‘Giấc mơ Trung Hoa’ có biến thành ác mộng?
TPO - ‘Giấc mơ Trung Hoa’ được hiểu là sự công bố một kỷ nguyên mới mà Trung Quốc trở thành một nước đứng đầu trên toàn thế giới. Nhưng liệu ‘giấc mơ Trung Hoa’ có thể biến thành ác mộng hay không?Ông Sukehiro Hirakawa, Giáo sư trường đại học Tokyo đã đi tìm câu trả lời qua bài phân tích đăng tải trên tờ Sankei Shimbun, Nhật Bản.
Sự hùng mạnh về kinh tế, quân sự, văn hóa của Mỹ khiến cho
'giấc mơ Mỹ' có sức lan tỏa và ảnh hưởng mạnh mẽ khắp toàn cầu.
So sánh ‘giấc mơ Trung Hoa’ với ‘giấc mơ Mỹ’Định nghĩa của "giấc mơ Mỹ" trong từ điển "Kodzien" được hiểu là hệ thống tổ chức xã hội Mỹ đảm bảo sự bình đẳng cho mọi cơ hội của tất cả mọi người, con người có thể thành công nhờ vào tài năng và nỗ lực của bản thân, có thể phát triển không hạn chế trong mọi lĩnh vực kinh tế, và xã hội."
Trái ngược với thế giới châu Âu cổ điển, nơi quyền lực và danh hiệu được hoàng đế ban phát và được truyền từ đời này sang đời khác trong một dòng họ, tân thế giới Mỹ đã thiết lập hệ thống nhà nước được xây dựng trên nền tảng cộng hòa, tổng thống là người được nhân dân bầu. Từ điển tiếng Anh-Nhật Bản "Kenko" khái niệm mới «giấc mơ Mỹ» được định nghĩa như là " những lý tưởng dân chủ, được khẳng định trong Tuyên ngôn Độc lập, sự phát triển thịnh vượng về vật chất trong lý tưởng cần được tuyên truyền rộng rãi, bắt đầu từ nước Mỹ và mở rộng sang các nước khác."
Lực lượng quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản, từ những động cơ tốt đẹp, hoặc cũng có thể từ sự tự tin thái quá, đã cố gắng truyền bá lối sống Mỹ trong một đất nước Nhật thất bại. Không ít người Nhật đã rơi vào vòng ảnh hưởng của “Giấc mơ Mỹ”,nhiều sinh viên Nhật khi có dịp tiếp xúc với xã hội Mỹ trong những dịp thực tập, đơn giản là hoàn toàn bị cuốn hút. Nếu bạn có một báo cáo tốt trong một cộng đồng khoa học, bạn sẽ có hàng đống những đề nghị hấp dẫn, vị thế của bạn trong cộng đồng được chú ý, bạn sẽ được tăng lương. Những sinh viên Trung hoa, đến Mỹ từ một nhà nước khép kín, ngập chìm trong “giấc mơ Mỹ” còn hơn cả sinh viên Nhật, từ sau đó trong tiếng Trung, giấc mơ Mỹ được định nghĩa như một “xã hội tuyệt vời”.
Tuy nhiên, khi tổ quốc mỗi ngày một giàu lên, những người sống ở nước ngoài cũng cảm thấy tự hào. Ngay cả với đồng lương ít ỏi của tôi, do kết quả tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, giá trị đồng yên Nhật tăng đến 360 yên cho 1 đô la. Và lương của tôi, được gửi từ Tokyo, cũng tăng lên hàng tháng. Mặt tôi cũng càng ngày càng vênh lên theo sự tăng trưởng giá trị của bậc lương. Nếu nói về những người Trung Quốc hãnh diện, luôn được biết đến với ý thức tự tôn dân tộc thì, sự phát triển mạnh mẽ của đất nước họ cũng làm nảy sinh sự tự tôn vinh giá trị quan trọng của người Hoa trong quan điểm của họ khi nhìn ra thế giới. Khi Trung Quốc đã trở thành một cường quốc thứ hai trên thế giới, sẽ nảy sinh nhu cầu đối đầu với “giấc mơ Mỹ “ là “giấc mơ Trung Hoa”.
Tập Cận Bình và ‘giấc mơ Trung Hoa’
“Giấc mơ Trung Hoa” chúng ta cần phải chú ý đến thuật ngữ này vì nó được để cập đến trong một bài phát biểu của người lãnh đạo Trung Quốc mới - ông Tập Cận Bình. Ngày 17.4.2013 ông đã quay trở lại với chủ đề này.
Cội nguồn lịch sử của chúng ta vô cùng sâu sắc, những cơ sở thực tiễn vô cùng rộng lớn. Nhân dân Trung Quốc có được truyền thống thông minh sáng tạo phi thường, chính vì vậy, nhân dân đã xây dựng lên một nền văn hóa Trung Hoa vĩ đại. Chúng ta cần tự tin vào bản thân và tràn đầy lòng dũng cảm tiến về phía trước theo con đường đã chọn. Giấc mơ Trung Hoa – giấc mơ của nhân dân. Cần phát triển rộng rãi tinh thần Trung hoa , cơ sở căn bản của tinh thần Trung Hoa là lòng yêu nước sâu sắc, đoàn kết lại một khối vững chắc, chúng ta sẽ thực hiện được giấc mơ Trung Hoa”.
Trung Quốc đã thoát khỏi nghèo đói nhưng vẫn bị ám ảnh bởi những năm tháng đen tối và rất cần 'giấc mơ Trung Hoa' nhằm định hướng xã hội đang tồn tại nhiều vấn đề bức xúc.
Sau giai đoạn cải cách và đổi mới, Trung Quốc học được của các quốc gia khác cách tổ chức nền công nghiệp, cơ cấu tổ chức và hoạt động quốc phòng, tiếp nhận những thành tựu công nghệ mới và trở thành cường quốc. Người Trung Quốc đã lấy lại sự tự tin. Nhưng hiệu quả của quá trình đổi mới và những thành tựu đạt được không phản ánh trên hệ thống chính trị và hiện đại hóa xã hội. Bộ máy chính quyền thế hệ trước đã nhắc nhiều đến cải cách. Bộ máy chính quyền mới đặt tất cả niềm tin vào lớp người có được quyền lực theo hệ thống, những người này không mong muốn cải cách và đối mới, như không muốn thay đổi nền tảng cơ sở cấu thành quyền lực. Hệ thống này không những có thể biến quyền lực thành lợi ích tài chính, nó còn tạo điều kiện tăng cường phát triển công nghiệp quốc phòng.
Lực lượng quân đội Mỹ chiếm đóng Nhật Bản, từ những động cơ tốt đẹp, hoặc cũng có thể từ sự tự tin thái quá, đã cố gắng truyền bá lối sống Mỹ trong một đất nước Nhật thất bại. Không ít người Nhật đã rơi vào vòng ảnh hưởng của “Giấc mơ Mỹ”,nhiều sinh viên Nhật khi có dịp tiếp xúc với xã hội Mỹ trong những dịp thực tập, đơn giản là hoàn toàn bị cuốn hút. Nếu bạn có một báo cáo tốt trong một cộng đồng khoa học, bạn sẽ có hàng đống những đề nghị hấp dẫn, vị thế của bạn trong cộng đồng được chú ý, bạn sẽ được tăng lương. Những sinh viên Trung hoa, đến Mỹ từ một nhà nước khép kín, ngập chìm trong “giấc mơ Mỹ” còn hơn cả sinh viên Nhật, từ sau đó trong tiếng Trung, giấc mơ Mỹ được định nghĩa như một “xã hội tuyệt vời”.
Tuy nhiên, khi tổ quốc mỗi ngày một giàu lên, những người sống ở nước ngoài cũng cảm thấy tự hào. Ngay cả với đồng lương ít ỏi của tôi, do kết quả tăng trưởng kinh tế Nhật Bản, giá trị đồng yên Nhật tăng đến 360 yên cho 1 đô la. Và lương của tôi, được gửi từ Tokyo, cũng tăng lên hàng tháng. Mặt tôi cũng càng ngày càng vênh lên theo sự tăng trưởng giá trị của bậc lương. Nếu nói về những người Trung Quốc hãnh diện, luôn được biết đến với ý thức tự tôn dân tộc thì, sự phát triển mạnh mẽ của đất nước họ cũng làm nảy sinh sự tự tôn vinh giá trị quan trọng của người Hoa trong quan điểm của họ khi nhìn ra thế giới. Khi Trung Quốc đã trở thành một cường quốc thứ hai trên thế giới, sẽ nảy sinh nhu cầu đối đầu với “giấc mơ Mỹ “ là “giấc mơ Trung Hoa”.
Tập Cận Bình và ‘giấc mơ Trung Hoa’
“Giấc mơ Trung Hoa” chúng ta cần phải chú ý đến thuật ngữ này vì nó được để cập đến trong một bài phát biểu của người lãnh đạo Trung Quốc mới - ông Tập Cận Bình. Ngày 17.4.2013 ông đã quay trở lại với chủ đề này.
Ông Tập là người tích cực cố súy cho 'giấc mơ Trung Hoa'
và liên tục thị sát quân đội sau khi bước lên đỉnh quyền lực.
Nhà lãnh đạo mới của Trung Quốc tuyên bố: "Chúng ta hãy đưa vào thực tiễn đời sống Giấc mơ Trung Hoa. Để làm được điều này, chúng ta cần phải kiên định đi theo con đường xây dựng CNXH với những giá trị đặc trưng của Trung Quốc. Đây không chỉ là con đường vĩ đại mà chúng ta đã vượt qua trong suốt 30 năm thời kỳ đổi mới, mà là con đường mà dân tộc Trung Hoa đã tìm kiếm trong suốt 60 năm sau khi thành lập Nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa. Đây không chỉ là kết luận mà chúng ta thu được từ sự phát triển của một lịch sử Trung Quốc đa dạng trong 170 năm tính từ cuộc chiến tranh Nha phiến, đây là con đường được hình thành từ một nền văn minh của dân tộc Trung hoa kéo dài liên tục trong lịch sử 5000 năm.Cội nguồn lịch sử của chúng ta vô cùng sâu sắc, những cơ sở thực tiễn vô cùng rộng lớn. Nhân dân Trung Quốc có được truyền thống thông minh sáng tạo phi thường, chính vì vậy, nhân dân đã xây dựng lên một nền văn hóa Trung Hoa vĩ đại. Chúng ta cần tự tin vào bản thân và tràn đầy lòng dũng cảm tiến về phía trước theo con đường đã chọn. Giấc mơ Trung Hoa – giấc mơ của nhân dân. Cần phát triển rộng rãi tinh thần Trung hoa , cơ sở căn bản của tinh thần Trung Hoa là lòng yêu nước sâu sắc, đoàn kết lại một khối vững chắc, chúng ta sẽ thực hiện được giấc mơ Trung Hoa”.
Sau giai đoạn cải cách và đổi mới, Trung Quốc học được của các quốc gia khác cách tổ chức nền công nghiệp, cơ cấu tổ chức và hoạt động quốc phòng, tiếp nhận những thành tựu công nghệ mới và trở thành cường quốc. Người Trung Quốc đã lấy lại sự tự tin. Nhưng hiệu quả của quá trình đổi mới và những thành tựu đạt được không phản ánh trên hệ thống chính trị và hiện đại hóa xã hội. Bộ máy chính quyền thế hệ trước đã nhắc nhiều đến cải cách. Bộ máy chính quyền mới đặt tất cả niềm tin vào lớp người có được quyền lực theo hệ thống, những người này không mong muốn cải cách và đối mới, như không muốn thay đổi nền tảng cơ sở cấu thành quyền lực. Hệ thống này không những có thể biến quyền lực thành lợi ích tài chính, nó còn tạo điều kiện tăng cường phát triển công nghiệp quốc phòng.
Rất khó có thể thay đổi được hệ thống quyền lực, được xây dựng từ rất lâu về trước và được kết nối chặt chẽ bằng những đồng tiền có được từ quyền lực. Cũng có thể đến một lúc nào đó, các nhà lãnh đạo sẽ thực hiện những điều mà công lý xã hội đang đòi hỏi, thay đổi khoảng cách giữa hệ thống hạ tầng nông thôn và thành thị, nhận được sự ủng hộ của xã hội và thay đổi hệ thống quản lý bằng sức mạnh. Lãnh đạo nhà nước khi đưa ra lời kêu gọi thực hiện giấc mơ Trung Quốc, còn có một mục đích quan trọng hơn, đó là định hướng xã hội theo một xu hướng phát triển mới. Vậy giá trị thật sự của “giấc mơ Trung Quốc “ là gì?
Cường quốc quân sự lãnh đạo thế giới
Ba năm trước đây, ở Trung Quốc một quyển sách best seller được đọc rộng rãi có tiêu đề là “Giấc mơ Trung Hoa” tác giả Lưu Minh Phúc (nhà xuất bản Hữu nghị Trung Quốc ấn hành). Theo cuốn sách này, Trung Quốc đang nỗ lực tiến đến vị trí lãnh đạo thế giới sau kỷ nguyên của Mỹ. Giấc mơ Trung Hoa được hiểu là sự công bố một kỷ nguyên mới, kỷ nguyên mà Trung Quốc trở thành một nước đứng đầu trên toàn thế giới.
Theo quan điểm này, trong thế kỷ 21 là sự đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc, nhưng thế giới mong muốn Trung Quốc lãnh đạo thế giới bằng luật pháp quốc tế (điều này tương tự như thời kỳ cổ đại của Trung Hoa”) chứ không phải Mỹ lãnh đạo thế giới bằng sức mạnh quân sự. Trung Quốc với một lịch sử rất “trong sạch và các nguyên tắc đạo đức cao cả” – là nước duy nhất không có tội lỗi đối với sự phát triển của văn minh nhân loại, là nước duy nhất không chiếm đóng và thống trị thuộc địa. Chính vì vậy Trung Quốc có quyền truyền bá các quan điểm và cách giải quyết vấn đề của mình trên toàn cầu, trong một chừng mực nào đó, Trung Quốc không có đường lùi. Để đứng vững trong một cuộc đấu tranh giành ảnh hưởng với Mỹ, Trung Quốc cần có một lực lượng vũ trang hùng mạnh..v.v…
Một nguy cơ hiện hữu trong cuốn sách này là, tác giả của nó là một đại tá trong lực lượng vũ trang PLA, Giấc mơ hồi sinh một trật tự Trung Hoa vĩ đại được Lưu Minh Phúc định danh là “lý thuyết thịnh vượng hoàng kim” nhưng từ góc nhìn của tôi, đấy có thể gọi là “Lý thuyết của sự răn đe hoàng kim” (theo lý luận cổ của người Trung Hoa, mầu hoàng kim là mầu của hoàng đế”. Điều gì có thể gọi là “trong sạch”, nhưng ở Trung quốc, người ta không nói đến những điều mà các vương triều đất nước này đã làm. Do đó, đại đa số nhân dân Trung quốc đồng thuận với một giấc mơ “siêu cường Trung Quốc”.
Có một lần một lái xe tắc xi bình thường ở Bắc Kinh đã nói một cách rất nghiêm túc với tôi rằng: “Anh bạn, anh là người tốt, anh không cần thiết phải quay về một đất nước xấu xa như Nhật Bản, hãy ở lại và sống ở Trung Quốc”. Tôi trả lời tránh né: “Tôi còn có bà mẹ già ở nhà”. Và tôi nhận được lời khuyên: “Hãy mang cả bà mẹ của anh sang đây…”. Chúng tôi đã vui vẻ với câu chuyện đó ở nhà, nhưng sau khi tôi nghe những lời phát biểu trên phương tiện thông tin đại chúng về “Giấc mơ Trung Hoa” điều đó đã không còn là câu chuyện vui nữa.
Giấc mơ Trung Hoa có thể biến thành ác mộng của một siêu cường quân sự hay không? Vẫn còn thời gian chờ đợi. Một năm trước, khi tôi đề cập đến vấn đề này trong một cột báo, phản ứng của người đọc có lẽ cho rằng đó đơn thuần chỉ là một sự mê sảng, không thực tế. Nhưng đến hôm nay, tôi lại phải bắt đầu mở cuốn sách “Giấc mơ Trung Hoa” và nghiền ngẫm lại từ đầu.
Trịnh Thái Bằng (theo Sankei Shimbun)
http://www.tienphong.vn/the-gioi/638877/%E2%80%98giac-mo-trung-hoa-co-bien-thanh-ac-mong-tpod.html
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét