Chủ Nhật, 20 tháng 10, 2013

Chuyện của người được dọn dẹp mộ Đại tướng

Đúng là nằm mơ cũng không nghĩ tới thật. Ở tỉnh nghèo mà tự dưng có được công ăn việc làm thì ai chẳng vui. Vậy là sự ra đi của Đại tướng cũng tạo thêm việc làm cho nhiều người nghèo. Theo bài này, "ngoài số công nhân thi công con đường dẫn vào ngôi mộ, dân quân bảo vệ 24/24h thì còn một đội từ 3-6 người thường xuyên dọn dẹp, lau chùi nơi đây và chị Nguyễn Thị Thu là một trong số đó". Chúc mừng chị Thu và nhiều người khác tự dưng lại có việc làm; chắc lương do ngân sách nhà nước trả. Ngậm ngùi nghĩ đến nhiều người nghèo khác. Giá các bác Lê Duẩn, Trường Chinh, Phạm Văn Đồng... cũng làm như bác Giáp có phải nhiều người nghèo được sung sướng không.
Lại nhớ tới bài "Tổng bí thư làm việc về địa điểm an táng Đại tướng", trong đó có chuyện "ông Võ Hồng Nam - con trai Đại tướng - cho biết Đại tướng đã chọn vùng vũng Chùa - đảo Yến để an nghỉ từ năm 2006. Đại tướng cũng đã đến nơi này để xem tận mắt. Đến năm 2007, một lần nữa gia đình lại đưa sơ đồ vũng Chùa - đảo Yến để Đại tướng xem lại và có quyết định cuối cùng. Đại tướng đã chính thức ký tên đồng ý chọn nơi an nghỉ tại vũng Chùa - đảo Yến. Bút tích hiện gia đình vẫn đang lưu giữ". Ông Nam là Giám đốc công ty Hồng Nam đang quản lý, khai thác vùng đất Vũng Chùa - Đảo Yến.
Thêm những chuyện mới này càng hiểu Đại tướng tài hơn các bác đi trước thật. Hậu sinh...

Chuyện của người được dọn dẹp mộ Đại tướng
"Có nằm mơ chúng tôi cũng không nghĩ tới. Đó là một vinh dự to lớn", chị Nguyễn Thị Thu (Quảng Đông, Quảng Bình) nói khi biết tin mình được đi dọn dẹp xung quanh phần mộ Đại tướng.
Đã sống ở 25 ở vùng đất Quảng Đông, nơi mà đại tướng yên giấc nghìn thu, chị Thu hiểu từng tấc đất, con đường, cái cây, cái lá của Vũng Chùa - Đảo Yến. Chị nói: “Dù có ở đâu trên đảo thì chúng tôi vẫn sẽ tìm được đường ra”.

Chị Nguyễn Thị Thu.
Ngày xưa, khi cuộc sống còn khó khăn, chị hay cùng các bạn bè cùng trang lứa lên đây bắt ốc, hái sim, tất cả đều dựa vào hòn đảo này. Mùa sim, mùa muông… là nơi nuôi sống dân làng nơi đây Hòn La như gắn với tuổi thơ của người dân nơi đây. Hòn đảo này ngoài khung cảnh nên thơ hữu tình thì còn đó rất linh thiêng, yên bình.

"Dù ai có nỗi niềm gì, khi tới đây đều cảm tịnh tâm. Ở đây, vào mùa hè thì có gió nam với gió nồm, rất mát mẻ, còn về mùa đông thì lại ấm áp", chị Thu nói.

Khi hay tin Đại tướng mất và chọn nơi đây làm nơi yên nghỉ cuối cùng, chị cũng như dân làng vừa buồn vừa mừng. "Buồn vì đất nước mất đi một người tài, suốt đời vì dân, vì nước. Vui vì Đại tướng chọn mảnh đất Quảng Đông là nơi yên giấc ngần thu", chị Thu nghẹn ngào.

Công việc mà chị Thu và đội dọn dẹp làm là lau chùi các đồ vật chỗ phần mộ, thu dọn các thứ rác thải mà hậu quả cơn bão số 10 vừa qua để lại. Không ai tự bảo ai, tất cả đều làm việc rất cẩn thận, chu đáo, làm việc bằng “cái tâm” của mình.

Chị Thu cùng người dân trong xã cũng đã chuẩn bị hương hoa để cầu siêu cho Đại tướng

Theo tìm hiểu của phóng viên Người đưa tin, ngoài số công nhân thi công con đường dẫn vào ngôi mộ, dân quân bảo vệ 24/24h thì còn một đội từ 3-6 người thường xuyên dọn dẹp, lau chùi nơi đây và chị Nguyễn Thị Thu là một trong số đó.

Nguyên An - Đức Lê

http://www.nguoiduatin.vn/chuyen-cua-nguoi-duoc-don-dep-mo-dai-tuong-a108481.html

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét