Luận án tiến sĩ: độ dài và tài liệu tham khảo
Mấy tuần trước, một bạn ở Hà Nội viết email hỏi tôi về luận án tiến sĩ ở bên Úc. Câu hỏi cụ thể là (a) luận án tiến sĩ dài bao nhiêu trang; (b) phần tổng quan tài liệu là bao nhiêu trang; và (c) có bao nhiều tài liệu tham khảo. Tôi đã nói về đề tài này nhiều lần ở nhiều nơi bên VN, nhưng chưa có dịp viết ra cho rõ ràng, nên nhân dịp câu hỏi này tôi viết ra vài ý chính dưới đây.Đây là câu hỏi nghiên cứu sinh hay hỏi khi bắt đầu viết luận án. Thật ra, chẳng ai đếm số trang, mà người ta thường đếm số chữ. Trong thực tế, chẳng có nơi nào có qui định cứng là luận án tiến sĩ phải bao nhiêu chữ. Chẳng ai điên để ra những qui định như thế, vì phẩm chất học thuật mới là quan trọng, chứ độ dài chẳng có ý nghĩa gì. Tuy nhiên, nhiều trường (không phải tất cả) thường khuyên nghiên cứu sinh rằng luận án tiến sĩ nên có 80,000 chữ hoặc ít hơn.
Trong ngành y, khi tôi hỏi nhiều đồng nghiệp thì họ nói luận án tiến sĩ có số chữ thường dao động trong khoảng 30,000 đến 80,000 chữ. Nếu mỗi trang A4 có 250 chữ (font Times New Roman, size 12, double space), thì tính trung bình mỗi luận án tiến sĩ có khoảng 120 đến 320 trang.
Tôi xem qua các luận án ở Viện Garvan thì quả thật độ dài từ 110 đến 350 trang. Trong nhóm tôi cũng có những luận án ngắn (khoảng 150 trang), nhưng cũng có luận án dài (350 trang). Dĩ nhiên, không có trường nào làm khó nghiên cứu sinh nếu luận án chỉ 80 trang hay 500 trang. Thật ra, như nói trên, độ dài hay số chữ không có gì là đáng chú ý; cái đáng chú ý là thông tin, là dữ liệu khoa học trong luận án. Điều kiện tiên quyết của luận án tiến sĩ là các nghiên cứu nguyên thuỷ (original contribution), những nghiên cứu mà dữ liệu đóng góp vào tri thức của chuyên ngành, chứ không phải số chữ hay số trang.
Tổng quan tài liệu bao nhiêu trang?
Không có qui định cứng là phần tổng quan tài liệu phải bao nhiêu trang (hay bao nhiêu chữ). Tuy nhiên, khi tôi xem qua các luận án ở Viện Garvan và UNSW thì tôi thấy đây là phần dài nhất trong luận án. Luận án có chương tổng quan ngắn nhất cũng 30 trang, và dài nhất là 60 trang! Đa số các luận án y khoa, phần tổng quan là chương dài nhất.
Tôi nghĩ độ dài của chương tổng quan cũng tuỳ thuộc vào đề tài nghiên cứu. Nếu là đề tài "nóng" và mới, thì phần này chắc sẽ ngắn hơn các đề tài có nhiều người làm trước đó. Cái khó khăn của viết phần tổng quan là nếu viết ít và ngắn thì sẽ bị phê bình là chưa điểm qua y văn đầy đủ, nếu viết quá dài (như 60 trang) thì sẽ gây ấn tượng ở người đọc là tác giả chẳng có nhiều đóng góp mới. Do đó, cần phải quân bình giữa hai thái cực có thể gây ấn tượng tiêu cực.
Bao nhiêu tài liệu tham khảo?
Một lần nữa, cũng không có ai đề ra qui định cứng là tài liệu tham khảo của luận án tiến sĩ phải có bao nhiêu tài liệu tham khảo. Một phần là tuỳ thuộc vào chuyên ngành, một phần khác là do đề tài nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến số tài liệu tham khảo. Những đề tài mới thì ít nghiên cứu nên phần này không nhiều, còn những đề tài đã được nhiều người làm thì chắc chắn phần tài liệu tham khảo sẽ nhiều.
Tôi điểm qua các luận án tiến sĩ ở Viện Garvan thì thấy số tài liệu tham khảo dao động trong khoảng 250 đến 400. Ở Khoa Y, UNSW, tôi chưa thấy luận án tiến sĩ nào có dưới 200 tài liệu tham khảo.
Dĩ nhiên, cũng cần phải nhắc lại ở đây là tài liệu tham khảo chủ yếu là các bài báo trên tập san có bình duyệt (peer reviewed papers). Cũng có thể trích dẫn chương sách, nhưng rất hiếm. Càng hiếm trích dẫn abstracts trong hội nghị, bất kể là hội nghị cấp quốc tế hay quốc gia. Trích dẫn chương sách và abstracts trong hội nghị chẳng những làm cho người duyệt luận án khó kiểm tra, nhưng cũng gây ấn tượng không tốt vì có thể là "secondary citation" (trích dẫn thứ phát).
Về thời gian tính, một luận án mà trích dẫn quá nhiều bài báo trên 10 tuổi cũng không được đánh giá cao, vì người duyệt sẽ nghĩ tác giả chưa cập nhật hoá thông tin. Tốt nhất là trích dẫn những bài báo có dưới 5 tuổi, hay dưới 10 tuổi. Cố nhiên, những công trình quan trọng và mang tính lịch sử thì dù 50 tuổi vẫn được trích dẫn như thường.
Nói tóm lại, các đại học Úc không có qui định cứng về độ dài của luận án, hay số trang của chương tổng quan, hay số tài liệu tham khảo. Nhưng trong thực tế thì các luận án tiến sĩ ngành y có độ dài từ 30,000 – 80,000 chữ, chương tổng quan dao động từ 30-60 trang, và số tài liệu tham khảo dao động từ 250 – 400. Nhưng như tôi nói ở trên, đó chỉ là những số liệu thực tế, và nếu luận án dài hơn hay ngắn hơn, thì hội đồng học thuật cũng không bao giờ gây khó dễ. Theo tôi biết luận án các ngành khoa học xã hội cũng có những con số tương tự. Cái yếu tố quan trọng số 1 của luận án tiến sĩ là nội dung mới, chứ không phải hình thức hay độ dài của luận án.
****
Ghi thêm: Tôi thấy hầu hết các luận án tiến sĩ ngành y ở VN chỉ có chừng 110-130 trang, và nội dung khá nghèo nàn. Phần tổng quan thì quá ít. Chỉ có một chương kết quả! Tài liệu tham khảo thì chỉ 60-90. Nhìn toàn cảnh nó giống như luận án cao học hay cử nhân hạng danh dự ngoài này. Sau này tôi mới biết là đây là những qui định cứng của Bộ GDĐT. Hình như còn có qui định phải trích dẫn tài liệu tham khảo trong nước? Thật lạ lùng! Bộ GDĐT sao quá rảnh rỗi để lo mấy chuyện mang tính học thuật này, tại sao không theo các qui ước mà giới khoa học chấp nhận có dễ hơn không.
Tôi xem qua các luận án ở Viện Garvan thì quả thật độ dài từ 110 đến 350 trang. Trong nhóm tôi cũng có những luận án ngắn (khoảng 150 trang), nhưng cũng có luận án dài (350 trang). Dĩ nhiên, không có trường nào làm khó nghiên cứu sinh nếu luận án chỉ 80 trang hay 500 trang. Thật ra, như nói trên, độ dài hay số chữ không có gì là đáng chú ý; cái đáng chú ý là thông tin, là dữ liệu khoa học trong luận án. Điều kiện tiên quyết của luận án tiến sĩ là các nghiên cứu nguyên thuỷ (original contribution), những nghiên cứu mà dữ liệu đóng góp vào tri thức của chuyên ngành, chứ không phải số chữ hay số trang.
Tổng quan tài liệu bao nhiêu trang?
Không có qui định cứng là phần tổng quan tài liệu phải bao nhiêu trang (hay bao nhiêu chữ). Tuy nhiên, khi tôi xem qua các luận án ở Viện Garvan và UNSW thì tôi thấy đây là phần dài nhất trong luận án. Luận án có chương tổng quan ngắn nhất cũng 30 trang, và dài nhất là 60 trang! Đa số các luận án y khoa, phần tổng quan là chương dài nhất.
Tôi nghĩ độ dài của chương tổng quan cũng tuỳ thuộc vào đề tài nghiên cứu. Nếu là đề tài "nóng" và mới, thì phần này chắc sẽ ngắn hơn các đề tài có nhiều người làm trước đó. Cái khó khăn của viết phần tổng quan là nếu viết ít và ngắn thì sẽ bị phê bình là chưa điểm qua y văn đầy đủ, nếu viết quá dài (như 60 trang) thì sẽ gây ấn tượng ở người đọc là tác giả chẳng có nhiều đóng góp mới. Do đó, cần phải quân bình giữa hai thái cực có thể gây ấn tượng tiêu cực.
Bao nhiêu tài liệu tham khảo?
Một lần nữa, cũng không có ai đề ra qui định cứng là tài liệu tham khảo của luận án tiến sĩ phải có bao nhiêu tài liệu tham khảo. Một phần là tuỳ thuộc vào chuyên ngành, một phần khác là do đề tài nghiên cứu có thể ảnh hưởng đến số tài liệu tham khảo. Những đề tài mới thì ít nghiên cứu nên phần này không nhiều, còn những đề tài đã được nhiều người làm thì chắc chắn phần tài liệu tham khảo sẽ nhiều.
Tôi điểm qua các luận án tiến sĩ ở Viện Garvan thì thấy số tài liệu tham khảo dao động trong khoảng 250 đến 400. Ở Khoa Y, UNSW, tôi chưa thấy luận án tiến sĩ nào có dưới 200 tài liệu tham khảo.
Dĩ nhiên, cũng cần phải nhắc lại ở đây là tài liệu tham khảo chủ yếu là các bài báo trên tập san có bình duyệt (peer reviewed papers). Cũng có thể trích dẫn chương sách, nhưng rất hiếm. Càng hiếm trích dẫn abstracts trong hội nghị, bất kể là hội nghị cấp quốc tế hay quốc gia. Trích dẫn chương sách và abstracts trong hội nghị chẳng những làm cho người duyệt luận án khó kiểm tra, nhưng cũng gây ấn tượng không tốt vì có thể là "secondary citation" (trích dẫn thứ phát).
Về thời gian tính, một luận án mà trích dẫn quá nhiều bài báo trên 10 tuổi cũng không được đánh giá cao, vì người duyệt sẽ nghĩ tác giả chưa cập nhật hoá thông tin. Tốt nhất là trích dẫn những bài báo có dưới 5 tuổi, hay dưới 10 tuổi. Cố nhiên, những công trình quan trọng và mang tính lịch sử thì dù 50 tuổi vẫn được trích dẫn như thường.
Nói tóm lại, các đại học Úc không có qui định cứng về độ dài của luận án, hay số trang của chương tổng quan, hay số tài liệu tham khảo. Nhưng trong thực tế thì các luận án tiến sĩ ngành y có độ dài từ 30,000 – 80,000 chữ, chương tổng quan dao động từ 30-60 trang, và số tài liệu tham khảo dao động từ 250 – 400. Nhưng như tôi nói ở trên, đó chỉ là những số liệu thực tế, và nếu luận án dài hơn hay ngắn hơn, thì hội đồng học thuật cũng không bao giờ gây khó dễ. Theo tôi biết luận án các ngành khoa học xã hội cũng có những con số tương tự. Cái yếu tố quan trọng số 1 của luận án tiến sĩ là nội dung mới, chứ không phải hình thức hay độ dài của luận án.
****
Ghi thêm: Tôi thấy hầu hết các luận án tiến sĩ ngành y ở VN chỉ có chừng 110-130 trang, và nội dung khá nghèo nàn. Phần tổng quan thì quá ít. Chỉ có một chương kết quả! Tài liệu tham khảo thì chỉ 60-90. Nhìn toàn cảnh nó giống như luận án cao học hay cử nhân hạng danh dự ngoài này. Sau này tôi mới biết là đây là những qui định cứng của Bộ GDĐT. Hình như còn có qui định phải trích dẫn tài liệu tham khảo trong nước? Thật lạ lùng! Bộ GDĐT sao quá rảnh rỗi để lo mấy chuyện mang tính học thuật này, tại sao không theo các qui ước mà giới khoa học chấp nhận có dễ hơn không.
http://tuanvannguyen.blogspot.com.au/2014/11/luan-tien-si-o-dai-va-tai-lieu-tham-khao.html#more
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét