Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Khoa học Việt Nam có đang đứng trước nguy cơ “tuyệt tự”

Hè vừa qua, nghe các đồng nghiệp bảo giới nghiên cứu kinh tế vĩ mô ở VN chết hết rồi còn đâu (http://toithichdoc.blogspot.com/2011/08/ba-cau-noi-tuong-trong-he.html#more), tôi đã hơi bị sốc. Nhưng giờ đọc bài dưới đây của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu thì cảm thấy tuyệt vọng (tiếc là chính GS.VS Hiệu cũng từ bỏ con đường khoa học để chuyển sang làm chính trị ngay từ khi bắt đầu đổi mới).
Ấy thế mà TBT Nguyễn Phú Trọng vừa khẳng định như đinh đóng cột: "Ai coi nhẹ trí thức, không biết trọng dụng phát huy tài năng của họ là người ấy dại. Một đất nước không coi trọng trí thức làm sao phát triển được” (http://toithichdoc.blogspot.com/2011/08/ai-khong-nghe-tri-thuc-nguoi-o-dai.html)


Khoa học Việt Nam có đang 
đứng trước nguy cơ “tuyệt tự”

(Dân trí) - Đấy là trăn trở của GS.VS Nguyễn Văn Hiệu trong cuộc trò chuyện thẳng thắn và đầy tâm huyết về những điều thật sự đáng quan tâm trong lĩnh vực hoạt động khoa học và giáo dục. Chúng tôi trân trọng giới thiệu cùng độc giả.

Kính thưa GS. Nguyễn Văn Hiệu, vào dịp kỷ niệm Cách mạng Tháng Tám, cũng là dịp tựu trường của năm học mới, xin Giáo sư cho biết cảm nghĩ của mình về những ngày này?
Xem truyền hình, thấy cảnh các buổi lễ khai trường thật vui vẻ, học sinh mặc đồng phục đẹp, xếp hàng trên sân các ngôi trường khang trang, hồi tưởng lại thời thơ ấu gian khổ, chưa từng dám mơ ước có được một buổi lễ khai trường như thế, tôi cảm thấy rất thấm thía rằng suốt từ khi đất nước ta giành được độc lập cho đến nay nhân dân cả nước lúc nào cũng hết lòng chăm lo cho sự học hành của con cháu.
Tôi còn nhớ như in lời căn dặn của Bác Hồ kính yêu trong bức thư Người gửi cho học sinh vào năm học đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám. Bác Hồ đã đặt nhiều kỳ vọng vào ý chí phấn đấu học tập của các em học sinh để đưa nước nhà tiến lên sánh vai cùng các cường quốc năm châu.

Thứ Sáu, 2 tháng 9, 2011

TRÍ THỨC LÀ GÌ?

TRÍ THỨC LÀ GÌ? 

Trong tuần qua tôi có viết bài Tâm tình với trí thức người Việt Nam ở nước ngoài, có nhiều bạn bàn luận rất rôm rả và nhiều luồng ý kiến khác nhau, trong đó nhiều ý kiến có tính lạc đề tài tôi muốn nói. Nên thấy đề tài này cần thiết phải viết. Có nhiều định nghĩa trí thức là gì? Có những quan niệm khác nhau, và cũng có nhiều tác giả trong nước viết về nó chỉ cần search key word: "Trí thức là gì" và "intellectual" hay "intelligentsia" là có hàng đống bài viết để đọc. Ở đây tôi xin phân tích về mặt ngữ nghĩa của từ trí thức và đặc tính của từ này để có thể đi đến một sự thống nhất thế nào là trí thức đúng nghĩa, thế nào là trí thức giả danh và cơ hội? Ngoài ra không có ý gì khác trong bài viết này.

Quan niệm trí thức là gì? Theo tôi, ngữ nghĩa chữ trí thức tiếng Việt nghĩa đen có nghĩa là người hay tầng lớp có trí luôn luôn thức chứ không lim dim hay ngủ. Một người có trí mà trí đó luôn thức tỉnh thì luôn sáng suốt và nhìn vấn đề phải có lý và có tình đúng chỗ, đúng lúc và đúng sự kiện hoàn cảnh mà sự vật hiện tượng nào đó diễn ra. Không được quá duy lý sẽ dẫn đến khô khan, thiếu nhân bản và cũng không được đem cảm tính cá nhân đến quá duy tình dẫn đến chủ quan trong phán xét một sự vật và hiện tượng trong đời sống xã hội trên mọi mặt. Hay nói cách khác, nếu nhìn sự vật hiện tượng quá duy vật thì thiếu nhân bản, và nếu nhìn sự vật hiện tượng quá duy tình thì sẽ mất tính khách quan.

Nên hay không nên có Ngày Trí thức Việt Nam?


Điên, có mỗi việc gọi người có học và đang làm việc, lao động bằng trí óc là Trí thức mà cũng áp đặt thêm mọi thứ: nào là phải có thái độ và chính kiến với đất nước, với những vấn đề chính trị - xã hội nóng bỏng của thời cuộc (khối đại biểu QH cả nhiệm kỳ chỉ bỏ phiếu trắng), nào là phải biết chống tham nhũng và bất công... Đúng là chỉ có ở VN
 

Nên hay không nên có Ngày Trí thức Việt Nam?



(DVT.vn) - Ngày 9/3, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật Việt Nam đề xuất nên có “Ngày Trí thức Việt Nam”. Đến nay, đề nghị này vẫn gây nhiều tranh cãi.

Một số ý kiến cho rằng, đây là việc không cần thiết bởi bản chất của giới trí thức là không đòi hỏi, không cần được “vuốt ve”. Song, một số ý kiến khác lại cho rằng, lâu nay, giới trí thức chưa được quan tâm và đãi ngộ một cách xứng đáng. Đó cũng là lí do khiến Liên hiệp các Hội Khoa học và Kĩ thuật (KH & KT) Việt Nam đã đề xuất nên có "Ngày Trí thức Việt Nam", tại buổi làm việc hôm 9/3 vừa qua với ông Trương Tấn Sang, bấy giờ là Thường trực Ban Bí thư.
Sợ tôn vinh nhầm trí thức “rởm”
Nhà sử học Dương Trung Quốc và TS Phạm Sĩ Liêm, Tổng hội Xây dựng Việt Nam đều cho rằng Ngày Trí thức là không cần thiết.
Ông Dương Trung Quốc cho rằng: “Chúng ta đang làm theo kiểu phong trào, thấy phụ nữ, doanh nhân, nhà giáo, bác sĩ, nhà báo... có một ngày đặc biệt trong năm thì cũng nhất quyết phải có ngày cho trí thức”.
Theo ông, những ai tự nhận mình là trí thức cần hiểu, trí thức không nên đòi hỏi và không cần phải có một ngày nào đó để thấy mình được “vuốt ve”.