Thứ Hai, 2 tháng 10, 2017

Thủ tướng lại có thêm một phát ngôn kỳ lạ (?)

Ông Thủ tướng này liên tục có những phát ngôn kỳ lạ. “Hà Nội phải là thành phố đáng sống”, "có cơ chế vượt trội cho Hà Nội”... Vậy các thành phố, địa phương còn lại có đáng sống không, tại sao Hà Nội có cơ chế vượt trội còn các nơi khác thì không ? Toàn dân đang đấu tranh chống phe nhóm lợi ích, nhất là ở Hà Nội, trong lĩnh vực giao thông, đô thị. Cứ ưu đãi cho Hà Nội thế này thì người dân các tỉnh sẽ đổ về Hà Nội ngày càng đông, Hà Nội sẽ càng chật hẹp ách tắc giao thông. Đất nước càng phát triển lệch lạc. Ai sẽ ở lại để bảo vệ, phát triển các tỉnh biên giới, hải đảo ? Nên nhớ Thủ tướng đang làm Trưởng ban chỉ đạo chống tắc đường tại Hà Nội và Tp.HCM. Ông này không có đầu óc, không có thế và lực mạnh nên đi đến đâu, người ta trình cái gì cũng đều ủng hộ.
Thủ tướng: “Hà Nội phải là thành phố đáng sống”
BẢO QUYÊN - Thủ tướng đưa ra nhiều đánh giá và chỉ đạo đối với kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Hà Nội trong thời gian tới... “Tinh thần là có cơ chế vượt trội cho Hà Nội. Trung ương giữ cân đối chung, cái gì Hà Nội làm được, làm tốt thì để Hà Nội làm để không phải chạy lên, chạy xuống các bộ về chuyện này, chuyện khác. Cái gì cũng đưa Thủ tướng ký thì Thủ tướng ký cả đêm cũng không xong”. 

Thủ tướng khẳng định cái gì Hà Nội làm tốt thì để cho Hà Nội làm.
Chỉ đạo trên được Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đưa ra tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của thành phố Hà Nội về tình hình kinh tế - xã hội và định hướng phát triển Thủ đô trong thời gian tới, ngày 29/9.

“Hà Nội không vội là không xong”

Tại buổi làm việc, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Nguyễn Đức Chung đã nêu hơn 20 kiến nghị của thành phố đối với Chính phủ, Thủ tướng, trong đó có các vấn đề như cơ chế phát triển quỹ nhà ở xã hội; đầu tư cải tạo, xây dựng, nâng cấp chợ; cơ chế đặt hàng xây dựng nhà ở thương mại để tạo lập quỹ nhà ở tái định cư; cho phép lựa chọn nhà đầu tư thực hiện một số gói thầu tư vấn và dự án đặc thù…

Hà Nội cũng đề nghị Thủ tướng chấp thuận chủ trương triển khai thực hiện dự án đầu tư “Xây dựng, cải tạo chỉnh trang xung quanh hồ Hoàn Kiếm”.

Hồi đáp lại kiến nghị trên, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đề nghị các bộ, ngành Trung ương cần nêu rõ ràng quan điểm trong xử lý các kiến nghị của Hà Nội, để tạo điều kiện cho Hà Nội phát triển, Hà Nội vì cả nước, cả nước vì Hà Nội, vì “một lần làm là một lần khó”, nên không thể cứ nói chung chung.

Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng cho rằng, Hà Nội đang đứng trước thách thức lớn về ùn tắc giao thông, ô nhiễm môi trường, quản lý đô thị khi mà xu hướng người dân dồn về Thủ đô ngày càng nhiều. Vì thế, thành phố cần gắn việc điều chỉnh quy hoạch với ứng phó các thách thức; sớm xây dựng các khu đô thị ngoại ô để giảm áp lực cho nội đô; đẩy mạnh phát triển nhà ở xã hội.

Trong khi đó, Phó thủ tướng Vương Đình Huệ cho rằng, câu “Hà Nội không vội được đâu” bây giờ có vẻ đã được ít nói hơn và dần dần chuyển sang nói câu “Hà Nội không vội thì không xong”. Phó thủ tướng đề nghị phân cấp tối đa và có thể chế vượt trội cho Hà Nội.

Phó thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình lưu ý Hà Nội cần tập trung làm tốt công tác quy hoạch, quản lý tốt quy hoạch và triển khai quy hoạch đúng. Phó Thủ tướng cho rằng, việc triển khai dự án phải công khai, minh bạch, đúng pháp luật; việc thu hồi đất phải hết sức cẩn trọng, tính toán kỹ.

Sẽ có cơ chế vượt trội cho Hà Nội

Kết luận buổi làm việc,Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc khẳng định: “Hà Nội phải là nơi điển hình thu hút người tài, người giàu, người dân có văn hóa, có nghề nghiệp. Mọi người đều bình đẳng và có cơ hội phát triển tại Hà Nội, nói cách khác là thành phố đáng sống”, Thủ tướng nói.

Bên cạnh đó, Thủ tướng cũng chỉ ra nhiều thách thức, khó khăn của Hà Nội như: Thách thức quản lý siêu đô thị khi là Thủ đô có diện tích đứng thứ 17 trên thế giới, dân số cao.

Hà Nội cũng gặp thách thức về chuyển đổi hiệu quả mô hình tăng trưởng, tăng năng suất lao động, đào tạo lao động, ứng dụng công nghệ mới, thu hút, trọng dụng nhân tài; thách thức về nguồn lực trước yêu cầu phát triển, nhất là phát triển hạ tầng, trong bối cảnh nợ công ở mức cao.

Trước các thách thức mà Hà Nội đang phải đối mặt, Thủ tướng nêu rõ quan điểm phát triển đối với Hà Nội là “xanh, sạch, bảo tồn và kỷ cương”. Các giá trị hay những nguyên tắc cốt lõi đối với Hà Nội là hòa bình, văn minh, văn hiến, bản sắc và phải thượng tôn pháp luật.

“Anh Huệ, anh Đam và các đồng chí đều nói vấn đề này. Tinh thần là có cơ chế vượt trội cho Hà Nội”, Thủ tướng nói và cho biết, Trung ương giữ cân đối chung, cái gì Hà Nội làm được, làm tốt thì để Hà Nội làm. Đối với các vấn đề vượt luật thì cái gì cần sửa luật thì tổng hợp, trình Quốc hội xem xét chỉnh sửa, cái gì thấy cần thiết để tạo điều kiện cho Hà Nội thì để Hà Nội làm thí điểm trên cơ sở có đề án cụ thể.

Thủ tướng nhấn mạnh: Hà Nội phải mở rộng hợp tác liên kết mạnh với các địa phương lân cận, tận dụng lợi thế theo hướng lấy cụm ngành làm trung tâm, xóa bỏ sự manh mún, dàn trải. Hà Nội cần chọn lọc và tập trung dần để hình thành một hệ sinh thái, một cộng đồng khoa học công nghệ có thể tương tác, chia sẻ, dùng chung các tiện ích hạ tầng; làm tốt việc hợp tác đổi mới sáng tạo, truyền cảm hứng trong giới khoa học.

Đặc biệt, thành phố phải tối ưu hóa nguồn tài nguyên đất. Đất đai của Hà Nội quý, dù là 1 gang tấc, phải khai thác sử dụng tốt để phát triển; chống tham nhũng tiêu cực cũng từ đây. Nếu Hà Nội làm được điều này, sẽ là bước chuyển mình lớn làm tăng uy tín, năng lực lãnh đạo, chỉ đạo cũng như ý thức sử dụng hiệu quả nguồn lực đất đai cho phát triển của thành phố.

Cùng với đó phải tăng cường năng lực đội ngũ cán bộ công chức, cải cách phương thức quản trị để tương thích với sự năng động, phát triển của Hà Nội trong tiến trình hội nhập, toàn cầu hóa, đặc biệt là năng lực quản trị của Hà Nội tương xứng với phát triển ngày càng năng động, nhất là với yếu tố thị trường.

Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng giá trị cốt lõi mà Thủ đô Hà Nội hướng tới phải là: Đô thị thông minh, phương thức quản lý dựa trên nền tảng công nghệ mới, cơ sở hạ tầng thông minh, xây dựng con người văn minh, xã hội gắn kết rộng mở.

Đối với các kiến nghị cụ thể của Hà Nội, Thủ tướng cơ bản ủng hộ và nhấn mạnh nguyên tắc xây dựng cơ chế, chính sách, phân cấp cho Hà Nội như Nghị quyết 11 của Bộ Chính trị đã nêu.


http://vneconomy.vn/thoi-su/thu-tuong-lam-truong-ban-chi-dao-chong-tac-duong-tai-ha-noi-va-tphcm-20170720064111729.htm

-------------

BẢO ANH
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến chỉ đạo về việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội và Tp.HCM.

Theo nhìn nhận của Thủ tướng, vấn đề ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội và Tp.HCM hiện nay đã trở nên vô cùng cấp bách, đòi hỏi cần có giải pháp đồng bộ về quy hoạch, giao thông, xây dựng, y tế, giáo dục và đào tạo... cũng như nghiên cứu, đề xuất các cơ chế, chính sách đặc thù.

Thủ tướng yêu cầu Bộ Kế hoạch và Đầu tư thực hiện đúng chỉ đạo của Thủ tướng tại văn bản số 6731/VPCP-CN ngày 29/6/2017 của Văn phòng Chính phủ về việc thành lập Ban Chỉ đạo triển khai các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn Hà Nội và Tp.HCM theo hướng Thủ tướng Chính phủ làm Trưởng Ban; các Phó trưởng ban gồm: 1 Phó thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội, Tp.HCM; các thành viên gồm lãnh đạo các bộ, ngành liên quan.

Trước đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã đồng ý chủ trương thành lập Ban Chỉ đạo triển khai các giải pháp chống ùn tắc giao thông trên địa bàn hai thành phố lớn là Hà Nội và Tp.HCM.

Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của các Bộ: Nội vụ, Giao thông Vận tải, Xây dựng, lập đề án thành lập Ban Chỉ đạo.

Theo báo cáo của UBND thành phố Hà Nội, hiện thành phố có khoảng 16.000 - 22.000 xe máy và 6.000 - 8.000 ôtô đăng ký mới mỗi năm. Dự kiến đến năm 2020, thành phố sẽ có gần 1 triệu ôtô và khoảng 7 triệu xe máy lưu hành, chưa kể xe của khối lực lượng vũ trang và các tỉnh thành khác lưu thông vào Hà Nội.

Hàng loạt giải pháp nhằm giảm ùn tắc giao thông đã được thành phố đề xuất, áp dụng nhưng hiệu quả chưa được như kỳ vọng. Do đó, một đề án dừng hoạt động phương tiện xe máy tại các quận nội thành từ năm 2030 đang được thành phố xây dựng, lấy ý kiến các chuyên gia và người dân.

Trong khi đó, tại Tp.HCM hiện có khoảng 800.00 ôtô và 7 triệu xe máy, chiếm 1/3 lượng xe máy của cả nước, chưa kể có khoảng hơn 1 triệu xe máy của người dân từ các địa phương khác đến Tp.HCM làm ăn sinh sống. Hiện trung bình mỗi ngày thành phố có khoảng 850 môtô, xe gắn máy và 180 ôtô đăng ký mới.

http://vneconomy.vn/thoi-su/thu-tuong-lam-truong-ban-chi-dao-chong-tac-duong-tai-ha-noi-va-tphcm-20170720064111729.htm

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét