Không thể thua thằng hàng xóm!
Nguyễn Quang Thân
Không hẹn mà gặp, trong hơn một tuần trở lại đây đã xảy ra những chuyện không hay về văn hóa đám đông ngay tại hai thành phố lớn nhất nước: ngày 24-10 tại Hà Nội, hàng nghìn nam thanh nữ tú tràn ngập phố Đoàn Trần Nghiệp, quyết xung phong, chen lấn xô đẩy nhau để được ăn sushi miễn phí tại một cửa hàng mới khai trương. Một tuần sau, tại một hội chợ triển lãm sản phẩm của Hàn Quốc tổ chức ở quận 7, TP.HCM, giới trẻ lại chen chúc, xô đẩy, tạo nên một cảnh tượng không đẹp chút nào để tranh quà khuyến mãi!
Không phải chỉ Hà Nội, TP.HCM. Mà đã từ lâu những chuyện như thế từng xảy ra ở Đà Nẵng, Lâm Đồng và một số thành phố khác mỗi khi có sự kiện miễn phí hoặc giảm giá, thậm chí chỉ là một chút hương hoa như ngày hội hoa anh đào Nhật Bản.
Ở nước ngoài, một cửa hàng ăn Thái Lan, khách năm châu đông đúc nhưng có một cái biển chỉ ghi tiếng Việt: “ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu”. Trong nhà vệ sinh còn treo một tấm biển to khác, in trên giấy ảnh hẳn hoi cũng bằng tiếng Việt: “đi vệ sinh nhớ giội nước”. Ở Nhật, một cửa hàng trưng biển, tế nhị hơn vì in song ngữ Nhật – Việt: “Cảnh cáo ăn cắp vặt là phạm tội. Camera đang hoạt động”. Tại sao song ngữ nhưng không phải Nhật – Anh, Nhật – Pháp mà chỉ Nhật – Việt, chúng ta đã quá hiểu rồi.
Có người bảo “Xin đừng kể lại những chuyện này”. Tại sao lại không? Hãy kể ra và cùng nhau xấu hổ, đau xót, cùng nhau phân giải ngọn ngành, không phải bêu xấu nhau mà để nhắc nhau phải làm gì để đừng bao giờ xảy ra những chuyện như thế nữa.
“Đám đông sushi” hay “đám cướp quà khuyến mãi” ở Hà Nội, TP.HCM ắt không phải người nghèo, như chính có người trong cuộc đã lên tiếng:”Chúng tôi không đói để làm thế”. Vậy thì cái nết “cướp oản chùa”, thấy “miễn phí là nhào dzô” này từ đâu đến?
Chắc nhiều người biết câu “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Cảnh sân đình xa xưa ngày tế lễ, làng vật một con bò, con heo hay nhiều khi chỉ vài con gà và vài mâm xôi. Tế xong, “quản sinh” chia những thứ đó ra hàng trăm phần xôi, thịt cho dân làng. Mỗi nhà cầm một cái rá, anh mõ xướng tên từng “đinh” rồi quẳng vào rá một nắm xôi bằng quả trứng gà có dính một miếng thịt heo hay một vài sợi thịt gà. Sân đình chật ních, ồn ào như vỡ chợ. Không thính tai, nhanh chân thì mất phần. Không phải vì đói mà chỉ vì “một miếng giữa làng”, không thể chịu thiệt, không thể thua thằng hàng xóm!
Phong kiến tồn tại được là nhờ hệ thống. Khuyến khích dân đua nhau chạy theo hư danh và “miếng giữa làng” để vua yên vị hưởng lạc trên ngai vàng, để “hệ thống” luôn luôn có giá, luôn có lý do tồn tại. Đó là cái mẹo cai trị của vua quan. Văn hóa như rễ cây, nhiều khi cây đã chết mà rễ vẫn còn. Chế độ phong kiến đã tiêu ma nhưng thói tranh phần xôi thịt vẫn chờ dịp là ngoi lên khỏi mặt đất. Phải chăng đó cũng là hiện tượng phản ánh cảnh tranh cướp những “miếng giữa làng” to hơn, có giá hơn “một sàng xó bếp”; như một cái chức, một dự án chẳng hạn? Vì thế mà nhiều khi con người táng tận lương tâm, diệt nhau, bẫy nhau, vu khống nhau, mất tình nghĩa đồng chí, bạn bè trong cái người ta gọi là “chủ nghĩa tư bản dã man”.
Người Pháp có câu ngạn ngữ: “Món quà không quan trọng bằng giấy gói quà”. Ta cũng có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Những câu nói dễ hiểu như chân lý: tinh thần giá trị hàng ngàn lần vật chất. Quan niệm ngược lại thì quên cái xấu hổ đi mà tranh cướp một đĩa sushi. Không ai sống được bằng đi ăn cỗ hoặc nhận quà hay hàng miễn phí, khuyến mãi. Chỉ là vì coi miếng ăn bằng cái đình, trọng nó hơn danh dự con người và không thể thua thằng hàng xóm mà thôi.
Theo TTO
Không phải chỉ Hà Nội, TP.HCM. Mà đã từ lâu những chuyện như thế từng xảy ra ở Đà Nẵng, Lâm Đồng và một số thành phố khác mỗi khi có sự kiện miễn phí hoặc giảm giá, thậm chí chỉ là một chút hương hoa như ngày hội hoa anh đào Nhật Bản.
Ở nước ngoài, một cửa hàng ăn Thái Lan, khách năm châu đông đúc nhưng có một cái biển chỉ ghi tiếng Việt: “ăn bao nhiêu lấy bấy nhiêu”. Trong nhà vệ sinh còn treo một tấm biển to khác, in trên giấy ảnh hẳn hoi cũng bằng tiếng Việt: “đi vệ sinh nhớ giội nước”. Ở Nhật, một cửa hàng trưng biển, tế nhị hơn vì in song ngữ Nhật – Việt: “Cảnh cáo ăn cắp vặt là phạm tội. Camera đang hoạt động”. Tại sao song ngữ nhưng không phải Nhật – Anh, Nhật – Pháp mà chỉ Nhật – Việt, chúng ta đã quá hiểu rồi.
Có người bảo “Xin đừng kể lại những chuyện này”. Tại sao lại không? Hãy kể ra và cùng nhau xấu hổ, đau xót, cùng nhau phân giải ngọn ngành, không phải bêu xấu nhau mà để nhắc nhau phải làm gì để đừng bao giờ xảy ra những chuyện như thế nữa.
“Đám đông sushi” hay “đám cướp quà khuyến mãi” ở Hà Nội, TP.HCM ắt không phải người nghèo, như chính có người trong cuộc đã lên tiếng:”Chúng tôi không đói để làm thế”. Vậy thì cái nết “cướp oản chùa”, thấy “miễn phí là nhào dzô” này từ đâu đến?
Chắc nhiều người biết câu “một miếng giữa làng bằng một sàng xó bếp”. Cảnh sân đình xa xưa ngày tế lễ, làng vật một con bò, con heo hay nhiều khi chỉ vài con gà và vài mâm xôi. Tế xong, “quản sinh” chia những thứ đó ra hàng trăm phần xôi, thịt cho dân làng. Mỗi nhà cầm một cái rá, anh mõ xướng tên từng “đinh” rồi quẳng vào rá một nắm xôi bằng quả trứng gà có dính một miếng thịt heo hay một vài sợi thịt gà. Sân đình chật ních, ồn ào như vỡ chợ. Không thính tai, nhanh chân thì mất phần. Không phải vì đói mà chỉ vì “một miếng giữa làng”, không thể chịu thiệt, không thể thua thằng hàng xóm!
Phong kiến tồn tại được là nhờ hệ thống. Khuyến khích dân đua nhau chạy theo hư danh và “miếng giữa làng” để vua yên vị hưởng lạc trên ngai vàng, để “hệ thống” luôn luôn có giá, luôn có lý do tồn tại. Đó là cái mẹo cai trị của vua quan. Văn hóa như rễ cây, nhiều khi cây đã chết mà rễ vẫn còn. Chế độ phong kiến đã tiêu ma nhưng thói tranh phần xôi thịt vẫn chờ dịp là ngoi lên khỏi mặt đất. Phải chăng đó cũng là hiện tượng phản ánh cảnh tranh cướp những “miếng giữa làng” to hơn, có giá hơn “một sàng xó bếp”; như một cái chức, một dự án chẳng hạn? Vì thế mà nhiều khi con người táng tận lương tâm, diệt nhau, bẫy nhau, vu khống nhau, mất tình nghĩa đồng chí, bạn bè trong cái người ta gọi là “chủ nghĩa tư bản dã man”.
Người Pháp có câu ngạn ngữ: “Món quà không quan trọng bằng giấy gói quà”. Ta cũng có câu: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Những câu nói dễ hiểu như chân lý: tinh thần giá trị hàng ngàn lần vật chất. Quan niệm ngược lại thì quên cái xấu hổ đi mà tranh cướp một đĩa sushi. Không ai sống được bằng đi ăn cỗ hoặc nhận quà hay hàng miễn phí, khuyến mãi. Chỉ là vì coi miếng ăn bằng cái đình, trọng nó hơn danh dự con người và không thể thua thằng hàng xóm mà thôi.
Theo TTO
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét