Đoạn này hay: tuyên bố: “Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay” của ông quan “tể tướng” Ba Dũng chắc chắn là nhát đao hài hước nhất trong sự mất mát niềm tin lớn nhất của Dân.
Nhưng ngày nay thì khác.
Làm gì để đối phó nạn “chém gió”?
VĨNH KHÁNH 29 Tháng 5 2019 - “Chém gió” là từ mới, chỉ thói khoác lác, ba hoa, không nói thành có, xấu nói thành tốt, ít nói thành nhiều, không làm được vẫn đinh ninh làm được. Từ xưa đã có “chém gió” và có hạng người chuyên “chém gió”. Nhưng nhìn chung khoác lác ngày xưa vô hại, vui là chính.Nhưng ngày nay thì khác.
Quan chức “chém gió” đông vô kể. Quan nhỏ “chém” kiểu quan nhỏ, quan to chém kiểu quan to. Thậm chí quan nhỏ cũng học đòi chém kiểu quan to. Nhiều quan chức dốt nát không làm nên trò trống gì, dân ai cũng ghét, thế mà vẫn khoác lác, vẫn “chém” về công nghiệp 4.0, về triết học Mác - Lê nin, về tôn giáo này, tín ngưỡng nọ. Có quan chức mù nhạc vẫn “chém gió” về nhạc, chỉ biết làm vè vẫn tự khoe là nhà thơ nhất thành, nhất tỉnh.
Đáng kể nhất là các quan to và các quan có bằng cấp cao. Họ cậy thế có chức quyền, có bằng cấp nên chém vô tội vạ. Cách đây vài năm, không mấy vị mở miệng ra mà không nói Việt Nam sẽ là nước công nghiệp, thậm chí là nước công nghiệp phát triển vào năm 2020, sẽ là con rồng thứ năm của châu Á. Thế nhưng, đến bây giờ... vẫn dẫm chân tại chỗ để hy vọng vào năm 2045.
Đáng kể nhất là các quan to và các quan có bằng cấp cao. Họ cậy thế có chức quyền, có bằng cấp nên chém vô tội vạ. Cách đây vài năm, không mấy vị mở miệng ra mà không nói Việt Nam sẽ là nước công nghiệp, thậm chí là nước công nghiệp phát triển vào năm 2020, sẽ là con rồng thứ năm của châu Á. Thế nhưng, đến bây giờ... vẫn dẫm chân tại chỗ để hy vọng vào năm 2045.
Lại nói về giáo dục, các quan của bộ này luôn là những người đi đầu trong công cuộc “chém gió”. Có vô số quan chức giáo dục, và liên quan, tự sướng đến mức hể hả tin khi bị thiên hạ nói đùa rằng VN trong tốp 10 có nền giáo dục phát triển nhất thế giới và suốt ngày “chém” về điều vô lý này. Ông Bộ trưởng vừa “chém” phầm phập về sự phát triển của ngành giáo dục, về sự thành công tốt đẹp của kì thi THPH 2018 thì chỉ mấy ngày sau lộ bung bét ra sự gian lận thi cử mà sự liều lĩnh và tinh vi vượt qua trí tưởng tượng của ông Giáo sư Bộ trưởng.
Rồi tài chém của Ủy viên Bộ Chính trị Đinh La Thăng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Thành ủy Nguyễn Xuân Anh, Bộ trưởng Nguyễn Huy Hoàng, Trung tướng Phan Văn Vĩnh..., và vô số vị nữa, đã làm sung sướng biết bao người dân lương thiện cả tin. Nhưng, tất cả đã sụp đổ.
Song tuyên bố: “Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay” của ông quan “tể tướng” chắc chắn là nhát đao hài hước nhất trong sự mất mát niềm tin lớn nhất của Dân.
“Chém gió” của quan chức, bản chất là dối trá và dốt nát. Có những kẻ “chém gió” vì không hiểu biết. Đó là do dốt nát. Có những kẻ biết nhưng vẫn khoác lác, vẫn “chém”. Đó là dối trá, lừa gạt.
Hậu quả của “chém gió”, bất kể là cá nhân hay tập thể quan chức là làm sụp đổ và tiêu tan niềm tin của người Dân với không chỉ là các quan chức mà là với Chính quyền và Đảng. “Mười voi không được bát nước xáo” là thành ngữ không hề mới nhưng đang được người dân sử dụng rất nhiều, nhiều nhất từ trước đến nay khi họ nói về trạng thái niềm tin của họ với quan chức. “Chém gió” đang chặt đứt nốt những sợi dây liên hệ tin cậy giữa Dân với Đảng, với Chính quyền. “Chém gió” đang làm cho khuôn mặt của các quan chức dị dạng trong mắt của người Dân; làm cho người Dân từ mất tin đến ngại, đến sợ và đến ghét quan chức.
Vì sao ngày nay lại lắm quan chức “chém gió”? Vì trong hàng ngũ quan chức có quá nhiều người kém năng lực và vô trách nhiệm với Quốc gia, và Nhân dân; Vì họ muốn che giấu Nhân Dân, muốn ru ngủ phỉnh phờ Nhân Dân; Vì họ bị căn bệnh thành tích di căn lên tất các suy nghĩ và hành vi, họ cố làm tất cả để cốt tạo ra thành tích dù đó là rất ảo, là dối trá. “Thùng rỗng thì kêu to”. Dối trá và khoác lác thông thường là hành vi của kẻ yếu, yếu về trí tuệ, và bản lĩnh, không đủ năng lực và bản lĩnh để làm chủ tình thế nhưng lại có quá nhiều tham vọng.
Làm thế nào để hạn chế quan chức “chém gió”?
Song tuyên bố: “Tôi kiên quyết và quyết liệt chống tham nhũng. Nếu không chống được tham nhũng tôi xin từ chức ngay” của ông quan “tể tướng” chắc chắn là nhát đao hài hước nhất trong sự mất mát niềm tin lớn nhất của Dân.
“Chém gió” của quan chức, bản chất là dối trá và dốt nát. Có những kẻ “chém gió” vì không hiểu biết. Đó là do dốt nát. Có những kẻ biết nhưng vẫn khoác lác, vẫn “chém”. Đó là dối trá, lừa gạt.
Hậu quả của “chém gió”, bất kể là cá nhân hay tập thể quan chức là làm sụp đổ và tiêu tan niềm tin của người Dân với không chỉ là các quan chức mà là với Chính quyền và Đảng. “Mười voi không được bát nước xáo” là thành ngữ không hề mới nhưng đang được người dân sử dụng rất nhiều, nhiều nhất từ trước đến nay khi họ nói về trạng thái niềm tin của họ với quan chức. “Chém gió” đang chặt đứt nốt những sợi dây liên hệ tin cậy giữa Dân với Đảng, với Chính quyền. “Chém gió” đang làm cho khuôn mặt của các quan chức dị dạng trong mắt của người Dân; làm cho người Dân từ mất tin đến ngại, đến sợ và đến ghét quan chức.
Vì sao ngày nay lại lắm quan chức “chém gió”? Vì trong hàng ngũ quan chức có quá nhiều người kém năng lực và vô trách nhiệm với Quốc gia, và Nhân dân; Vì họ muốn che giấu Nhân Dân, muốn ru ngủ phỉnh phờ Nhân Dân; Vì họ bị căn bệnh thành tích di căn lên tất các suy nghĩ và hành vi, họ cố làm tất cả để cốt tạo ra thành tích dù đó là rất ảo, là dối trá. “Thùng rỗng thì kêu to”. Dối trá và khoác lác thông thường là hành vi của kẻ yếu, yếu về trí tuệ, và bản lĩnh, không đủ năng lực và bản lĩnh để làm chủ tình thế nhưng lại có quá nhiều tham vọng.
Làm thế nào để hạn chế quan chức “chém gió”?
Thứ nhất phải chọn quan cho ra quan. Không thể chấp nhận tuyển dụng những kẻ vừa dốt nát lại tham lam, lắm tham vọng ích kỉ cá nhân. Thứ hai, phải tạo ra cơ chế chống và cấm “chém gió”. Phải coi “chém gió” như là một dạng phản tuyên truyền. Chế tài chống “chém gió” phải áp dụng cho tất cả mọi quan chức, từ to đến nhỏ, của Đảng và của Chính quyền, từ cơ quan lập pháp đến hành pháp và tư pháp. Thứ ba, phải nâng cao chất lượng các văn kiện của Đảng và Chính quyền theo hướng khoa học, khách quan, thực tiễn, tránh duy ý chí, giáo điều trong nhận thức và hoạch định các chiến lược phát triển, kể cả quan hệ đối ngoại để đề phòng các quan chức diễn ngôn theo lối “chém gió”.
“Chém gió” là một nạn nặng của Chính quyền và Đảng hiện nay. Đối phó với nạn “chém gió” là một việc không thể coi nhẹ.
Làm gì để đối phó nạn “chém gió” là vấn đề không thể nhỏ với Đảng và Chính quyền.
“Chém gió” là một nạn nặng của Chính quyền và Đảng hiện nay. Đối phó với nạn “chém gió” là một việc không thể coi nhẹ.
Làm gì để đối phó nạn “chém gió” là vấn đề không thể nhỏ với Đảng và Chính quyền.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét