hút người dân - hành khách đến với xe buýt luôn là mục tiêu trong hoạt động vận tải hành khách công cộng (VTHKCC) bằng xe buýt trên địa bàn TPHCM. Thế nhưng, vì sao số lượng hành khách đến với xe buýt ngày càng sụt giảm? Ông Trần Chí Trung, Giám đốc TTQLGTCC, cho biết có nhiều nguyên nhân dẫn tới sự sụt giảm hành khách trên các tuyến xe buýt có trợ giá. Một trong những nguyên nhân đó là so với cùng kỳ năm 2018, số lượng tuyến xe buýt có trợ giá đã giảm đi 5 tuyến.
Hành khách đi xe buýt tuyến 152. Ảnh: THÀNH TRÍ
Bài toán đau đầu
Theo số liệu thống kê mới nhất từ Trung tâm Quản lý giao thông công cộng (TTQLGTCC) thuộc Sở Giao thông Vận tải TPHCM, trong 6 tháng đầu năm nay, khối lượng VTHKCC thực hiện được hơn 303 triệu lượt hành khách, tăng 2,7% so với cùng kỳ năm 2018 và đạt 46,3% kế hoạch năm 2019. Tuy nhiên, mức tăng này đã bao gồm các loại hình VTHKCC khác như buýt đường sông, taxi và các loại hình gọi xe công nghệ, vốn bùng nổ mạnh trong thời gian qua.

PHE DÂN CHỦ LỒNG LỘN SAU "KỲ TÍCH DMZ"

Tổng GDP của Triều Tiên là 40 tỷ USD (theo tỷ giá PPP) hay 25 tỷ USD (theo tỷ giá thị trường). GDP bình quân đầu người là 1.800 USD/năm (PPP) hay 1.800 USD/năm (tỷ giá thị trường), xếp gần bét bảng thế giới. Tài sản của 25 triệu dân Triều Tiên chỉ bằng một nửa tài sản người giàu nhất nước Mỹ. Nhưng nhờ có vũ khí hạt nhân, Triều Tiên đã làm Tổng thống Mỹ trên máy bay từ Nhật sang Hàn Quốc đã phải tweets trên twitter hẹn gặp nhà độc tài Triều Tiên. Thế rồi lại còn hồi hộp không biết "Chủ tịch Kim" có giữ đúng hẹn không? Nếu Chủ tịch không đến thì thật là tẽn tò cho tổng thống Mỹ. Kết quả chờ hơn 80 phút mới được gặp và báo chí thi nhau gọi là: CUỘC GẶP GỠ LỊCH SỬ. Giả sử bố con nhà Kim không làm giàu uranium và thử tên lửa thì gã nhà giàu - Tổng thốngMỹ - chỉ nhìn chú Ủn bằng nửa con mắt. Vậy nhưng nhờ có Ủn mà D. Trumg càng thêm uy tín.
PHE DÂN CHỦ LỒNG LỘN SAU "KỲ TÍCH DMZ"
Trước màn trình chiếu "siêu thực" tại khu phi quân sự DMZ của hai diễn viên chánh Donald Trump - Kim Jong Un vừa rồi, Tập Cận Bình thì giấu hận vào trong còn phe Dân chủ Mỹ thì bong ra ngoài vì cục tức bị kích thích dữ dội. Sở dĩ phe Dân chủ tức trào đờm trước những bước chân ĐẠI SĨ của Donald Trump trên đất Bắc Hàn không phải vì ông Trump đã làm được cái việc mà hơn nửa thế kỉ nay chưa có vị tổng thống nào của nước Mỹ làm được mà phe Dân chủ nổ tung cục tức là vì Kim Jong Un đã công khai ra mặt hỗ trợ tổng thống Donald Trump đè bẹp các ứng viên Dân tiến trước mùa bầu cử tổng thống Mỹ năm 2020 tới.
Việc Kim Jong Un ngứa miệng mắng Joe Biden là "kẻ ngốc có chỉ số IQ thấp" vào ngày 22/5/2019 đã làm cho cục tức của phe Dân chủ và Tập Cận Bình bị bơm căng vì cựu phó tổng thống Joe Biden và cựu tổng thống Obama là bạn thân của Tập Cận Bình nhưng Kim Jong Un đã mắng Joe Biden thì có khác gì đã phun nước miếng vô mặt phe Dân chủ và cá nhơn Tập Cận Bình?

Người miền Nam

'Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng'. Quyền lực tuyệt đối đã làm tha hóa, đã làm một số người Nam đánh mất bản chất con người. Mình thích đoạn này: "tôi vẫn tin một điều, những gì đã là thuần phong mỹ tục thì vẫn sẽ trường tồn. Những con người “xấu xí” kia chỉ là một phần nhỏ trong hàng triệu những con người miền Nam. Nhưng buồn thay, họ lại là những người… có quyền lực sinh sát."
Người miền Nam
Trúc Mai (VNTB) – 44 năm trước là cuộc chiến huynh đệ tương tàn, còn bây giờ người miền Nam đang gây biết bao oán thán, biết bao tội nghiệt cho chính người Nam bộ… Trạm BOT gây bức xúc cho người dân. Mình lấy máy ra chụp hình, mấy nhân viên ở trạm còn thách thức ‘có ngon kêu nhà báo xuống đi, cũng chẳng làm gì được đâu’ (!?). Mình tự hỏi không biết có ai chống lưng cho họ hay không mà dám phách lối đến như thế?”. Ông Bằng, một tài xế kể. Các ông bà chủ trạm BOT ở miền Nam, phần đông là người đến từ miền Bắc, nhưng mấy nhân viên có mòi dựa hơi chủ rồi lên mặt thách thức với dân chúng, buồn là họ đều ‘giọng miền Nam’. Nguyên nhân từ đâu mà những “người miền Nam” ấy lại đánh mất những giá trị nhân bản làm nên tính cách dân Nam bộ, để rồi trở thành xấu xí như vậy?
Nụ cười miền Tây Nam bộ
Hồi còn con nít, tôi thường được nghe ông bà, cha mẹ nói rằng người miền Nam nhân từ, thẳng thắn, tôn trọng chữ lễ, cái nghĩa lắm. Tiếng dạ, thưa, cảm ơn, xin lỗi luôn sẵn khi cần. Người miền Nam nhân từ, thật thà, một khi họ đã quý mến ai rồi thì họ coi như người trong nhà. Luôn sẵn sàng giúp đỡ người khó khăn.
Những con người “mang gươm đi mở cõi”, chốn rừng thiêng luôn đầy rẫy những hiểm nguy, những con người miền Nam đoàn kết, tương trợ lẫn nhau vượt qua. Ngẫm lại, đó có lẽ là khí phách, hồn vía của miền Nam.

SỢ

SỢ
FB Dương Hoài Linh - Bao nhiêu hệ lụy xảy ra trên khắp nước Việt hôm nay cũng xuất phát từ một chữ sợ. Không một chính quyền nào có thể dùng công an để giam giữ được 95 triệu dân Việt. Chính nỗi sợ hãi bị quyền lực trừng phạt đã nhốt 95 triệu người này lại trong một nhà tù vô hình. Họ ở tù chính ngay trong ngôi nhà của họ. Chỉ có người dân Hồng Kông là đã thoát ra khỏi cái nhà tù mang tên... sợ hãi. Họ đang quay lại nhốt chính quyền vào trong cái nhà tù đó. Giờ đây chính quyền Hồng Kông đang sợ hãi là sẽ đánh mất quyền lực.
Đa phần là sợ không có gạo ăn, đói.
Cán bộ công nhân viên thì sợ bị cho thôi việc, sợ không có lương hưu.
Nông dân thì sợ bị cướp đất, không có ruộng cày.
Công nhân sợ thất nghiệp.
Người buôn bán sợ thuế má tăng, hàng họ ế ẩm.
Giáo viên sợ đồng lương không đủ sống.
Công an sợ cấp trên quở phạt vì không làm tròn nhiệm vụ.
Cao nhất ngoài sợ đói khổ người dân Việt Nam còn sợ nhà tù, sợ bị giam cầm,bị tước đoạt tự do, sợ bị tra tấn và sợ chết.
Chính những nỗi sợ này đã đánh bạt những nỗi sợ khác xa hơn. Đó là ung thư, TNGT, giết mổ nội tạng, diệt chủng...