Nga có dám sử dụng vũ khí hạt nhân để khơi mào Thế chiến thứ 3 ?
Hạ Lạc Sơn • Mặc dù diễn biến trên chiến trường Ukraine dường như làm cho thế giới ngày nay càng lo ngại về khả năng xảy ra Thế chiến thứ 3, nhưng liệu Nga có thực sự sử dụng vũ khí hạt nhân để khơi mào Thế chiến thứ 3 hay không? Câu trả lời gần như là không. Thế chiến thứ 3 có thực sự nổ ra hay không còn phụ thuộc vào việc liệu sự kiêu ngạo của Nga có thể kéo dài đến thời điểm đó hay không. Việc ông Putin liên tục phô diễn vũ khí hạt nhân đạt đến đỉnh điểm, cho thấy khả năng tác chiến thông thường của Nga đã gần như cạn kiệt.Liệu Nga có sử dụng vũ khí hạt nhân để khơi mào Thế chiến thứ 3 hay không? (Ảnh chụp màn hình video)
Nga dường như chiếm thế thượng phong trong việc châm ngòi Thế chiến thứ 3. Lý do là bất kỳ nỗ lực nào của Nga nhằm tiến hành một cuộc xâm lược toàn diện vào Ukraine sẽ khơi dậy ý chí chống cự của Ukraine và buộc NATO phải tăng cái giá mà Điện Kremlin phải trả.
Như vậy, Ukraine sẽ nhanh chóng trở thành điểm nóng gây ra xung đột trên quy mô lớn hơn giữa NATO và Nga. Việc NATO dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công các mục tiêu ở Nga là một dấu hiệu rõ ràng.
Trước những lời kêu gọi các đồng minh dỡ bỏ hạn chế đối với việc Kiev sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ của Nga, NATO đã tổ chức Hội nghị các Ngoại trưởng kéo dài 2 ngày tại Praha, thủ đô của Cộng hòa Séc, vào ngày 30/5, nhằm hoàn tất gói hỗ trợ tiếp theo cho Ukraine. Ngày 31/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận với giới truyền thông rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đồng ý cho Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công các mục tiêu ở Nga đang tấn công thành phố Kharkov của Ukraine. Ông Blinken cho rằng đây là sự thay đổi đáng kể trong chính sách của ông Biden và là kết quả của việc Mỹ điều chỉnh chiến lược, thích ứng với chiến trường. Hoa Kỳ đang phản ứng với những gì đang xảy ra ở khu vực Kharkov.
Tổng Thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, cũng nói tại cuộc họp rằng, khi cuộc chiến này tiếp tục diễn biến, sự ủng hộ của NATO đối với Ukraine cũng đang thay đổi, và hoan nghênh các nước thành viên NATO nới lỏng các hạn chế về việc sử dụng vũ khí cho Ukraine. Ông chỉ ra rằng Nga đang mở một mặt trận mới ở Kharkov, cách biên giới Nga 30 km về phía Nam, điều này trực tiếp dẫn đến sự leo thang của cuộc chiến. Trước tình hình khủng hoảng này, con đường duy nhất để Ukraine phản công là nhắm vào lãnh thổ Nga. Nếu không, người Ukraine sẽ không thể phản công các vị trí pháo binh và tên lửa của Nga đang tấn công các thành phố của Ukraine.
Ngày càng có nhiều quan chức phương Tây bày tỏ sự ủng hộ việc Ukraine sử dụng vũ khí phương của Tây để tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga. Ngày 28/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố Pháp ủng hộ Ukraine sử dụng vũ khí của Pháp để tấn công các khẩu đội tên lửa của Nga và các địa điểm quân sự khác.
Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, vào ngày 28/5 cũng tuyên bố Ukraine có quyền sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga miễn là trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Ngày 29/5, Bộ trưởng Ngoại giao Canada Mélanie Joly cho biết, Canada không đặt ra bất kỳ điều kiện nào đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí, và không phản đối việc Ukraine sử dụng vũ khí do Canada cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga. Ngoài ra, các quốc gia thành viên NATO khác như Anh, Thụy Điển, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, Hà Lan, Na Uy cũng đã có ý định có điều kiện hoặc vô điều kiện ủng hộ Ukraine sử dụng vũ khí do các đối tác NATO cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga. Trước đó, do lo ngại Nga có thể mở rộng cuộc chiến sang các nước Châu Âu khác, các nước NATO đã cấm Ukraine sử dụng vũ khí, đạn dược do Mỹ và các nước phương Tây viện trợ để tấn công các mục tiêu ở Nga.
Nguyên nhân chính khiến các nước NATO thay đổi thái độ là do việc Nga lợi dụng các "vùng an toàn" không thuộc đối tượng bị tấn công bằng vũ khí của NATO trên lãnh thổ Nga để tấn công thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Kharkov, chỉ cách biên giới Nga khoảng 30 km. Các cơ sở dân sự, bao gồm các trung tâm mua sắm lớn, đã bị phá hủy và gây ra hàng trăm thương vong cho dân thường, biến cuộc chiến thành các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào dân thường.
Hiện tại, viện trợ quân sự của Mỹ đã bắt đầu đến được tuyến đầu, nhưng vẫn cần thêm vài tuần để đạt được "ngưỡng tới hạn" về số lượng. Hiện tại, Nga vẫn nắm ưu thế tuyệt đối về đạn dược, và Nga đang tiếp tục cố gắng đẩy mạnh tiến công ở mặt trận, có lẽ nhằm đạt được một số thành quả trong khoảng thời gian ngắn trước khi viện trợ quân sự của Mỹ đến đủ. Tuy nhiên, dù quân đội Ukraine vẫn đang thiếu đạn dược nhưng quân đội Nga vẫn chưa tận dụng được lợi thế này. Có thể hình dung, một khi quân đội Ukraine có được đủ vũ khí và đạn dược từ phương Tây, tình hình của quân đội Nga sẽ rất khó khăn.
Trong tương lai, Nga không chỉ phải đối mặt với sự đảo ngược thế cân bằng lực lượng trên chiến trường, mà còn với hậu quả thảm khốc từ việc Ukraine thay đổi cấu trúc vũ khí, đạn dược và phạm vi tấn công.
Những thay đổi trong cơ cấu vũ khí và đạn dược liên quan đến việc xuất hiện thêm nhiều tên lửa chiến thuật của Lục quân với tầm bắn hơn 300 km và việc bổ sung máy bay chiến đấu F-16 cho Không quân Ukraine. Ông Blinken cho biết, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp thêm tên lửa chiến thuật tầm xa cho Lục quân. Vào ngày 28/5, Bỉ hứa sẽ giao lô 30 máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất đầu tiên cho Ukraine trong năm nay. Vào ngày 29 /5, Thụy Điển tuyên bố sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự trị giá khoảng 1,25 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm máy bay cảnh báo sớm ASC 890 và tên lửa không-đối-không tầm trung RB 99. Điều này có nghĩa là trong năm nay, Ukraine sẽ không chỉ có thêm vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa mà còn có được khả năng chỉ huy và kiểm soát cảnh báo sớm trên không, đồng thời bắt đầu có khả năng cạnh tranh với quân đội Nga để giành ưu thế trên không.
Đối với quân đội Ukraine, tin tốt hơn có thể là NATO đã dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công các mục tiêu ở Nga. Điều này đã thay đổi phạm vi tấn công và loại mục tiêu mà quân đội Ukraine có thể nhắm tới, và cũng có nghĩa là NATO sẽ can dự quân sự vào sâu hơn.
Trước những lời kêu gọi các đồng minh dỡ bỏ hạn chế đối với việc Kiev sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công các mục tiêu trong lãnh thổ của Nga, NATO đã tổ chức Hội nghị các Ngoại trưởng kéo dài 2 ngày tại Praha, thủ đô của Cộng hòa Séc, vào ngày 30/5, nhằm hoàn tất gói hỗ trợ tiếp theo cho Ukraine. Ngày 31/5, Ngoại trưởng Mỹ Antony Blinken xác nhận với giới truyền thông rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã đồng ý cho Ukraine sử dụng vũ khí của Mỹ để tấn công các mục tiêu ở Nga đang tấn công thành phố Kharkov của Ukraine. Ông Blinken cho rằng đây là sự thay đổi đáng kể trong chính sách của ông Biden và là kết quả của việc Mỹ điều chỉnh chiến lược, thích ứng với chiến trường. Hoa Kỳ đang phản ứng với những gì đang xảy ra ở khu vực Kharkov.
Tổng Thư ký NATO, ông Jens Stoltenberg, cũng nói tại cuộc họp rằng, khi cuộc chiến này tiếp tục diễn biến, sự ủng hộ của NATO đối với Ukraine cũng đang thay đổi, và hoan nghênh các nước thành viên NATO nới lỏng các hạn chế về việc sử dụng vũ khí cho Ukraine. Ông chỉ ra rằng Nga đang mở một mặt trận mới ở Kharkov, cách biên giới Nga 30 km về phía Nam, điều này trực tiếp dẫn đến sự leo thang của cuộc chiến. Trước tình hình khủng hoảng này, con đường duy nhất để Ukraine phản công là nhắm vào lãnh thổ Nga. Nếu không, người Ukraine sẽ không thể phản công các vị trí pháo binh và tên lửa của Nga đang tấn công các thành phố của Ukraine.
Ngày càng có nhiều quan chức phương Tây bày tỏ sự ủng hộ việc Ukraine sử dụng vũ khí phương của Tây để tấn công các mục tiêu quân sự ở Nga. Ngày 28/5, Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tuyên bố Pháp ủng hộ Ukraine sử dụng vũ khí của Pháp để tấn công các khẩu đội tên lửa của Nga và các địa điểm quân sự khác.
Thủ tướng Đức, Olaf Scholz, vào ngày 28/5 cũng tuyên bố Ukraine có quyền sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga miễn là trong khuôn khổ luật pháp quốc tế.
Ngày 29/5, Bộ trưởng Ngoại giao Canada Mélanie Joly cho biết, Canada không đặt ra bất kỳ điều kiện nào đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí, và không phản đối việc Ukraine sử dụng vũ khí do Canada cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga. Ngoài ra, các quốc gia thành viên NATO khác như Anh, Thụy Điển, Cộng hòa Séc, Ba Lan, Phần Lan, Estonia, Latvia, Litva, Hà Lan, Na Uy cũng đã có ý định có điều kiện hoặc vô điều kiện ủng hộ Ukraine sử dụng vũ khí do các đối tác NATO cung cấp để tấn công các mục tiêu quân sự trên lãnh thổ Nga. Trước đó, do lo ngại Nga có thể mở rộng cuộc chiến sang các nước Châu Âu khác, các nước NATO đã cấm Ukraine sử dụng vũ khí, đạn dược do Mỹ và các nước phương Tây viện trợ để tấn công các mục tiêu ở Nga.
Nguyên nhân chính khiến các nước NATO thay đổi thái độ là do việc Nga lợi dụng các "vùng an toàn" không thuộc đối tượng bị tấn công bằng vũ khí của NATO trên lãnh thổ Nga để tấn công thành phố lớn thứ hai của Ukraine, Kharkov, chỉ cách biên giới Nga khoảng 30 km. Các cơ sở dân sự, bao gồm các trung tâm mua sắm lớn, đã bị phá hủy và gây ra hàng trăm thương vong cho dân thường, biến cuộc chiến thành các cuộc tấn công khủng bố nhằm vào dân thường.
Hiện tại, viện trợ quân sự của Mỹ đã bắt đầu đến được tuyến đầu, nhưng vẫn cần thêm vài tuần để đạt được "ngưỡng tới hạn" về số lượng. Hiện tại, Nga vẫn nắm ưu thế tuyệt đối về đạn dược, và Nga đang tiếp tục cố gắng đẩy mạnh tiến công ở mặt trận, có lẽ nhằm đạt được một số thành quả trong khoảng thời gian ngắn trước khi viện trợ quân sự của Mỹ đến đủ. Tuy nhiên, dù quân đội Ukraine vẫn đang thiếu đạn dược nhưng quân đội Nga vẫn chưa tận dụng được lợi thế này. Có thể hình dung, một khi quân đội Ukraine có được đủ vũ khí và đạn dược từ phương Tây, tình hình của quân đội Nga sẽ rất khó khăn.
Trong tương lai, Nga không chỉ phải đối mặt với sự đảo ngược thế cân bằng lực lượng trên chiến trường, mà còn với hậu quả thảm khốc từ việc Ukraine thay đổi cấu trúc vũ khí, đạn dược và phạm vi tấn công.
Những thay đổi trong cơ cấu vũ khí và đạn dược liên quan đến việc xuất hiện thêm nhiều tên lửa chiến thuật của Lục quân với tầm bắn hơn 300 km và việc bổ sung máy bay chiến đấu F-16 cho Không quân Ukraine. Ông Blinken cho biết, Hoa Kỳ sẽ tiếp tục cung cấp thêm tên lửa chiến thuật tầm xa cho Lục quân. Vào ngày 28/5, Bỉ hứa sẽ giao lô 30 máy bay chiến đấu F-16 do Mỹ sản xuất đầu tiên cho Ukraine trong năm nay. Vào ngày 29 /5, Thụy Điển tuyên bố sẽ cung cấp hỗ trợ quân sự trị giá khoảng 1,25 tỷ USD cho Ukraine, bao gồm máy bay cảnh báo sớm ASC 890 và tên lửa không-đối-không tầm trung RB 99. Điều này có nghĩa là trong năm nay, Ukraine sẽ không chỉ có thêm vũ khí dẫn đường chính xác tầm xa mà còn có được khả năng chỉ huy và kiểm soát cảnh báo sớm trên không, đồng thời bắt đầu có khả năng cạnh tranh với quân đội Nga để giành ưu thế trên không.
Đối với quân đội Ukraine, tin tốt hơn có thể là NATO đã dỡ bỏ các hạn chế đối với việc Ukraine sử dụng vũ khí của phương Tây để tấn công các mục tiêu ở Nga. Điều này đã thay đổi phạm vi tấn công và loại mục tiêu mà quân đội Ukraine có thể nhắm tới, và cũng có nghĩa là NATO sẽ can dự quân sự vào sâu hơn.
Bước tiếp theo sẽ phụ thuộc vào hành động của Nga. Hiện tại, việc chủ động còn lại dường như đang nằm trong tay Nga. Trên con đường dẫn tới Chiến tranh Thế giới, con đường có thể không xa như người ta tưởng.
Nếu Nga có bất kỳ phản ứng nào nhằm kích động leo thang tình hình, điều này có thể dẫn tới sự can thiệp quân sự trực tiếp của các nước NATO, chẳng hạn như triển khai quân đội vào Ukraine. Một khi Nga tấn công các mục tiêu của các đồng minh NATO bên ngoài Ukraine, điều này có thể đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra một lời đe dọa hạt nhân nữa khi tới thăm Uzbekistan hôm 28/5. Ông này cho rằng nếu các nước NATO chấp thuận việc Ukraine sử dụng vũ khí của phương Tây tấn công vào lãnh thổ Nga thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ông Putin nói: “Châu Âu, đặc biệt là các nước nhỏ, nên nhận ra mình đang chơi trò chơi gì”.
Ngày 31/5, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, ông Dmitry Medvedev, nói Nga không phải chỉ đe dọa về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chống lại Ukraine. Ông cho rằng những binh sĩ của các nước NATO kiểm soát trực tiếp các vũ khí tấn công Nga, hành động như vậy có thể trở thành lý do để tuyên chiến và khơi mào xung đột. Ông này đe dọa rằng đánh giá sai của một số người về việc Nga không dám sử dụng vũ khí hạt nhân có thể là một sai lầm tai hại. Ông nói thêm: “Ngày nay không ai có thể loại trừ khả năng xung đột sẽ đi vào giai đoạn cuối”.
Không giống như hai cuộc chiến tranh trước đây trong lịch sử, cuộc xung đột quy mô lớn ngày nay bị bao phủ bởi cái bóng của chiến tranh hạt nhân. Báo cáo Đánh giá Chính sách Hạt nhân năm 2022 của Mỹ chỉ ra rằng Nga vẫn là đối thủ cạnh tranh sở hữu lực lượng hạt nhân mạnh và đa dạng nhất. Nga có lực lượng hạt nhân chiến lược và chiến thuật có khả năng thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn vào lãnh thổ Mỹ và các hành động quân sự giới hạn đối với khu vực Đại Tây Dương - Âu Châu.
Kể từ khi Nga xâm lược toàn diện Ukraine, ông Putin đã liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại phương Tây và tuyên bố tạm dừng thực hiện một số nghĩa vụ của Nga theo Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START).
Dựa trên những đánh giá gần đây từ các tổ chức phi chính phủ, Nga được cho là đã triển khai khoảng 1.710 đầu đạn hạt nhân, được trang bị trên 326 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), 192 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) trên 12 tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo (SSBN), và 58 máy bay ném bom chiến lược. Ở phía Mỹ, trong lực lượng bộ ba hạt nhân, Mỹ đã triển khai khoảng 1.770 đầu đạn hạt nhân.
Nga hiện đang hoàn thiện việc hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược của mình, trong đó có một số dự án gây nhiều chú ý như tên lửa đạn đạo liên lục địa cỡ lớn SS-X-29 Sarmat, tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-27 Mod 2 Yars, và tàu ngầm chiến lược Borzoi lớp Yuri Dolgoruky. Nga đang triển khai phần lớn đầu đạn hạt nhân chiến lược của mình trên các tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, mỗi tên lửa có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân.
Nga cũng sở hữu nhiều hệ thống có khả năng kép, có thể mang cả đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường, bao gồm tên lửa tấn công chính xác ở nhiều phạm vi và phương thức phóng khác nhau, đồng thời không phải tuân theo bất kỳ hiệp ước kiểm soát vũ khí nào. Quân đội Nga có thể triển khai các hệ thống được trang bị hạt nhân này như là vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Nga từ chối đàm phán với Mỹ về hạn chế vũ khí hạt nhân chiến thuật, với lý do rằng những vũ khí này là để đối trọng với ưu thế về lực lượng thông thường của Mỹ và NATO. Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính rằng, đến năm nay, quân đội Nga sở hữu khoảng từ 1.000 đến 2.000 đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Với sự phát triển của năng lực tấn công thông thường và hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, Nga bắt đầu lo ngại về khả năng sinh tồn của lực lượng hạt nhân chiến lược của họ. Vào năm 2018, Tổng thống Putin đã tuyên bố phát triển các phương tiện mang đầu đạn mới, bao gồm tên lửa siêu thanh, tên lửa hành trình hạt nhân và hệ thống ngầm tự hành có khả năng hạt nhân.
Nga hy vọng rằng những hệ thống này sẽ có thể vượt qua được hệ thống phòng thủ của Mỹ trong tương lai và đảm bảo khả năng trả đũa sau một cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên. Điều này cho thấy Nga lo ngại rằng các loại vũ khí hạt nhân hiện có của họ có thể sẽ khó xuyên thủng được hệ thống phòng thủ của Mỹ, trong khi khả năng của các phương tiện mang đầu đạn hạt nhân mới đến được mục tiêu vẫn chưa được khẳng định.
Dường như luôn có một số "kẻ cứng rắn" ở Moskva thường thay mặt người dân Nga đưa ra những tuyên bố cứng rắn và thường nói về vũ khí hạt nhân, như thể cả Mỹ và phương Tây đều không có phương tiện tấn công và khả năng phòng thủ tương ứng. Họ dường như có thể chấp nhận bất cứ điều gì ngoại trừ thất bại, không hề sợ hãi và thậm chí dám mạo hiểm số phận của người dân Nga.
Tuy nhiên, Thế chiến thứ 3 có thực sự nổ ra hay không còn phụ thuộc vào việc liệu sự kiêu ngạo của Nga có thể kéo dài đến thời điểm đó hay không. Việc ông Putin liên tục phô diễn vũ khí hạt nhân đạt đến đỉnh điểm, cho thấy khả năng tác chiến thông thường của Nga đã gần như cạn kiệt.
Nếu Nga có bất kỳ phản ứng nào nhằm kích động leo thang tình hình, điều này có thể dẫn tới sự can thiệp quân sự trực tiếp của các nước NATO, chẳng hạn như triển khai quân đội vào Ukraine. Một khi Nga tấn công các mục tiêu của các đồng minh NATO bên ngoài Ukraine, điều này có thể đánh dấu sự khởi đầu của một cuộc chiến tranh thế giới.
Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra một lời đe dọa hạt nhân nữa khi tới thăm Uzbekistan hôm 28/5. Ông này cho rằng nếu các nước NATO chấp thuận việc Ukraine sử dụng vũ khí của phương Tây tấn công vào lãnh thổ Nga thì sẽ gây ra hậu quả nghiêm trọng. Ông Putin nói: “Châu Âu, đặc biệt là các nước nhỏ, nên nhận ra mình đang chơi trò chơi gì”.
Ngày 31/5, Phó Chủ tịch Hội đồng An ninh Nga, ông Dmitry Medvedev, nói Nga không phải chỉ đe dọa về việc sử dụng vũ khí hạt nhân chiến thuật chống lại Ukraine. Ông cho rằng những binh sĩ của các nước NATO kiểm soát trực tiếp các vũ khí tấn công Nga, hành động như vậy có thể trở thành lý do để tuyên chiến và khơi mào xung đột. Ông này đe dọa rằng đánh giá sai của một số người về việc Nga không dám sử dụng vũ khí hạt nhân có thể là một sai lầm tai hại. Ông nói thêm: “Ngày nay không ai có thể loại trừ khả năng xung đột sẽ đi vào giai đoạn cuối”.
Không giống như hai cuộc chiến tranh trước đây trong lịch sử, cuộc xung đột quy mô lớn ngày nay bị bao phủ bởi cái bóng của chiến tranh hạt nhân. Báo cáo Đánh giá Chính sách Hạt nhân năm 2022 của Mỹ chỉ ra rằng Nga vẫn là đối thủ cạnh tranh sở hữu lực lượng hạt nhân mạnh và đa dạng nhất. Nga có lực lượng hạt nhân chiến lược và chiến thuật có khả năng thực hiện các cuộc tấn công quy mô lớn vào lãnh thổ Mỹ và các hành động quân sự giới hạn đối với khu vực Đại Tây Dương - Âu Châu.
Kể từ khi Nga xâm lược toàn diện Ukraine, ông Putin đã liên tục đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại phương Tây và tuyên bố tạm dừng thực hiện một số nghĩa vụ của Nga theo Hiệp ước Cắt giảm Vũ khí Chiến lược Mới (New START).
Dựa trên những đánh giá gần đây từ các tổ chức phi chính phủ, Nga được cho là đã triển khai khoảng 1.710 đầu đạn hạt nhân, được trang bị trên 326 tên lửa đạn đạo liên lục địa (ICBM), 192 tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm (SLBM) trên 12 tàu ngầm phóng tên lửa đạn đạo (SSBN), và 58 máy bay ném bom chiến lược. Ở phía Mỹ, trong lực lượng bộ ba hạt nhân, Mỹ đã triển khai khoảng 1.770 đầu đạn hạt nhân.
Nga hiện đang hoàn thiện việc hiện đại hóa lực lượng hạt nhân chiến lược của mình, trong đó có một số dự án gây nhiều chú ý như tên lửa đạn đạo liên lục địa cỡ lớn SS-X-29 Sarmat, tên lửa đạn đạo liên lục địa SS-27 Mod 2 Yars, và tàu ngầm chiến lược Borzoi lớp Yuri Dolgoruky. Nga đang triển khai phần lớn đầu đạn hạt nhân chiến lược của mình trên các tên lửa đạn đạo liên lục địa và tên lửa đạn đạo phóng từ tàu ngầm, mỗi tên lửa có thể mang nhiều đầu đạn hạt nhân.
Nga cũng sở hữu nhiều hệ thống có khả năng kép, có thể mang cả đầu đạn hạt nhân và đầu đạn thông thường, bao gồm tên lửa tấn công chính xác ở nhiều phạm vi và phương thức phóng khác nhau, đồng thời không phải tuân theo bất kỳ hiệp ước kiểm soát vũ khí nào. Quân đội Nga có thể triển khai các hệ thống được trang bị hạt nhân này như là vũ khí hạt nhân chiến thuật.
Nga từ chối đàm phán với Mỹ về hạn chế vũ khí hạt nhân chiến thuật, với lý do rằng những vũ khí này là để đối trọng với ưu thế về lực lượng thông thường của Mỹ và NATO. Bộ Ngoại giao Mỹ ước tính rằng, đến năm nay, quân đội Nga sở hữu khoảng từ 1.000 đến 2.000 đầu đạn hạt nhân chiến thuật.
Với sự phát triển của năng lực tấn công thông thường và hệ thống phòng thủ tên lửa của Mỹ, Nga bắt đầu lo ngại về khả năng sinh tồn của lực lượng hạt nhân chiến lược của họ. Vào năm 2018, Tổng thống Putin đã tuyên bố phát triển các phương tiện mang đầu đạn mới, bao gồm tên lửa siêu thanh, tên lửa hành trình hạt nhân và hệ thống ngầm tự hành có khả năng hạt nhân.
Nga hy vọng rằng những hệ thống này sẽ có thể vượt qua được hệ thống phòng thủ của Mỹ trong tương lai và đảm bảo khả năng trả đũa sau một cuộc tấn công hạt nhân đầu tiên. Điều này cho thấy Nga lo ngại rằng các loại vũ khí hạt nhân hiện có của họ có thể sẽ khó xuyên thủng được hệ thống phòng thủ của Mỹ, trong khi khả năng của các phương tiện mang đầu đạn hạt nhân mới đến được mục tiêu vẫn chưa được khẳng định.
Dường như luôn có một số "kẻ cứng rắn" ở Moskva thường thay mặt người dân Nga đưa ra những tuyên bố cứng rắn và thường nói về vũ khí hạt nhân, như thể cả Mỹ và phương Tây đều không có phương tiện tấn công và khả năng phòng thủ tương ứng. Họ dường như có thể chấp nhận bất cứ điều gì ngoại trừ thất bại, không hề sợ hãi và thậm chí dám mạo hiểm số phận của người dân Nga.
Tuy nhiên, Thế chiến thứ 3 có thực sự nổ ra hay không còn phụ thuộc vào việc liệu sự kiêu ngạo của Nga có thể kéo dài đến thời điểm đó hay không. Việc ông Putin liên tục phô diễn vũ khí hạt nhân đạt đến đỉnh điểm, cho thấy khả năng tác chiến thông thường của Nga đã gần như cạn kiệt.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét