Thứ Hai, 4 tháng 3, 2019

Hà Nội xưa-tên địa danh thời Pháp thuộc

HÀ NỘI XƯA-TÊN ĐỊA DANH THỜI PHÁP THUỘC
Sau khi Thực dân Pháp chiếm Hà Nội, Tổng thống Pháp Carnot, ký sắc lệnh thành lập thành phố Hà Nội ngày 19 tháng 7 năm 1888. Hà Nội nằm dưới quyền một Đốc lý (Maire) người Pháp thuộc Thống sứ Bắc Kỳ. Từ năm 1902, Hà Nội trở thành thủ đô của toàn Liên bang Đông Dương. Hà Nội được quy hoạch theo hướng của một đô thị kiểu phương Tây. Phố xá được chỉnh trang theo các Nghị định của Toàn quyền Đông Dương, Thống sứ Bắc Kỳ. Ta thử so sánh tên đường phố qua một số bức ảnh Hà Nội thế kỷ 19-20 qua các lần thay đổi so với bản đồ cùng thời kỳ xem sao:
Quanh hồ Hoàn Kiếm


Trục phố Hàng Khay – Tràng Tiền, France – Rue de France , tên cũ đoạn đầu phía đông Tràng Tiền thời thuộc Pháp. Thời tạm chiếm – phố Pháp Quốc gồm cả Rue de France và Rue Paul Bert đến ngã tư Hàng Bài. Hàng Khay – Phố Hàng Khay, đất thôn cũ Tả Vọng và Vũ Thạch (P.th. một đoạn của Rue Paul Bert)s. Trong phố có nhiều cửa hàng bán hàng đồ khảm xà cừ: tủ, sập, khay, tráp.




Quảng trường Cách Mạng Tháng Tám trước Nhà Hát Lớn Hà Nội Ba Lê – Tên vườn hoa cạnh Nhà Hát lớn đặt trong thời tạm chiếm 1947-1954 (Ba Lê phiên âm tên Paris), Foch – Rue Maréchal, tên cũ phố Cổ Tân thời Pháp. Square M al Foch, tên cũ Vườn hoa Nhà Hát Lớn.


Phía Đông Quảng trường Ba Đình, Quảng trường. Thời Pháp thuộc là Rond point Puginier. Năm 1945 đổi là Quảng trường Ba Đình. Thời tam chiếm gọi là Vườn Hồng Bàng. Là đất cũ chỗ cửa Chính Tây thành trì Hà Nội. Tại Ba Đình ngày 2 tháng 9 năm 1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã đọc bản Tuyên ngôn độc lập và tuyên bố sự ra đời của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà. Cũng tại đây đã dựng Lăng và nhà Bảo tàng Chủ tịch Hồ Chí Minh. Cuộc khởi nghĩa chống Pháp năm 1886-1887 do Đinh Công Tráng, Hà Văn Mao, Cầm Bác Thước tổ chức tại Nga Sơn (Thanh Hoá), lấy ba làng Mỹ Khê, Thượng Thọ và Mậu Thình làm căn cứ; nơi đây có ba ngôi đình của ba làng được bố trí làm pháo đài cầm cự với địch, nên có tên là Ba Đình.


Phía trước lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh Ba Đình: Brière de l’Isle – Avenue Brière de I’ Isle, tên cũ phố Hùng Vương (P.th). Louis Brière de I’ Isele (1827 – 1896) sĩ quan cấp tướng trong quân đội viễn chinh Pháp, cầm quân ở Bắc Kỳ trong những năm 1884 – 1886.


Cột cờ (phía Nam Hoàng thành), Chi Lăng – Vườn hoa Chi Lăng, tên vườn hoa cạnh Cột Cờ. Trước đây chỗ này là một hồ rộng gọi là Hồ Voi; năm 1927, lấp hồ làm vườn hoa dựng đài kỷ niệm lính tử trận trong chiến tranh thế giới 1914 – 1918. Nhân dân quen gọi là Vườn hoa Canh Nông vì phía trước bệ tượng đài có hình người nông dân dắt trâu đi cày. Chi Lăng là một địa điểm hiểm trở thuộc tỉnh Lạng Sơn, nơi đã diễn ra mấy trận thắng lớn diệt quân giặc xâm lược: năm 1288 Phạm Ngũ Lão diệt quân Nguyên; năm 1406 quân nhà Hồ chặn đánh quân Minh; năm 1427 tướng Lê Sát chém Liễu Thăng diệt quân cứu viện của Minh.


Ga Hà Nội (phía Bắc quận Đống Đa)


Đường Trần Quang Khải (Q. Guillemoto), Guillemoto – Quai Guillemoto , tên cũ phố Trần Quang Khải thời thuộc Pháp. Charles Marie Guillemoto (1837-1907), kỹ sư, làm giám đốc Sở Công chính Đông Dương năm 1897, phụ trách xây dựng đường hoả xa xăm (1895-1901).


Hà Nội – thành phố bên sông Hồng


Cầu Long Biên (nhìn về phía nội thành), Paul Doumer, tên cũ cầu Long Biên. Paul Doumer ( 1857-1932), nhà chính trị Pháp, làm Toàn quyền Đông Dương năm 1896, đặt kế hoạch làm đường xe lửa và bắc cầu sông Cái. Sau làm Tổng thống nước Pháp và bị ám sát năm 1932. Tác giả cuốn Souvenirs về Việt Nam


Bãi Phúc Tân (Phố Hàm Tử Quan), Hàm Tử Quan H – đường mở đi từ đê ra bờ sông Hồng, trên đất thôn cũ Thuỷ Cơ Lãng Hồ; tên thời Pháp thuộc là Digue Fellonneau. Hàm Tử QuanH: địa danh trên bờ sông Hồng thuộc huyện Khoái Châu (Hưng Yên) nơi đã diễn ra trận đánh thắng quân Nguyên (tháng 4-1285) của các tướng Trần Nhật Duật, Trần Quốc Toản.

Khu Văn Miếu – Quốc tử giám

Xem: Văn Miếu – Quốc Tử Giám – Wikipedia tiếng Việt


Quanh hồ Trúc Bạch, Cổ Ngư – Đường Cổ Ngư: Thời thuộc Pháp gọi là Route Maréchal Lyautey, nay gọi là Đường Thanh Niên. Cổ Ngư là con đê ngăn đôi Hồ Tây, phần hồ bên phía đông thành hồ Trúc Bạch đắp từ thời Hậu Lê đến thế kỷ 17.


Khu 36 phố phường – Khu phố cổ Hà Nội là tên gọi thông thường của một khu vực đô thị có từ lâu đời của Hà Nội nằm ở ngoài hoàng thành Thăng Long. Khu đô thị này tập trung dân cư hoạt động tiểu thủ công nghiệp và buôn bán giao thương, hình thành lên những phố nghề đặc trưng, mang những nét truyền thống riêng biệt của cư dân thành thị, kinh đô. Ngày nay khu phố cổ Hà Nội là điểm đến hấp dẫn cho những ai muốn tìm hiểu về Thăng Long – Đông Đô – Hà Nội. Khu “Hà Nội 36 phố phường” là một cách gọi không chính xác của khu phố cổ, vì 36 phố phường là một cách gọi ước lệ khu vực đô thị cổ, nằm bên trong và bên ngoài cả khu phố cổ.


Khu 36 phố phường, đầu cầu Chương Dương, Cột Đồng Hồ – Khoảng đất rộng chỗ ngã sáu mấy phố đi ra Bờ Sông, tại đầu đường Trần Nhật Duật. Chỗ đó trồng một cột sắt lớn trên đặt chiếc đồng hồ điện. Ngoài đê dưới mé sông là Bến Tàu thuỷ cũ của Hà Nội.


Hàng Cân, Hàng Cân – Phố Hàng Cân, đất cũ thôn Hữu Đông Môn và Xuân Yên (Ph. th: Rue des Balances). Trong phố có nghề làm và bán cân T (cân ngang).


Hàng Chén ( Phố Hàng Đồng nằm trong khu vực phố cổ Hà Nội. Thời kì thuộc Pháp vào cuối thế kỉ XIX, hai phố Hàng Đồng và Bát Sứ thuộc một phố, có tên là Rue des Tasses (phố Hàng Chén). Từ xua đến nay, người dân phố Hàng Đồng chuyên làm nghề sản xuất và buôn bán đồ dùng được gia công từ nguyên liệu đồng. )


Hàng Chiếu, Dupuis – Rue Jean Dupuis, tên cũ phố Hàng Chiếu thời thuộc Pháp; nhân dân ta chỉ gọi phố đó là Phố Mới. Jean Dupuis là tên lái buôn phiêu lưu người Pháp; năm 1872 đến Bắc Kỳ, gây chuyện với quan tỉnh Hà Nội, tạo điều kiện để quân Pháp đánh chiếm Hà Nội năm 1873.


Hàng Da, Hàng Da – Phố Hàng Da, đất thôn cũ Yên Nội, Bắc Thượng và Bắc Hạ (Ph. th. Rue des Cuirs). Chợ Hàng Da, chợ họp ở đầu mấy con đường gặp nhau ở quãng này: Hà Trung – Hàng Da – Hàng Điếu – Đường Thành – Yên Thái; chợ này trước kia là nơi buôn bán da trâu bò sống chưa thuộc.


Hàng Điếu, Hàng Điếu -Phố Hàng Điếu, đất cũ thôn Yên Nội; thời Pháp: Rue des Pipes. Trong phố có mấy nhà là điếu và bán điếu hút thuốc lào, và nhiều cửa hàng làm đồ da của người làng Chắm Phương Lâm – Hải Dương


Hàng Đồng, Hàng Đồng – Phố Hàng Đồng, đất cũ thôn Đông Thành Thị. Đoạn đầu phố giáp Hàng Mã có nhiều cửa hàng bán đồ đồng như đỉnh, chuông, mâm, nồi, sanh, chậu, ấm, cây đèn, sau thêm đồ nhôm. Thời thuộc Pháp đoạn phố này thuộc phố Bát Sứ (Rue des Tasses) và Rue du Cuivre (Phố hàng Đồng) là phố Hàng Mã bây giờ.


Hàng Gai – Phố Hàng Gai, đất thuộc phường Đông Hà và phường Cổ Vũ (P.th: Rue du Chanvrre). Từ lâu trong phố có mấy nhà bán dây gai thừng võng. Hàng Gai chủ yếu có nghề in sách mộc bản và khắc bản in gỗ. Tháng 8 có bán đồ chơi Tết Trung Thu.


Hàng Bông – Phố Hàng Bông (Rue du Coton) rất dài, từ Hàng Gai đến Cửa Nam, chia làm nhiều đoạn đều có tên riêng: Hàng Hài ở trên đất thôn CổVũ; có những cửa hàng bán hài, nón, đồ thờ điện bằng giấy. Hàng Bông Đệm trên đất thôn cũ Kim Bát Hạ; đoạn này có nhiều nhà làm nghề bật bông, bán mền bông, chăn đệm. Hàng Bông Cây Đa Cửa Quyền, trên đất mấy thôn cũ Đông Mỹ – Thương Môn Đông Hạ; những cửa hàng cho thuê xe ô tô con tập trung ở đoạn phố này. Hàng Bông Lờ, từ ngõ Hội Vũ đến Cửa Nam, đất thôn cũ Yên Trung Hạ; phố có bán các loại đó, đơm, lờ đánh cá. Hàng Bông Thợ Nhuộm, đoạn phố ngắn cuối phố Hàng Bông trông ra vườn hoa Cửa Nam cạnh phía đông trên đất thôn cũ Đông Mỹ. Hồi đầu thế kỷ, người phố này gốc làng Huê Cầu và Liêu Xá có nghề nhuộm thâm các loại vải lụa.



Hàng Giấy – Phố Hàng Giấy, đất thôn cũ Hoè Nhai và Huyền Thiên (P. th. Rue du Papier). Một thời trong phố có những hàng bán giấy bản bày bán ở lề đường, những ngày phiên chợ. Những năm cuối thế kỷ 19- đầu 20, trong phố có một số ít nhà mở nhà hát ả đào.


Hàng Hòm-Hàng Hòm H – Phố Hàng Hòm, đất thôn cũ Yên Thái và Thuận Mỹ (P.th: Rue des Caisses). Trong phố có nhiều nhàlàm và bán đồ gỗ sơn, hòm gỗ, gốc làng Hà Vĩ (Thường Tín – Hà Đông).


Hàng Lược – Phố Hàng Lược, thuộc đất thôn Phủ Từ, thôn Vĩnh Trù. Thời Pháp gọi là Rue Sông Tô Lịch vì chỗ này là một đoạn của con sông đó sau khi bị lấp và còn lại cái cống thoát nước, nên ta gọi là Cống Chéo Hàng Lược. Phố có những nhà buôn và bán lược chải đầu.


Hàng Mã- Phố Hàng Mã, đất thôn cũ Yên Phú. Tên cũ thời Pháp thuộc là Rue du Cuive, vì phố này đoạn phía tây bán đồ đồng và đoạn phía đông gần chợ Đồng Xuân có nghề làm hàng mã, thứ hàng mã nhỏ như đèn, giấy, hoa giấy, tiền giấy, áo mũ giấy để cúng Thổ công; còn đồ mã lớn như nhà tầng, voi, ngựa hình nhân cho các đám tang, đám cúng mã, cúng cầu mát thì làm ở Hàng Mã, một đoạn của phố Mã Mây.


Hàng Mắm- Phố Hàng Mắm, đất thôn Trừng Thanh; trước kia chỗ đó là cửa ô Ưu nghĩa (P.the: Rue de la Saumure). Trong phố có những cửa hàng chuyên bán nước mắm, mắm tôm, tôm cá khô và các thứ thuỷ sản khác. Sau thêm một số cửa hàng bán bia đá, cối đá, mộ chí.


Hàng Mây ( Mã Mây chính là tên ghép của hai tuyến phố xưa kia là Hàng Mây và Hàng Mã (khác với phố Hàng Mã gần chợ Đồng Xuân), mà người ta thường gọi phố của hai phố. Đoạn phố Hàng Mã cũ thường làm hàng mã phục vụ đám tang, đám rước, cúng lễ; còn đoạn phố Hàng Mây cũ chuyên làm các đồ dùng chế tác từ mây và sợi mây nguyên liệu. Sử sách ghi chép rằng, phần phố Hàng Mây thuộc đất của giáp Hương Tượng, phường Hà Khẩu, còn phần phố Hàng Mã thuộc thôn Dũng Thọ. Khu vực này gần cửa sông Tô Lịch nối với sông Hồng, thuyền bè buôn bán tấp nập, lái buôn thường lên phố Hàng Mã và Hàng Mây trao đổi, mua bán hàng. Thời Pháp thuộc, phố Mã Mây còn có tên gọi phố Quân Cờ Đen vì nơi này là đại bản doanh của quân Cờ Đen, một đám quan quân từ phương Bắc dạt sang nước ta từng gây nỗi khiếp đảm cho người Pháp và người Việt. Ban đầu, quân Cờ Đen được triều đình nhà Nguyễn dung nạp để chống nạn thổ phỉ ở biên giới. )


Hàng Nón – Phố Hàng Nón, đất thôn Yên Nội và phường Cổ Vũ (Ph. th. Rue des Chapeaux). Phố Hàng Nón gồm hai phố cũ: Hàng Nón đoạn phía nam, bán các loại nón đội đầu (nón lá, nón dứa, nón lông) và phố Mã Vĩ: đoạn phía bắc, có những cửa hàng bán đồ hiệu, thao và đạo cụ hát bội (râu tóc giả, mũ mãng cân đai, quần áo tuồng …)


Hàng Quạt – Phố Hàng Quạt, đất thôn cũ Tô Lịch và Xuân Yên. Trước thời Pháp thuộc là hai phố: phố Hàng Quạt (bán quạt) nay là một đoạn của phố Lương Văn Can, và phố Hàng Đàn nay là phố Hàng Quạt, có những cửa hàng làm đồ gỗ nhỏ gia dụng (Ph. th Rue des Eventailles).


Hàng Thiếc- Phố Hàng Thiếc, đất thôn cũ Yên Nội và Đông Thành. Trước kia phố này sản xuất và bán những đồ dùng thiếc đúc như cây đèn, ấm, chóp nón; sau không có bao chè cũ bằng thiếc thì người ta gò đồ sắt tây của thùng đầu hoả cũ, nên người Pháp gọi là Rue des Feblantiers (phố thợ làm sắt tây), rồi thêm nguyên liệu tôn kẽm làm thùng, chậu, ấm …


Hàng Thùng – Phố Bình Chuẩn: tên phố Hàng Thùng đặt năm 1945. Bình Chuẩn là tên một chiếc tàu thuỷ của hãng Bạch Thái Bưởi đóng năm 1921 (chiếc tàu đầu tiên của người Việt Nam ở Bắc Kỳ).


Hàng Tre- Phố Hàng Tre, đất thôn Trừng Thanh Tả giáp, Bảo Linh, Trừng Thanh Trung Nghĩa hầu, Thanh Yên (Ph. th. Rue des Bambous). Chỗ này giáp bờ sông gần chỗ đỗ của bè tre nứa có những nhà buôn bán lâm sản ở đó.


Lò Rèn(Hàng Búa-Hàng Cuốc), phố Lò Rèn khi xưa vốn là phố Hàng Bừa, cũng làm nghề rèn nhưng khi Pháp sang đổi lại tên và được giữ mãi tới bây giờ.


Hàng Bạc- Phố Hàng Bài, đất các thôn cũ Vũ Thạch – Hồi Mỹ; tên cũ thời thuộc Pháp là Boulevard Đồng Khánh. Có tên Hàng Bài vì xưa kia ở quãng đầu phố có một số gia đình có nghề sản xuất và bán bài lá (tổ tôm, tam cúc, bất…)




Ngã ba Hàng Bạc, Mã Mây ( Mã Mây chính là tên ghép của hai tuyến phố xưa kia là Hàng Mây và Hàng Mã (khác với phố Hàng Mã gần chợ Đồng Xuân), mà người ta thường gọi phố của hai phố. Đoạn phố Hàng Mã cũ thường làm hàng mã phục vụ đám tang, đám rước, cúng lễ; còn đoạn phố Hàng Mây cũ chuyên làm các đồ dùng chế tác từ mây và sợi mây nguyên liệu. )


Ngã ba Hàng Bè, Gia Ngư, Hàng Bè – Phố Hàng Bè, đất thôn cũ Gia Ngư. Tên chữ Pháp Rue des Radeaux. Phố trước kia ở mé bờ sông Hồng, có bến Nam Phố (đầu hàng Mắm®), chỗ bè nứa gỗ đậu. Còn có tên nữa là phố Hàng Cau.


Ngã tư Hàng Buồm, Đào Duy Từ, Phố Đào Duy Từ đất thôn cũ Tiền Trung; tên thời thuộc Pháp là Rue Ancien Canal. Ngõ Đào Duy Từ, thời Pháp gọi là Ngõ Sầm Công; thời tạm chiếm là phố Tôn Thất Yên. Đào Duy Từ (1572 – 1634) người làng Hoa Trai (h. Tĩnh Gia – Thanh Hoá), có tài chính trị quân sự, gíup chúa Nguyễn xây dựng Đàng Trong, đắp luỹ Thày (1631) và luỹ Trường Dục (1630). Tác giả sách l ý luận quân sự: Hổ tướng xu cơ. Hàng Buồm – Phố Hàng Buồm, đất phường cũ Hà Khẩu (Ph. th: Rue des Voiles). Tại đây ngày xưa có nhiều gia đình làm nghề dệt mành buồmT, chiếu buồm bằng cói. Phố này về sau là nơi tập trung Hoa Kiều người Quảng Đông, họ có nhà Hội quán; phố đông các hiệu ăn.


Ngã tư Hàng Chiếu và Hàng Giầy, Hàng Chiếu – Phố Hàng Chiếu, đất cũ thôn Thanh Hà; thời thuộc Pháp đặt tên là Rue Jean Dupuis, nhưng người Hà Nội không dùng mà cứ gọi là phốMới. Chỗ đầu phố giáp cổng ô Thanh Hà có nhiều cửa hàng bán các loại chiếu cói, cũng vì thế mà đoạn phố phía ngoài cổng, người Pháp đặt tên là Rue des Nattes en Jonc (phố chiếu cói).- Phố Hàng Giày, đất cũ phường Hà Khẩu và Dũng Thọ (P. th. gồm 2 phố gắn: Rue Lataste + Rue Nguyễn Duy Hàn). Có nghề đóng giày dép của người gốc ba làng Chắm Hải Dương (Phong Lâm – Văn Lâm -Trúc Lâm).


Phố chợ Hàng Nón.- Phố Hàng Nón, đất thôn Yên Nội và phường Cổ Vũ (Ph. th. Rue des Chapeaux). Phố Hàng Nón gồm hai phố cũ: Hàng Nón đoạn phía nam, bán các loại nón đội đầu (nón lá, nón dứa, nón lông) và phố Mã Vĩ: đoạn phía bắc, có những cửa hàng bán đồ hiệu, thao và đạo cụ hát bội (râu tóc giả, mũ mãng cân đai, quần áo tuồng …)


Phố Huế với dòng người đi lại ( Theo cuốn Phố và Đường Hà Nội của tác giả Nguyễn Vinh Phúc, so với hình thế các làng mạc xưa (tính đến đầu thế kỷ 19), phố Huế chạy qua phần đất của các thôn: Phục Cổ, Giáo Phường, Đông Hạ, Yên Thọ thuộc tổng Tả Nghiêm, huyện Thọ Xương cũ. Tới khoảng giữa thế ký 19, thôn Đông Hạ hợp với thôn Sài Tân, Cấm Chỉ thành thôn Đông Tân, còn Yên Thọ thì đổi ra là Yên Nhất, do hợp với thôn Thống Nhất. )

Biên tập: 36phophuong.vn
https://36hn.wordpress.com/2015/03/03/ha-noi-xua-ten-dia-danh-thoi-phap-thuoc/

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét