Thứ Sáu, 13 tháng 10, 2017

Tiền chính phủ Trung Quốc tới Việt Nam bao nhiêu?

Tiền chính phủ Trung Quốc tới Việt Nam bao nhiêu?
12 tháng 10 2017 - Việt Nam nhận hơn 4,3 tỉ đôla viện trợ và tài trợ từ nguồn chính phủ Trung Quốc từ 2000 đến 2013, theo nghiên cứu mới về tổng dòng số tiền Trung Quốc 354 tỷ đôla Mỹ trợ giúp 140 nước trong giai đoạn này. Con số này, có thể không đầy đủ, cho thấy các nước Đông Nam Á khác như Thái Lan, Lào, Myanmar, Campuchia nhận tiền từ Trung Quốc hơn nhiều so với Việt Nam. Đặc biệt, Lào là nước có dân số nhỏ nhất trong năm quốc gia trên, nhưng nhận tới 12 tỉ USD từ Trung Quốc trong cùng thời gian.
Trung Quốc viện trợ cho những nước nào? Số liệu tính bằng đôla Mỹ

Văn phòng Nghiên cứu AidData tại College of William & Mary, bang Virginia, Hoa Kỳ, đã hợp tác với các nhà nghiên cứu từ Harvard của Mỹ và Đại học Heidelberg của Đức.

Nhóm AidData giám sát và thu thập tin tức về các dòng tiền từ Trung Quốc sang các nước, qua sử dụng tin chính thống, tài liệu sứ quán, cũng như thông tin về nợ nần, viện trợ của các nước.

Vén màn bí mật 'tiền viện trợ' Trung Quốc

Nhật sẽ giúp VN và Philippines về an ninh hàng hải

TQ giúp Campuchia 'hiện đại hóa quân sự'

Trong bảng số liệu gửi cho BBC, AidData cho biết nghiên cứu của họ bao gồm ba dạng tài chính mà Trung Quốc dành cho các nước:

Viện trợ và tiền ngân hàng cho VN

Viện trợ phát triển chính thức (ODA): có mục đích thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội, lãi suất ưu đãi, chủ yếu do Bộ Thương mại Trung Quốc cấp. Trong hạng mục ODA, ví dụ, Trung Quốc từng viện trợ không hoàn lại 60 triệu nhân dân tệ cho Việt Nam bổ sung vào phần kinh phí xây dựng ký túc xá học viên của Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình thăm Việt Nam tháng 11/2015

Dòng tiền chính thức khác (AidData dùng chữ tiếng Anh là Other Official Flows, gọi tắt OOF): cũng do chính phủ Trung Quốc cấp, thường thông qua Ngân hàng Xuất nhập khẩu Trung Quốc (China Eximbank) và Ngân hàng Phát triển Trung Quốc (China Development Bank). Nhưng các dự án này không thuộc mục đích giúp phát triển, hoặc không đủ ưu đãi để gọi là ODA. Một ví dụ OOF là Trung Quốc năm 2003 cung cấp hai khoản vay cho dự án xây dựng Cung Hữu nghị Việt - Trung tại Hà Nội.

Dòng tiền không rõ (AidData gọi là Vague Official Finance, gọi tắt OF): các dự án cũng dùng tiền chính phủ Trung Quốc nhưng AidData không đủ thông tin để xác minh đây là ODA hay OOF.

Một ví dụ về dòng tiền không rõ (OF) là AidData dẫn lại khoản vay 530 triệu Nhân dân tệ (64 triệu đôla) năm 2003 của Trung Quốc, cho Việt Nam hiện đại hóa thông tin tín hiệu đường sắt các tuyến Hà Nội - Lào Cai, Hà Nội - Đồng Đăng, Hà Nội - Thái Nguyên và khu đầu mối Hà Nội.

AidData thống kê khoản tín dụng ODA 85,5 triệu USD để xây Nhà máy Nhiệt điện Cao Ngạn, Thái Nguyên, của tập đoàn than khoáng sản Việt Nam (Vinacomin)

Theo bảng số liệu mà AidData cung cấp cho bbcvietnamese.com, từ 2000 đến 2013, tổng cộng Việt Nam nhận từ Trung Quốc hơn 4,3 tỉ đôla, trong đó:

Số liệu của AidData về Việt Nam dựa theo 19 dự án ODA, 7 OOF và 9 OF trong giai đoạn 2000-2013.

Việt Nam
ODAOOFOF
gần 350 triệu đôla Mỹgần 986 triệu đôlagần 3 tỉ đôla
Tổng cộng: 4,3 tỉ đôla
Để so sánh, sau đây là các con số liên quan một số nước Đông Nam Á nhận tiền từ nguồn chính phủ Trung Quốc:
Campuchia
ODAOOFOF
3 tỉ đôla4,9 tỉ đôla741 triệu đôla
Tổng cộng: 8,7 tỉ đôla
Indonesia
ODAOOFOF
869 triệu đôla5,5 tỉ đôla2,9 tỉ đôla
Tổng cộng: 9,3 tỉ đôla
Lào
ODAOOFOF
663 triệu đôla10,9 tỉ đôla383 triệu đôla
Tổng cộng: 12 tỉ đôla
Myanmar
ODAOOFOF
764 triệu đôla527 triệu đôla726 triệu đôla
Tổng cộng: 2 tỉ đôla
Thái Lan
ODAOOFOF
gần 14 tỉ đôla1,2 tỉ đôla
Tổng cộng: hơn 15 tỉ đôla

Lãi suất cao

Trong một bài trên BBC News, có mô tả dòng tiền từ Trung Quốc viện trợ hoặc tài trợ cho nước ngoài.

Từ 2000 đến 2014, Trung Quốc tài trợ 4.300 dự án ở 140 nước, trị giá 354 tỉ đôla, so với tổng viện trợ của Mỹ là 394 tỉ đôla trong cùng thời gian.

Trung Quốc vượt Mỹ về số tỷ phú
Tàu chiến Trung Quốc vào Cam Ranh
Việt Nam nói về điện hạt nhân Trung Quốc

Số liệu AidData cho thấy Mỹ và Trung Quốc phân phát số tiền gần bằng nhau trong giai đoạn 2000-2014 nhưng theo cách khác nhau.

Chừng 93% viện trợ của Mỹ theo đúng định nghĩa truyền thống về viện trợ. Số tiền có mục đích giúp phát triển kinh tế và phúc lợi. Ít nhất một phần tư số tiền là cho không chứ không phải tiền cho vay.

Còn với Trung Quốc, chỉ có 21% có thể xem là viện trợ truyền thống.

Đa số còn lại là các khoản vay thương mại mà sau này phải trả lại cho Bắc Kinh cùng lãi suất.

Đây là sự thay đổi trong cách cấp viện của Trung Quốc, cả về số lượng và tỷ lệ viện trợ không hoàn lại và tiền cho vai có lãi suất.

Trong một bài hồi 2015 trên Huffington Post, Daniel Wagner, CEO của công ty Country Risk Solutions ở Mỹ nêu con số rằng Trung Quốc viện trợ ra nước ngoài 39 tỷ USD trong sáu thập niên, từ 1950 đến 2009.

Trong khoản này, có 40% là viện trợ, và 60% còn lại là tiền cho vay không lãi suất và cho vay có lãi suất.

Xem bài tiếng Anh 'China's secret aid empire uncovered' và bản tiếng Việt trích thuật một số nét chính trong bài tường thuật của của Celia Hatton.

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét