Trích: “Vậy mà lúc Ông cần tới sự ủng hộ của dư luận thì lại chẳng thấy một ai lên tiếng. Chẳng mấy ai thèm để ý… Lúc đó sao dư luận không dồn dập đưa tin? Sao không có nhiều bạn trẻ bức xúc và tiếc nuối khi lời nói của ông Giáp không còn chút trọng lượng? Có mấy người lên FB để bày tỏ sự hụt hẫng khi người ta làm ngơ trước nỗi lo lắng của ông đối với đất nước, với tình hình xã hội?”
Người ta lên FB treo cờ, người người nườm nuợp tấp nập ghi sờ-ta-tút, người ta tấp nập change avatar của Bác, Người ta vồn vã viết Note pốt ảnh Cụ lên Face, like like share share thương tiếc thiệt là đông đúc và tấp nập như buổi chợ sớm ban mai khi thuyền bè cập bến cảng.

À, và thế là tôi lại biết thêm một Ì-ven (Event) mới: Một người Vĩ đại vừa mới qua đời. Một đứa năm thưở mười thì mới mò cái mặt mốc lên mạng, mà đã lên thì chằm hăm dán chặt mắt vào các tin Lá Cải, háo hức tìm tòi ngôi sao nào dính scandal nào? Phải chăng người mẫu Y cố tình lộ đồ lót trên sàn diễn? Đại gia X nào đi siêu xe mấy tỷ? Cô hot girl nào phát biểu gây sốc ra sao? Cái ví hàng hiệu được sao F diện hôm ấy giá bao nhiêu tiền? Người mẫu nào có chân trong đường dây mại dâm giá khủng?! hiếm khi để ý quan tâm đến thời sự cũng như những chuyện liên quan tới đất nước cũng lọc cọc mổ cò để phun ra cái stt rất bá đạo : “Rest In Peace!” Vâng stt rất quành tráng, đã thế lại còn hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc.
Ông cụ mất , dư luận tỏ vẻ vô cùng quan tâm và ủng hộ ông. Báo chí vô cùng quan tâm, thương tiếc và ủng hộ. Người người quan tâm, thương tiếc và ủng hộ ông. Nhà nhà quan tâm, thương tiếc và ủng hộ ông. Người Việt quan tâm thương tiếc và ủng hộ ông. Người nước ngoài quan tâm thương tiếc và ủng hộ , đối thủ của ông cũng quan tâm, thương tiếc và ủng hộ ông. Kể cả vị giáo sư tư bản đã chết trước ông mấy tháng còn bật dậy được để thương tiếc và khen ông nữa. Quá hay!
Chưa dừng lại ở đó, thiên nhiên cũng biết quan tâm đau đớn trước sự ra đi của người : Đột nhiên sắc trời Quảng Bình kỳ lạ ngày an táng. Rồi cây bằng lăng đột nhiên chuyển màu ngày đưa tang. Cụ rùa ngụp lặn bấy lâu nay nổi lên thương khóc tiễn biệt. Đã thế xúc động hơn “Đêm qua bác này về Hà Nội gặp lại bác kia”.
Vâng tóm lại toàn thể nhân dân, toàn thể dân tộc, toàn thể đồng bào năm mươi bốn (54) anh em dân tộc quan tâm thương tiếc ủng hộ ông. Tiến sỹ học, Thạc sỹ học, cử nhân học, học sinh, sinh viên khóc thương ông, nhà văn , nhà báo, cộng đồng Bloggers, Facebook-er, Photographers khóc thương ông. Thực vật, Động vật, Thiên nhiên ,Các hiện tượng Siêu nhiên cũng quan tâm và thương tiếc và ủng hộ cụ. Đủ tất thảy mọi thể loại có học thương tiếc và và ủng hộ cụ.
Dĩ nhiên nói đến đây, ở góc độ vi mô các bạn sẽ hiểu ông rất được ủng hộ, Ở góc độ vĩ mô hơn ông tuyệt đối được quan tâm và ủng hộ.
Vâng tất thảy mọi thành phần có học trong XH đau đớn thương tiếc ông. Mà đã nói đến thành phần có học ở trên thì không thể nào không đề cập đến thành phần đối lập: Đám Vô Học. Đúng cái thứ vô học, cái thứ báng bổ thần thánh, làm sao chúng ta có thể tha thứ cho chúng khi mà toàn dân, toàn đảng, toàn thể 54 anh em dân tộc, có cả động vật, sinh vật cũng hướng về người thì cái đám người nào tự xưng là người của Dâm-Ti-Vi hay Vê-Tê-Vê không nhớ rõ nữa trai thì đứng hình chữ bát gái thì đứng chàng hảng giữa đám tang của cụ, há mỏ chu môi – một phong cách rất cu-te ra chụp ảnh làm kiểu. Cái thứ vô học này không thể chấp nhận được, hành động này là báng bổ cụ, mà báng bổ cụ đồng nghĩa luôn là báng bổ thần thánh, đi ngược lại truyền thống sùng bái thần thánh rất vẻ vang 4000 năm nay của dân tộc Việt.
Nhưng thôi, đấy là chuyện của đám có học nói chung và đám vô học nói riêng. Còn bây giờ ta trở về chuyện của Cụ.
Ông cụ liệu có biết mình được quan tâm ủng hộ như thế này không, có lẽ là không, không biết được. Ông có thích được quan tâm ủng hộ như thế này không: Không biết được, có lẽ là không. Nhưng có lẽ thứ ông cần và muốn được nhất không phải đám đông thương tiếc cho ông.
Vậy mà lúc Ông cần tới sự ủng hộ của dư luận thì lại chẳng thấy một ai lên tiếng. Chẳng mấy ai thèm để ý… Lúc đó sao dư luận không dồn dập đưa tin? Sao không có nhiều bạn trẻ bức xúc và tiếc nuối khi lời nói của ông Giáp không còn chút trọng lượng? Có mấy người lên FB để bày tỏ sự hụt hẫng khi người ta làm ngơ trước nỗi lo lắng của ông đối với đất nước, với tình hình xã hội?
Và rồi khi ông mất thì báo chí bắt đầu đưa biết bao bài viết về tiểu sử của ông, những chiến tích huy hoàng vược xa Napoleon lùn tẹt, sánh ngang tầm với Alexandra đại đế, về phẩm chất tốt đẹp của một vị đại tướng… Để làm gì thế? Để cho mọi người đọc, rồi cùng bày tỏ với nhau rằng mình yêu quý ông Giáp tới ngần nào, chia sẻ với nhau nổi buồn vì sự ra đi của ông. Thể hiện nét văn hóa truyền thống cao đẹp của dân tộc việt Nam. Và đặc biệt hơn, để cảm thấy tự hào vì mình có/mang quốc tịch giống người anh hùng đó…
Tóm lại, những người có cảm tình “sâu sắc” với tướng Giáp đã “làm được gì cho ông” trong suốt quá trình trên?
Nếu tình cảm của bao nhiêu người dành cho ông thực sự “sâu sắc” như những gì họ nói, vậy thì mình chẳng có gì phải nói cả . Nhưng sự thể hiện tình cảm một cách quá lố so với hành động thực của họ khiến mình thấy sợ xu hướng ham hư danh, giả tạo đang phát triển trong xã hội. Làm một nói mười,làm ít nói nhiều cũng tương tự như việc các nhà thơ đi làm kinh tế trước kia vậy.
Cá nhân mình thực sự coi thường sự thương tiếc của dư luận, toàn hữu danh vô thực, “không có gì đáng để phản đối”, cũng chẳng có gì đáng để ủng hộ. Chỉ như một thủ tục cần làm của xã hội.
Nếu mình ở vị trí ông Giáp thì chỉ cần tình cảm của người thân, bạn bè, chiến hữu, những người luôn ở bên cạnh hỗ trợ và ủng hộ mình. Còn lại ai thích “thắt khăn tang vào tim” thì tùy họ. Đã có những chiến tích để đời, hoàn thành trọn vẹn sứ mệnh của mình, có một cuộc sống ổn định cùng gia đình, hưởng thọ hơn trăm tuổi. Biết bao người mơ có cái kết ấy còn không được… Vậy đã đủ để Cụ yên nghỉ.
Trên hết liệu cụ có cần cái sự ủng hộ của muôn vạn người vạn nhà và vạn em nhỏ như thế này không, có lẽ không, giá mà năm xưa cụ còn sống đám đông “cả dân tộc” “toàn thể đồng bào” ấy không ai :
- Lập Fan page một triệu like ủng hộ ý kiến Bác Giáp trong vấn đề bauxite ở tây Nguyên.
- Một triệu Like ủng hộ các kiến nghị, kinh nghiệm, dặn dò của cụ dành cho con cháu và tầng lớp lãnh đạo.
- Sao không đứa con Lạc cháu hồng nào thương tiếc đau xót cho cụ khi có những kẻ luôn hô hào phất cờ học tập theo tấm gương cụ nhằm mục đích che đậy cho những việc làm đáng hổ thẹn của mình.
- Cũng như họ sẵn sàng nổi giận, ném đá hội đồng bất cứ ai có thái độ không thành kính trong lễ tang của cụ, hay lời nói thiếu thành kính dành cho cụ mà không biết bức xúc khi những kẻ đang tâm hạ nhục ông Cụ khi ông bị điều đi làm sinh đẻ có kế hoạch!?
- Có ai bức xúc , có ai biết phẫn nộ khi bao nhiêu ý kiến, dặn dò kinh nghiệm của cụ lần lược bị vất sạch vào sọt rác chẳng thèm ai nghe theo?
Đấy mới là lúc ông Cụ cần mọi người nhất, cần dư luận nhất thì cái dư luận và đám đông ấy đang ở đâu không biết không thấy một ai quan tâm lên tiếng ủng hộ, thể hiện!?
Còn sự thương tiếc bây giờ chẳng có ý nghĩa gì cả, chỉ là một phương tiện cho các trang báo mạng có thêm bài viết, có thêm views . Đám trẻ lập fanpage thì câu được thật nhiều like và fans xong sau đó bán page kiếm tiến hay rao quảng cáo nhăng nhít kiếm lợi hoặc kiếm nhiều hợp đồng quảng cáo hơn. Hoặc đơn giản là một phương thức để chứng tỏ mình biết a dua theo phong trào, hay cao cả hơn là kẻ có hiểu biết hòa mình vào dòng chảy của thời cuộc. Còn báo chí, ô hô đám nhà báo ấy hả, có anh còn khoe với tôi nhờ cái event của cụ mà Fanpage của tờ báo anh ta tăng lên hơn 30.000 Likes trong vòng chưa đầy 3 ngày, lượng views tăng đột biến và phải tranh thủ tận dụng cơ hội này. Thật như thế đấy bạn à. Tôi xin thề tôi không nói điêu. Ai có thể nói điêu chứ tôi thì không.
Đã thế cụ qua đời còn là cái “cớ” để con cháu đất Việt chửi nhau đủ tất thảy mọi ngôn ngữ uyên thâm mà chúng cóp nhặt được ở trường đời chứ không phải trường học. Rồi thì nhà báo chửi nhà báo, nhà văn chửi nhà văn, nhà văn chửi nhà báo, nhà báo chửi lại nhà văn. Rồi nhà nhiếp ảnh xuống đường độp cụ già và Hot Lóc- gơ chửi Photographer .
Có người thậm chí còn “tự hào” khi các trang báo quốc tế tên tuổi có tiếng có miếng viết rất dài về sự ra đi của cụ với đầy vẻ tôn kính và thán phục… Có gì đáng tự hào ở đây thưa các bạn? Người duy nhất có quyền tự hào là ông Giáp. Chẳng lẽ tự hào vì việc mang quốc tịch giống ông Giáp, ngoài ra không làm được gì cả? Ô hô Chui rúc dưới danh tiếng của ai đó để được “thơm lây” vì cùng sống trên 1 lãnh thổ, mang cùng quốc tịch!?
Đọc đến đấy bạn sẽ trách tôi vô lễ, hỗn láo chăng, tại sao tôi lại cho mình cái quyền báng bổ niềm tin và tấm lòng của nhân dân dành cho Cụ chứ gì? Tôi phải nghi ngờ chứ, tôi buộc phải nghi ngờ chứ, tôi phải đặt mình bắt buộc mình phải nghi ngờ chứ bạn, sống giữa cái đất nước mà trẻ người ta sẵn sàng vạch ngực, tốc váy, để đổi lấy danh tiếng hay tạo sự nổi tiếng. Người lớn- người đại diện cho bộ mặt của xã hội, đại diện cho chuẩn mực đạo đức thì đem tiền bạc có máu, nước mắt niềm tin của bao nhiêu đồng bào mình nhét vào cửa mình của con điếm thì bạn hỏi tôi phải đặt niềm tin vào nơi đâu!?
Ảnh: TTXVN