Chủ Nhật, 25 tháng 9, 2016

Úc: Ra đường gặp cá mập, về nhà gặp rắn

Úc Đại Lợi, Xứ Miệt Dưới
Ra đường gặp cá mập, về nhà gặp rắn, đó là điều bạn phải đối mặt nếu đến thăm Australia.
Lê Tiến Cường - Exryu Canada - Cứ tưởng rằng chuyện đi Úc chơi một chuyến là một điều xa vời đối với tôi, phần vì đường xá không những quá xa xôi lại thêm nhiều tốn kém nữa.Thế nhưng rồi suy đi nghĩ lại về chuyện ở đời : “ Thời gian không đợi một ai cả ! “ nên kỳ này chúng tôi đã chọn ngày lành tháng tốt, nói đúng hơn là ngày nào có giá rẻ!.hi, thay vì trực chỉ bay về Việt Nam hay Nhật Bản như bao lần khác thì đợt này chiếc máy bay khổng lồ nhất Canada Boeing 777 đã nhếch mũi tàu hướng bay thẳng về một miền Nam Cực xa xôi và phải bay xa hơn Việt Nam nữa để đến một bầu trời mới mẻ và ấm áp hơn, đó là xứ Úc mà người ta hay gọi là miệt dưới như thường gọi là DownUnder Australia. Thấy chưa, chỉ nội cái tên không thôi mà đã thấy lạ rùi !

Rồi cũng tưởng mình ngon lành có quốc tịch Canada nên muốn đi đâu thì đi, như Nhật-Bản, Đức, Mỹ nhưng kỳ này làm tôi khựng lại một điều là chuyện phải khai báo xin giấy vào nước Úc? nếu không thì sẽ gặp lôi thôi trước khi lấy boarding pass, họ không gọi là visa chiếu kháng cái khỉ gió gì cả mà gọi tắt là ETA ( Electrical Travel Authority ). Thôi được nhập gia thì tùy tục chứ biết sao bây giờ. Đã bảo là chuyện lạ xứ ...nhà quê này cơ mà.

Phải công nhận chiếc máy bay này to và rộng rải thật, thay vì số ghế là 3-4-3 bây giờ là 3-3-3, hết ăn lại ngủ, hết ngủ lại coi phim, phim gì cũng ráng chúi đầu vào xem,có phải xem để thưởng thức gì đâu mà xem để giết cái thời gian dài lê thê trên biển đại dương này cộng thêm cái cảm giác bồn chồn khó tả, nó làm sao ấy không giống như những lần đi du lịch khác, thôi chuyện tình với cảm cứ mặc kệ nó vậy đi .



Thế rồi sau hơn mười lăm tiếng rưởi lung lay trên bầu trời, không lẽ cứ bay hoài, hết xăng rồi thì cũng phải bay xuống mà đáp chứ, rồi khoảng nữa tiếng sau đó, cái thân xác khổng lồ của chiếc máy bay này đã bắt đầu tuột xuống từng hồi trong khoảng chân không, qua hết các tầng mây, đến thấy những mặt biển bao la, rồi từng lớp các nóc nhà.. Và sau cùng cái thân hình nặng nề của nó cũng đã chập chềnh quẹt phịch gọn gàng trên phi đạo. Mặc dầu máy bay đã ngừng đậu hẳn hòi, nhưng lạ thay chẳng thấy móng nào cục cựa xôn xao mở giây an toàn như thông lệ cả, bổng nghe thông báo xin ngồi yên và thủ tục “diệt bọ cứu nhân”sẽ xảy ra trong chốc lát, thế là hàng loạt hai bên lối đi hai cô chiêu đãi mở toan những hộc cửa trên trần nơi đễ hành lý xách tay và sau đó là hai tay mang hai ống bơm xịt ( không phải là nách ) mà là xịt sát trùng vào quanh những hàng lý đang để trên boong này. Tôi chưa bao giờ thấy hiện tượng hơi ngộ ngộ này. Lạ thiệt! Làm ơn suy nghiệm mà xem đi, tôi đi từ một đất nước văn minh cùng với biết bao hành khách da trắng trông sạch sẽ đáo để chứ có phải từ một ổ chuột hôi hám gì đâu, lại thêm một điều nữa lúc rời phi trường bên ấy cũng sơ sơ lạnh teo xuống gần -15 o C thì đến con người cũng còn lắc lư huống nói gì đến trứng rệp hay bò chét chứ. Thôi nhập gia tùy tục chứ biết nói sao bây giờ.

Trong suốt gần 15 tiếng đồng hồ qua chưa bao giờ tôi trông thấy mặt mũi của những cô chiêu đãi viên này vẻ buồn thiu trông mệt mỏi như bây giờ vậy cả, và nghĩ cho công bình mà nói thì ở trên đời này có cái nghề nào sướng hơn cái nghề nào khác đâu, suốt cả một hành trình dài như vậy chắc chắn làm gì họ có thể có được những giấc ngủ dập dùi chí tử như tui đâu. Đã bảo đừng nói gì về chuyện tình với cảm nữa cơ mà.

Chân tôi bước vội theo dòng người nhưng mắt tôi vẫn không rời quan sát những cảnh trí “lạ” bên trong phi trường cho đến một lúc, cánh cửa vừa bật mở một luồng gió nóng,bây giờ tôi mới cảm thấy cái nóng..thật đang thấm vào làm tan biến đi ngay những cảm giác mát mát còn đọng lại trong cơ thể của mình. Đất nước của xứ Úc Đại Lợi là đây rồi.

Vừa lúc ấy bóng dáng thon ốm như ngày nào đã xuất hiện vẩy tay chào chúng tôi từ đàng xa. “Chú Tuấn nó kìa, thấy như không thay đổi tý nào”, Tú chợt xì xào qua tai tôi như khơi lại bao kỷ niệm và hình ảnh với Tuấn ( T.) và một số anh chị em ở trong cư xá đại học Chiba ngày nào, của nhà ga Inage, của siêu thị Itoyokado cách đây.. gần 40 năm qua..

Còn ai nữa đây,không những vừa là một kohai, vừa còn coi như là một người em đã qua lại tình nghĩa với gia đình tôi rất nhiều, lúc ấy khi mới vào học thêm ở Chiba là lúc chúng tôi lại vừa thêm có cháu Bi lúc đó chỉ mới tròn có 3 tuổi, sự thân ái này kéo dài suốt cho đến một ngày tháng của năm 1981, tôi và một số bạn bè thân hữu đứng ra tổ chức ngày lễ đám cưới cho Tuấn và Thủy, rồi sau đó gần 7,8 tháng là gia đình tôi lại phải chia tay T.,Thủy và một số bạn bè thân lúc ấy ở trong Chiba như c.Nhung, a.Chấn, c.Tầm, c.Tuyết (a.Minh ).. để lên đường đi kiếm bánh mì sinh sống tại vùng trời đất lạnh Canada này.

Vừa cười nói, T.vừa giúp tôi bỏ hành lý vào cốp xe: “Chà đường bay chắc mệt dữ hả anh, vậy mà ac không qua chơi với tụi em độ 2 hay 3 tháng cho đã công đi ”. Đoán biết T. cũng dư thừa để hiểu lý do nào rồi nên tôi chỉ trả lời cho qua loa vì cặp mắt của tôi đang dính chặt thị sát từng chi tiết những cảnh vật lạ quanh đó đây. “ Ừ há, sáu tuần là dài đủ lắm rồi T.ơi. Ráng đi cho được kỳ này là may lắm đó, T.biết không đây là lần đầu tiên đi xa nhà lâu nhất đấy.

“Thời tiết mấy hôm nay vẩn còn nóng và trưa nay không chừng có thể lên đến 32o C đó anh, thôi để em đóng cửa lên và mở máy lạnh cho mát nha”. Tôi vội thối thác ngay: “ Trời ơi,thôi đi, trong người còn hơi mát đây,mở cửa cho dễ chịu hơn T.,À sao, bữa nay bộ Thủy đi làm hả ? “ Dạ không, Thủy đang ở nhà để giữ cháu nội anh ạ, cháu nội bé gái tên là Sophie, con của Dũng là thằng út của tụi em đó, trên nó là thằng Minh đang làm việc bên Tokyo,a/c đi sang bển quá sớm nên chưa thấy mặt chúng bao giờ...nay anh em mình già cả hết rùi anh há !!

Đến những đất nước nhiệt đới vùng biển như Sydney đây thì cái kimochi đã nhất của tôi là được nhìn thấy những cây dứa hay cây thiên tuế và xa xa là những eo biển chạy dọc theo những ngọn núi. Vancouver của Canada chúng tôi cũng là TP ấm áp đấy nhưng có lẽ không đủ độ nóng để nuôi dưỡng những loại cây cảnh này.

Thành phố có đông dân cư nhất của nước Úc hiện nay đó là Sydney ( thuộc tiểu bang New South Wales ) với dân số khoảng 4,76 triệu, kế tiếp là Melbourne (thuộc tiểu bang Victoria) vỏn vẹn là 4,4 triệu và sau đó xếp theo từng vùng có đông dân cư và ở hàng thứ tám là thủ đô Canberra, thủ đô của hành chánh như Ottawa của Canada vậy, với vỏn vẹn dân số chỉ có khoảng 421,900 dân mà thôi. Không biết với chỉ số này đã kể luôn hai gia đình của bác Tôn-Thất-Phương và Nguyễn-Tuệ-Hải chưa ?

Trong dân gian người Sàigòn chúng ta hay gọi các tỉnh miền tây nam bộ là miệt dưới và bây giờ theo vị trí của địa cầu thì danh từ DownUnder Australia cũng để ám chỉ vị trí nằm dưới bán cầu là một đất nước chắc phải có cái gì là lạ chăng !? Tôi nghĩ vậy, nên hôm nay xin mạo muội mời các bác cùng tôi đi khám phá “dòm lén” bộ mặt của một đất nước được mệnh danh là “ Miền Đất Hứa” này nhé.

Sơ sơ mới phút ban đầu khi tôi theo chân T. đến máy trả tiền đậu xe ở phi trường cặp mắt tôi đã liếc thấy con số $ 27AUD cho ½ tiếng đồng hồ, mẹ ơi, tôi hơi chột dạ vì so với bên xứ của tui chỉ có $14 CAN/ hay đậu thoải mái suốt cả ngày mà chỉ tốn $28 /Flat Rate mà thôi, đó là chưa nói phi trường của tui ngon lành và đồ sộ hơn Sydney nhiều đấy nhé, máu ghen chưa hồi dập tắc thì vừa ra khỏi ngã tư đường phố, mèn ơi giá xăng là $ 1,58/L,so với $1.45/L ở Toronto! thật tiếng đồn không sai về vật giá đắt đỏ của thủ phủ này. Có lẽ chỉ thua Paris hay Tokyo sao đó chăng !? Làm sao dân cư người ta sống nổi hở trời.

Nhưng mà thôi kệ, rút lui dzìa bển làm sao kịp nữa, lượng lưng mà gắp mắm cho rồi, dài đến 6 tuần chứ ít gì, không lẽ ăn mì gói hay gặm bánh mì thịt hoài sao đây !

Phút vui chơi bắt đầu khi tôi cùng với T. tiến sâu vào những ngày nắng chan chan thật đẹp mắt của thành phố biển Sydney này. Nơi đây cũng không quên xin bật mí cùng các bác là đối với cơ thể của tôi, quý giá hơn cả những món ăn ngon cao lương mỹ vị thì ánh nắng và nước biển là hai loại hàng xì ke độc nhất làm tôi đê mê chết đi được đấy nhé. Vì thế mà cách đây hơn hai tuần T. gọi sang tôi và dặn kỹ là a.nhớ mang lotion loại tốt nhất nghe, bên này nhiều người bị ung thư da lắm đó. Tôi vội cười khỉnh: “ Tuổi tao bây giờ mà còn cháy nắng cháy da cái khỉ gì, khi Ổng mà gọi đúng tên tao thì đỡ tốn tiền đốt thôi, lo cái móc gì mày ơi. Có lo của tao bây giờ là không biết chiếc máy bay nay mai đây nó có bay nổi về dưới đó để gặp mày không đó thôi ”. Tri thiên mệnh mà, lo cũng dzậy thôi.



Thống kê mà tôi dòm lén trên The Coastal Studies của trường đại học Sydney cho biết là nếu không kể bề mặt đất liền của nước Úc là khoảng 25,760K ( 16,500 Miles ) và trung bình cho mỗi diện tích khoảng 20 thước cho một cụm bờ thì nước Úc có khoảng 10,685 bờ biển lớn nhỏ, mẹ ơi sao mà lắm thế, rồi cũng có một thống kê khác rất gọn gàng cho rằng chỉ có một bờ biển duy nhất được bao quanh nước Úc mà thôi. Nghe vậy mà thấy có lý và dễ hiểu hơn, nhất là so với trí tuệ của tôi hết còn nhớ nhung “ tuyệt vời “ như lúc xa xưa nữa. Lẩn là được rồi miễn đừng lú là còn O.K thôi.

Đã bật đèn xanh từ lâu và biết tánh tôi ham thích tắm nắng và bơi lội ở dưới biển nên ngay ngày hôm sau T. và Thủy đã đưa chúng tôi lên một cottage riêng ở Jervis Bay để nghỉ ngơi, một miền eo biển toàn là những nhà nghỉ mát toạ lạc cách miền tây nam của TP Sydney khoảng 240km. Đặc biệt của vùng biển này là nước rất trong vắt và cát rất trắng mịn như bột làm bánh vậy.


Hôm đó cũng theo lời bắn tin trước khi lên đường, nên hôm nay chúng tôi đã có một đại duyên tay bắt mặt mừng tái ngộ lại với vợ chồng anh Tôn Thất Phương sau gần 4 thập niên biền biệt xa cách. Anh chị Phương đã lặn lội lái xe từ Canberra đến đây..nhớ lại cũng trong khoảng thời gian ở Tokyo này,tôi cùng với anh và một số anh em khác cũng đã có những sinh hoạt sinh viên nào là “đánh trâu” vì lẽ phải rồi vì lẽ trái,hết đánh trâu rồi thì “đấu tranh” ra đủ thứ trò,cùng nhau tham dự trại hè vui thật hồn nhiên ra sao ấy, lúc đó anh vẩn còn là một chàng trai thư sinh đẹp mã, giờ nay gặp lại anh và cô dâu mới mà sao tôi chẳng thấy anh thay đổi tý nào cả, vẫn dáng áo trắng thư sinh giọng trọ trẹ Huế ngày nào, nói thiệt, bạn bè thì tôi có nhiều thứ lắm,đủ mọi giai cấp “hàng zỏm, hàng xịn,bụi đời đều có đủ” nhưng đặc biệt với anh, quen nhau đã quá lâu nhưng chẳng bao giờ nghe anh biết nói tục, nói bậy là gì cả, thậm chí đến một câu chửi thề, mến anh là ở chỗ đó, lạ thiệt, còn tôi thì là cái “Nghiệp” rồi,có muốn tu để chuyển hóa nhưng đã bó tay.com mất từ thuở kiếp nào rồi ?

Giờ này mới hôm qua là đang còn bay lơ lững trên biển trời, thì bù lại hôm nay trong cái buổi nắng sáng chan chan ngay trên một bãi biển nắng ấm này với khoảng gần 3O-32oC, trên bàn với chai rượu Umeshyu (đặt sản do Thủy trồng sau vườn & chưng cất bấy lâu nay ) lại thêm một chai rượu chát đỏ bên cạnh để làm secour nữa, đồ nhắm với cá Salmon, bánh tráng thêm một đống rau nhà lá vườn..chu choa nhớ ngày xưa các cụ dê hay ví như là có rượu thì phải có ghé, có cờ bạc là phải có xì ke thuốc lá, nhưng ngày nay ở cái tuổi thập cổ lai hy này mà có duyên được lộc vui chơi với một “lô” bạn bè như vầy thì thật là quá..đã. Mồi ngon lại thêm bạn hiền thì chẳng có gì so sánh cho bằng ! Hết ý luôn.

Đừng bao giờ hỏi tui về chuyện làm sao để lấy bằng tiến sĩ hay chuyện nghiên cứu vĩ đại cao siêu hoặc làm thế nào để trở thành một đại gia thì xin chịu, lộn người rùi, nhưng chuyện đùm đám bạn bè vui sướng ở cái tuổi sồn sồn này thì tôi xin có mặt ngay.Ngạn ngữ tiếu lâm của T. là : “dính chấu ”.

Trở lại chuyện ăn chơi và cũng để mở đầu cho một chiến dịch lùng kiếm bạn hiền trên miền biển mặn này.Chúng tôi đã đến thăm Nam, nghe tiếng đồn rằng hồi đó hắn là dzua quậy một thời đã làm biết bao con cháu của Nhật Hoàng đảo điên mấy quạnh hiu rồi..đến thăm vườn nhà toàn đầy bông hoa, nhiều ơi là nhiều, cái giọng tình cảm sặc mùi cãi lương của hắn xem ra phết lắm: “AC đi đường mệt hông, chà xa giữ há, hồi đó em hay xuống Chiba chơi với bọn thằng T. có gặp a/c đó,a/c có còn nhớ em không?..thời gian nhanh thiệt à nghe..À,c.Tú ơi, đây là bông Y, bông Z.., bên Canada làm gì mà có loại bông quý này chứ, còn lâu nghe chị, chị thấy đẹp chưa, nhưng mà em có biết trồng trọt gì đâu.. Lan làm cả đấy.”.Thú thật cái bọn đàn ông như tôi mà nghe nó liên tục cứ bù loa bù liết về hoa này bông nọ sao tôi thấy muốn oẹ nhức nhối quá đi, ráng nhịn và định quạt lại với nó một câu cho hả cơn nóng, mà nóng thiệt: “ Bên Canada của tao thì không có bông nhiều như của mày đâu, nhưng có đủ loại bia, bia gì cũng có, vậy bên này mày có bia gì vậy..mày hiểu ý dùm tao chưa? Khổ quá, cái thằng.

Bên ngoài trời vẫn trong cơn nóng, chúng tôi theo chân N. bước vào bên trong nhà và theo đó là những câu chuyện vang bóng oanh liệt một thời của N. Tôi hiểu tất cả vì âu cũng là những câu chuyện kể lại cho nhau nghe những gì mất còn trong suốt thời gian dài đã qua. Thành công cũng như thất bại, may mắn cũng như rủi ro đều có sự thiên thời định mệnh cả. Tánh tôi lại đam mê thích thú ngồi lại với bạn bè záp záp trong những câu chuyện không đâu vào đâu này, có như vậy mới đúng nghĩa hiểu bạn thì bạn mới hiểu mình chứ.

Chiều đến đang ngồi nghĩ mệt vừa muốn nạp điện ngáp một tí bên hồ bơi nhà T., chợt tôi nghe tiếng gọi rất quen thuộc từ cổng đang bước vào: C. nó đâu rồi, qua đây vui quá há,sao khỏe không, cô Tú đâu.” .”Trời..dạ lâu quá a.Quân, em cũng còn lai rai, anh cũng khỏe chứ ạ, 
Thanh-Vân đâu rồi anh ?chút nữa cổ qua bây giờ..”, chúng tôi ngồi xuống cà kê những câu chào hỏi thăm qua lại với a.Quân, và chưa hết dzăm ba câu chuyện xưa này thì cánh cửa lại mở toan với một tướng người tôi không thể lầm ra ai được, đó là chàng Ẩn cao khều đi vào với hai tay là hai két bia sống Ashahi, thằng kia là bạn dữ còn đây mới là bạn hiền,,tay bắt tay Ẩn nói: “ Tao không thích uống bia nữa nhưng đem đến cho mày và thằng T. để nhăm nhi . À Nga mới đi VN rồi, vì ông Bố không khỏe, tuần tới sẽ về lại đây, nghe vợ chồng mày qua, Nga cũng nôn muốn gặp lại c.Tú lắm. Chuyến này mày qua AE ở đây biết cả rồi, ở Sydney mà có T., thằng Hồng vả ở Melbourne có Bách Lan, tụi thằng Hào mà biết là cả làng exryu mình biết cả đấy thôi, mày yên tâm là sẽ gặp đầy đủ. Lúc ấy T.chợt nói xen vào:” À quên,chút xíu nữa anh nhớ gọi điện cho anh Sáu Danh ở Melbourne ngay nghe. Ảnh có gởi mail cho tụi em nhắn tin như vậy đó.

Thế là đúng như Ẩn tiên đoán là hai hôm sau tại một cái club Casino gần chợ Bankstown (một khu chợ Viêt Nam đông hàng thứ hai ở Sydney này ) vợ chồng tôi đã quá sung sướng được gặp lại khá đông đủ dung nhan các anh chị em đang sinh sống tại TP Sydney này, trong đó phải nói biệt tâm tàn hình đã quá thật là lâu, ngay trên mạng diễn đàn của chúng ta cũng ít ai biết được anh đang ở nơi một đất nước nào, đó là a.Phạm-Văn-Sang, anh có gương mặt lúc nào cũng với nụ cười đi trước.

Tôi vẫn còn giữ tấm hình kỷ niệm năm 69 giữa đội banh của sv VN với đội banh đài truyền hình NHK của Nhật Bản, trong đó còn có các a.Việt-Hùng, Văn-Bông, Quý-Tề, Văn-Nhàn, Văn-Sang,.. Văn-Phụng,.., Vĩnh-Khương,.., Văn-Thành. Ngọc-Thành,.. Đình-Huân,.., Trí-Năng, a.Chung..và trong trận đấu đó chưa thấy thắng bại đâu vào đâu gì cả mà chỉ thấy hôm đó cầu thủ C.$ này đã bị gà nhà là a.Nhàn đè lên mắc cá làm gảy chân tui phải nằm hơn 3 tuần lễ. Một kỹ niệm “què” không bao giờ quên được.

Tiếp theo chương trình của những ngày kế tiếp, mỗi buổi sáng T.đưa chúng tôi đến trung tâm của làng Olympic để bơi lội thể dục, ngâm Ofuro rồi mới trở về nhà để ăn sáng, có lúc thì chúng tôi tạt qua ăn nhẹ ở quán bánh mì thịt rất ngon, bánh bao cùng xôi gất, cô chủ tiệm này là người em gái của exryu Mã-Hán-Sư mình. Tên gọi là Sư thì chắc phải là anh Sư đàng hoàng rùi. Có thằng tui mới là hổ mang thôi.

Và cũng trong cái duyên đại phước của vợ chồng tôi sau khi đặt chân đến t/p Melbourne là chỉ ngay sau đó đúng hai hôm là một bữa tiệc hội ngộ có một không hai tại nhà riêng của hai em Đình-Bách và Xuân Lan. Thú thật tôi rất xúc động và không ngờ mình đã được gặp lại nhiều bạn bè xưa xửa là xưa đến như thế, đến nổi tôi cũng còn nghe đến những câu chào hỏi tưởng chừng như đây là lần đầu của những anh em này họ mới gặp lại nhau, dù chính những anh chị em này đã và đang sinh sống cùng chung một TP Melbourne này hơn 20-25 năm qua. Hữu duyên năng tương ngộ chăng !

Hôm nay với những trang thư nhỏ bé này vợ chồng chúng tôi không đủ để nói lên hết những niềm cảm xúc cũng như những lời cảm tạ sâu sắc đến mỗi từng các anh, các chị và các vị kohai trong buổi họp mặt quá ư là hy hữu “Ngàn năm muôn thuở ”này.



Và cũng không chỉ là những năm biết nhau ở Nhật mà còn là người bạn cùng năm, cùng trường Pétrus Ký, cùng thời năm ấy cũng có thêm Võ-Hữu-Đức, Tô-Bửu-Lưỡng, Đoàn-Vĩnh-Khương..từ cái tuổi xuân xanh 18 ấy mà nay bọn tôi mới gặp lại nhau ớ cái lứa tuổi xế chiều của 6 chịt and plus đó rùi. 

Còn gặp lại nhau là đại may lắm rồi phải không đại ca Sáu Danh.Chỉ mới nghe gọi tên thôi là đủ thấy ớn lạnh và biết hắn ở một xã hội đen loại cỡ nào rồi. Uống bia ngồi dòm mặt đỏ và mái tóc bạc của hắn làm tôi liên tưởng đến những tên Yakuza máu..lạnh đã quy y chặt ngón tay út ở Kobe quá trời. Lạy Trời, con đã về lại đây được bình an vô sự.

Sẵn đây chúng tôi cũng xin cám ơn a.Bùi-Chí-Trung đã đến thăm chúng tôi vào phút chót tại nhà Bách-Lan, các a/c. Bùi-Quang-Phước, a/c Trương-Văn-Tân và bác Hồ (vĩ đại )-Tân-Dân đã gọi điện cũng như mail để chia tay “tránh mặt “ trước khi lên đường sang Âu Châu và Nhật-Bản. Đồng thời tôi cũng xin thành thật tạ lỗi với một người bạn rất thân và thú thật đã không hiểu vì lý do gì để tìm cho ra số điện thoại của người bạn này,mặc dầu đã mail cho một người bạn thân khác bên Mỹ để hỏi về số Tel mà vẫn không thấy trả lời, đó là a. Nguyễn-Khoa–Khanh, và cũng như vì thời giờ quá sức eo hẹp, thêm vào đó là vấn đề bất khả tự giao thông (không xe + nghịch tay lái ) một mình để đến thăm tận nhà a/c Minh-Phương, một cặp nghệ sĩ tài ba của đoàn văn nghệ Hoàng-Thi-Thơ vào khoảng lúc năm 1974 (?). Sự sơ xuất này mong hai bạn thật lòng tha thứ cho.

Trở lại câu chuyện lạ của nước Úc này thì nói chung chung khi đi du lịch hay đi di dân cũng thế, khi đì sang bất kỳ một đất nước nào cũng thường gặp phải một chuyện khá nhức đầu nhưng không thể tránh được, đó là vấn đề ngôn ngữ. Trong tiếng Nhật cũng thế và tùy theo địa phương mà sự phát âm rất khó nghe. Như ở đây chữ Good Day thì tôi đọc thành “Guốc Đây” còn a.Úc gọi là “ Guốc ĐAI”, có lần ngồi trên xe đi ra biển T. kể tôi nghe câu chuyện về sự hiểu lầm giữa người chồng và người vợ VN sau khi đưa đứa con bị té bông chân từ phòng bác sĩ trở về nhà, chồng nghĩ rằng B/s bảo xức dầu, nhưng người vợ cãi lại bảo là chỉ ngâm nước đá vào chân là hết. Nếu chưa hiểu câu chuyện cười này thì bạn chỉ cần nên nhớ cách phát âm của tiếng Úc về chữ Ice tựa y chang như chữ Oil bên Mỹ vậy !! Qua đây ở đến 6 tuần hơn mà có giao tiếp với ma Úc nào đâu mà chỉ cần ngồi coi TV vài lần với cháu Dũng, con trai út của Tuấn Thủy là tôi đã biết khả năng nói và nghe hiểu tiếng mẻo của người Úc mình còn quá ư tồi tệ.



Lẽ đương nhiên không chỉ cách phát âm không thôi mà còn cách dùng đặt chữ ngoài đường phố cũng thế. Dễ thấy nhất là ở các khu giao thông, thằng Canada dùng chữ YIELD là nhường, ngắn gọn và dễ hiểu ngay, còn tía Úc nhà ta thì đề chữ GIVE (xuống hàng ) + chữ WAY. Mới lái xe mà đọc chậm và hiểu ra rồi là dọt mất chứ ở đó mà nhường với nhịn.

Có một lần đại ca xã hội đen ( ở Úc nhiều thành phần đen lắm ) Hoàng-Trọng-Việt dẫn tui và T. đi dạo dưới phố chơi trong một cái mall, thay vì gọi downtown tiếng Úc gọi là Central Business District (CBD) sao mà dài khiếp thế, mãi đang đi tìm cho ra cửa hàng Daiso, một loại mặt hàng rẻ $2,88/1 món hàng,thì tui bất chợt tìm thấy trên bảng Information ghi chữ LIFT, vì cứ tưởng như là kho bốc hàng trong Warehouse gì đó, nhưng không hiểu tại sao lại ở ngay trong Shopping Mall ? mẹ ơi. “Đó là Elevator đó cha nội ơi”. Đại ca Việt cười ruồi khinh dễ trình độ văn hóa của tui. Thiệt tình hồi đó hắn còn bên Toronto thì thường bị tui ăn hiếp, 10 năm sau này khi bị tiếng HÉT ái tình của c.Kim-Anh mà nó qua đây làm phách lên mặt lại với tui. Thường mấy tên này chắc nịt là ở nhà hay bị vợ đì khủng lắm nên ra đường giận cá chép tui là một điều cũng dễ hiểu thôi.

Ôi thôi chuyện không muốn nói đến nhưng cũng không tránh được chuyện đời muôn thuở, đó là $ với $, nói chung vật giá ở Úc thì khá đắt nếu so với Canada, thí dụ như 1 ổ bánh mì thịt giá $5 (ở Can là $2,75) hay $4 /ly cà phê ( $2,50 ở Canada ) một tô phở hay mì rẻ nhất là $13 đến $15.. nghe xong là hết đói luôn, một chuyến xe lửa round trip là $7..thấy thì thật là đắt đỏ nhưng tiền lương tối thiểu ở Úc lại dễ thở hơn là $18 ( nghe đâu sẽ còn lên trong ngân sách tới ) so với $11 /hrs ở Canada. Như thế tiền lương tối thiểu ở bên Úc cao hơn bên Canađa đến $7/hr. Có cái hay ở đây là khi đi ăn tiệm khỏi phải suy nghĩ về chuyện cộng thêm tax hay phải để lại tiền Tips gì cả. Khỏe re thấy sao trả vậy.

Còn về tiền hưu trí cũng thế khoảng $700/2weeks=$1,400 /monthly.Cao hơn bên Canada khoảng $180 /monthly. Thêm vào đó những vị cao niên nào từ VN sang Úc nếu có quá trình tham gia quân đội như trong chiến tranh VN chẳng hạn ( diện HO, Hội Cựu Quân Nhân.. ) thì được ăn tiền hưu ngay từ lúc 60. Những vị quân nhân HO qua sau này hầu hết ở tuổi 50,60, thời gian lao động đóng thuế như AE chúng ta đâu có bao lâu đâu, nhưng cuộc sống của họ về tuổi hưu thì thoải mái hơn ở bên Canada và Mỹ rất nhiều, mà còn lợi được thêm 5 năm nữa. WOW!

Xin chúc mừng các bác cao niên nào đang sống trên miền đất hứa này, và một ngày đẹp trời buồn buồn ngồi nhớ mấy cành chùm khế ngọt nào đó ở bên nhà, khúc ruột ngàn dặm mà lỵ, là chỉ tốn cao nhất từ $650 đến $800 là bay đi bay lại đều đều. Còn như bọn tui bên phía xa tít xa lơ này vừa lãnh tiền già xong là chưa đủ đi mua nổi một cái vé huống chi nói đến chuyện ăn xài. Trung bình bạn phải mất từ 1,650 đến 1,700 để đi VN đó. Ngáo ộp chưa!

Sẵn nói chuyện tiền thì phải nói đến chuyện ăn uống và không người Việt nào đến Úc mà không quên chuyện ghé qua những tiệm ăn khá nổi tiếng ngay trong phố Cabramatta, một thành phố Việt Nam có người Việt đông nhất ở Sydney, sau đó là phố Bankstown. (Mời xem một câu chuyện tình cảm : I live here-Cabramatta-Australia tại đây một hôm T.đã rủ chúng tôi đi ăn thử tiệm Mì Tân Việt, một tiệm ăn chuyên trị hai loại mì là mì da giòn và mì bò kho. Thông thường khi nghe nói đến mì làm ta hay liên tưởng đến xì dầu hay nước tương, nhưng món ăn gà dòn này lại chấm chung với nước mắm rất ngon và vừa vị .

Thật quả đúng lời đồn không sai, trong cái tuần kế tiếp tôi lại được một người quen gọi mời đi ăn trưa:“ Thôi anh hẹn hai em ở ngay ga Cabramatta nghe, ăn hamburger ở bển hoài chắc ớn lắm rồi phải kg ? Sao cha nội này biết tui ở bển chuyên ăn burger vậy ta ? Không thét mét tôi theo chân ông bạn già này quẹo trái, rồi queo phải rốt cuộc lại cũng đến đứng sắp hàng ở quán mì Tân Việt này ! Ăn mì mà cũng phải đứng sắp hàng thì chủ tiệm có mấy căn nhà bạc triệu là phải.

Còn người VN mà không nói đến phở chắc là theo diện con lai quá, cũng cái mẫn tiếng đồn xa đồn gần ở Úc rằng có hai tiệm phở nổi tiếng như cồn, đó là tiệm Phở An ở Sydney và tiệm phở Chú Thể ở Melbourne, có lẽ do MC Việt Thảo đã dụ khị trên một băng nhạc của Vân Sơn nào đó rồi chăng. Cũng tốt thôi.

Chỉ cần nghe qua câu chuyện sau đây về tiệm Phở An này chắc chắn bạn sẽ chói tai thêm một chuyện lạ của tiệm Phở An này: “ Là một tiệm phở khá nổi tiếng nhất ở Sydney do người chủ tên là An, dân học Pétrus Ký năm 68,69 gì đó. Ông chủ An này có lối quảng cáo rất gáy là hệ thống nấu phở nhanh nhất, bánh phở ướt loại đặc biệt cho tiệm này thôi . và có một lối services cực nhanh, lại thêm nữa là nếu đến ăn mà xin (mượn) thêm một tô không để sớt sang cho ai đó thì được chém gọn thêm $3/ nhớ là tô không nhé ..hay là bạn cũng có thể chọn order thêm một chén 4 viên với giá là $4. Tức là thay vì tô không thì bạn nên chỉ trả thêm có $1 mà được đến 4 viên. Thời buổi này có cái commercial nào mà không ba sạo đâu chứ lỵ ! Nói láo ăn tiền là điều muôn thuở cơ mà.

Hôm đó Tuấn Thủy rủ cả nhà đi ăn thử, có thêm vợ chồng Ẩn, c.Nga và c.Thanh-Vân, lúc đầu tôi cực kỳ phản đối vì lối quảng cáo xem là lối phét quá như vậy. Nhưng T. đã nghịch ý với tôi & cho rằng: “ A. không đi ăn thử thì làm sao anh biết tụi nó nói phét hay nói thiệt chứ, ngon hay dỡ nữa, sao you biết, rồi sau này có biết thực hư đâu mà anh nói về tiệm phở kỳ quặc này với ai chứ !

 

“ T.ơi, bộ mày có cổ phần hay sao mà quảng cáo ngọt xớt cho nó quá vậy”.Tôi thua cuộc và thế là cả bọn củng đi ăn thử ..cho biết, đến đó chỉ nhìn sơ qua về số lượng trên dưới gần 20 bàn lớn nhỏ, đông cả người ngồi, tôi hơi chột dạ !vừa order xong chưa kịp lau hết 6 đôi đũa và chế đầy các ly trà là đã có ngay 6 tô phở đầy ngấp bánh và thịt,tô nhỏ thôi mà bụng đã muốn căng rồi ! tôi lại thua thêm một keo nữa về chất lượng bánh phở và mùi vị mềm ngon của từng sớ thịt này, kể cả miếng bò viên rất mềm dai và thơm mùi thịt bò tươi nữa. Cho đến bây giờ tôi vẫn không hiểu vì sao tiệm phở này có lối quảng cáo kiêu ca quá như thế? mà số lượng người đến ăn vẫn đông đến như vậy ?? Who’s Know? Cái này lạ thiệt !

Không phải như khoảng thời gian 30 hay 40 năm trước người Việt chúng ta khi sang du lịch một số quốc gia như bên Pháp, Mỹ, Nhật Bản hay Canada là có cái thú hay thích đi phố China Town để ăn cơm Tàu, nhưng bây giờ thì lại khác hẳn vì có xu hướng thích đi các ngôi chợ thương xá có đông người Việt hơn. Như ở Sydney thì có khu phố sầm uất đông người Việt nhất, tên là Cabramatta, nằm trong khu vực của thủ phủ Fairfield, đi qua khu chợ này thấy chẳng khác gì như đi chợ BếnThành bên VN vậy, phụ nữ thì mặc những bộ áo bà ba, đội nón lá đi chợ nói năng oan cả khu phố, rau cỏ thì khỏi nói, có thể nói những loại trái cây ở VN đều có trồng lên từ đất nông trại ở Úc này như mía, xoài, thanh long, nhản, măng cụt, ổi .. trong chợ thì chủ yếu bán nhiều về trái cây rau cỏ còn ngoài đường phố thì các bô lảo ngồi đánh cờ tướng quanh những quán sạp tiệm bán cà phê ngoài lề đường .Về mặt nhộn nhịp trên đường phố này có lẽ không bằng với phố Little Saigon ở bên Bolsa-Westminster đâu nhỉ.



Đối với cộng đồng người Việt Nam mình là thế nhưng so với cả thành phố Sydney thi phải nói đến hai khu chợ trời khổng lồ nhất ở Sydney là Paddy Marketvà tương tự ở Melbourne có chợ The QueenVictoria Market.

Theo lịch sử nói về hai ngôi chợ này thì người ta không gọi là market hay là chợ mà tên gọi chính đây là những biểu tượng di tích lịch sử đã có hơn 150 năm nay của cả nước Úc này thì đúng hơn.

Đứng nhìn từ lầu hai của khu bãi đậu xe là tôi đã thấy sức mạnh về nông sản của đất nước này quá khủng rồi. Vừa bước chân vào thôi là tôi đã thấy muốn ngợp với người ơi là người, vì sợ bị lạc nên T.đã dặn chúng tôi là cầm sẳn phone tay và theo dõi chỉ cho chúng tôi ở trên trần nhà về những con số lô gian hàng và hướng ra vào trong khu chợ này. Lúc ấy tôi hình dung như đang đi mua rau cỏ, trái cây, bông hoa, thịt cá ( vào ngày Friday & Saturday ) và đồ gia dụng, souvernir, linh tinh ơi là linh tinh ( vào ngày Sunday ) tưởng như mình đang đi trong một cái dome đánh bóng chày nào ở đâu đó bên Canada vậy.

Hầu hết chợ này bán với số lượng từng thùng theo giá sĩ và sẽ giảm dần theo thời gian từ sáng đến trưa và sau trưa khoảng 2,3 giờ là bạn có thể mua khoảng $10-$8..rồi xuống còn khoảng $3=1thùng cam hay bắp. Theo T. kể vì có những loại rau như salad, ngò..là những thứ bán ít ai mua, phần nhà nào cũng trồng đầy dẫy sau vườn nên có lúc chịu khó đi trễ là $1-$2 cũng có tụi nó sẽ bán đại vì đem về lại nông trại là hư tiêu liền.

Tôi hiểu ngay điều này ngay từ hôm đầu tiên ở nhà T., vì đừng nói đâu xa xôi, ngay trong giới ACE Exryu của mình đến thăm nhà bạn bè là hay có cái lệ ( bỏ thì phí uổng của Trời ? ) đem đến chia nhau toàn là bầu bí, thanh long, chuối, ổi, xoài, bưởi, khế ..( tùy theo mùa chăng ) có gì thì đem nấy đến để chia nhau hay rồi nhận lại cái rau cải mà mình không có. Có một hôm ac Phương-Giang xuống Sydney để ăn đám cưới gì đó nên ghé qua cho Thủy một giỏ chanh, chỉ có 6,7 trái chanh mà đã đầy một bao shopping vì trái nào cũng to bằng trái apples. Tay tôi cầm lên là chỉ đủ ôm nổi 1 ( một trái ) chanh màu vàng tươi thôi. Đề ngày nào gặp lại sẽ bảo bác Phương bộ trồng chanh có dùng thuốc bơm của TQ không hả. Trái bầu của c.Lý đem qua cho cũng có lẽ to dài hơn cẳng của chú Hồng là cái chắc. Ôi thôi nói về rau cãi ở Úc thì phải nói là phì nhiêu thật. Có một hôm c.Nga dẫn bọn này tới thăm một gia đình người Huế, a.Lê-Dòng, nguyên là giáo sư Đồng Khánh khi xưa. Đến thăm anh chỉ mà chỉ đứng cả buổi ngoài vườn để cho cả bọn hái trái vải và bưởi Thanh-Trà, giống chánh cống từ Huế đem sang. Hai cây gần cả 100 trái ai đến là hái xuống hay đem cho không. Còn những loại như rau răm, ngò húng, ớt, bạc hà..đều coi như loại cỏ cây rất dễ trồng mà nhà người VN nào ai cũng thủ sẵn sau vườn. Đặc biệt trong chuyến đi kỳ này chúng tôi có ghé đến thăm tổng cộng là 3 ngôi chùa VN, khỏi nói rồi, sau những ngôi chùa này là những vườn chuối và nhiều loại trái cây ăn quả khác nhau. Nhìn qua quang cảnh của những ngôi chùa này,từ giọng nói chấp tay lạy Phật và chào hỏi của các Ni Sư, mùi hương phảng phất và bước chân qua những mảnh vườn với đủ chùm cây, vựa rau,ổi,vựa chuối ..này làm tôi nhớ tưởng chừng như mình đang ở đâu đó trong những ngôi chùa xưa ở VN lúc tôi còn nhỏ vô cùng.

Lại một chiều hôm đó bọn này “again”, lại muốn ăn thử chơi 4 món loại cá biển lạ do Thủy làm và c.Lý đem qua để nhậu, lúc đó hai chú Hồng Kun và Tuấn Kun chỉ mất chưa đầy ½ tiếng là đã có đầy hai thau rau rửa sẵn tổ bố từ sau vườn đem vào.Vì sanh ra số nghèo nên tôi chạm hỏi: “ Ê tụi mày! ăn làm sao hết chứ, có gì bỏ tủ lạnh ngày mốt ăn bánh tráng tiếp lại nữa nghe, bỏ uổng lắm”.” Trời ơi, ăn vậy mà chưa ớn hả trời, hai ba cơn mưa là nó bò ra lại đó ông ơi, ăn rau tươi cho nó sướng, bỏ tủ lạnh nó dập cả ăn mất ngon,a. à”..từ phía bên kia chú Hồng, cô Lý ngẩn ngờ như đang nhìn tôi với cặp mắt thương hại chăng: ”Ở bển bộ nghèo rau dữ dzậy sao trời !!”

Nói chuyện ăn nhậu hoài chắc các bác ớn cả rồi phải không,thôi để tôi kể sang chuyện giao thông cho mà nghe. Như vậy ở Úc nó cũng như bên Nhật hay bên Anh là tay lái ở bên tay mặt, trong hai ba ngày đầu tiên vì ngồi bên tay trái chưa quen nhìn ra bên ngoài, phần chưa quen luật rừng ở xứ này mà mấy lần tôi cứ hú hồn tưởng minh phải ôm đầu máu rồi, vì sợ chú T.nó vừa lái xe vừa záp záp kể tôi nghe về đủ chuyện trên xứ thần kinh mà quên thắng thì thằng bên tay trái chui đầu ra là coi như con về chín suối như chơi..Nhưng sau đó tôi mớí quen dần và nhìn thấy cái đường xá của anh Úc này chẳng thấy đâu là bảng STOP cả và ngược lại bất kỳ những ngã tư hay ngã ba nào cũng đều có cái bùng binh nằm chình ình, bùng binh lớn nhỏ đủ cỡ, tiếng Úc gọi là Roundabout (? hiểu được chết liền).Theo luật giao thông ở bển thì nếu bác mà lọt vào được quỹ đạo của bùng binh này rồi thì cứ tà tà ôm eo chạy miết thôi.Bố thằng nào mà dám lố đầu ra là coi như tới số.


Nghĩ về Canada này thì thấy bảng Stop ở khắp phố phường, như vậy sẽ tốn xăng và mau mòn thắng hơn không?. Thêm vào đó chuyện lạ bên Úc xem ra rất từ bi bố thí nhiều cho những tên hăng tiết vịt chạy quá tốc độ, tức là từ xa bạn sẽ thấy một bảng đề: Camera In Use..chạy độ 15,20 thước sẽ thấy bảng số thứ hai đề:” Camera Ahead” ..và sau cùng bảng thứ ba để lên đoạn đầu đài là : “ You may lost your license” + thêm giấy khai tử là từ $250 đến $300 ? .Sau gần 5 tuần lễ ở Sydney và một tuần ở Melbourne tôi đều thấy xứ Úc này trông nhỏ hẹp hơn Canada nhiều, rất ít freeway đưòng cao ốc. Vì địa lý quá nhỏ nên trong một ngày có thể đi được nhiều nơi để giải quyết vấn đề. Trong khi đó ở bên Canada bạn muốn giải quyết xong hai ba việc là mất gần trọn cả ngày rồi.

Còn vấn đề giao thông công cộng thì tôi thích nhất là đi xe train ở Sydney, bên trong xe hoàn toàn không có bất kỳ một mẫu quảng cáo nào gắn trên vách tường làm tối xe cả lên như bên Nhật hay Canada. Xe lữa ở Úc trông sáng sủa và sạch sẽ như ngồi trên Shinkansen vậy. Đặc biệt là thiết kế theo dạng ngồi xoay mặt cùng về một hướng, thoải mái nhìn ngoại cảnh mà không đỡ chống mặt hơn, xe chạy hướng nào thì lật băng dựa lưng theo hướng đó. Chứ không ngồi dòm đối diện châu mặt nhau như kiểu bên Tokyo. Ngồi dãy ghế bên này ông dòm bà đang ngồi bên kia trời mây gíó thoáng, trước lạ sau quen riết rồi con cháu của Nhật Hoàng ngày càng đông đúc hạnh phúc sống lâu là phải rồi. Tuy vậy lối thiết kế trên xe lữa theo kiểu lè phè của anh Úc này lại càng không thích hợp cho cái xứ mặt trời mọc đông dân như thế kia nổi, chỗ đâu mà đứng,trời ơi ! không lẽ đu cả lên trần tàu ?

Cũng trong câu chuyện xe lữa ở Úc này mà hôm đến bữa ăn tối ở nhà a.Bông, sau khi tôi trầm trồ khen xe lữa ở Úc ngon lành sạch sẽ này nọ thì c.Huỳnh nở nụ cười thở ra kể lại những chuyện ngày xưa : “ Thôi đi Ông C. ơi, hồi đó tụi này mới qua đây, xứ Úc này nó nhà quê làm sao đó, xe lữa lúc đó hả, cửa đóng chưa sát mà nó vẩn chạy tỉnh bơ à, rồi tình hình công việc đủ thứ chuyện nhiều lúc khó khăn ấy mà tụi này muốn về lại bên Nhật quá trời đi .”...Chiều đến hôm đó chùng tôi cả bọn được a/c Bông cho ăn lại món Oden và chả cá với mắm nêm làm tại nhà & cuốn rau sống.”Chiều hôm ấy chúng tôi cũng thật là vui sướng được gặp lại gia đình cháu Mai..mà mới ngày nào cháu mới chỉ lên hai lên ba trong một bãi biển ở Chiba mà nay đã cao lớn hơn cả vóc người của a.Bông, nhìn người chồng và đứa con trai mới lên 3 tuổi đứng bên cạnh làm tôi liên tưởng đến câu nói của T.mới đây vào tuần trước : “ AE mình già hết cả rồi anh há !”.Cám ơn a/c Bông cũng như vợ chồng Ẩn chị Nga đã cho chúng tôi gặp lại cháu Mai và cháu Bình là hai đứa cháu duy nhất mà chúng tôi biết được trước khi rời mảnh đất Phù Tang năm ấy.

Và sau cùng khi nói đến chuyện giao thông này thi tôi cũng không quên nói sơ qua về những dịch vụ công cộng Úc như sau:



Một phần của bãi biển Bondi

Tuy chưa đi nhiều lắm,nhưng so với những bãi biển đẹp mà chúng tôi đã đi qua như Waikiki,Valadero vàMornarch/Cali thì phải nói Úc Đại Lợi là một quốc gia có nhiều eo bãi biển ngầu nhất mang tính chất thiên nhiên tự tại,như vùng Little Bay Beach, mặt trên là một dãy đất làm một sân Golf nhìn ngay ra mặt biển,và bề mặt bên dưới đó là một hóc đá lại là một nơi rất lý tưởng để ngồi che nắng đặc biệt nơi đây nấc chiều sâu của cả vùng biển này chỉ cao chưa tới 1.5m, mặt hồ tĩnh lặng, nước biển trong veo không một gợn sóng, rất thích hợp cho gia đình có con em nhỏ tuổi, vừa lội vừa trông thấy cá lội bên cạnh, ngược lại đối với một số eo biển khác thì có rất nhiều sóng to nguy hiểm, chỉ thích hợp cho những dân chơi pro về lướt sóng surfing thì họ dựng lên ngay sát bờ biển một hồ tắm nhân tạo ( Ocean Pool ) rất an toàn như bãi biển Bondi Beach, một trong những bãi biển hạng cở xịn của TP Sydney này. Hôm ấy tôi và Ẩn đã đứng cạnh bên bễ hồ bơi nhân tạo này đến hơn 3 tiếng đồng hồ để chí choét những câu chuyện khi chúng tôi chia tay nhau hơn mấy chục năm qua. Chuyện xưa kể hoài không hết.

Luôn nói về mức độ dịch vụ công cộng trên các bãi biển cũng như các công viên ở Úc thì phải nói rất là sạch sẽ, rất nhiều nhà vệ sinh, nhiều chỗ uống nước hay tự đông lấy nước vào chai hay có cả nhà vệ sinh tắm sạch lại bằng nước nóng, thường dành cho những bãi biển có nhiều khách du lịch hay tiệc tùng đám cưới như bãi biển Bolmoral Beach,với những cái (khay ) bàn BBQ làm bằng Inox chạy điện tự động tắt sau mỗi 15 phút, nhiều công viên có sẵn bàn ăn và các thùng rác rất sạch sẽ gọn gàng trông rất united. Và đặc biệt ở Úc tôi thấy ở đâu cũng có nhiều loại ghế dài tuột luột một dãy, chứ không lẻ tẻ từng cụm hai hay ba chỗ ngồi. Dễ thấy nhất là ở cạnh nhà hát thính phòng Con Sò Opera House bạn cứ hình dung dãy ghề này có thể chứa khoảng 100 người ngồi trở lên như chơi. Được xây bằng cement bọc sát vịnh eo biển của vùng du lịch thuộc hải cảng Darling Harbour.

Không phải tôi quá lời khen những dịch vụ này ở Úc, như ở Canada đây cũng có những khu vực cho làm BBQ vậy, nhưng bạn phải tự đem than đến, việc dọn dẹp than vụng và khó khăn nhất là ở các vĩ sắt sau khi nướng thịt cá trên đó thường gặp rất nhiều trở ngại trong việc cạo chùi trước khi dùng, thường là do người dùng trước đó đã để những vụng thức ăn còn đọng cứng lại dưới những thanh sắt cháy đen này. Vệ sinh thực phẩm cho người dùng kế tiếp là điều tôi thường quan tâm đến.

Đã nói đến dịch vụ công cộng thì vấn đề vệ sinh phải là một vấn nạn hàng đầu cộng thêm với cái nhìn vẻ đẹp của thành phố nữa. Đối với tôi cái nhìn mang tính chất tò mò muốn học cái hay của người khác, đó là tất cả những nhà vệ sinh ở Úc, dù ở trong shopping mall,ngoài công viên hay bãi biển hầu hết họ đều trang bị những dụng cụ này làm bằng aluminium hay Inox, thay vì làm bằng gạch, sứ ceramic.. Thường thì chúng ta nhìn thấy những dụng cụ làm bằng Inox này ở trong nhà như microway, tủ lạnh, lò nướng oven..chứ ít khi thấy dùng ở những nơi công cộng như bên Úc này.

Thử nhìn sơ qua ở Canada hay ở bên Mỹ cũng thế, khi vào những chốn bồng lai thiên cảnh này và ở từng mỗi bức tường được ngăn cách,thì bọn đàn ông chúng tôi vào đó cứ ôm mỗi thằng một cái bô sứ để trúc bầu tâm sự, vào trễ là đương nhiên phải đứng chờ chực, đó là chưa nói vấn đề vệ sinh quanh dưới mặt đất lúc nào cũng vẫn còn là chuyện cực nhọc muôn thuở cho những người dọn dẹp lau chùi. Còn bên Úc thì ngầu hơn nhiều, bản nhạc”không bao giờ ngăn cách đâu anh”, anh em đoàn kết như cùng chung một nhà và cũng không phải mất công đợi chờ nữa, anytime và anywhere, hễ chú mày chen chân vào được là tha hồ mà thả hồn theo mây gíó thôi. Y chang như những bồn đựng thức ăn cho mấy anh bò ló đầu ra ăn cỏ khô vậy. Sau đó vài ba phút là một luồng nước mạnh cuốn theo những ưu phiền này chạy ra cửa biển mà thôi.Tôi công nhận đây là một sáng kiến rất ư là sáng tạo ( Toilet mà còn sáng tạo ? ) nhất là cho những người làm vệ sinh trên đất Úc này và nhớ là tất cả những thiết bị này cũng đều được làm bằng Inox cả nhé. Sang chưa ?Nghĩ thì thấy ngầu và siêu thiệt nhưng nếu mà đem những kiểu xây cất này sang đất nước Canada chúng tôi, thì cũng có ngày bác sẽ có duyên lành trong một ngày đẹp trời nào đó sao tự nhiên thấy có một người cứ đứng sát ngay bên cạnh và đang đăm chiêu ngắm nhìn khu địa đạo của bác thì coi như hôm đó bác đã dính chấu mang theo bản thông điệp khúc tình ca vô biên giới “L'amour Sans Frontière” của dân Cana-Điên này liền. Welcome bác đã đến bên bờ tự do của tình yêu này rồi. Nói chơi vậy chứ tui thấy về mặt thuận lợi cho lối phong cách trang nhã này cũng không ổn một tý nào cho đất nước văn minh của chúng tôi cả vì các ông tây bà đầm này một khi đã an tọa thuận hoà âm dương rồi thì coi như không có cách chi mà đứng dậy được nữa. Có nước gọi cứu cấp 911 đến đập bàn toạ mà thôi. Không tin hả xin mời bác viếng thăm quê hương tui vào dịp Tết ta mình nhé.

À cũng lỡ đang nói đùa chơi trong phòng tiên cảnh của xứ Úc siêu kỳ cục này thì xin hỏi nhỏ quý bác xem một câu nhé, ngay cả mấy tía đang ở bên đó nữa. Có ai biết rằng khác với thế giới bên bán địa cầu bên kia là dòng nước trong các ao hồ địa đạo của mấy bác thì chảy ngược 360 độ với kim đồng hồ như của chúng tôi bên này không? Nếu bác nào không tin thì nên đi chơi thử bên xứ Úc lục tặc này một chuyến đi, tôi đã nhìn thấy rõ sự kiện lạ này tại hai nơi là ở hải cảng Darling Harbour và nơi gần toà nhà hát thính phòng Con Sò Opera House. Nghĩ mãi không ra lý do, không lẽ vì những nơi này quá cần cạnh bên những dòng xoáy của lòng biển, không lẽ vì cái tên là Darling Harbour cho có vẻ lãng mạn trữ tình hay là do một lối thiết kế lệch nào đó trong các dụng cụ giải bầu tâm sự này chăng !? Who’s Know ? Nước Úc này lạ thật!

Lời Chia Tay,

Đối với tôi lúc xưa, những khi còn đi làm thì chuyện đi chơi xa thường chỉ chiếm nhiều nhất cũng chỉ là ba tuần là tối đa, nhưng kỳ này chúng tôi đã liều cố gắng thực hiện trọn vẹn đến số tuần lên đến gấp đôi, thời gian ít hay nhiều không phải là điều đáng nói ra đây, mà chính là sự “thu hoạch” sau chuyến đi này là hoàn toàn ngoài dự tính, nếu không nói là đại may mắn vô cùng cho chúng tôi trong việc xuất hành về miền đất Úc xa xôi kỳ này trong cái thời điểm Thiên Hoà Địa Lợi quá tốt như là, hầu hết bạn bè bên ấy ai ai cũng đều đã gát kiếm về vườn an dưỡng tuổi già, thêm vào đó là thờì tiết mùa hè đã nhân tình kéo dài hơn cả tháng trời. Nhờ những ân huệ duyên lành này mà chúng tôi đã có nhiều cơ hội ngồi lại và trao đổi với nhau biết bao là câu chuyện xưa nay cho đến những câu hỏi với nhau về cuộc sống,về sức khỏe và những vấn đề thiết thực trực tiếp đến môi trường sống như tiền hưu trí,về tiền phúc lợi xã hội .v..v. cho đến cả những vấn đề chính trị liên quan đến tình hình đang biến động tại quê nhà..

Nói tóm lại,dù chỉ qua có sáu tuần lễ đi đó đây với khá nhiều bạn bè hiện đang sống ở trong hai TP lớn nhất của xứ Úc là Sydney và Melbourne, khách quan và bình quân mà nói tôi thấy Úc là một quốc gia có đời sống “tà tà, ung dung” dễ sống nhất, có rất nhiều cơ hội để tạo nên một cuộc sống thoải mái, không cần phải quá bon chen chật vật làm ăn như kiểu Mỹ. Cụ thể mà nói ở Úc tôi ít thấy những căn nhà sang trọng to lớn đồ sộ đậu 3,4 chiếc xe không hết, có lẽ một phần diện tích đất đai của Úc quá nhỏ không so được vào đâu với Mỹ hay Canada. Nhưng giá cả của những căn nhà gọi là sang ở Úc thì rất phỏng tay chẳng thua gì bên Cali hay Vancouver một tí nào cả. Vì thế mà những người Việt sang Úc sau 75, trong đó nhiều AE exryu của chúng ta cũng thế, hầu như ai cũng có nhà hay có cả đến dãy phố mua từ hồi xưa và nay đang chờ phút huy hoàng nào đó mà phất cờ thôi. Số còn lại là những AE về hưu sau thời gian làm trong các đại học hay viện nghiên cứu thì tiền pension của họ còn cao hơn cả tiền nhà nước cho nữa. Ngoài ra những điều kiện xin trợ cấp Welfare, thất nghiệp cũng rất dễ dàng và thời hạn cũng lâu hơn bên Canada nhiều. Còn đòi hỏi gì nữa đây.

Đến giờ tôi cũng không thể nào hiểu được tên của quốc gia này từ chữ Australia tại sao gọi là Úc-ĐẠI-LỢI ??.Tại sao không gọi là đại- hán hay đại-thủy hay đại-muối hay cát sạn khỉ gió gì đó chẳng hạn. Lạ thật. Hết ý.

Thưa các bạn, cuộc vui nào rồi cũng phải có khi tàn và cuộc đời nào cũng có lúc tan lúc hợp. Sáu tuần đã trôi qua nhưng mãi đến hôm nay khi ngồi ôn lại tất cả những giây phút hội ngộ ấy bằng những dòng chữ thân thường này thật là một điều sung sướng nhất và hạnh phúc nhất ngoài sự mong ước của chúng tôi.

Đã 35 -40 năm trôi qua rồi, không những xa mặt mà hay cách lòng, nhưng ngược hẳn hơn thế nữa chúng tôi đã cảm nhận thấy rỏ còn đậm đà tình thân khắc khít hơn cả ngày xa xưa nữa.

Một lần nữa mượn những lời kết hôm nay xin gởi đến tất cả các anh, các chị và các nhị vị, tam vị Kohai lời cảm tạ sâu sắc nhất trong những buổi họp mặt nghìn năm một thuở này tại Sydney và Melbourne này.

Đặc biệt xin chân thành cảm tạ sự sốt sắng chân tình của các nhà cố vấn như chú Trọng-Việt, Phi-Hồng, Văn-Hào, của Tuấn,của Thủy, của Bách và của em Xuân-Lan thân thương ngày nào đã âm mưu xúi “phải “ chúng tôi làm đại một chuyến viễn du đầy ân tình thú vị đã ấp ủ hơn gần 4 thập niên qua.


Kính chúc quý anh chị Exryu toàn cầu và bạn hữu được:

Sức Khoẻ, Hạnh Phúc và Sống Vui An Lành

Và xin mời coi lại những dung nhan của :

Người Ấy Năm Xưa!

Cường –Tú / Mùa Xuân Toronto –May-2014

http://www.erct.com/2-ThoVan/LTCuong/Australia-Chuyenlaxu-Uc.htm




Ra đường gặp cá mập, về nhà gặp rắn, đó là điều bạn phải đối mặt nếu đến thăm Australia.


ảnh minh họa


Điều đầu tiên bạn cần phải biết khi du lịch đến Australia đó là trăn và rắn nhan nhản khắp mọi nơi, bạn có thể đụng độ chúng ở bất kì đâu, thậm chí là cả trong nhà hay phòng tắm.





Cá mập thì không thích chỉ bơi ngoài biển, đôi khi chúng sẽ nổi hứng bơi ngược vào sông và đầm lầy.





Rồi đụng độ với cá sấu. Bạn nghĩ con nào sẽ thắng?





Vào tháng 5 và tháng 8 hàng năm, lũ nhện ở đất nước này sẽ dở chứng và chọn cách di chuyển trên không. Chúng sẽ phóng tơ vào các cành cây ngọn cỏ rồi nương theo gió, phóng vù vù như chim bay phía trên các nóc nhà và các cánh đồng.





Đây là cách lũ nhện thoát khỏi những vùng bị lũ lụt hoặc di cư sang các vùng đất mới, chúng hoàn toàn không gây hại đến người và sẽ tự động bỏ đi, còn tơ nhện cũng sẽ tự tan và bay đi trong vòng một ngày.





Dù vậy, hình ảnh từng bầy nhện và tơ nhện bu kín xung quanh nhà cũng gây khó chịu không ít cho người dân, các nhà chức trách cũng khuyến cáo người dân không nên lại gần những ổ nhện như thế này vì chúng có thể sẽ khó chịu.





Loài ve này không chỉ hút máu động vật mà còn tấn công cả người, và chúng rất phổ biến ở các vùng bờ biển phía tây.





Nếu bị ve cắn quá nhiều, vật chủ có thể sẽ bị liệt và lở loét nghiêm trọng.





Cáo bay là tên loài dơi lớn nhất thế giới với sải cánh dài tới 1,5m và cân nặng 1,6kg. Nhìn chúng trông giống một con khỉ biết bay hơn là dơi.





Dingo là một loài chó hoang chỉ sinh sống ở những vùng hoang dã nước Úc, được xem là loài động vật ăn thịt trên cạn lớn nhất ở lục địa này.





Chó dingo vô cùng hung dữ, chúng có thể xuống biển bắt cá mập ăn thịt, thậm chí tấn công cả gia súc, kangaroo và người.





Người dân Australia sẽ thường xuyên chứng kiến cảnh hàng đàn lũ bọ chiến binh tấn công vườn cây của mình, mỗi đợt như vậy có đến 10.000 con lúc nhúc trông rất đáng sợ.





Dù loài bọ này không có độc nhưng chúng có thể phóng ra một loại chất lỏng gây đau nhức.





Nhím biển lửa là một loài nhím biển khá độc, mang đàu đỏ rực rỡ như lửa, xen lẫn là những đốm xanh trông rất nguy hiểm. Đường kính cơ thể chúng có thể lớn đến 20cm

1 nhận xét:

  1. toi cam doan neu co 1000 nguoi doc bai nay thi co 999 nguoi khong doc het vi no dai le the va lam cam mot cac ngo ngan-khi ma" may bay ha do cao trong khoang chan khong...."v .v ---bo tay.

    Trả lờiXóa