Thứ Bảy, 8 tháng 6, 2019

Nga - Trung thống nhất “tẩy chay” USD

Xem hai ông này tẩy chay được bao lâu, dù chỉ là trong thương mại song phương. TQ còn vài nghìn tỷ USD dự trữ, liệu có mang ra ném xuống biển không ?
Nga - Trung thống nhất “tẩy chay” USD
06/06/2019 (NLĐO) – Nga và Trung Quốc đã thống nhất sử dụng nội tệ của 2 nước (đồng ruble và nhân dân tệ) để thay cho USD trong các hoạt động thương mại song phương. Đây là một trong những thỏa thuận đáng chú ý mà Tổng thống Vladimir Putin đạt được cùng Chủ tịch Tập Cận Bình trong chuyến viếng thăm Nga chính thức của nhà lãnh đạo Trung Quốc hôm 5-6.
Nga và Trung Quốc nhất trí sử dụng đồng ruble và nhân dân tệ trong hoạt động thương mại song phương. Ảnh RT. 
"Nga và Trung Quốc dự định thúc đẩy việc thực hiện các thỏa thuận liên quan đến tiền tệ quốc gia" – Tổng thống Putin chia sẻ sau khi tiếp đón Chủ tịch Tập Cận Bình. Ông chủ Điện Kremlin còn cho biết thêm hai nước đã ký cam kết liên chính phủ về việc mở rộng việc dùng đồng ruble và nhân dân tệ trong các hoạt động tài chính song phương. Theo bản thảo cam kết được công bố trước đó cùng ngày, Moscow và Bắc Kinh sẽ hợp tác để phát triển các hệ thống thanh toán quốc gia, cũng như hỗ trợ thanh toán xuyên quốc gia bằng đồng ruble, nhân dân tệ và những đơn vị tiền tệ khác.

Đường dây sản xuất bao cao su giả 6 tỷ ở Sài Gòn

Dã man, khốn nạn ngoài sức tưởng tượng khi sản xuất bao cao su giả, xăng giả...
Đường dây sản xuất bao cao su giả trị giá 6 tỷ ở Sài Gòn
07/06/2019  Số tang vật bao cao su giả, gel bôi trơn giả bị Công an thu giữ có giá trị ước tính lên đến 6 tỷ đồng. Công an TP.HCM vừa tống đạt các quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can, thi hành lệnh bắt tạm giam đối với 4 đối tượng gồm: Trương Chí Thành (ngụ Q.Gò Vấp), Phạm Thanh Truyền (ngụ Q.Bình Tân), Đăng Lê Duy và Trần Xuân Nam (cùng ngụ Q.12) về hành vi “sản xuất, buôn bán hàng giả”. Đường dây hàng giả do đối tượng Thành cầm đầu đã sản xuất mặt hàng là bao cao su, gel bôi trơn giả rồi bán ra thị trường.

Bao cao su giả 
Theo thông tin ban đầu, qua quá trình điều tra, theo dõi, chiều 29/5 lực lượng phối hợp thuộc Phòng CSĐT về tội phạm kinh tế và chức vụ - Công an TP.HCM phối hợp cùng Cục CSĐT tội phạm về kinh tế và chức vụ - Bộ Công an ập vào kiểm tra nhiều địa điểm ở một số quận, huyện tại TP.HCM. Cơ quan Công an bắt quả tang các địa điểm này đang có hoạt động sản xuất, trữ hàng hoá là bao cao su, gel bôi trơn được làm giả với quy mô lớn.

Vụ Lý Hiển Long: SUY NGHĨ LAN MAN

Câu này vui: Truyền thuyết kể lại rằng, khi thượng đế ban ánh sáng tri thức xuống thế giới loài người, loài Việt cộng liền đưa mũ cối lên đội).
Vụ Lý Hiển Long: SUY NGHĨ LAN MAN 
FB Bùi Văn Thuận - Thủ tướng nước người ta (Sing, Cam) lên Facebook chém gió và đưa ra quan điểm chính trị, nhìn nhận, đánh giá về lịch sử, hiện tại và tương lai ầm ầm. Tổng thống Mỹ D. Trump, mỗi ngày làm vài tweet trên Twitter, cả chuyện kinh thiên động địa, đại sự quốc gia, vừa là những cảm xúc "trẻ trâu" nhất thời như một con người bình thường.
Hàng ngàn con bò Việt đã, đang húc điên cuồng 
trên tường Facebook cá nhân ông Lý Hiển Long
Cả Thủ tướng Sing, Cam cả TT Mỹ đều để "tường" ở chế độ công khai, còm tự do thoải mái. Đây chính là lý lo đàn bò đến từ Việt Nam vào trang Facebook cá nhân của Thủ tướng Lý Hiển Long để làm loạn và "nâng cao vị thế của Việt Nam", bảo vệ quan điểm của đảng nhà nước các kiểu. Sự hung hãn và vô học của đàn bò quốc tịch Việt không làm ông Lý Hiển Long chặn còm hay block ai cả. Thoải mái đi!

Ôi Việt Nam xứ sở anh hùng và vô địch

ÔI VIỆT NAM XỨ SỞ ANH HÙNG
FB Chu Mộng Long - Nhiều cựu binh Việt Nam từng bỏ tuổi thanh xuân ở chiến trường K cực lực phản đối Lý Hiển Long khi ông này nói "Việt Nam xâm lược" là có thể chia sẻ được. Nhưng trong hàng vạn người phản đối, chửi rủa Lý Hiển Long, tôi thấy có vô số kẻ trong thời điểm lịch sử ấy chui rúc dưới gầm giường. Thật là những anh hùng nhất khoảnh!
Họ ầm ĩ đòi Lý Hiển Long phải chính thức cúi đầu xin lỗi nhân dân Việt Nam. Có không ít người đòi tẩy chay, cắt đứt quan hệ ngoại giao với Singapore. Nghe chừng những người này có thể hùng hổ mang đại binh tấn công Singapore bất cứ lúc nào nếu Lý Hiển Long vẫn ngoan cố không chịu xin lỗi?

Chiến tranh TM Mỹ - Trung: Công nghệ là chìa khóa

Nội lực thực sự không phải đến từ quy mô GDP hay những thứ tương tự, mà là một nền khoa học công nghệ tự chủ và vững chắc. Đây là điều tất cả các nhà lãnh đạo chính phủ VN từ sau Thủ tướng Phạm Văn Đồng đến nay đều không hiểu. Các Thủ tướng đời sau chỉ nghĩ đến mỗi từ "tăng trưởng", tức là chỉ nghĩ tới tăng quy mô GDP bất chấp mọi hậu quả. Mình nhớ cuối năm 1984, mình được giao dịch bài "Cách mạng văn hóa trong tin học - La Revolution Culturelle dans l'Informatique" trên tờ L'Express của Pháp, để cung cấp cho các đồng chí lãnh đạo Trung ương đọc. Bạn Nguyễn Thanh Thủy đã giúp tôi dịch một số trang, bạn Thủy rất thông minh và rất giỏi, dịch rất hay. Bài báo dài khoảng 20 trang đánh máy. Tôi nhớ mãi câu kết: "Cuộc cách mạng tin học đã thực sự bắt đầu. Chỉ có những Thủ tướng Chính phủ nào hiểu được điều đó, đất nước mới có cơ hội phát triển trong tương lai". Thủ tướng Phạm Văn Đồng đã đọc nguyên bản tiếng Pháp, nhưng khi đồng chí Việt Phương đưa Thủ tướng bản dịch tiếng Việt, Thủ tướng đã đọc lại và gạch đỏ dưới câu kết này, cho thấy Thủ tướng rất coi trọng. Có lẽ trong số tất cả các đời Thủ tướng VN, chỉ có Thủ tướng Phạm Văn Đồng quan tâm và đồng cảm với giới trí thức, nhấn mạnh vai trò của tiến bộ công nghệ và trình độ, năng lực quản lý của các cá nhân lãnh đạo,... Tiếc thay do lực bất tòng tâm nên Bác hiểu nhưng cũng không thể làm được gì cho đất nước. Chính vì vậy mà tôi rất thương và kính trọng Bác. Tôi không bao giờ quên cách nói chuyện lôi cuốn và tiếng cười sảng khoái của Bác khi anh em, bác cháu đồng cảm với nhau. Bài báo đó đây:
Chiến tranh thương mại Mỹ - Trung: Công nghệ là chìa khóa
05/06/2019 Công nghệ đang là trọng tâm chính trong cuộc chiến thương mại Mỹ Trung. Và Trung Quốc, vốn còn phụ thuộc nặng nề vào công nghệ nước ngoài, đặc biệt là Mỹ, dần bộc lộ nhiều yếu điểm khó bù đắp trong một sớm một chiều. Đòn đánh của Mỹ đối với Trung Quốc thông qua lệnh cấm dành cho Huawei là một lời nhắc nhở tuyệt vời về sức mạnh mềm của Mỹ, và đồng thời nó cũng chỉ ra lỗ hổng “chết người” của Trung Quốc, vẫn đang trong giấc mộng về vị trí cường quốc công nghệ số một thế giới: Trung Quốc vẫn chưa thể “tự sản tự cung” những công nghệ trọng yếu. Dường như còn chặng đường rất xa để Trung Quốc thực sự trở thành thế lực công nghệ dẫn đầu thế giới. Không chỉ là do xuất phát điểm muộn hơn, nguyên nhân trọng yếu hơn là Trung Quốc mới chỉ đang ứng dụng công nghệ thay vì nghiên cứu từ đầu.

Huawei bị cấm sử dụng các sản phẩm và dịch vụ 
từ các công ty của Mỹ như Google. Nguồn: trak.in
Cách ly Huawei
Sau nhiều điều tiếng về gián điệp an ninh và thương mại, ngày 15/5 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chính thức ký sắc lệnh cấm các công ty Mỹ sử dụng thiết bị viễn thông có nguồn gốc từ doanh nghiệp nước ngoài có “nguy cơ rủi ro đối với an ninh quốc gia”. Lệnh cấm không có tên, nhưng mục tiêu của nó là nhắm đến Huawei, tập đoàn công nghệ lớn nhất Trung Quốc, hiện đang dẫn đầu thế giới về cung cấp viễn thông và thứ 2 về sản xuất điện thoại thông minh.

Chúng ta hiểu gì về TQ? Có lẽ không nhiều!

Việt Nam là một trong số những quốc gia trong Đông Nam Á được Trung Quốc quan tâm đặc biệt vì trong tâm trí người TQ, TQ luôn coi VN là một phần lãnh thổ không thể tách rời của TQ. Không những thế, khi tôi học và sống ở Mỹ và Châu Âu, nhiều người dân ở đó, kể cả Hoa Kiều, cũng nghĩ VN là một tỉnh của TQ.
Chúng ta hiểu gì về Trung Quốc? Có lẽ là không nhiều lắm!
Ấn phẩm duy nhất có tính hàn lâm về nghiên cứu Trung Quốc hiện nay là Tạp chí Nghiên cứu Trung Quốc cũng có nhiều công bố dựa vào nguồn tư liệu cấp hai, thậm chí là công bố các vấn đề về Trung Quốc “thông qua con mắt của người Trung Quốc”. Bill Hayton thì cho rằng ông không thể phỏng vấn người Việt Nam ở trong nước về vấn đề chính trị khu vực, một phần lớn là do họ luôn đề nghị giấu tên và không thể nói một cách tự do và độc lập như các học giả nước ngoài. Jonathan London thì cho rằng, những nghiên cứu phản biện Trung Quốc dễ bị coi là “nhạy cảm”. Ông lấy ví dụ, những nghiên cứu so sánh những hành động của Trung Quốc hiện nay với những động thái của các quốc gia được cho là bành trướng sức mạnh đế quốc trong lịch sử sẽ bị kiểm duyệt ở Việt Nam, điều mà không nhà nghiên cứu nghiêm túc nào có thể chấp nhận.

Xe tải nối nhau chở nông sản qua cửa 
khẩu sang Trung Quốc. Ảnh: Dân Việt. 
Vào năm 2012, tình trạng cấm biên ở cửa khẩu quốc tế Móng Cái diễn ra từ tháng 3 đến tháng 10, chưa bao giờ lâu đến như vậy1. Hàng ngàn container, phần lớn là hàng đông lạnh bị ách lại tại đây. Các cơ quan chức năng tìm mọi cách để đưa hàng hóa sang các lối cửa khẩu khác, nhưng chỉ giải quyết được 1/30 số hàng đang lưu kho. Ngoài ra toàn bộ các dịch vụ lo giấy tờ xuất nhập khẩu ở Móng Cái – nguồn sinh kế của nhiều người dân ở thành phố này bị đình trệ.

Singapore giải thích ông Lý Hiển Long nói đúng

Tôi là người VN nhưng ủng hộ quan điểm của Singapore. VN nên im mồm đi thì hơn, càng nói dư luận càng bới lại lịch sử, càng thấy VN thối hoắc, càng nhục. Người VN đã nhục nhã trước thế giới quá rồi. Câu này hay: "Không thể xem ổn định và thịnh vượng trong vùng, và đoàn kết Asean là điều nghiễm nhiên mà có". Chính nhờ có đấu tranh của quốc tế và sự sụp đổ của khối Sô Viết mà VN mới có đổi mới từ năm 1989-1990, dù chỉ là đổi mới nửa vời (chỉ đổi mới một phần kinh tế, hoàn toàn không đổi mới chính trị). Câu này cũng hay, liên quan tới việc TQ năm 2015 ban hành luật cho phép đưa quân đội tấn công nước ngoài để bảo vệ quyền lợi của TQ: "Việc xâm lược một nước nhỏ của một láng giềng lớn hơn, lật đổ một chính phủ hợp pháp bằng thế lực bên ngoài, và áp đặt bộ máy ủy nhiệm bởi một ngoại bang đã là thách thức trực tiếp cho căn bản chính sách ngoại giao của chúng ta". 
Tranh cãi Lý Hiển Long: Singapore đưa ra quan điểm chính thức
7 tháng 6 2019 - "Việc xâm lược một nước nhỏ của một láng giềng lớn hơn, lật đổ một chính phủ hợp pháp bằng thế lực bên ngoài, và áp đặt bộ máy ủy nhiệm bởi một ngoại bang đã là thách thức trực tiếp cho căn bản chính sách ngoại giao của chúng ta". "Không thể xem ổn định và thịnh vượng trong vùng, và đoàn kết Asean là điều nghiễm nhiên mà có. Bất an địa chính trị hiện nay lại càng khiến Asean phải duy trì đoàn kết, thống nhất, và tăng cường hợp tác."

Thủ tướng Hun Sen đón tiếp Thủ tướng 
Lý Hiển Long ở Phnom Penh năm 2005
Bộ Ngoại giao Singapore cuối ngày 7/6 ra tuyên bố dài giải thích quan điểm chính thức sau khi Campuchia và Việt Nam phản đối Thủ tướng Lý Hiển Long. Thông cáo nói: "Singapore rất coi trọng quan hệ với Campuchia và Việt Nam. Bất chấp khác biệt trong quá khứ, chúng tôi đã luôn đối xử với nhau với sự tôn trọng và bằng hữu. Quan hệ song phương đã tăng trong nhiều lĩnh vực, và chúng tôi hợp tác với các nước Đông Nam Á khác để xây dựng Asean thống nhất và đoàn kết. Đó là bối cảnh trong lá thư chia buồn cũng như diễn văn Đối thoại Shangri-La của Thủ tướng Lý.

Thứ Sáu, 7 tháng 6, 2019

Toàn cảnh Phiên Tòa Nguyễn Quang Tuy 7/6/2019

Toàn Cảnh Phiên Tòa Nguyễn Quang Tuy 7 6 2019

Nhiều tài xế về NA ủng hộ lái xe Nguyễn Quang Tuy

Nhiều tài xế kéo về Nghệ An ủng hộ ông Nguyễn Quang Tuy
June 3, 2019 NGHỆ AN, Việt Nam (NV) – Hôm 3 Tháng Sáu, khoảng 30 tài xế từ ba miền Bắc, Trung, Nam được ghi nhận kéo về dự phiên tòa xử ông Nguyễn Quang Tuy với cáo buộc “Chống người thi hành công vụ.” Ông Tuy, một tài xế, bị Cơ Quan Cảnh Sát Điều Tra Công An huyện Hưng Nguyên khởi tố và bắt tạm giam hồi Tháng Hai, 2019, vì phản đối trạm BOT Bến Thủy 2. Các anh em tài xế Hà Nội, Nam Định, Thái Bình, lái xe xuyên đêm mới tới. Riêng các anh em ở Khánh Hòa, phải lái mất hai ngày. Những anh em ở Long An, Kiên Giang, Vĩnh Long, Sài Gòn thì đi bằng máy bay… Tất cả đều biết rằng án đã có sẵn, chỉ là có mặt để anh Tuy vững lòng.
Ông Nguyễn Quang Tuy, bên phải. (Hình: Tuổi Trẻ)
Thời điểm đó, báo Nghệ An mô tả: “Khi đi qua một số trạm thu phí BOT, Nguyễn Quang Tuy và một số đối tượng trên đã có hành vi cố tình chây ỳ, kéo dài thời gian trả phí đường bộ, gây ùn tắc giao thông; đồng thời, quay clip phát trực tiếp trên mạng xã hội để kích động người dân, gây phức tạp về an ninh trật tự. Tại trạm BOT Bến Thủy 2, Nguyễn Quang Tuy đã điều khiển xe ô tô luồn lách qua barie phía trước (barie đang đóng) và đâm vào dải phân cách mềm, sau đó chạy qua trạm, tiếp tục điều khiển xe đi hướng ra Bắc.”

Xử Nguyễn Quang Tuy: Tòa bẩn bảo vệ BOT bẩn

Tòa bẩn bảo vệ BOT bẩn
Trương Châu Hữu Danh 7-6-2019 - Thứ Hai vừa rồi, hàng chục anh em tài xế khắp cả nước đã về Tòa án nhân dân huyện Hưng Nguyên, Nghệ An, để dự phiên xét xử anh Nguyễn Quang Tuy – một tài xế chống BOT bẩn và bị Nghệ An gài để vu tội chống người thi hành công vụ. Xét xử công khai nhưng… bạn bè anh Tuy không được vào. Tòa này còn lầy đến mức cho 3 nhân viên BOT – là những người không biết chuyện gì đã xảy ra trong sân công an huyện Hưng Nguyên làm “nhân chứng”. Còn những người đi cùng anh Tuy, chứng kiến rõ ràng đám Dũng béo và nhóm bịt khẩu trang khủng bố tinh thần anh Tuy, thì phải đứng ngoài cổng, không được vào.
Image result for Nguyá»…n Quang Tuy
Nguyễn Quang Tuy – tài xế chống BOT bẩn
Bựa hơn, tòa còn cho hoãn khi một nhân viên BOT than “mệt” để dời phiên tòa đến nay. Hàng chục tài xế và 3 luật sư (SG, HN) phải đi về. Hôm nay, thì tòa xử công khai, nhưng lại… chốt cổng, không cho nhân chứng thực sự và bạn bè anh Tuy vào xem xét xử. Họ sợ gì? Sợ dân biết hay chỉ là cách ứng xử bẩn bựa vốn đã là thương hiệu?

40 năm hậu Khmer Đỏ: Dân Cam nghĩ gì về VN?

40 năm hậu Khmer Đỏ: Dân Campuchia nghĩ gì về Việt Nam?
Đỗ Ngọc Thảo, gửi cho BBC từ Phnom Penh, 15 tháng 1 2019
Ngày 7/1 hàng năm được kỷ niệm là ngày Toàn thắng nhân ngày Campuchia giải phóng khỏi chế độ Khmer đỏ. Và năm nay, Thủ tướng Samdech Hunsen đã có bài phát biểu dài, nhấn mạnh: "Đây là ngày sinh thứ hai của đất nước." Tuy nhiên, với nhiều người dân Campuchia, ngày 7/1/1979 cũng là ngày đánh dấu "kỷ nguyên lệ thuộc của Campuchia vào người Việt". "Bất kể Việt Nam làm gì ở Campuchia, họ đều không được lòng dân". Với nhiều người Campuchia, 10 năm Việt Nam đóng quân tại Campuchia là khoảng thời gian Việt Nam "xâm lấn" Campuchia với tham vọng bá chủ Đông Dương. "Giống như nhà hàng xóm của bạn bị dột. Bạn sang giúp, giúp xong rồi về chứ chớ ở lại lâu quá thì…," một người dân Campuchia nói.
Người dân Campuchia vẫy tay chào binh lính Việt Nam rời Campuchia vào tháng 9/1989, kết thúc 11 năm Việt Nam đóng quân ở đất nước này.

Lật đổ Pol Pot: Việt Nam khó thuyết phục quốc tế?

Có thể hiểu được tại sao Lý Hiển Long và các quan chức cấp cao khác (kể cả Chủ tịch Quốc hội) của Singapore thống nhất coi VN là kẻ xâm lược Campuchia qua đoạn sau: Singapore phát biểu: "Không nước nào có quyền lật đổ chính phủ Campuchia Dân Chủ, dù chính phủ này có đối xử tàn tệ nhân dân thế nào. Đi ngược nguyên tắc này có nghĩa là thừa nhận chính phủ nước ngoài lại có quyền can thiệp và lật đổ chính phủ nước khác." Singapore nói thêm họ lo ngại Việt Nam đe dọa an ninh của Singapore và an ninh khu vực. Người Việt cần nhận thức đúng lịch sử và giáo dục cho nhau biết để không lặp lại các sai lầm quá khứ.
Lật đổ Pol Pot: Khó khăn khi Việt Nam thuyết phục quốc tế?
6 tháng 6 2019 - Liệu Việt Nam có thể làm gì khác để thuyết phục quốc tế không cô lập, sau khi lật đổ chính quyền Pol Pot năm 1979? Khi nhìn lại, một số học giả đã chỉ ra luận cứ yếu ớt của Việt Nam tại Liên Hiệp Quốc (LHQ) sau biến cố. Nhưng mặt khác, trong bối cảnh tranh đấu Chiến tranh Lạnh, phải chăng dù Việt Nam có làm gì, cũng không thể thay đổi phản ứng quốc tế? Việt Nam đưa quân đánh sang Campuchia vào dịp Giáng sinh 1978, nhanh chóng đánh bại quân của Pol Pot. Pol Pot bỏ chạy khỏi thủ đô Phnom Penh ngày 7/1/1979. Ngoại trưởng của Pol Pot, Ieng Sary, đòi Hội đồng Bảo an LHQ họp khẩn cấp để lên án Việt Nam.
Khieu Samphan (giữa), Phó Chủ tịch Chính quyền Liên minh của Kampuchea Dân chủ và Ieng Sary (phải), Bộ trưởng Ngoại giao, ăn mặc đẹp để ra đón phái đoàn Trung Quốc ở căn cứ Dong Rek của Khmer Đỏ năm 1985. Ieng Sary, tên là Kim Trang, sinh ra ở Châu Thành, Trà Vinh trong gia đình cha là người Khmer, mẹ người Việt gốc Hoa.

Những BOT bẩn điển hình

Những BOT bẩn điển hình
bot_2019

BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ bị yêu cầu dừng thu phí

Trạm BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ bị yêu cầu dừng thu phí
RFA 2019-06-06 Tổng Cục đường bộ Việt Nam vừa có văn bản yêu cầu nhà đầu tư trạm thu phí BOT cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ dừng việc thu phí bắt đầu từ ngày 10/6. Truyền thông trong nước loan 6/6 dẫn lời ông Nguyễn Văn Huyện, Tổng Cục đường trưởng tổng cục đường bộ Việt Nam xác nhận như vừa nêu. Năm 2017, sau khi cao tốc Pháp Vân – Cầu Giẽ mới chỉ sửa chữa, rải thảm mặt đường cũ, tương đương 30% vốn đầu tư của dự án, nhưng Bộ GTVT và Tài chính đã cho nhà đầu tư thu phí như đường mới. Điều này vấp phải sự phản đối của người dân.

Trạm thu phí BOT Pháp Vân - Cầu Giẽ.
Văn bản nêu rõ, kể từ đầu năm 2018 Tổng cục đường bộ Việt Nam đã thành lập Đoàn kiểm tra việc sao lưu dữ liệu thu phí tại các trạm thu phí BOT trên cả nước. Cuối năm 2018 tổng cục đường bộ yêu cầu nhà đầu tư BOT Pháp Vân – Cầu Giẽ thực hiện ngay việc sao lưu dữ liệu thu phí tại trạm thuộc dự án đầu tư nâng cấp tuyến đường Pháp Vân – Cầu Giẽ theo hình thứ BOT.

Đường sắt CL-HĐ bao giờ được vận hành?

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông chờ đến bao giờ được vận hành?
Hòa Ái, RFA 2019-06-05 Nhà báo Đào Mạnh Hùng nhấn mạnh: “Họ tính là mỗi ngày thu được 100 triệu. 100 triệu mà với cái giá cả mà mình mua của Trung Quốc và lãi suất hàng năm như vậy thì phải hơn 10 nghìn năm mình mới thu hồi được vốn. Tôi đã đọc một bài báo trên tờ báo viết của Đài truyền hình NHK của Nhật Bản thì họ viết rằng đây là một tuyến đường tai tiếng nhất thế giới, vừa chậm, vừa xấu và sợ còn không đảm bảo an toàn. Đây là dự án mà ‘ném lao thì phải theo lao’ mà thôi.” Đài RFA cũng nhận được rất nhiều chia sẻ của cư dân ở Hà Nội cho biết một khi dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông hoàn thành thì có lẽ họ chẳng những không sử dụng phương tiện giao thông này mà thậm chí sẽ tránh không đi vào những con đường nằm phía dưới đường ray xe lửa trên không vì lo ngại chất lượng của công trình do Trung Quốc xây dựng.

Dự án đường sắt Cát Linh-Hà Đông, do nhà thầu Trung Quốc thực hiện bị chậm tiến độ ít nhất đã 10 lần. Ảnh chụp màn hình dantri.com.vn

Hiếm và Tốt

Hiếm và Tốt
Một ông đại gia nhà giàu ở thành Hồ bị bệnh sắp chết, bác sĩ nói muốn sống thì phải thay nội tạng. Ông ta lập tức bay qua chợ đen nội tạng bên Trung Quốc. Đầu tiên, ông đại gia vào tiệm bán tim.Tại đây, tim các loại có đủ cả. Nào là: tim bác sĩ, tim nông dân, tim công nhân, tim luật sư, tim thầy giáo… nhưng mắc nhất trong cửa hàng là một trái tim của đảng viên cộng sản. Ông ta liền hỏi chủ tiệm:
- Sao tim này mắc dữ vậy, bộ nó tốt lắm hả?
- Cái này hổng phải nó tốt mà là nó hiếm.
- Sao hiếm?
- Ây dà, nị hông thấy sao? Cả triệu thằng đảng viên cộng sản mới có một thằng có tim đó chớ. Vậy là nó hiếm rồi. Hàng hiếm đó, mua đi.

Lý Hiển Long xúc phạm VN ? Nỗi đau Campuchia ?

Ông Lý Hiển Long thông minh, tài giỏi hơn hay lãnh đạo VN thông minh, tài giỏi hơn ? Câu này hay: "Xót thương, nhân ái, tình người là những khái niệm không có trong tự điển của các lãnh tụ CS. Nếu đồ tể Pol Pot không xua quân đánh phá vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam thì liệu CSVN có “tình nguyện” xua quân cứu dân tộc Campuchia không? Chắc chắn là không". Thế nên từ khi cuộc chiến xảy ra, tôi luôn luôn nghĩ và nói đây là cuộc phản kích tự vệ của VN. Chỉ tiếc sau khi phản kích xong, VN đã không rút ngay quân đội về nước. Khi ông Long viết nhận xét gây tranh cãi nhằm khẳng định cựu Thủ tướng Thái Prem Tinsulanona đã có công ngăn chặn sự bành trướng của CSVN, bảo vệ hòa bình, tự do cho các nước Đông Nam Á, trong đó có Thái Lan và Singapore. Cái nhìn của ông Lý Hiển Long cũng giống cái nhìn của cha ông là ông Lý Quang Diệu. Ông Lý Quang Diệu đã viết trong sách của ông ta là nhờ Mỹ ngăn chận CS ở miền Nam mà các nước Đông Nam Á có được hàng chục năm hưởng thái bình để xây dựng đất nước. Trên Youtube có một video clip chiếu lại cảnh ông Lý Quang Diệu trả lời phóng viên đài truyền hình Mỹ vào năm 1967, trong đó ông Lý Quang Diệu nói là một vị tướng Thái Lan nói với ông ta là Thái Lan đem quân qua Việt Nam để giúp Mỹ và VNCH chống Cộng sản là vì thà chống Cộng Sản tại miền Nam còn hơn là sau này phải chống Cộng Sản trên đất Thái Lan. Những điều trên cho thấy các ông Lý Quang Diệu, Lý Hiển Long và vị tướng Thái Lan kia có chung cái nhìn là sự bành trướng của CS là một mối đe dọa cho các nước Đông Nam Á, cần phải ngăn chặn sự bành trướng này càng sớm càng tốt.
TT LÝ HIỂN LONG XÚC PHẠM VIỆT NAM VÀ KHƠI LẠI NỖI ĐAU CAMPUCHIA?
FB Trần Trung Đạo - Chiếm trọn nước của người ta, thiết lập một chế độ bù nhìn để cai trị nhân dân nước đó và duy trì một đội quân trên 100 ngàn trong suốt hơn mười năm mà không phải xâm lăng thì là gì? Nếu đồ tể Pol Pot không xua quân đánh phá vùng biên giới Tây Nam của Việt Nam thì liệu CSVN có “tình nguyện” xua quân cứu dân tộc Campuchia không? Chắc chắn là không. Tạm gác lý do đạo đức sang bên, CSVN thật sự đã xâm lăng Campuchia ngày 21 tháng 12, 1978 và chiếm đóng nước này cho tới ngày 26 tháng 9, 1989. Khi xâm lăng Campuchia, CSVN nghĩ rằng quốc tế sẽ phản ứng tích cực vì có công lớn trong việc đánh đổ tập đoàn diệt chủng Pol Pot. Không. Chính trị là chính trị và đạo đức là đạo đức. Hai lãnh vực này không phải bao giờ cũng thuận chiều nhau.
Lời nói của ông Lý Hiển Long chạm nỗi đau người dân Campuchia - Ảnh 1.
Cựu Thủ tướng Thái Lan Prem Tinsulanonda qua đời hôm 26 tháng 5, 2019. Bốn ngày sau, Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long chia buồn trên FB, trong đó ông có nhắc đến xung đột quân sự Việt Nam-Campuchia và một giai đoạn đau thương của lịch sử nước này dưới thời Pol Pot.

Tại sao VN không tha Thủ tướng Singapore ?

Mỗi người đánh giá lịch sử theo một tiêu chuẩn riêng, người căn cứ tiêu chuẩn của Liên hợp quốc, người căn cứ tiêu chuẩn của Việt Nam,... nên kết luận khác nhau là bình thường; không thể thuyết phục được nhau đâu. Do đó, phê phán thế đủ rồi, không nên tốn thời gian vô ích vào việc này mà nên dành thời gian cho việc khác hữu ích hơn. Hơn nữa, Singapore tuy là nước nhỏ, nhưng lại là nhà đầu tư lớn, có ảnh hưởng lớn tới VN và ở xa VN nên không cần làm xấu thêm mối quan hệ hữu nghị sẵn có chỉ vì vài từ của ông Thủ tướng Sing.
VN tiếp tục phản ứng về phát biểu ‘xâm lược Campuchia’ của Thủ tướng Singapore
06/06/2019 Khánh An-VOA - Bộ Ngoại giao ngày 6/6 cho biết Việt Nam đã “gửi công hàm”, “giao thiệp chính thức và không chính thức” với phía Singapore về phát biểu của Thủ tướng Lý Hiển Long cho rằng Việt Nam đã “xâm lược” và “chiếm đóng” Campuchia. Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long, trong bài phát biểu tại Đối thoại Shangri-La và trên trang Facebook cá nhân ngày 31/5, nói rằng Việt Nam đã “xâm lược Campuchia” và “chiếm đóng” nước này khi ông đề cập đến thời gian quân đội Việt Nam có mặt tại Campuchia từ năm 1979. Phát biểu của ông Lý Hiển Long đã bị cả hai chính quyền Việt Nam và Campuchia phản đối mạnh mẽ ngay sau đó.

Phát biểu lên quan đến Việt Nam trên trang 
Facebook của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Việt Nam gửi công hàm
Trả lời câu hỏi của phóng viên trong cuộc họp báo ngày 6/6, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói: “Bộ Ngoại giao cũng như các cơ quan liên quan đã giao thiệp chính thức và không chính thức với đối tác Singapore. Chúng tôi đã có công hàm gửi tới Đại sứ quán Singapore tại Hà Nội. Tôi tin rằng phía Singapore hiểu rõ thông điệp của chúng ta”, theo Thanh Niên.

Mỹ- Trung: Đã đến lúc «tính sổ» lẫn nhau

Cuộc đối đầu này Mỹ- Trung sẽ kiến tạo diện mạo thế kỷ XXI. Mỹ và Trung Quốc là hai siêu cường kinh tế thế giới và trong tương lai sẽ là những siêu cường hải quân ngang hàng nhau. Tác giả cho rằng, dù có đạt được một thỏa thuận thương mại, thì cuộc xung đột giữa hai nước cũng sẽ không suy giảm. Thế giới sẽ lại chứng kiến một cuộc đối đầu Đông – Tây mới. Đối với Bắc Kinh, Hoa Kỳ không chấp nhận ý tưởng Trung Quốc đã thành công và vươn lên thành cường quốc. Với Washington, Bắc Kinh đang tìm cách kiến tạo một trật tự thế giới mới chỉ có lợi cho riêng mình.
Mỹ- Trung: Đã đến lúc «tính sổ» lẫn nhau
RFI - Năm 1989, bất chấp vụ trấn áp đẫm máu phong trào sinh viên đòi dân chủ tại quảng trường Thiên An Môn, Hoa Kỳ và trong một chừng mực nào đó là các nước Tây Âu, vẫn chìa tay giữ quan hệ với Trung Quốc. Thế nhưng, ba mươi năm sau, Mỹ và Trung Quốc đối đầu nhau dữ dội trên mọi phương diện. Cây bút xã luận Alain Frachon, trên báo Le Monde ngày 01/06/2019 mỉa mai nhận định : Trung Quốc và Hoa Kỳ đã đến giờ «tính sổ lẫn nhau».

Báo Le Monde: Cuộc đọ sức Mỹ - Trung 
giờ chỉ mới bắt đầu! REUTERS/Aly Song
Lợi ích của Mỹ là trên hết
Đầu tiên hết tác giả đặt câu hỏi: Chuyện gì đã xảy ra? Để trả lời cho câu hỏi này, tác giả nêu ra một chi tiết ít ai biết đến: Vài tuần sau vụ đàn áp đẫm máu phong trào Thiên An Môn tháng 06/1989, tổng thống Mỹ lúc bấy giờ là George H.W. Bush đã bí mật cử lãnh đạo Hội đồng An ninh Quốc gia của Nhà Trắng, tướng Brent Scowcroft đến Bắc Kinh, cầm theo một bức thư gởi ban lãnh đạo Trung Quốc.

Trump: Việt Nam là đối tác thương mại ‘thứ dữ’

Trang VOA viết sai chính tả. "Thú dữ" chứ không phải là "thứ dữ". Trump không có bạn, chẳng có thù, Trump chỉ có đối tác thương mại có lợi cho nước Mỹ. Do đó đừng bao giờ mừng khi nghe Trump tuyên bố Việt Nam là đối tác thương mại "thú dữ" vì như thế là đang nằm trong tầm ngắm của ông để sớm xử lý. Thực ra bài viết này không cho rằng Trump khen VN mà chỉ nhắc cho mọi người biết rằng Trump coi VN cũng y như các nước cộng sản Cuba, Venezuela, Trung Quốc và những tổ chức, tập đoàn kinh tế lớn có chính sách hay phương pháp làm ăn không công bình cho nước Mỹ, vì khi đề cập đến VN ông dùng từ “brutal" (hung ác, tàn bạo, đầy thú tính; cục súc) là từ mà ông đã thường dùng cho những nước và tổ chức trên. Thực tế ông đã đưa Việt Nam vào danh sách các nước cần giám sát khả năng thao túng tiền tệ, tới đây có thể chính thức đưa VN vào danh sách này.
Trump nói Việt Nam là đối tác thương mại ‘thứ dữ’
06/06/2019 - 
Tổng thống Mỹ Donald Trump nói Việt Nam là đối tác thương mại “thứ dữ” trong khi chính quyền của ông đang tập trung điều chỉnh mối quan hệ thương mại mà trong những năm qua đã đem về cho Việt Nam thặng dư to lớn. Ông Trump đưa ra phát biểu này trong một cuộc phỏng vấn phát trên truyền hình ở Anh vào ngày thứ Tư khi ông trình bày về việc ông đã không đi quân dịch trong thời Chiến tranh Việt Nam. “Bây giờ [Việt Nam] đang rất phát triển. Thật ra về thương mại họ là thứ dữ. Họ đúng là thứ dữ. Họ đàm phán rất tốt. Họ làm ăn kinh doanh rất tốt,” ông Trump nói trong chương trình ”Good Morning Britain” của đài ITV, sau khi ông nói rằng ông không ưa Chiến tranh Việt Nam và “không ai nghe nói tới nước này” vào thời đó. Thâm hụt mậu dịch hàng hóa của Mỹ với Việt Nam tiếp tục gia tăng kể từ khi ông Trump lên nắm quyền vào năm 2017, lên tới mức 39,5 tỉ đôla trong năm 2018
Tư liệu - Tổng thống Mỹ Donald Trump và Thủ tướng Việt Nam Nguyễn Xuân Phúc vẫy cờ khi được các em học sinh chào đón tại trụ sở Văn phòng Chính phủ ở Hà Nội, ngày 27 tháng 2, 2019.

Việt Nam được đánh giá tự do đến đâu?

Nên cho VN điểm cao về viêc người dân đươc tự do hành xử pháp luật thay chính quyền, thí dụ như người dân bắt cướp thay công an để công an làm việc khác, người dân tự xử với nhau khi có tai nạn lưu thông, khi có mâu thuẫn với nhau...!!! Người dân không được bảo vệ trước việc sử dụng bạo lực phi pháp của giới quan chức. Công an thường xuyên dùng nhục hình đối với các nghi phạm và tù nhân, đôi khi dẫn đến tử vong hay trọng thương. Ngoài ra, dân đen còn chịu một loại bảo lực khác nguy hiểm không kém bạo lực của CA với dân đen là bạo lực của đám xã hội đen (có cả CA cải trang làm xã hội đen). CA và Chính quyền không bao giờ bảo vệ dân đen, hiền lành trước những loại bạo lức này mà chỉ quan tâm tới bảo vệ Đảng. Đúng là một cổ 2 tròng cho người VN, chuyện chỉ mới xuất hiện trong gần 2 thập niên vừa qua.
Việt Nam được đánh giá tự do đến đâu?
VOA tiếng Việt - Việt Nam được 20 điểm trên thang 100 điểm về mức độ tự do, trong đó bị xếp hạng rất thấp về mức độ tự do chính trị nhưng lại có điểm cao hơn về tự do dân sự, theo đánh giá của Freedom House, tổ chức nghiên cứu và cổ súy cho dân chủ-tự do toàn cầu có trụ sở tại thủ đô Washington D.C. của Mỹ. Thang bậc gồm 100 điểm này được chia ra làm 40 điểm cho tự do chính trị và 60 điểm cho các quyền tự do dân sự. Việt Nam được chấm 3/40 về tự do chính trị và 17/60 về tự do dân sự.

Bà Trần Thị Nga, một nhà hoạt động nhân quyền, trong 
phiên tòa về tội tuyên truyền chống Nhà nước hồi năm 2017

Tự do chính trị
Để đánh giá mức độ tự do về chính trị (tối đa 40 điểm), Freedom House dựa trên ba tiêu chí lớn bao gồm: tiến trình bầu cử; đa nguyên và sự tham gia chính trị; sự vận hành của chính quyền. Mỗi tiêu chí trong ba tiêu chí này tiếp tục được chia ra làm các tiêu chí nhỏ. Tổng cộng có 10 tiêu chí nhỏ được dùng để đánh giá tự do về chính trị. Mỗi tiêu chí được chia số điểm tối đa là 4.

Đoàn tàu Việt Nam và định vị quốc gia

Bài này hay. Nhiều đoạn thật buồn. Ví dụ đoạn này: Việt Nam phải nhập 60% nguyên liệu đầu vào từ Trung Quốc. Các nhà thầu Trung Quốc nắm hơn 90% các gói thầu EPC, chiếm 77/106 các dự án lớn trọng điểm của Việt Nam. Đến nay, Việt Nam đã cho Trung Quốc thuê 300.000 Ha rừng đầu nguồn (thời hạn 50 năm) và thuê cảng nước sâu Vũng Áng cùng Formosa (thời hạn 70 năm). Hai nhà máy bauxite Tân Rai và Nhân Cơ lỗ hàng trăm tỷ VNĐ/năm và gây hiểm họa môi trường miền Trung. Dự án đường sắt trên cao Cát Linh-Hà Đông, vốn đầu tư bị đội 205%, chậm tiến độ 4 năm. Nếu thu mỗi ngày 100 triệu VNĐ (theo bộ GTVT) thì phải mất 10.000 năm mới thu hồi được vốn. Theo NHK, đây là “tuyến đường tai tiếng nhất thế giới” (vừa chậm, vừa xấu, vừa không an toàn). Nói đến đoàn tàu VN lại càng buồn vì như đã một số lần tôi viết trên Blog này, do đặc điểm đất nước chạy dài nên vận chuyển đường sắt (và đường biển) có hiệu quả nhất. Tuy nhiên, kể từ khi đưa tuyến đường sắt Bắc Nam vào hoạt động ngày 31/12/1976 đến nay, ngành đường sắt (và đường biển) VN không có gì thay đổi, trong khi các ngành giao thông khác đã có sự phát triển mạnh. Rõ ràng đây là một sai lầm chiến lược của Đảng và Nhà nước. Đến nay vẫn cảnh "con tàu VN ra Bắc vào Nam; qua đèo Hải Vân leo lên tụt xuống... vì yếu quá". Đây là tuyến đường sắt được đánh giá có tốc độ lưu thông thấp nhất thế giới do chạy qua nhiều đô thị đông dân cư, qua nhiều đèo có khúc cua gấp, giao cắt với đường bộ nhiều, đường đơn, đặc biệt là khổ đường hẹp (1 m so với tiêu chuẩn quốc tế là 1,435 m). Ngày 7/01/2012, Thủ tướng Chính phủ Phan Văn Khải đã phê duyệt "Quy hoạch tổng thể phát triển ngành giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2020", nhưng trong suốt 18 năm qua không làm được cái gì. Trong một số lần họp với ngành giao thông giai đoạn 2005-2008, tôi đã phê phán mạnh mẽ sự trì trệ, lạc hậu quá tệ hại của ngành này, nhưng những nhân vật lãnh đạo chủ chốt của ngành như Phan Văn Giản (chủ tịch Hội đồng quản trị), Nguyễn Hữu Bằng (Tổng Giám đốc)... chỉ cười rồi để đó. Hồi đó cũng bàn cách xây dựng tuyến đường sắt cao tốc Bắc Nam nhưng ban lãnh đạo đường sắt Việt Nam chỉ quan tâm tới tiền, không quan tâm tới xây dựng phương án để có một tuyến đường sắt hiệu quả, hiện đại...
Đoàn tàu Việt Nam và định vị quốc gia
Nguyễn Quang Dy - Trong bài này, tôi mượn hình tượng “đoàn tàu Việt Nam” để dễ hình dung và chia sẻ, với những ẩn ức và ám ảnh trong tâm thức người Việt. Đã lâu tôi không đi tầu, nhưng những kỷ niệm khó quên về tầu hỏa vẫn còn đọng lại từ thời niên thiếu và thời chiến tranh. Nay tôi ngại đi tầu không phải chỉ vì nó chạy quá chậm, mà còn vì những ám ảnh trong tâm thức. 
Image result for định vị quốc gia
Đoàn tàu Việt Nam đang ở đâu ?
Mỗi lần nghe bài hát “tầu anh qua núi” tôi lại thấy buồn, tuy bài hát đó có giai điệu vui. Tôi nhớ có lần (cuối thập niên 1980), đã theo một đoàn làm phim Úc đi từ Bắc vào Nam để quay phim tài liệu về tầu hỏa. Tôi vẫn nhớ hình ảnh tuyệt đẹp khi đầu tầu hơi nước hú còi và phun khói trắng hòa vào mây trời trước khi đoàn tàu trườn mình vượt đèo Hải Vân.

Thứ Năm, 6 tháng 6, 2019

Hệ thống xa lộ liên bang Hoa Kỳ

Đi trên đường cao tốc của Mỹ mới thấy vai trò của quy hoạch và các nhà khoa học. Thích nhất là họ đặt tên đường, tên lối ra... bằng những con số chứ không phải các danh nhân cộng sản như ở VN. Nguyên tắc đánh số đường, số nhà... bao giờ cũng là từ Đông sang Tây, từ Bắc xuống Nam nên việc tìm đường, tìm nhà rất dễ dàng... Trông người rồi nghĩ đến ta; cộng sản làm ngu dân, ngu cả tầng lớp nhân sĩ trí thức. Cả dân tộc u mê, quanh năm chỉ biết rượu chè, liên hoan ca tụng nhau Việt Nam vô địch, làm gì cũng không ra hồn. Đau nhất là toàn bộ hệ thống cơ sở hạ tầng hiện nay, từ nhà cửa, đường xá tới các nhà máy xí nghiệp, toàn chất lượng kém, xây xong chưa sử dụng đã hỏng, trong khi các nước họ làm một lần là xong, chất lượng rất tốt, dùng mãi mãi, chỉ định kỳ mới phải bảo dưỡng.
Hệ thống xa lộ liên bang Hoa Kỳ
Hiện đang có rất nhiều người phản đối vụ dùng thầu Trung Quốc để xây dựng đường cao tốc Bắc-Nam. Thầu Trung Quốc đã có tiếng là làm ăn bê bối nên đúng là không thể để cho họ làm được. Nhưng việc xây một đường cao tốc Bắc-Nam là một việc phải làm. Thật ra việc này phải làm từ 30, 40 năm về trước vì một quốc gia muốn phát triển phải có một cơ sở hạ tầng tốt. Trong bài này tôi xin nói về hệ thống xa lộ liên bang của Hoa Kỳ để “trông người lại nghĩ đến ta.”
National Highway System.jpg

Xa lộ Hoa Kỳ. (Hình: Hà Dương Cự/Người Việt)
Nguồn gốc hệ thống xa lộ Hoa Kỳ
Người Hoa Kỳ đã nhận ra sự quan trọng của một hệ thống đường sá tốt từ thập niên 1930, nên đã có nhiều dự án về xa lộ nhưng không có nguồn tài chánh. Cho đến khi Tướng Dwight D. Eisenhower được bầu làm tổng thống Hoa Kỳ thì dự án về xa lộ mới được đẩy mạnh.

Việt Nam XXX Campuchia

Mình thích đoạn này vì đúng với hiểu biết của mình mà ít người cùng biết: "ông Lý Quang Diệu là người cực lực phản đối VN can thiệp vào Cam. Giờ đây, con trai ông ta phát biểu như vừa rồi thì có gì là lạ mà anh em phải thắc mắc? Người Việt mình, cả anh em bò đỏ lẫn nhiều anh em dân chủ, đã bị cái tinh thần dân tộc hẹp hòi che lấp hết cả lý trí, thấy anh Long chém mấy câu thẳng thắn quá thì đã nhảy dựng cả lên! Ông ấy tin vào bố ông ấy hay là tin bác 3D?! Hồi tết mình đi Cam có kể chuyện anh HDV du lịch. Ảnh có “lỡ lời” nói: “hồi mới GIẢI PHÓNG…”, mình mới hỏi là năm nào? Ảnh bảo là năm 1991 ! 1 từ hơn vạn lời nói, từ dân Cam gốc Việt nhé". Không ai yêu quý những người từ nước khác tới đô hộ nước mình.
Việt Nam XXX Campuchia
FB Dương Quốc Chính - XXX = xâm lược hay cứu giúp hay gì đó là do các bạn tự đánh giá nhé! Nhân vụ anh Lông bên Sing có hỗn với nhân dân yêu chuộng hòa bình ở VN, mình nhắc lại tý về quan hệ môi răng giữa VN với bạn.

Người dân Campuchia chạy sang lánh nạn trên vùng biên giới Tây – Nam của Việt Nam để tránh bị Khmer Đỏ hành quyết. Ảnh: TTXVN

Thể khai ‘đường sắt CL-HĐ do TQ chỉ định thầu’

Đoạn này cho thấy Thể đúng là cá tra: Thể được ghi nhận là quan chức mới nhất công khai dòm ngó vào túi tiền của người dân. “Trả lời chất vấn của đại biểu về khả năng huy động vốn trong dân để thực hiện các dự án hạ tầng giao thông, ông Thể nói: “Bản thân tôi thấy hiện nay trong dân có nguồn lực rất lớn, đặc biệt là vàng và ngoại tệ. Chúng tôi cũng mong có giải pháp huy động vàng, ngoại tệ, nếu có lãi suất tốt thông qua trái phiếu chính phủ để huy động thì đỡ phải đi vay nước ngoài.”
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Hà Nội thú nhận ‘đường sắt Cát Linh-Hà Đông do Bắc Kinh chỉ định thầu’
Tổng thầu của tuyến đường sắt đô thị Cát Linh-Hà Đông là được chỉ định trong hiệp định vay của Trung Quốc, chứ không phải là do chúng ta tổ chức thi tuyển. Khi thực hiện thì thấy rằng cái tổng thầu này xây đường sắt rất là tốt, nhưng vận hành còn thiếu kinh nghiệm. Bởi thi công với vận hành đường sắt đô thị là khác nhau. Do đó, chúng tôi đang làm việc với bên Trung Quốc để sớm đưa dự án này vào vận hành…,” Bộ Trưởng Giao Thông-Vận Tải CSVN Nguyễn Văn Thể nói trong phần trả lời chất vấn được tường thuật trực tiếp trên kênh truyền hình quốc gia VTV.

Tàu chưa chạy nhưng mỗi năm Hà Nội phải trả cả nợ gốc, lãi cho khoản vay bổ sung $250 triệu từ Trung Quốc là 650 tỉ đồng ($27.8 triệu). (Hình: báo Đầu Tư). Đoạn clip phát ngôn trên sau đó gây nhiều tranh cãi trên mạng xã hội và gây quan ngại tiền lệ “Trung Cộng chỉ định thầu” sẽ còn được CSVN tiếp diễn với việc xây dựng tuyến cao tốc Bắc-Nam trong thời gian tới.

Thể dọa BOT gắn với an ninh và chính trị

Quốc hội VN là của các nhóm lợi ích ,đừng hy vọng gì. Quốc hội chắc chắn cũng chả ra gì, nhất là khi thím Ngân đang điều hành nó. Hoan hô Thể cá tra có lúc dám nói thẳng nói thật. Cái gì anh cũng ăn được kể cả......., nên anh mở mồm thì đứng xa hay qua tivi người dân vẫn ngửi thấy mùi thối. Các BOT toàn là sân sau của các ông BCT, bố anh Thể cũng không dám dỡ.
Thể dọa BOT gắn với an ninh và chính trị
Nguyễn Thông - Quốc hội nên dùng ngay quyền tối cao của mình cách chức tên bộ trưởng giao thông Nguyễn Văn Thể, đừng để y vòng vo nữa. Các BOT trấn lột vô lý đã sai lè lè, con nít cũng thấy, vậy mà y cứ vin vào nghị định 108 của chính phủ, đổ lỗi cho chính phủ. Xin nhớ rằng nghị định chỉ nêu chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để thực hiện các công trình hạ tầng, chứ nghị định không bảo đặt BOT trấn lột tào lao như Thể nói. Đặt ở đâu, vào vị trí nào là do Bộ của Thể chỉ định chứ không phải do nghị định. Đổ cho chính phủ là rất bố láo.
Trong hình ảnh có thể có: văn bản
Y lại còn dọa rằng việc xử lý BOT trấn lột Cai Lậy phải thận trọng bởi liên quan tới "an ninh và chính trị". Tổ sư bố nhà anh, BOT Cai Lậy chình ình ra đó chỉ "làm nhiệm vụ" móc túi dân, ngăn chặn sự phát triển kinh tế của khu vực đồng bằng Nam Bộ, chứ chính trị chó gì mà lôi ra dọa. 
Nó sẽ chỉ thành vấn đề chính chị chính em khi bọn Thể không chịu di dời, dân sẽ vùng lên đạp phăng BOT thôi, lúc ấy ở đó mà dọa. Nói túm lại, Quốc hội mà để yên cho tay này nhố nhăng thì Quốc hội cũng chả ra gì.

Đường sắt CL-HĐ: Chó Thể đổ cho nhà thầu TQ

Thiên lôi Nguyễn Văn Thể không làm được gì. Liệu người khác lên thay Thể có thay đổi được gi khi mà trên Thể có chính phủ, có Trung ương Đảng và các chức cao nhất là Bộ Chính trị. Chính Bộ CT quyết định mọi việc. Do đó, cãi với Thể không khác gì nói chuyện với chó.
Đường sắt Cát Linh-Hà Đông: Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đổ cho nhà thầu Trung Quốc
BTV Tiếng Dân 6-6-2019 Liên quan tới trạm BOT Cai Lậy, ông Thể cho rằng, phải thận trọng vì nó liên quan tới “an ninh, chính trị“. Nhà báo Nguyễn Thông bình luận: “BOT Cai Lậy chình ình ra đó chỉ ‘làm nhiệm vụ’ móc túi dân, ngăn chặn sự phát triển kinh tế của khu vực đồng bằng Nam Bộ, chứ chính trị chó gì mà lôi ra dọa“. Quốc hội nên dùng ngay quyền tối cao của mình cách chức tên bộ trưởng giao thông Nguyễn Văn Thể, đừng để y vòng vo nữa. Các BOT trấn lột vô lý đã sai lè lè, con nít cũng thấy, vậy mà y cứ vin vào nghị định 108 của chính phủ, đổ lỗi cho chính phủ. Xin nhớ rằng nghị định chỉ nêu chủ trương xã hội hóa, huy động các nguồn vốn ngoài ngân sách để thực hiện các công trình hạ tầng, chứ nghị định không bảo đặt BOT trấn lột tào lao như Thể nói. Đặt ở đâu, vào vị trí nào là do Bộ của Thể chỉ định chứ không phải do nghị định. Đổ cho chính phủ là rất bố láo“.Kết quả hình ảnh cho nguyá»…n văn thể đường sắt
Trong phiên chất vấn hôm qua tại nghị trường, đại biểu Bùi Văn Xuyền truy trách nhiệm dự án đường sắt đô thị Cát Linh – Hà Đông đội vốn, chậm tiến độ, rằng đường sắt Cát Linh-Hà Đông hoàn thành 99%, sao vẫn chưa vận hành? Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể đổ thừa cho tổng thầu Trung Quốc.

Nhiệt tình+ngu dốt+ngông cuồng = diệt tộc

Nhiệt tình + ngu dốt + ngông cuồng là dưỡng họa diệt tộc
FB Tran HungĐể kết thúc chủ đề phát ngôn của ông Lý Hiển Long đã làm dậy sóng mạng xã hội, tui có vài dòng sau:
1. Muốn phán xét việc ông Lý Hiển Long đã nói "Việt cộng xua quân sang Cambodia lật đổ Khmer Đỏ và đồn trú 10 năm ở bên đó là hành động XÂM LƯỢC chứ không phải là tình nguyện quốc tế" thì trước tiên phải hiểu thế nào là XÂM LƯỢC, không hiểu thì tra Google để biết trước khi mở miệng;
2. Khi đã không hiểu thế nào là XÂM LƯỢC mà sồ sồ như bà bán cá bị chó tha mất con cá thu thì tất yếu sẽ rơi vào nguyên lý chuỗi "NHIỆT TÌNH + NGU DỐT + NGÔNG CUỒNG LÀ DƯỠNG HỌA DIỆT TỘC". Tại vì:

Bộ CA sẽ kiểm tra việc đội vốn ĐS Cát Linh-Hà Đông


Bộ Công an sẽ làm rõ đúng sai việc đội vốn ở dự án Cát Linh-Hà Đông
05/06/2019 Về dự án đường sắt Cát Linh Hà Đông đội vốn, chậm đưa vào vận hành, Bộ trưởng bộ GTVT cho hay, sắp tới các cơ quan như thanh tra, kiểm toán, cơ quan điều tra của bộ Công an sẽ vào cuộc để làm sáng tỏ các vấn đề phát sinh đúng sai. Đơn vị nào làm sai thì phải chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn sáng nay.
Trong phiên chất vấn sáng nay 5/6, đại biểu Quốc hội Bùi Văn Xuyền (đoàn Thái Bình) đã “truy” trách nhiệm của những người liên quan tới dự án đường sắt đô thị Cát Linh - Hà Đông: “Dự án được bộ Giao thông vận tải là chủ đầu tư và phê duyệt từ năm 2009 và dự án vốn ban đầu là 8.769 tỷ. Theo Báo cáo của bộ Giao thông vận tải và điều chỉnh nâng năm 2016 lên 18.000 tỷ đồng và dự kiến đưa vào vận hành là năm 2013 đến nay dự án vẫn chưa đưa vào vận hành thương mại được.

VN mang quân vào CPC vì nhân đạo hay tự vệ ???

Tôi tán thành ý kiến của tác giả trong bài này là không nên gây mâu thuẫn Việt Nam-Singapore và mong cho vụ này qua mau; chúng ta có nhiều việc phải quan tâm hơn. Thực tế trong suốt cuộc xung đột VN-CPC những năm 1980, Singapore là quốc gia chống VN mạnh nhất. Trên trang "Chiến tranh biên giới Tây Nam" trích dẫn theo Hồi ký của Thứ trưởng Ngoại giao Việt Nam Trần Quang Cơ, ngoài Trung Quốc và Singapore, tất cả các thành viên trong cuộc họp ngày 16/08/1989 bàn về Hiệp định hòa bình cho Campuchia đều thừa nhận hành vi diệt chủng của Khmer Đỏ. Theo cựu ngoại trưởng Singapore Bilahari Kausikan thì Singapore đã bị Mỹ cảnh báo rằng sẽ có “máu đổ trên sàn nhà” nếu Singapore không chịu ủng hộ Khmer Đỏ, nói cách khác Singapore bị Mỹ ép phải ủng hộ Khmer Đỏ để bảo vệ lợi ích tối cao của Mỹ. Tuy nhiên, trên thực tế, từ xưa đến nay, Singapore là đàn em, chư hầu của Trung Quốc, nên Lý Hiển Long nói Việt Nam xâm lược Campuchia thì vẫn là cách nói từ thời bố ông ta. Do đó chúng ta không lạ và không nên tranh cãi. Có một điểm tôi không đồng tình: Tác giả trích 1 câu trong Nghị quyết 3314 của Liên hợp quốc để biện minh cho hành động quân đội VN tiến quân và đóng ở Campuchia tới 10 năm: "Việc điều động quân sự vì mục đích nhân đạo không bị coi là xâm lược". Đồng ý với câu trên, nhưng đó không phải là trường hợp VN. Mục đích vào Campuchia của VN chắc chắn không phải là nhân đạo mà là phản công tự vệ. Lẽ ra sau khi phản công tự vệ xong, VN phải rút ngay quân đội thì mọi việc xử lý đơn giản hơn nhiều, nhưng VN đã đóng quân ở lại tới 10 năm. Mặt khác, nếu vì mục đích nhân đạo, VN phải báo cáo và xin phép Liên hợp quốc, chứ không thể tự tuyên bố vì mục đích nhân đạo rồi mang quân vào. Trước khi VN tiến vào CPC, LHQ và các nước khác đều chưa biết hành vi diệt chủng của Khmer Đỏ, cũng giống như bây giờ không ai biết rõ tình hình thực tế đang diễn ra ở Cộng hòa dân chủ nhân dân Triều Tiên. Tình báo Mỹ Anh Pháp và báo chí thế giới nhiều lần đưa tin tình trạng chết đói, vì phạm nhân quyền, tử hình vì khác chính kiến... thê thảm ở đó, tại sao các nước lớn không đem quân vào vì mục đích nhân đạo ?
XÂM LƯỢC
Sau phát ngôn của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long nói Việt Nam xâm lược Campuchia thì ở Việt Nam dấy lên một cao trào công luận lên án gay gắt ông này. Tôi sẽ có bài phân tich sâu đăng sau bài này. Hôm nay viết nhanh bài này nhằm mấy mục đích:
Image result for quân đội việt nam ở campuchia
1. Việc ông Lý Hiển Long gọi Việt Nam là “Xâm lược” không phải những phát ngôn chính trị, chính thống trên trường ngoại giao mà nó chỉ ở trang mạng của ông ta.Nó có tính chất riêng tư cho dù đó là một Thủ tướng. Từ đây, mọi phản ứng của anh em ta hết sức tránh mô tả nó như một mâu thuẫn Việt Nam-Singapore. Điều này nếu mất kiểm soát, thổi bùng lên một mâu thuẫn thật giữa hai nước ít nhiều sẽ phương hại đến bang giao giữa hai nước. Điều này dễ làm cho “nước lạ” vỗ tay trong bị khi thấy ta đánh mất hòa khí, hữu hảo với một Quốc gia kề cận, nhiều ý nghĩa.

Không tán thành đóng quân lâu dài ở Campuchia

Nghĩ tới những tổn thất trong cuộc chiến tranh biên giới Tây Nam và việc Việt Nam cho quân ở lại Campuchia tới 10 năm chỉ vì bảo vệ chính quyền do VN dựng lên thấy đau xót. Tôi nhớ những năm 1983-1985, thỉnh thoảng lại được dự các phiên họp nghe đại diện quân đội báo cáo về tình hình chiến sự Campuchia với những tin rất xấu, rất buồn như các lực lượng đối lập ở Campuchia phục hồi và tăng cường các hoạt động quân sự trở lại, tấn công bất ngờ các đơn vị quân đội ta gây ra những tổn thất lớn; quân đội chính phủ Phom Penh yếu ớt không thể chống đỡ được sự trỗi dậy của Khmer Đỏ; mìn sát thương cá nhân của Trung Quốc được cài khắp nơi không gây tử vong nhưng làm cụt chân hàng nghìn bộ đội ta, tạo gánh nặng lâu dài cho đất nước... Theo tổng kết trong trang "chiến tranh biên giới Tây Nam", từ 1977 tới trước tháng 12/1978: bộ đội VN có khoảng 3.000 chết, 5.500 bị thương; từ tháng 12/1978 tới tháng 1/1979: 8.000 chết hoặc bị thương. Toàn cuộc chiến (từ năm 1978 tới 1989, bao gồm cả thời kỳ đóng quân ở Campuchia): ~ 10.000 - 20.000 chết ~30.000 quân nhân bị thương. Tính cả dân thường thì từ năm 1977 tới tháng 10-1989 có 55.300 chết hoặc bị thương. Tôi tán thành việc tấn công Campuchia vì đây là một cuộc phản kích tự vệ chính đáng khi bị xâm lược, đặc biệt vì Khmer Đỏ đã tấn công các tỉnh biên giới Tây Nam Bộ của Việt Nam và gây ra nhiều vụ thảm sát trước khi Việt Nam phản kích. Tấn công Campuchia là Việt Nam đã thực hiện các quyền tự vệ chính đáng khi bị tấn công được ghi trong Điều 51 Hiến chương Liên Hợp Quốc. Tuy nhiên, tôi chưa bao giờ tán thành việc giữ quân ở lại nước này, dù với danh nghĩa giải cứu nhân đạo của Việt Nam nhằm giúp Campuchia thoát khỏi nạn diệt chủng do Khmer Đỏ gây ra; vì lý do lực lượng Quân tình nguyện Việt Nam có mặt ở Campuchia trong 10 năm để giúp chính quyền mới của Campuchia xây dựng đất nước. Tôi không coi hành động đóng quân lâu dài của Việt Nam xuất phát từ trách nhiệm quốc tế cũng như lương tâm của một dân tộc từng chịu nhiều áp bức và ngoại xâm, không coi sự đóng góp, hy sinh của Việt Nam tại Campuchia vừa vì sự nghiệp bảo vệ Tổ quốc vừa với tinh thần quốc tế trong sáng và cao cả...
VỀ MỘT SỰ KIỆN CHÍNH TRỊ
FB Lê Luân - Việt Nam bày tỏ thái độ và quan điểm về một phát biểu của một chính trị gia của đất nước khác là điều đương nhiên phải làm và hợp lý. Khoan nói tới cái được gọi là tự tôn dân tộc, ở đây xét về khía cạnh chính trị và phát biểu: không ai có thể bắt một ai đó buộc phải thấy như ta thấy hoặc như cái ta khẳng định và họ làm cái mà họ thấy là tốt nhất cho họ trước tiên.
Câu chuyện phát biểu về “xâm lược” hay “phòng vệ chính đáng” và “thực hiện nghĩa vụ quốc tế” là một vấn đề gây tranh cãi, luôn luôn, về mặt chính trị. Cũng như Liên Xô trước đây đi “chiếm đóng hàng chục nước khác” và coi đó là “sứ mệnh quốc tế”, nhưng xét trên nhiều khía cạnh thì đó là hành động có nhiều dấu hiệu xâm lược (đem cả quân đội đàn áp phong trào của Hungary và Tiệp Khắc).

Ông Lý Hiển Long KHÔNG sai đâu ạ !

Bài này có mấy ý tôi tán thành: (i) VN có thể phản công và truy kích quân đội Khơ-Me Đỏ đến tận biên giới Thái Lan, đánh đổ cả chính quyền của họ rồi rút quân về nước, mặc kệ dân họ tự giải quyết hậu quả, thì quốc tế đã chẳng thể có lý do trách cứ và cấm vận VN; (ii) Thế giới cấm vận VN thuần túy chỉ vì hành vi bị cho là xâm lược của VN, không quá liên quan đến vấn đề ý thức hệ mà nhiều người đã lầm tưởng. Sau đó, mối bang giao quốc tế đối với VN đều được kết nối trở lại. Hoàn toàn không phải vì đã có một giải pháp chính trị cho vấn đề Campuchia, mà đơn thuần chỉ vì một yếu tố duy nhất : Việt Nam rút quân đội ra khỏi lãnh thổ nước khác. Bằng sự rút quân đội về nước, thì VN đã chấm dứt sự vi phạm công pháp quốc tế. (iii) ông Lee không phê phán hành vi tự vệ của VN trước sự chủ động tấn công của Khơ-Me Đỏ mà phê phán việc VN chiếm đóng Campuchia. Từ những ý này của ông Lý Hiển Long, tôi cho rằng việc lãnh đạo VN vội vàng sang Trung Quốc ký Hiệp định Thành Đô đầy tai tiếng là hoàn toàn vô nghĩa. Chỉ cần Việt Nam rút quân đội ra khỏi Campuchia và sống hiền hòa như các nước dân chủ khác, thì thế giới sẽ bãi bỏ cấm vận VN. Chúng ta cần thế giới bãi bỏ cấm vận; việc này không liên quan tới việc phải đầu hàng Trung Quốc một cách nhục nhã như Nguyễn Văn Linh, Đỗ Mười và Lê Đức Anh đã làm. Đáng tiếc 40 năm trôi qua (1979-2019), ban lãnh đạo VN vẫn mê muội bám theo Trung Quốc gây nên bao nhiêu hậu quả nặng nề cho dân tộc, đất nước mà không biết khi nào mới giải quyết được.
ÔNG LEE KHÔNG SAI ĐÂU Ạ !
FB Manh Dang - Dưới góc độ công pháp quốc tế, không điều gì có thể biện minh được cho việc quân đội của quốc gia này chiếm đóng lãnh thổ của một quốc gia có chủ quyền khác. Gọi đúng tên, đó là hành vi xâm lược. Năm 1965, khi Hoa Kỳ đổ quân vào Đà Nẵng, một khu vực nằm dưới vĩ tuyến 17. Ngay lập tức, chính quyền VNDCCH tố cáo cho rằng đấy là hành vi xâm lược. Cho dù, thực tế sự đóng quân của Hoa Kỳ tại Đà Nẵng là thực hiện theo sự cho phép của chính quyền VNCH, khi ấy đang quản lý lãnh thổ từ vĩ tuyến 17 trở xuống theo Hiệp Định Geneve 1954.
Tương tự, năm 1979, trong cuộc chiến vỏn vẹn chưa đầy tháng, thì chính quyền VN cũng lên tiếng tố cáo Trung Quốc xâm lược khi họ huy động quân đội tràn qua sáu tỉnh biên giới phía bắc. Điều đó chứng tỏ VN, một thành viên của Liên Hiệp Quốc hiểu rất rõ về nguyên tắc tôn trọng sự toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trong mối bang giao quốc tế là luôn luôn chống lại sự chiếm đóng lãnh thổ của quân đội quốc gia ngoại bang. Nguyên tắc này quy định tại khoản 4 điều 2 Hiến Chương Liên Hiệp Quốc và Nghị quyết 3314/1974 của Đại Hội Đồng Liên Hiệp Quốc. Nghị quyết 3314/1974 định nghĩa về những hành vi có thể bị xem như là “Xâm lược” bao gồm : “Hành vi tấn công hoặc xâm chiếm và chiếm đóng lãnh thổ của một quốc gia khác”.

Lý Hiển Long đã đúng khi nói “occupation”

Ngay từ năm 1979, nhiều người trong đó có tôi đã không tán thành việc VN đưa quân vào Campuchia dù rất căm giận tập đoàn Đặng Tiểu Bình - Pol Pot xua quân vượt biên giới sang VN tàn sát đồng bào ta. Dư luận hồi đó cho rằng Lê Đức Thọ là người chủ xướng quan điểm đánh Campuchia. Sau này khi Thái Lan cho phép Pol Pot sử dụng lãnh thổ mình làm căn cứ địa hoạt động, thì ông Thọ còn nêu ý kiến nếu cần có thể giải phóng cả Thái Lan... Đúng là hoang tưởng sức mạnh; ông quên mất là khi đánh chiếm Miền Nam, Miền Bắc hoàn toàn dựa vào vũ khí và lương thực thực phẩm của Trung Quốc và Liên Xô, trong khi từ sau khi lấy được Miền Nam, Trung Quốc cắt hoàn toàn viện trợ, còn Liên Xô giảm mạnh viện trợ. Đất nước trải qua gần trăm năm là thuộc địa của Pháp (1858-1945), 30 năm chiến tranh (1945-1975), hàng chục triệu người hy sinh, dân khổ lắm rồi mà các ông còn ham giải phóng cả Campuchia lẫn Thái Lan. Hồi đó chúng tôi tán thành quan điểm được coi là của Đại tướng Võ Nguyên Giáp là chỉ có đánh đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ chứ không được đưa quân sang nước bạn, hoặc nếu cần thì vượt biên giới đánh sang 30-50 km để tiêu diệt quân đội và cơ sở vật chất của họ rồi rút về. Thậm chí tôi còn có quan điểm nếu cần có thể đánh thẳng vào Phnom Pênh, tàn phá sạch các cơ sở quân sự trên cả nước Campuchia rồi rút quân về nước. Việc đóng quân lâu dài cả chục năm tại Campuchia rõ ràng là vi phạm pháp luật quốc tế, dù mang danh là cứu một dân tộc đang có nguy cơ bị diệt chủng.
Lý Hiển Long – Ông ấy đúng
FB Mang Anh Vũ - Nhiều người tức giận khi thủ tướng Singapore tuyên bố Việt Nam có sự “invasion” và “occupation” Campuchia, và tôi cũng vậy. Tuy nhiên, theo từ điển Cambridge thì 2 từ ấy mang hàm nghĩa “quân đội hoặc quốc gia này dùng vũ lực để xâm nhập và kiểm soát một quốc gia khác“ (an occasion when an army or country uses force to enter and take control of another country).
Ảnh: Trẻ em Campuchia
Về tính đúng sai của cuộc chiến mình sẽ nêu bên dưới, tuy nhiên ông Lý Hiển Long đã dùng từ đúng khi Việt Nam đã đưa quân sang Campuchia đánh chế độ Pol Pot và chiếm đóng trong vòng 10 năm từ 1979 tới 1989, cần nhấn mạnh rằng Việt Nam đã xâm phạm chủ quyền quốc gia nước khác khi Pol Pot lúc bấy giờ là thủ tướng hợp pháp của Campuchia và từ năm 1970, luật pháp quốc tế đã ghi nhận nguyên tắc “không một quốc gia nào có quyền can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia khác”. Nếu Pol Pot gây nên thảm sát các khu vực biên giới phía Tây Nam (An Giang) thì Việt Nam chỉ có quyền đánh đuổi chúng ra khỏi lãnh thổ chứ không được đưa quân sang nước bạn.

Thứ Tư, 5 tháng 6, 2019

Kênh đào Kra và tuyên bố của TT Lý Hiển Long

Kênh đào Kra và tuyên bố của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long
KHÔNG CÓ... KHÔNG CÓ... CHỈ CÓ...
H.M. (Thesaigonpost) - Chúng ta trách Lý Hiển Long vì chúng ta là người Việt Nam nhưng chúng ta cần học ông ta về lòng yêu nước khi ông cố đẩy lò lửa chiến tranh đã biết trước ra xa khỏi đất nước mình. Tôi cho là Mỹ và đồng minh vẫn tin tưởng Singapore vì họ rất thuộc bài của tư bản. Còn Trung Quốc có lợi vì vẫn có tiếng nói ủng hộ mình ở Mallacca. Việt Nam ngày càng cô đơn và mâu thuẫn nội tại.

Sau phát biểu gây tranh cãi của ông Lý Hiển Long (LHL), cái cần nhất là hãy hỏi vì sao ông ta nói cái đó vào lúc này ngay khi Shangri La diễn ra mà không phải một năm trước hay chờ một năm nữa. Đó là câu hỏi mấu chốt nhất cần đặt ra.

VN ‘tiếc’ về bình luận của Thủ tướng Singapore

Cha con Lý Quang Diệu và Lý Hiển Long ủng hộ chế độ Khmer Đỏ vì Khmer đỏ là "con đẻ" của bọn Tàu trong khi Tàu là cha ông đất tổ của cha con họ Lý. Tại sao không mạnh mẽ phản đối phát ngôn của Lý Hiển Long ? Mỗi lần nhìn thấy ảnh bà Thu Hằng này mình đều thấy ớn, vì: (i) Xấu gái quá; (ii) Ngu quá vì trán quá thấp. Theo tướng số, người có trán càng cao càng thông minh. Nếu lấy đường chạy ngang 2 mắt để phân chia mặt làm 2 phần trên và dưới thì người thông minh có độ cao các phần trên và dưới bằng nhau. Ngược lại, người có trán càng thấp thì càng ngu. Xem bình luận về bài này ở cuối bài.
VN ‘lấy làm tiếc’ về bình luận ‘VN xâm lược Campuchia’ của Thủ tướng Singapore
04/06/2019 Khánh An-VOA - Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng nói Việt Nam “lấy làm tiếc” khi Thủ tướng Lý Hiển Long của Singapore nói Việt Nam “xâm lược” Campuchia trong bài viết chia buồn sau khi cựu Thủ tướng Thái Lan qua đời. Viết trên trang Facebook hôm 30/5, Thủ tướng Lý Hiển Long nói rằng cố Thủ tướng Thái Lan, Tướng Prem Tinsulanonda, là một nhà lãnh đạo có khả năng và rất được kính trọng vì đã “lèo lái đưa Thái Lan qua thời kỳ phát triển dân chủ”.
Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Việt Nam Lê Thị Thu Hằng.
Thủ tướng Singapore viết tiếp: “Sự lãnh đạo của ông cũng mang lại lợi ích cho khu vực. Thời gian ông làm Thủ tướng trùng với lúc các thành viên ASEAN (lúc đó chỉ có 5 nước) cùng nhau chống lại sự xâm lược của Việt Nam đối với Campuchia và chính phủ Campuchia thay thế Khmer Đỏ. Thái Lan ở tiền tuyến, đối mặt với các lực lượng của Việt Nam qua biên giới nước này với Campuchia. Tướng Prem đã kiên quyết không chấp nhận việc đã rồi, và đã cùng với các đối tác ASEAN, phản đối hành động xâm chiếm của Việt Nam trên các diễn đàn quốc tế”.

Trung Quốc: Sự điêu tàn đang hiện ra dần

Trung Quốc: Sự điêu tàn đang hiện ra dần
Nguyễn Ngọc Già 2019-06-04 - Người dân được sinh ra để sống và để mưu cầu hạnh phúc, không phải để đi gây chiến - đó là chân lý. Chính điều này đã phủ định hoàn toàn khái niệm "chiến tranh nhân dân", vốn chỉ có những quốc gia độc đảng toàn trị, lừa dối người dân luôn sử dụng, mỗi khi cần đến "đám đông ô hợp" dưới tên gọi "lòng yêu nước nồng nàn", nhưng thực chất chỉ thể hiện một sự cuồng nộ mù quáng và điên tiết. Điều tồi tệ hơn của "chiến tranh nhân dân" gây ra, một khi "tàn chiến cuộc", nó để lại một quốc gia xác xơ về nhân cách với lòng thù hận ngút ngàn và sự chia rẽ xã hội trầm trọng! Điều này đã được lịch sử thế giới chứng minh mà Việt Nam là một trong số đó. Thật đáng sợ, khi chiến cuộc trôi qua, Việt Nam vẫn đang vật vã kiếm tìm sự bình an trong xã hội cùng sự "thống nhất nhân tâm" suốt hơn 44 năm qua như "bóng chim tăm cá"(!).

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình AFP
Thế giới đang chứng kiến chiến cuộc Hoa Kỳ - Trung Quốc - Một cuộc chiến giữa Kinh Tế Thị Trường và Kinh Tế Phi Thị Trường; Một cuộc chiến "vô tiền khoáng hậu" chưa từng được biết đến trong 50 năm qua!

10 năm khai thác Bauxite TN: Được hay mất ?

Được gì sau 10 năm khai thác Bauxite Tây Nguyên?
Thanh Trúc 2019-06-04 Từ Na Uy, tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ phân tích với RFA rằng số liệu lãi mà Tập Đoàn Than-Khoáng Sản Việt Nam đưa ra không chính xác. Qua ứng dụng messenger, Tiến sĩ Nguyễn Huy Vũ ghi rõ: “Thông tin chỉ nói về con số mức lãi của nhà máy Tân Rai mà không nói về mức lãi của nhà máy Nhân Cơ. Nhà máy Tân Rai với tổng mức đầu tư trên 15.000 tỷ, sau 3 năm lỗ cho ra mức lời 1.700 tỷ năm đầu tiên. Theo như tường thuật của báo giới, thì thực ra không có lời nếu tính thêm các chi phí khác. Thứ nhất, mức lời 1.700 tỷ đồng cho trên 15.000 tỷ đồng chỉ tương đương mức lợi nhuận 11% mỗi năm. Số tiền này xấp xỉ mức lãi suất trả tiền vay hàng năm. Thứ hai, mức lợi nhuận này còn phải tính đến giá trị của các quặng nhôm, chi phí phát sinh xử lý môi trường, chi phí hạ tầng, chi phí đền bù cho người dân... Và nếu tính đủ thêm các chi phí này vào dự án thì thực ra là lỗ chứ không có lời.”

Hình min họa dự án Bauxite
Năm 2001, dự án khai thác Bauxite ở khu vực Tây Nguyên được Bộ Chính Trị đảng cộng sản Việt Nam chuẩn thuận thông qua trong đại hội đảng lần 9. Sau đó vào tháng 11/2007, Thủ tướng chính phủ lúc bấy giờ là ông Nguyễn Tấn Dũng đã ký quyết định phê duyệt, qui hoạch phân vùng , thăm dò, khai thác, chế biến, sử dụng quặng bauxite giai đoạn 2007-2015 với tầm nhìn đến 2025.

Thứ Ba, 4 tháng 6, 2019

Xuân tóc đỏ thời xã hội chuộng hư danh

Đoạn này hay: Sở dĩ “nhà báo quốc tế” này dễ dàng thực hiện được ý đồ của mình như vậy vì y đã gặp một mảnh đất vô cùng thuận lợi là cái xã hội háo danh và chuộng hư danh này. Một kẻ bịp bợm như Lê Hoàng Anh Tuấn mà qua mặt được nhiều cơ quan, được nhiều đơn vị tiếp đón, giới thiệu rình rang, tạo điều kiện giúp y đánh bóng tên tuổi để đến lúc nào đó, ai biết được, y có thể làm một cú lừa lớn, thì sao có thể không lo việc người ta bán rẻ lợi ích công cho được?
Xuân tóc đỏ thời nay, trong một xã hội chuộng hư danh
03/06/2019 Câu chuyện “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn bị vạch mặt vừa qua như một câu chuyện đùa cười ra nước mắt khi “nhà báo” dỏm này dễ dàng lừa được hàng loạt cơ quan, tổ chức nghe tên rất danh giá, từ Hội Luật gia, Hội Nhà báo cho đến Viện Báo chí thuộc Học viện Báo chí và Tuyên truyền, Viện Pháp luật kinh doanh và đầu tư châu Âu thuộc Hội Luật gia, hiệu trưởng trường đại học này, trung học phổ thông kia, thậm chí cả Viện Kiểm sát Tối cao và Viện Kiểm sát tỉnh Nghệ An...

Ảnh: Học sinh trường THPT Nghi Lộc 3 chụp ảnh lưu niệm cùng “nhà báo quốc tế” Lê Hoàng Anh Tuấn hôm 27.2.2019. Ảnh: website trường Nghi Lộc 3. 
Lê Hoàng Anh Tuấn thực ra có tên khai sinh là Lê Văn Tuấn, sinh năm 1979 tại Nghệ An. Đến 2013, Tuấn đổi tên từ Lê Văn Tuấn nghe quá bình thường thành cái tên hiện nay nghe có vẻ sang trọng hơn. Nhiều nguồn tin cho biết Tuấn từng bị tố cáo lừa đảo, rồi rời quê đi xuất khẩu lao động, sau một thời gian trở về nước hóa thành một nhân vật hoàn toàn khác, khoác lên mình hàng lô hàng lốc bằng cấp.

Thứ Hai, 3 tháng 6, 2019

Thử giải ảo phát biểu của ông Trọng

Đoạn này đúng ý mình; mình đã từng viết trên Blog: Cú “sốc nhiệt” ở Kiên Giang và những ngày sống nhờ chế độ chăm sóc đặc biệt (với giàn bác sỹ Tầu) đã khiến nội tâm ông Trọng trải qua quá trình tự chuyển hóa sâu sắc (deep self-transformation). Giáp ranh giữa sự sống và cái chết, ông chợt nhận ra cuộc đời này là vô thường, quyền lực và lợi danh chỉ là hư vinh, còn ý thức hệ lại càng phù phiếm (Có lúc ông cũng đã thử xé rào trong tư duy khi phát ngôn, không biết đến cuối thế kỷ này có được chủ nghĩa xã hội hay chưa...).
Thử giải ảo phát biểu của ông Trọng
Nhân Hoà 2019-06-02 - 3 vấn đề ông Trọng vừa đặt ra tại Hội nghị TW10 chỉ là mồi nhử, đúng như cánh nghiệp vụ từng cố vấn. Hãy rung chà cho cá nhảy! Sau Đại hội XII, chính ông cũng từng lớn tiếng sau khi thu trọn quyền lực: “Để xem còn ai dám đòi bỏ điều 4 Hiến pháp, đòi đa nguyên đa đảng hay đòi áp dụng tam quyền phân lập nữa không?” Đe thế mà chẳng thấy cánh xã hội dân sự phản ứng gì. Phía Hoa Kỳ và châu Âu có vẻ cũng yên ắng. Mỹ Trung đang lo quại nhau, châu Âu đang sợ phân rã.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng chủ trì 
một cuộc họp các lãnh đạo ở Hà Nội
Tít báo “Ông Trọng để Phó Chủ tịch nước thay mặt đọc tờ trình ở Quốc hội” chẳng mấy ai quan tâm. Tuy nhiên, những vấn đề Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đặt ra tại Hội nghị TW10 lại là đề tài thu hút các bình luận gia vỉa hè lẫn giới phân tích kinh điển. Phó Chủ tịch nước thay mặt Chủ tịch nước đọc tờ trình ở Quốc hội là câu chuyện ai cũng đoán trước được. Giờ nó thuộc vào loại tin “xe cán người” chứ không còn giật gân như loại tít “người cán xe” cách đây nửa tháng khi ông Trọng xuất hiện (ngồi) tại Hội nghị TW10. Tuy nhiên, những vấn đề Tổng Bí thư – Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đặt ra tại Hội nghị thì vẫn là đề tài trung tâm đối với các nhà bình luận vỉa hè lẫn giới phân tích quốc tế.