Chuyện "bị ra", "được ra" khỏi Đảng
Facebook Hữu Danh Trương BLA: Thời gian gần đây vì nhiều lý do, có tình trạng một số đảng viên không còn đứng trong hàng ngũ Đảng cộng sản Việt Nam nữa. Có người chủ động làm đơn xin ra, có người thì bị khai trừ. Lại có những trường hợp đảng viên xin ra trước, rồi sau đó bị tổ chức đảng khai trừ.
Như trường hợp của ông Trịnh Xuân Thanh đang thu hút sự chú ý suốt mấy ngày qua chẳng hạn. Việc đảng viên xin ra khỏi đảng thành công, hiểu theo lẽ thông thường là "được ra". Còn nếu bị tổ chức đảng khai trừ, thì hiểu là "bị ra". Khổ nỗi "được" hay "bị" tuy chỉ là hai từ ngắn ngủi, nhưng lại hoàn toàn khác biệt về ý nghĩa, ảnh hưởng đến uy tín, danh dự một con người. Nên người trong cuộc luôn muốn rõ ràng. Người nào "bị" tức là dính líu đến vấn đề kỷ luật, sai phạm. Còn "được" có ý nghĩa là không có sai phạm, không bị kỷ luật.
Trong cuộc đời, ai cũng có lúc phải lựa chọn hướng đi cho mình. Sao không chọn lối yêu thương? (ảnh minh họa. Nguồn: internet)
Ngoài ra, cho dù là "được ra" hay "bị ra" khỏi Đảng, thì người ra vẫn phải nộp lại cho tổ chức Đảng Huy hiệu Đảng. Đó là quy định của Ban bí thư Trung ương. Đây là vấn đề thoạt nghe nhiều người (chẳng hạn như tôi) cứ nghĩ là chuyện nhỏ, không quan trọng. Nay mới biết là rất quan trọng.
Trên facebook của nhà báo Trương Hữu Danh vừa đăng một tờ Thông báo về việc thu hồi Huy hiệu Đảng một trường hợp ra khỏi Đảng. Có một tình tiết khá "thú vị" là đương sự (ông Lê Văn Nhân) "khiếu nại" nội dung bản thông báo là "tôi không phải đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng". Theo giải thích của nhà báo Trương Hữu Danh, thì ông Nhân viết đơn xin ra và được cho ra. "Do câu chữ không đúng nên ông Nhân kiện đúng một từ để "bị đưa ra" để giữ uy tín và danh dự". Điều này hoàn toàn có thể hiểu được.
Chợt nghĩ: vậy trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh là "bị" hay "được"? Theo thông tin trên báo chí thì ông Thanh "bị" chứ không phải được. Cụ thể là ông bị kết luận có nhiều sai phạm.
Qua chuyện này tôi cứ lan man suy nghĩ: Đảng lâu nay vốn quy định rất nghiêm, tổ chức nhiều đợt tuyên truyền học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thế mà sao vẫn có rất nhiều đảng viên "biến chất", trở thành người xấu, tham ô, tham nhũng ... làm mất niềm tin của nhân dân?
Trong cuộc đời, ai cũng có lúc phải lựa chọn hướng đi cho mình. Sao không chọn lối yêu thương? (ảnh minh họa. Nguồn: internet)
Ngoài ra, cho dù là "được ra" hay "bị ra" khỏi Đảng, thì người ra vẫn phải nộp lại cho tổ chức Đảng Huy hiệu Đảng. Đó là quy định của Ban bí thư Trung ương. Đây là vấn đề thoạt nghe nhiều người (chẳng hạn như tôi) cứ nghĩ là chuyện nhỏ, không quan trọng. Nay mới biết là rất quan trọng.
Trên facebook của nhà báo Trương Hữu Danh vừa đăng một tờ Thông báo về việc thu hồi Huy hiệu Đảng một trường hợp ra khỏi Đảng. Có một tình tiết khá "thú vị" là đương sự (ông Lê Văn Nhân) "khiếu nại" nội dung bản thông báo là "tôi không phải đảng viên bị đưa ra khỏi Đảng". Theo giải thích của nhà báo Trương Hữu Danh, thì ông Nhân viết đơn xin ra và được cho ra. "Do câu chữ không đúng nên ông Nhân kiện đúng một từ để "bị đưa ra" để giữ uy tín và danh dự". Điều này hoàn toàn có thể hiểu được.
Chợt nghĩ: vậy trường hợp ông Trịnh Xuân Thanh là "bị" hay "được"? Theo thông tin trên báo chí thì ông Thanh "bị" chứ không phải được. Cụ thể là ông bị kết luận có nhiều sai phạm.
Qua chuyện này tôi cứ lan man suy nghĩ: Đảng lâu nay vốn quy định rất nghiêm, tổ chức nhiều đợt tuyên truyền học tập tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, thế mà sao vẫn có rất nhiều đảng viên "biến chất", trở thành người xấu, tham ô, tham nhũng ... làm mất niềm tin của nhân dân?
Nhận xét này đã bị quản trị viên blog xóa.
Trả lờiXóa