Một lời khen và nhiều câu hỏi
Câu hỏi muôn đời mà chúng ta vẫn hỏi: nếu người mình tài giỏi như thế thì tại sao Việt Nam mình vẫn còn nghèo? Ngày nào chúng ta tự hào là "đàn anh" của Lào và Kampuchea, nay thì hai nước đó đang có cơ vượt qua mặt chúng ta (2). Ngày nào, chúng ta gọi mấy nước trong vùng là "mọi", vậy mà ngày nay họ nhìn mình như là bọn ăn mày mãn tính, và lúc nào họ cũng nhìn chúng ta như là những kẻ có tiềm năng tội phạm.
Mấy hôm trước, tôi gặp sếp để báo cho ông ấy biết là tôi sắp thu nhận một em nghiên cứu sinh hạng siêu sao. Em này mới tốt nghiệp cử nhân 3 năm những đã có hơn 50 bài báo khoa học trên các tập san khoa học tốt trong thời gian sau khi tốt nghiệp, và danh sách giải thưởng hơn nửa trang A4! Một thành tích mà ngay cả phó giáo sư và giáo sư ở Việt Nam cũng khó có. Những trao đổi giữa ông sếp và tôi để lại một dư âm đẹp, nhưng cũng nảy sinh nhiều câu hỏi.
Tôi gặp sếp và đưa cho ông cái lí lịch (CV) rồi nói rằng "Có một đứa đang là sinh viên trường y muốn đầu quân. Thành tích của nó rất tốt và tôi muốn nhận nó về lab". Ông chưa đọc cái CV mà chỉ hỏi tôi ngắn gọn "Thế anh có xem qua địa chỉ trước đây của nó chưa?"
Tôi biết tính sếp là dân elite và thích đi thẳng vào vấn đề. Ông từng tuyên bố một câu rất "hách" khi nhậm chức viện trưởng rằng: nếu quí vị ngồi ở đây và không cảm thấy mình là elite thì nên suy nghĩ có nên tiếp tục ở đây hay không. Biết thế, nên tôi nói cũng ngắn gọn: "Có, tôi xem rồi. Địa chỉ tốt. G8, RPA, VCCRI" (1). Ổng hỏi tiếp "Thế nó làm ăn ra sao?" Tôi nói: HSC 99.95, công bố 57 bài trong 3 năm". Ổng trố mắt hỏi nửa đùa nửa thật: "Hả! Cái gì? 57 bài trong 3 năm? Anh có hỏi nó có ngủ không? Mà tập san loại gì?" Tôi nói đùa: "Chắc nó có ngủ chứ, nhưng ngủ ít hơn bọn mình. Tập san nói chung rất ok, top trong ngành". Ổng chỉ phán một câu "Vậy thì chờ gì nữa mà không tóm lấy nó?" Tôi hài lòng nói: "Ừ, thì tôi đang nói cho ông biết nè. OK, tôi sẽ bắt nó ngay."
Sau đó, ông đọc lướt qua cái CV, rồi tự dưng ông nói với tôi: "Anh biết không, tôi đã từng làm việc với 3 người Việt Nam, ai cũng outstanding cả." Thú thật, tôi mà nghe mấy câu loại này, tôi nghi ngờ ngay (chưa bao giờ tôi tự hào vì cái kiểu khen mà tôi cho là trịch thượng đó). Tôi muốn nghĩ rằng họ chỉ nói ngoại giao, nhất là trước mặt tôi, mà cái họ là ai cũng biết là người Việt Nam. Do đó, tôi lạnh lùng nói lại: Tôi thì thấy bọn họ cũng tầm thường thôi. Ổng có vẻ khó chịu và nói: Đó là nhận xét của anh, tôi chỉ nói cho anh biết rằng tôi nhận xét họ là outstanding, và tôi nghĩ tôi không sai. Nếu 1 người mà outstanding thì tôi nghĩ có thể là ngẫu nhiên hay tình cờ (lâu lâu vớ được một người giỏi), nhưng cả 3 người mà ổng khen như thế thì có lẽ không phải ngẫu nhiên. Mà, ông này là dân elite, chứ không phải hạng tầm thường. Sếp nói khẳng định như thế, thì tôi cũng không muốn nói gì thêm. Thôi thì cứ xem như là một lời khen thật lòng.
Nhưng lời khen ngợi đó lại làm tôi tự đặt câu hỏi muôn đời mà chúng ta vẫn hỏi: nếu người mình tài giỏi như thế thì tại sao Việt Nam mình vẫn còn nghèo? Ngày nào chúng ta tự hào là "đàn anh" của Lào và Kampuchea, nay thì hai nước đó đang có cơ vượt qua mặt chúng ta (2). Ngày nào, chúng ta gọi mấy nước trong vùng là "mọi", vậy mà ngày nay họ nhìn mình như là bọn ăn mày mãn tính, và lúc nào họ cũng nhìn chúng ta như là những kẻ có tiềm năng tội phạm. Ngay cả ông Lý Quang Diệu mà cũng khen người Việt, và chính ông ấy cũng phê phán chính quyền đương thời không biết dùng nên họ bỏ nước ra đi. Như vậy, vấn đề hay câu trả lời là thuộc về Nhà nước.
Tại sao học sinh, sinh viên của mình chỉ "toả sáng" khi ra nước ngoài, chứ còn ở trong nước thì lu mờ? Trả lời mấy câu hỏi này đòi hỏi nhiều nghiên cứu và lí giải, và tôi không có ý định lí giải nó ở đây. Nhưng cái yếu tố hiển nhiên mà tôi nghĩ ai cũng thấy là do môi trường xã hội và giáo dục. Cũng là con người đó mà ở VN thì chẳng ngóc đầu lên nổi, nhưng ra ngoài thì lại sáng chói. Cũng là con người đó, mà nếu làm việc cho các tổ chức hay công ti nước ngoài thì tỏ ra rất thiện nghệ và lanh lẹ, nhưng khi làm cho Nhà nước thì ì ạch và ù lì thấy rõ. Rõ ràng đó là yếu tố môi trường chứ còn gì nữa.
Tôi chợt liên tưởng đến câu chuyện 30 thạc sĩ và thủ khoa nước ngoài thi rớt kì thi công chức ngoài Hà Nội. Sự kiện này làm cho nhiều người ngạc nhiên, và một vị quan chức thuộc Sở Nội vụ nói rằng "không phải cứ tốt nghiệp nước ngoài mới giỏi" (3).
Sau đó, ông đọc lướt qua cái CV, rồi tự dưng ông nói với tôi: "Anh biết không, tôi đã từng làm việc với 3 người Việt Nam, ai cũng outstanding cả." Thú thật, tôi mà nghe mấy câu loại này, tôi nghi ngờ ngay (chưa bao giờ tôi tự hào vì cái kiểu khen mà tôi cho là trịch thượng đó). Tôi muốn nghĩ rằng họ chỉ nói ngoại giao, nhất là trước mặt tôi, mà cái họ là ai cũng biết là người Việt Nam. Do đó, tôi lạnh lùng nói lại: Tôi thì thấy bọn họ cũng tầm thường thôi. Ổng có vẻ khó chịu và nói: Đó là nhận xét của anh, tôi chỉ nói cho anh biết rằng tôi nhận xét họ là outstanding, và tôi nghĩ tôi không sai. Nếu 1 người mà outstanding thì tôi nghĩ có thể là ngẫu nhiên hay tình cờ (lâu lâu vớ được một người giỏi), nhưng cả 3 người mà ổng khen như thế thì có lẽ không phải ngẫu nhiên. Mà, ông này là dân elite, chứ không phải hạng tầm thường. Sếp nói khẳng định như thế, thì tôi cũng không muốn nói gì thêm. Thôi thì cứ xem như là một lời khen thật lòng.
Nhưng lời khen ngợi đó lại làm tôi tự đặt câu hỏi muôn đời mà chúng ta vẫn hỏi: nếu người mình tài giỏi như thế thì tại sao Việt Nam mình vẫn còn nghèo? Ngày nào chúng ta tự hào là "đàn anh" của Lào và Kampuchea, nay thì hai nước đó đang có cơ vượt qua mặt chúng ta (2). Ngày nào, chúng ta gọi mấy nước trong vùng là "mọi", vậy mà ngày nay họ nhìn mình như là bọn ăn mày mãn tính, và lúc nào họ cũng nhìn chúng ta như là những kẻ có tiềm năng tội phạm. Ngay cả ông Lý Quang Diệu mà cũng khen người Việt, và chính ông ấy cũng phê phán chính quyền đương thời không biết dùng nên họ bỏ nước ra đi. Như vậy, vấn đề hay câu trả lời là thuộc về Nhà nước.
Tại sao học sinh, sinh viên của mình chỉ "toả sáng" khi ra nước ngoài, chứ còn ở trong nước thì lu mờ? Trả lời mấy câu hỏi này đòi hỏi nhiều nghiên cứu và lí giải, và tôi không có ý định lí giải nó ở đây. Nhưng cái yếu tố hiển nhiên mà tôi nghĩ ai cũng thấy là do môi trường xã hội và giáo dục. Cũng là con người đó mà ở VN thì chẳng ngóc đầu lên nổi, nhưng ra ngoài thì lại sáng chói. Cũng là con người đó, mà nếu làm việc cho các tổ chức hay công ti nước ngoài thì tỏ ra rất thiện nghệ và lanh lẹ, nhưng khi làm cho Nhà nước thì ì ạch và ù lì thấy rõ. Rõ ràng đó là yếu tố môi trường chứ còn gì nữa.
Tôi chợt liên tưởng đến câu chuyện 30 thạc sĩ và thủ khoa nước ngoài thi rớt kì thi công chức ngoài Hà Nội. Sự kiện này làm cho nhiều người ngạc nhiên, và một vị quan chức thuộc Sở Nội vụ nói rằng "không phải cứ tốt nghiệp nước ngoài mới giỏi" (3).
Tôi nghĩ ông ấy nói không sai; chỉ có vấn đề định nghĩa thế nào là "giỏi". Nếu lấy kì thi công chức ở Hà Nội là chuẩn để định nghĩa thế nào là giỏi thì rõ ràng những người tốt nghiệp ở nước ngoài, dù là thủ khoa, là … dở. Nhưng câu hỏi kế tiếp: thế nào là chuẩn? Không có bất cứ lí do gì để xem kì thi công chức ở Hà Nội là chuẩn cả.
Muốn biết câu hỏi chuẩn hay không thì phải có những thẩm định khoa học vế tính hợp lí (validity) và tái lập (reliability) nghiêm chỉnh mới có thể nói được. Thử tưởng tượng một em cử nhân hay cao học / thạc sĩ tốt nghiệp ở nước ngoài, không hề học gì về chủ nghĩa Mác Lênin, không biết gì về lịch sử đảng, chẳng hiểu cách tính và định nghĩa "thất nghiệp" ở Việt Nam, v.v. thì làm sao các em ấy có thể qua nổi kì thi tuyển công chức ở Việt Nam.
Tôi đã nhìn qua các đề thi (môn toán và khoa học) tốt nghiệp trung học phổ thông ở Việt Nam và nghĩ rằng đó là những câu hỏi mang tính đố, chứ không hẳn là kiểm tra trình độ. Tôi nghĩ đa số các học sinh xuất sắc của Úc sẽ rớt kì thi tốt nghiệp trung học phổ thông ở Việt Nam (nhưng điều đó không có nghĩa là học sinh Úc dở). Nếu một kì thi tuyển mà có đến 30 người, kể cả thủ khoa ở nước ngoài rớt thì phải xem lại nội dung kì thi đó, chứ không phải dùng đó để đánh giá người ta.
Môi trường lúc nào cũng quan trọng. Chúng ta đã thấy những tấm gương người tị nạn bên Mĩ "toả sáng" trong giáo dục và khoa học như thế nào. Có người ngày xưa làm nghề bán thuốc lá và đạp xích lô mà trở thành giáo sư đại học và tiến sĩ. Do đó, gen chỉ là tố chất, và tố chất thì phải có môi trường mới phát huy được. Ở Việt Nam, có khái niệm "qui hoạch" nhân sự rất lạ lùng (ngay cả chữ "qui hoạch" đã là làm mất nhân tính của vấn đề), vì tài năng không được xem quan trọng bằng những yếu tố khác như "hồng" và quan hệ. Thế mới có câu "nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế".
Môi trường lúc nào cũng quan trọng. Chúng ta đã thấy những tấm gương người tị nạn bên Mĩ "toả sáng" trong giáo dục và khoa học như thế nào. Có người ngày xưa làm nghề bán thuốc lá và đạp xích lô mà trở thành giáo sư đại học và tiến sĩ. Do đó, gen chỉ là tố chất, và tố chất thì phải có môi trường mới phát huy được. Ở Việt Nam, có khái niệm "qui hoạch" nhân sự rất lạ lùng (ngay cả chữ "qui hoạch" đã là làm mất nhân tính của vấn đề), vì tài năng không được xem quan trọng bằng những yếu tố khác như "hồng" và quan hệ. Thế mới có câu "nhất thân, nhì thế, tam quyền, tứ chế".
Trong cái môi trường đó thì làm sao người tài nếu xuất thân từ thành phần thiếu thân-thế-quyền-chế có cơ hội đóng góp cho đất nước. Và, thế là đất nước tụt hậu như chúng ta đang chứng kiến. Mấy vị trong Chính phủ đều thấy và biết điều này, vậy mà họ chẳng làm gì cả. Thế mới ngạc nhiên! Có lẽ cũng do môi trường nên họ không thể làm gì được để xoay chuyển tình thế và tạo môi trường tốt cho người có tài.
Nguyễn Văn Tuấn
Theo Tuan's blog
Nguyễn Văn Tuấn
Theo Tuan's blog
Ngừời Lào, Miên ngu hơn người Việt, nhưng họ sống có con tim có tấm lòng nên biết thương nhau đoàn kết. Người Việt thông minh, đầu óc mưu mô tinh ranh vặt, con tim vô cảm và không đoàn kết, cho nên với thời gian nước Việt sẽ nghèo và nghèo mải . Cú đá đau cho người Việt là Miên theo Tàu để chống lại Việt Nam, cái lợi của họ là đất nước Miên không nằm gần Tàu.
Trả lờiXóa