Thứ Ba, 5 tháng 6, 2012

'Hiểu lầm khiến Đan Mạch ngừng cấp ODA'


Bộ trưởng Đầu tư: 'Đan Mạch chỉ dừng chứ chưa cắt ODA'
Cả 4 đơn vị quản lý dự án đều khẳng định “không có tham nhũng, thất thoát” khi sử dụng vốn ưu đãi của Chính phủ Đan Mạch, mà có thể kiểm toán quốc tế chưa hiểu quy trình và thực tế dự án tại Việt Nam.
> Việt Nam kiểm tra vụ Đan Mạch ngừng viện trợ
> Những nghi vấn tại 3 dự án bị ngừng ODA
Phó giáo sư Nguyễn Ngọc Lâm (Viện Hải dương học - Nha Trang) biết tin 3 dự án nghiên cứu biến đổi khí hậu bị ngừng cấp ODA từ hôm 29/5, hai ngày trước khi Đại sứ quán Đan Mạch tại Việt Nam công bố về vụ việc. Vừa trở về từ chuyến công tác Malaysia, Phó giáo sư tâm sự ông rất buồn và thất vọng.
“Bản thân tôi tự tin là mình không làm điều gì sai trái”, ông Lâm trần tình trong thư gửi VnExpress.net.
Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Lâm cho rằng kiểm toán đã
Phó Giáo sư Nguyễn Ngọc Lâm cho rằng kiểm toán đã "hiểu lầm" nhiều chi tiết tại dự án P2-08-VIE -"Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái vùng cửa sông Việt Nam". Ảnh: DĐDN
Ông Lâm là điều phối viên dự án P2-08-VIE - Biến đổi khí hậu và các hệ sinh thái vùng cửa sông Việt Nam, dự án bị kiểm toán cho là chi sai 1,3 tỷ đồng với 5 nghi vấn về chi trả bảo hiểm, thuê tư vấn, mua thiết bị, chi phí quản lý và đặc biệt là chuyện học bổng của chính con gái ông Lâm. Chuyên gia này cho biết ông và các đồng sự muốn giải trình về cả 5 vấn đề này.

Vị phó giáo sư này cho biết tiền lương cho cán bộ dự án được trả vào tài khoản. Các cá nhân sau đó nộp lại tiền bảo hiểm cho viện, rồi viện lại chuyển lại số tiền này cho bảo hiểm qua kho bạc. Chính quy trình này đã khiến kiểm toán hiểu lầm và cho rằng ban điều hành đã thu 2 lần bảo hiểm. “Chúng tôi đã kiểm tra toàn bộ hệ thống tài chính của Viện. Kế toán trưởng cũng đã cam kết không có vấn đề khuất tất xảy ra trong quá trình này”, ông Lâm cho biết.
Về việc mua sắm thiết bị, vị phó giáo sư cho biết các hợp đồng đều được thực hiện đúng theo quy trình chuẩn của Việt Nam, với mục đích sử dụng rõ ràng (trong đó có cả các máy tính cho cán bộ đi học). Cùng với đó, việc thuê cán bộ tư vấn trong dự án (theo cách hiểu của Việt Nam là các hợp đồng thuê khoán chuyên môn hoặc hợp đồng khoa học - công nghệ) cũng được thực hiện theo pháp luật. Riêng chuyện “khai khống” chi phí quản lý, ông Lâm khẳng định là lỗi dịch thuật bởi trong văn bản của kiểm toán, từ này được diễn đạt là “overpaid” (vượt chi). “Hiện chúng tôi đang rà soát các khoản chi này nhưng số vượt chi, nếu có cũng không lớn như số liệu của kiểm toán”.
Về chuyện “nhạy cảm” là học bổng dành cho con gái mình (cũng là cựu cán bộ của Viện Hải dương học), ông Lâm khẳng định mình không phải là người phê duyệt. “Lãnh đạo viện chỉ cấp quyết định cử đi học sau khi kinh phí và nội dung sử dụng kinh phí được phê duyệt bởi phía đối tác Đan Mạch”, ông cho biết.
Riêng chuyện con gái ông không trở lại làm việc tại viện sau khi về nước, theo vị Phó giáo sư là vì lý do gia đình và hoàn toàn hợp lý. Tuy vậy, hiện cô vẫn cùng các thành viên khác của dự án hoàn thành phần việc dang dở mà không nhận thù lao.
“Không có sự tham nhũng hay thất thoát” cũng là khẳng định của một lãnh đạo Viện Địa lý, nơi quản lý dự án P1-08-VIE - Đánh giá tác động của biến đổi khí hậu đến điều kiện tự nhiên, môi trường và phát triển kinh tế - xã hội miền Trung. Đây là dự án có số tiền nghi chi sai lớn nhất, 5,4 tỷ đồng. Ông này cho biết không tán thành đối với một số thông tin mà kiểm toán đưa ra (chủ yếu về chi lương, thù lao, học bổng... không rõ ràng, mua xe nhưng ít sử dụng) và sẽ có buổi làm việc với Bộ Khoa học & Công nghệ, Tổ kiểm toán và Sứ quán Đan Mạch giữa tuần này đề làm rõ vấn đề.
Tuy không bị dừng cấp vốn do số tiền nghi sai phạm (gần 300 triệu đồng) không đáng kể so với toàn bộ quy mô nhưng theo đại diện đơn vị điều phối dự án 09-P01-VIE - Cải thiện giống lúa thích nghi với điều kiện ngập mặn để đối với tình trạng nước biển dâng cho các vùng đồng bằng ven biển Việt Nam, cũng tỏ ra không đồng tình với kết luận của kiểm toán.
Với khoản chênh gần 157 triệu đồng do mua xe ôtô, đại diện này cho biết, tại thời điểm đó, phí trước bạ đã tăng từ 6% lên 12%. Thêm đó, tỷ giá đôla năm 2009 là 17.000 đồng, sang đến năm 2010 là 19.500 đồng. "Xe mua bằng USD, kiểm toán phía Đan Mạch lại so sánh với mức giá trong một dự án khác nên có những hiểu nhầm”, ông nói.

Vị này cho biết thêm, kiểm toán Đan Mạch thắc mắc về trường hợp một kế toán được tham dự hội thảo tại Áo khiến số tiền thực hiện dự án chênh lệch. Theo ông, kế toán có quyền và trách nhiệm theo dõi xuyên suốt dự án nên việc tham dự trên là không sai. Thêm vào đó, khoản tiền chênh lên chỉ là 60 triệu đồng, không phải 115 triệu đồng như kiểm toán công bố.
Trước đó, theo trao đổi của đại diện cơ quan quản lý dự án 09-P03-VIE - Tác động của biến đổi khí hậu đến biến đổi sử dụng đất và sinh kế cộng đồng ở đồng bằng sông Hồng với Tuổi trẻ, nhiều điểm khác biệt trong tính toán của 2 bên cũng đã được chỉ ra. “Chúng tôi đã hoàn thành xong báo cáo giải trình. Trong phiên đối chất giữa tuần tới, chúng tôi muốn nhấn mạnh những điểm này”. Ngoài ra, đại diện này cũng cho biết dự án sẽ tiếp tục được hoàn thành cho dù phía đối tác có tiếp tục cấp vốn hay không.
Trao đổi với báo chí bên hành lang Quốc hội sáng 4/6, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh cho biết Chính phủ đang tích cực theo dõi và tìm hiểu vụ việc, với tinh thần sẽ xử lý nghiêm nếu phát hiện sai phạm. Ông Minh cũng cho biết bên cạnh con đường ngoại giao, đại diện của Bộ Khoa học & Công nghệ cũng đã có cuộc tiếp xúc với Sứ quán Đan Mạch để yêu cầu cung cấp thông tin chi tiết hơn.
Trao đổi với VnExpress.net sáng 4/6, một lãnh đạo của Bộ Khoa học & Công nghệ cũng xác nhận thông tin này. “Bộ Khoa học & Công nghệ đã trao đổi với Đại sứ quán Đan Mạch. Hai bên đã thống nhất là sẽ làm rõ tất cả các vấn đề mà phía Đan Mạch nêu ra và công khai với công luận”, lãnh đạo này cho biết.
Theo kế hoạch, ngày 6/6 tới, Bộ Khoa học và Công nghệ Việt Nam cùng các cơ quan liên quan sẽ họp bàn với Đại sứ quán Đan Mạch và đơn vị kiểm toán để làm rõ những vấn đề mà kiểm toán nêu ra.
Đại sứ quán Đan Mạch công bố quyết định ngừng 3 dự án nghiên cứu biến đổi khí hậu tại Việt Nam hôm 1/6, sau khi cơ quan kiểm toán quốc tế phát hiện nhiều nghi vấn về sử dụng vốn viện trợ không đúng mục đích. Kết quả kiểm toán này được các cơ quan của Việt Nam cho rằng chưa có sự tham vấn giữa các bên trước khi công khai.
Tổng vốn viện trợ cho 4 dự án thuộc diện kiểm toán là 19,9 triệu kroner Đan Mạch, tương đương 69 tỷ đồng (ước tính theo tỷ giá hạch toán tháng 6 do Bộ Tài chính mới công bố, 1 kroner Đan Mạch tương đương 3.494 đồng). Trong đó, số tiền rót cho các đối tác phía Việt Nam thực hiện là 14,12 triệu kroner (tương đương 49,1 tỷ đồng) và phần nghi chi sai hoàn toàn thuộc về phía đối tác Việt Nam, chiếm hơn 23% vốn rót xuống, tức 3,3 triệu kroner (tương đương 11,4 tỷ đồng).
Đan Mạch là nhà tài trợ song phương thứ hai công bố tạm ngừng viện trợ ưu đãi cho các dự án Việt Nam trong vòng 3 năm rưỡi trở lại đây. Cuối năm 2008, ngay trước thềm Hội nghị nhóm tư vấn các nhà tài trợ (CG), Nhật Bản cũng đưa ra quyết định tương tự vì nghi án Công ty Tư vấn quốc tế Thái Bình Dương (PCI) hối lộ để tham gia vào dự án Đại lộ Đông Tây (TP HCM). 4 tháng sau, Việt Nam và Nhật Bản ký thỏa thuận nối lại ODA.
Nhóm phóng viên

Bộ trưởng Đầu tư: 'Đan Mạch chỉ dừng chứ chưa cắt ODA'

Theo Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh, ODA cho 3 dự án chống biến đổi khí hậu mới chỉ bị phía đối tác Đan Mạch dừng trong thời gian điều tra. Quyết định cắt giảm chính thức chưa được đưa ra.
> 'Có hiểu lầm khiến Đan Mạch ngừng cấp ODA'
> 'Việt Nam đã vội vàng khi phát triển các tập đoàn kinh tế'
Trao đổi với báo chí bên lề Hội nghị giữa kỳ Nhóm tư vấn các nhà tài trợ cho Việt Nam (CG) sáng 5/6 tại Quảng Trị, Bộ trưởng Kế hoạch & Đầu tư Bùi Quang Vinh tái khẳng định những thông tin phía Đan Mạch cung cấp chỉ là bước đầu, dựa trên kết quả kiểm toán. Bản thân Chính phủ nước này cũng mới cho dừng việc tài trợ trong quá trình điều tra, làm rõ chứ chưa có quyết định cắt giảm chính thức.
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết các nhà tài trợ tỏ ra thông cảm với Việt Nam trong vụ dừng ODA của Đan Mạch. Ảnh: Hoàng Hà
Bộ trưởng Bùi Quang Vinh cho biết các nhà tài trợ thông cảm với VN trong vụ dừng ODA của Đan Mạch. Ảnh: Hoàng Hà
Trước đó, trong tuyên bố phát đi cuối tháng 5, Bộ trưởng Phát triển Đan Mạch Christian Friis Bach cho biết Chính phủ nước này quyết định dừng cấp ODA cho 3 dự án nghiên cứu về biến đổi khí hậu tại Việt Nam do nghi ngờ sai phạm trong sử dụng vốn. Sứ quán nước này tại Việt Nam cũng khẳng định thông tin nêu trên.
Tuy vậy, trả lời phỏng vấn báo chí sáng 4/6, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Phạm Bình Minh cho biết đây mới chỉ là thông tin ban đầu từ phía Đan Mạch. Hiện các cơ quan chức năng Việt Nam đang cùng với phía bạn phối hợp, làm rõ sự việc.
Trong khi đó, theo Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Bùi Quang Vinh, nhiệm vụ này được thực hiện theo chỉ đạo của Thủ tướng và cơ quan chịu trách nhiệm chính trong việc phối hợp, làm rõ với đối tác là Bộ Khoa học và Công nghệ. "Quan điểm của Chính phủ là xem xét nghiêm túc kết quả kiểm toán chính thức, để có đánh giá chính xác. Nếu có xảy ra sai phạm, sẽ xử́ nghiêm để lấy lại niềm tin cho các nhà tài trợ", Bộ trưởng Vinh nhấn mạnh.
Tuy nhiên ông Minh cho rằng kết quả kiểm toán theo chuẩn quốc tế có thể có những điểm chưa phù hợp với cách hạch toán của Việt Nam.
"Do vậy, hiện còn quá sớm để khẳng định sai phạm như thế nào, mặc dù để xảy ra tình trạng này là đáng tiếc", ông nói.
Cũng theo Bộ trưởng, hầu hết các nhà tài trợ đều thể hiện thái độ thông cảm với Việt Nam trong vụ việc này. Trong suốt quá trình diễn ra Hội nghị CG giữa kỳ tại Quảng Trị hôm qua và hôm nay, không một nhà tài trợ nào nêu vấn đề này ra.
Liên quan đến việc sử dụng vốn ODA, Bộ trưởng cho biết Bộ Kế hoạch Đầu tư có chủ trương cho phép tư nhân tham gia giải ngân vốn trên cơ sở sửa đổi Nghị định 131. "Vấn đề quan trọng là tư nhân tự bỏ vốn ra đầu tư, kinh doanh thì rất hiệu quả nhưng khi họ sử dụng vốn ODA của Chính phủ, tức là vốn vay của Việt Nam thì cũng cần phải thận trọng, làm sao có thể phát huy kinh nghiệm của của họ để mang lại lợi ích cho xã hội", ông Vinh cho biết.
Cũng theo Bộ trưởng, trong tháng 6 này, Bộ Kế hoạch & Đầu tư sẽ trình Chính phủ phương án cụ thể về vấn đề này, trong đó dự kiến mở cửa một số lĩnh vực như y tế, nông nghiệp nông thôn... "Về lâu dài, tôi tin việc tư nhân tham gia giải ngân ODA sẽ góp phần tăng hiệu quả quả đồng vốn, đóng góp mạnh cho tăng trưởng kinh tế", Bộ trưởng nhận định.
Sau Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư là thành viên Chính phủ thứ hai có phát ngôn chính thức kể từ khi Đan Mạch công bố ngừng 3 dự án ODA tại Việt Nam vào cuối tuần qua. Tổng vốn cấp cho 4 dự án nghiên cứu biến đổi khí hậu dành là 19,9 triệu kroner Đan Mạch, tương đương 69 tỷ đồng, trong đó phần rót cho đối tác triển khai phía Việt Nam là 49,1 tỷ. Số tiền tài trợ bị kiểm toán nghi chi sai lên đến 11,4 tỷ đồng, nằm trọn ở phần triển khai của đối tác Việt Nam.
Các cơ quan chủ trì dự án hôm qua cũng đã lên tiếng giải thích về nghi án dùng sai tiền tài trợ, và cho rằng có thể có sự hiểu lầm về nguyên tắc kế toán, hạch toán tại Việt Nam.
Nguyên Khoa - Nhật Minh

2 nhận xét:

  1. Tôi khg thể hiểu nổi 1 Bo trưởng lại có lời nói như vậy..Ngừng de điều tra..là NHUC rồi còn nói bị cắt thì nói làm gi,,,Thưa ngài..

    Trả lờiXóa
  2. Nguyên văn trong trang gốc: http://www.cphpost.dk/news/international/aid-projects-shut-down-after-reports-fraud

    Aid projects shut down after reports of fraud

    Aid projects shut down after reports of fraud
    Printer-friendly versionSend to friend
    Ray Weaver
    May 30, 2012 - 12:37
    Development minister pulls the plug on misuse of climate change funds in Vietnam
    Development minister Bach will also be taking a closer look at other Danida projects (File photo: Scanpix)

    Three Danish aid projects in Vietnam have been shut down following reports of widespread fraud. The development minister, Christian Friis Bach (Radikale), cut off funding to all three projects after an independent review by Price Waterhouse Coopers uncovered “numerous irregularities”.

    “It is important to crack down on those caught misusing Danish aid funds in order to clearly demonstrate the consequences,” Friis wrote on the ministry’s website. “Those that cheat must be stopped and punished.”

    The projects in question were concerned with climate change research funded by Danida, the Foreign Ministry's aid organisation. The misuse of funds included excessive charges for local services, questionable service contracts, major discrepancies between project ledgers and unauthorised spending. The amount of funds misused is still being investigated but could be as much as 3.3 million kroner. Friis has asked the Vietnamese government to assist with the investigation. He warned that he will also be taking a close look at similar Danida projects in Ghana and Tanzania.

    “Cheating and suspicion shouldn’t be allowed to damage the many solid and important projects we are involved in, “said Friis, adding that all reports involving fraud or misuse of Danida funds would now be made available on the organisation’s website.

    Along with the new case in Vietnam, there is an on-going embezzlement investigation into the disappearance of 700,000 kroner from the accounts of the International Work Group for Indigenous Affairs (IWGIA), an NGO that receives support from Danida. The money is believed to have been taken by someone in the organisation's Copenhagen office, and it is likely that some of the missing money came from Denmark.

    Trả lờiXóa