Gần đây ý kiến này lại được hâm nóng với một số chuyên gia cho rằng nghỉ Tết ta có thể làm GDP giảm từ 2 đến 5%. Tuy nhiên những con số này mới chỉ là ước lượng sơ khởi, rất cần một đánh giá có tính học thuật cao hơn để người dân và các nhà hoạch định chính sách có thể thảo luận và cân nhắc đề xuất của GS Xuân một cách thấu đáo. Bài viết này sẽ đưa ra một số phân tích định lượng về tác động của của Tết ta vào GDP như một đóng góp nhỏ cho nỗ lực của GS Võ Tòng Xuân.
Trước hết có thể nói phần đông, kể cả một số người phản đối ý tưởng của GS Võ Tòng Xuân, đồng ý rằng Tết ta có ảnh hưởng tiêu cực đến GDP. Tác động của Tết thông qua một số kênh như số ngày nghỉ kéo dài, năng suất lao động sụt giảm trước và sau Tết do bận bựu chuẩn bị và dư âm của những ngày Tết. Câu nói cửa miệng "Để ra Tết rồi tính" phản ánh một thực trạng là kỳ nghỉ Tết truyền thống làm gián đoạn nhiều hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Sự lệch pha giữa kỳ nghỉ năm mới của Việt Nam so với thế giới cũng có tác động tiêu cực khi nền kinh tế ngày càng hội nhập.
Trước hết có thể nói phần đông, kể cả một số người phản đối ý tưởng của GS Võ Tòng Xuân, đồng ý rằng Tết ta có ảnh hưởng tiêu cực đến GDP. Tác động của Tết thông qua một số kênh như số ngày nghỉ kéo dài, năng suất lao động sụt giảm trước và sau Tết do bận bựu chuẩn bị và dư âm của những ngày Tết. Câu nói cửa miệng "Để ra Tết rồi tính" phản ánh một thực trạng là kỳ nghỉ Tết truyền thống làm gián đoạn nhiều hoạt động đầu tư, sản xuất, kinh doanh. Sự lệch pha giữa kỳ nghỉ năm mới của Việt Nam so với thế giới cũng có tác động tiêu cực khi nền kinh tế ngày càng hội nhập.
Về phương diện vĩ mô việc gia tăng tiêu dùng rất lớn trong dịp Tết luôn tạo sức ép lên mặt bằng giá cả, gây khó khăn cho những chính sách ổn định kinh tế. Dù khó đánh giá chính xác nhưng nhiều khả năng thói quen "ăn Tết" lớn của người Việt cũng làm giảm tổng tiết kiệm của toàn xã hội, ảnh hưởng đến đầu tư và cán cân thanh toán.
Một khía cạnh vĩ mô khác ít người để ý là mức độ sử dụng (capacity utilitzation) của nền kinh tế giảm thấp hơn nhiều công suất tiềm năng trong giai đoạn Tết gây ra một sự lãng phí nguồn lực rất lớn. Có thể thấy điều này khá rõ qua số liệu thống kê GDP theo quí của Việt Nam. Trong vòng 10 năm lại đây (Q1 2005 - Q4 2014) GDP(*) trung bình của Q1, quí có Tết, chỉ chiếm khoảng 18% GDP của cả năm (so với 25% nếu GDP được dàn đều trong 4 quí). So sánh với GDP Q4 ngay trước đó, trung bình trong 10 năm qua GDP Q1 giảm hơn 30%. Sự sụt giảm rất lớn này có thể còn do những yếu tố khác, nhưng chắc chắn Tết có phần đóng góp quan trọng. Điều này có thể kiểm chứng được bằng cách so sánh GDP của Việt Nam và Trung Quốc, hai nước có truyền thống ăn Tết âm lịch, với Thailand và Indonesia. Giống Việt Nam GDP Q1 của Trung Quốc giảm trung bình 24% so với Q4 trong khi con số này ở Thailand là tăng 1.1% còn Indonesia cũng tăng 0.2%.
Công bằng mà nói GDP Q1 hàng năm giảm không chỉ vì Tết, những yếu tố mùa vụ khác như thời tiết, tập quán canh tác hay thương mại quốc tế cũng có thể có tác động tiêu cực trong giai đoạn này. Tuy nhiên phân tích GDP theo quí cho một số phân ngành sản xuất ít phụ thuộc vào thời tiết hay đặc thù canh tác như công nghiệp, xây dựng, khai khoáng, y tế, giáo dục cũng cho thấy một bức tranh tương tự, những hoạt động kinh tế đó đồng loạt giảm mạnh trong khoảng thời gian có Tết. Đặc biệt giải ngân cho đầu tư công, một hoạt động hoàn toàn có tính chủ động và nội tại, giảm hơn 50% trong Q1. Có thể thấy dấu ấn của Tết khá rõ trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế.
Vậy nếu Việt Nam chuyển việc "ăn Tết" theo dương lịch như GS Võ Tòng Xuân đề xuất liệu có giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP mạnh hơn không? Trả lời câu hỏi này không hề dễ, lịch sử kinh tế thế giới chỉ duy nhất một lần ở Nhật có sự kiện này mà số liệu lúc đó không đủ để có thể phân tích và đánh giá. Do vậy bất kỳ nghiên cứu nào cũng phải sử dụng phương pháp mô phỏng cho sự kiện bỏ Tết với rất nhiều giả định. Trên nguyên tắc các nhà kinh tế có thể lập mô hình mô phỏng sự kiện này, nhưng chắc chắn những mô hình như vậy sẽ vô cùng phức tạp và khó có thể khẳng định được độ chính xác. Ở đây tôi xin đề xuất một phương pháp đơn giản hơn, tuy không trả lời được trực tiếp câu hỏi bỏ Tết sẽ làm tăng GDP bao nhiều phần trăm nhưng lượng hóa được phần nào ảnh hưởng của Tết trong GDP Q1.
Với số liệu thống kê tháng hay quí các nhà kinh tế thường áp dụng một số kỹ thuật hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ (seasonal adjustment) để số liệu phản ánh chính xác hơn tình trạng sức khỏe của nền kinh tế. Đáng tiếc là cho đến thời điểm này Tổng cục Thống kê Việt Nam chưa thực hiện việc hiệu chỉnh cho hầu hết số liệu kinh tế xã hội mà cơ quan này công bố định kỳ hàng tháng hay hàng quí. Số liệu GDP mà tôi trích dẫn trên đây cũng vậy, Q1 hàng năm - khoảng thời gian luôn có Tết âm lịch rơi vào - có GDP chưa hiệu chỉnh thấp hơn hẳn các quí khác. Nếu áp dụng một kỹ thuật hiệu chỉnh mùa vụ, chuỗi GDP theo quí sẽ ít biến động hơn và phần lớn ảnh hưởng của Tết (và các yếu tố mùa vụ khác) trong Q1 sẽ được loại bỏ. Con số GDP được hiệu chỉnh này có thể tạm coi là một con số đại diện cho trường hợp giả tưởng tất cả các yếu tố mùa vụ không còn, bao gồm cả việc bỏ Tết ta.
Sử dụng một phương pháp hiệu chỉnh mùa vụ do Matthias Mohr ở Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) phát triển, kết quả là GDP Q1 trung bình sẽ tăng khoảng 8% so với GDP của Q4 trước đó. So với mức giảm 30% của chuỗi GDP chưa hiệu chỉnh, tác động tổng hợp của các yếu tố mùa vụ trong Q1 - mà Tết có vai trò quan trọng - là hơn 38%. Nghĩa là nếu loại bỏ tất cả các yếu tố mùa vụ trong Q1, bao gồm cả việc bỏ Tết ta, GDP của quí này sẽ tăng so với hiện tại khoảng 38%. Lưu ý rằng điều này không đồng nghĩa với GDP của cả năm sẽ tăng 9.5% (=38/4) vì nhiều hoạt động kinh tế hiện tại đang được dồn sang Q2 và Q4 sẽ được dàn bớt về Q1. Nhưng chỉ riêng việc năng lực sản xuất của nền kinh tế được sử dụng hiệu quả hơn trong Q1, loại bỏ các yếu tố mùa vụ (trong đó có Tết) sẽ có tác động rất tích cực lên toàn nền kinh tế.
Tất nhiên việc dời Tết ta về trùng với Tết tây sẽ không loại bỏ hoàn toàn yếu tố mùa vụ của hoạt động này. Người Việt có thể vẫn tiếp tục ăn chơi phung phí trong dịp Tết ta mới, các lễ hội vẫn rình rang, ngân sách vẫn chậm giải ngân cho các dự án đầu tư công trước và sau Tết. Loại bỏ những yếu tố này không chỉ đơn thuần là dời ngày ăn Tết mà còn cần những nỗ lực thay đổi hành vi sống và cung cách làm việc của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan công quyền. Tuy nhiên một công cuộc đổi mới có thể phải bắt đầu bằng một biện pháp thay đổi mạnh mẽ như bỏ Tết ta, điều mà nước Nhật đã chấp nhận để mở đầu thời kỳ cải cách lịch sử của họ.
Ghi chú: (*): Số liệu GDP của Việt Nam sử dụng trong bài này là số thống kê theo giá hiện hành và chưa được hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ. Để giảm thiểu ảnh hưởng của lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP hàng quí được hiệu chỉnh với tốc độ tăng CPI cùng kỳ.
[Một version của bài này đã được đăng trên TBKTSG.]
Một khía cạnh vĩ mô khác ít người để ý là mức độ sử dụng (capacity utilitzation) của nền kinh tế giảm thấp hơn nhiều công suất tiềm năng trong giai đoạn Tết gây ra một sự lãng phí nguồn lực rất lớn. Có thể thấy điều này khá rõ qua số liệu thống kê GDP theo quí của Việt Nam. Trong vòng 10 năm lại đây (Q1 2005 - Q4 2014) GDP(*) trung bình của Q1, quí có Tết, chỉ chiếm khoảng 18% GDP của cả năm (so với 25% nếu GDP được dàn đều trong 4 quí). So sánh với GDP Q4 ngay trước đó, trung bình trong 10 năm qua GDP Q1 giảm hơn 30%. Sự sụt giảm rất lớn này có thể còn do những yếu tố khác, nhưng chắc chắn Tết có phần đóng góp quan trọng. Điều này có thể kiểm chứng được bằng cách so sánh GDP của Việt Nam và Trung Quốc, hai nước có truyền thống ăn Tết âm lịch, với Thailand và Indonesia. Giống Việt Nam GDP Q1 của Trung Quốc giảm trung bình 24% so với Q4 trong khi con số này ở Thailand là tăng 1.1% còn Indonesia cũng tăng 0.2%.
Công bằng mà nói GDP Q1 hàng năm giảm không chỉ vì Tết, những yếu tố mùa vụ khác như thời tiết, tập quán canh tác hay thương mại quốc tế cũng có thể có tác động tiêu cực trong giai đoạn này. Tuy nhiên phân tích GDP theo quí cho một số phân ngành sản xuất ít phụ thuộc vào thời tiết hay đặc thù canh tác như công nghiệp, xây dựng, khai khoáng, y tế, giáo dục cũng cho thấy một bức tranh tương tự, những hoạt động kinh tế đó đồng loạt giảm mạnh trong khoảng thời gian có Tết. Đặc biệt giải ngân cho đầu tư công, một hoạt động hoàn toàn có tính chủ động và nội tại, giảm hơn 50% trong Q1. Có thể thấy dấu ấn của Tết khá rõ trong hầu hết các hoạt động của nền kinh tế.
Vậy nếu Việt Nam chuyển việc "ăn Tết" theo dương lịch như GS Võ Tòng Xuân đề xuất liệu có giúp thúc đẩy tăng trưởng GDP mạnh hơn không? Trả lời câu hỏi này không hề dễ, lịch sử kinh tế thế giới chỉ duy nhất một lần ở Nhật có sự kiện này mà số liệu lúc đó không đủ để có thể phân tích và đánh giá. Do vậy bất kỳ nghiên cứu nào cũng phải sử dụng phương pháp mô phỏng cho sự kiện bỏ Tết với rất nhiều giả định. Trên nguyên tắc các nhà kinh tế có thể lập mô hình mô phỏng sự kiện này, nhưng chắc chắn những mô hình như vậy sẽ vô cùng phức tạp và khó có thể khẳng định được độ chính xác. Ở đây tôi xin đề xuất một phương pháp đơn giản hơn, tuy không trả lời được trực tiếp câu hỏi bỏ Tết sẽ làm tăng GDP bao nhiều phần trăm nhưng lượng hóa được phần nào ảnh hưởng của Tết trong GDP Q1.
Với số liệu thống kê tháng hay quí các nhà kinh tế thường áp dụng một số kỹ thuật hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ (seasonal adjustment) để số liệu phản ánh chính xác hơn tình trạng sức khỏe của nền kinh tế. Đáng tiếc là cho đến thời điểm này Tổng cục Thống kê Việt Nam chưa thực hiện việc hiệu chỉnh cho hầu hết số liệu kinh tế xã hội mà cơ quan này công bố định kỳ hàng tháng hay hàng quí. Số liệu GDP mà tôi trích dẫn trên đây cũng vậy, Q1 hàng năm - khoảng thời gian luôn có Tết âm lịch rơi vào - có GDP chưa hiệu chỉnh thấp hơn hẳn các quí khác. Nếu áp dụng một kỹ thuật hiệu chỉnh mùa vụ, chuỗi GDP theo quí sẽ ít biến động hơn và phần lớn ảnh hưởng của Tết (và các yếu tố mùa vụ khác) trong Q1 sẽ được loại bỏ. Con số GDP được hiệu chỉnh này có thể tạm coi là một con số đại diện cho trường hợp giả tưởng tất cả các yếu tố mùa vụ không còn, bao gồm cả việc bỏ Tết ta.
Sử dụng một phương pháp hiệu chỉnh mùa vụ do Matthias Mohr ở Ngân hàng Trung ương Châu Âu (ECB) phát triển, kết quả là GDP Q1 trung bình sẽ tăng khoảng 8% so với GDP của Q4 trước đó. So với mức giảm 30% của chuỗi GDP chưa hiệu chỉnh, tác động tổng hợp của các yếu tố mùa vụ trong Q1 - mà Tết có vai trò quan trọng - là hơn 38%. Nghĩa là nếu loại bỏ tất cả các yếu tố mùa vụ trong Q1, bao gồm cả việc bỏ Tết ta, GDP của quí này sẽ tăng so với hiện tại khoảng 38%. Lưu ý rằng điều này không đồng nghĩa với GDP của cả năm sẽ tăng 9.5% (=38/4) vì nhiều hoạt động kinh tế hiện tại đang được dồn sang Q2 và Q4 sẽ được dàn bớt về Q1. Nhưng chỉ riêng việc năng lực sản xuất của nền kinh tế được sử dụng hiệu quả hơn trong Q1, loại bỏ các yếu tố mùa vụ (trong đó có Tết) sẽ có tác động rất tích cực lên toàn nền kinh tế.
Tất nhiên việc dời Tết ta về trùng với Tết tây sẽ không loại bỏ hoàn toàn yếu tố mùa vụ của hoạt động này. Người Việt có thể vẫn tiếp tục ăn chơi phung phí trong dịp Tết ta mới, các lễ hội vẫn rình rang, ngân sách vẫn chậm giải ngân cho các dự án đầu tư công trước và sau Tết. Loại bỏ những yếu tố này không chỉ đơn thuần là dời ngày ăn Tết mà còn cần những nỗ lực thay đổi hành vi sống và cung cách làm việc của người dân, doanh nghiệp và các cơ quan công quyền. Tuy nhiên một công cuộc đổi mới có thể phải bắt đầu bằng một biện pháp thay đổi mạnh mẽ như bỏ Tết ta, điều mà nước Nhật đã chấp nhận để mở đầu thời kỳ cải cách lịch sử của họ.
Ghi chú: (*): Số liệu GDP của Việt Nam sử dụng trong bài này là số thống kê theo giá hiện hành và chưa được hiệu chỉnh yếu tố mùa vụ. Để giảm thiểu ảnh hưởng của lạm phát, tốc độ tăng trưởng GDP hàng quí được hiệu chỉnh với tốc độ tăng CPI cùng kỳ.
[Một version của bài này đã được đăng trên TBKTSG.]
http://kinhtetaichinh.blogspot.com/2015/03/tet-gdp.html?utm_source=feedburner&utm_medium=feed&utm_campaign=Feed%3A+Giangle+%28giangle%29
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét