cha dạy con về việc kiếm tiền và xài tiền
Quan chức Việt Nam sử dụng tiền thuế của người dân để xây những tượng đài vô nghĩa, vô dụng. Những buổi tiếp khách phung phí, trong đó quan chức và khách ăn nửa bỏ nửa bằng tiền nhà nước (tức tiền thuế của dân). Những dự án mua sắm xe công để sử dụng hoang phí. Những công trình nhà máy giấy hàng nghìn tỷ để rồi sau đó bỏ hoang... Tất thảy là xài tiền cùng tuột của bất chính.
Kiếm tiền và xài tiền chân chính
Một người cha già là chủ một doanh nghiệp Việt Nam dạy các con của mình trong bữa ăn: Con ơi! Xưa nay con người thường chỉ nói về việc kiếm tiền chân chính hay không chân chính. Ít ai nói đến chuyện cách sử dụng đồng tiền có chân chính hay không. Thật ra, việc dùng tiền cũng quan trọng như việc kiếm tiền vậy các con ạ!
- Khi chúng ta làm và xài tiền kiếm được một cách chân chính. Chúng ta làm lợi cho người khác và được người khác trả tiền. Tiền ta kiếm được, chúng ta có quyền tiêu xài. Sự tiêu xài đó giúp cho những người khác có thu nhập. Chúng ta sử dụng dịch vụ, hàng hóa của người khác và người khác sử dụng dịch vụ hàng hóa của ta. Vòng quay đồng tiền càng nhiều thì sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ngày càng mạnh mẽ.
Kiếm tiền và xài tiền không chân chính
- Một tên cướp có được tiền không chân chính vì hắn ăn cướp cùa người khác, nhưng hắn đi ăn và trả tiền đàng hoàng thì đó là xài tiền chân chính hoặc giả hắn mang tiền đó cho một người tàn tật nào đó thì cũng là xài tiền chân chính. Ở đây ý Cha muốn nói "xài tiền chân chính" chứ không nói cướp là nghề chân chính.
Kiếm tiền chân chính - xài tiền không chân chính
- Ngày xưa ở Việt Nam ta có chuyện công tử Bạc Liêu vì muốn giúp người yêu tìm chiếc kẹp tóc bị rớt mà anh ấy rút tiền ra đốt để soi đường. Đó là cách xài tiền không chân chính. Thật ra đó không phải là xài tiền mà là hủy hoại đồng tiền, là vi phạm pháp luật.
- Anh ca sĩ nọ kiếm được nhiều tiền từ những người hâm mộ. Các fan này phần lớn là công nhân đã phải lao động cực nhọc mới có tiền mua chiếc vé xem anh ta hát. Lẽ ra anh phải dùng tiền đó để mua sản phẩm, dịch vụ của họ để giúp họ có thu nhập và tiếp tục ủng hộ anh. Nhưng không, anh mang tiền đó để đi mua đồ hiệu ở nước ngoài. Một chiếc áo hàng hiệu đắt giá mà anh đang mặc có thể phải trả bằng công lao động của vài chục người trong nhiều năm. Nếu anh dùng tiền đó để mua sản phẩm của những người ủng hộ anh thì anh đã xài tiền chân chính. Việc mang tiền đi nơi khác, chuyển lợi cho nơi khác là cách xài tiền không chân chính.
Kiếm tiền không chân chính - xài tiền không chân chính
- Rất nhiều quan chức Việt Nam hiện nay vừa kiếm tiền không chân chính, vừa xài tiền không chân chính. Bằng quyền lực cai trị của mình, quan chức ấy gom được nhiều tiền từ xã hội. Với số tiền to lớn ấy, hắn chuyển hết ra nước ngoài để mua nhà mua cửa, mua tài sản ở đó. Với hành vi đó, hắn làm cạn kiệt tài nguyên, chảy máu tài sản của đất nước.
Thay đổi cách đánh giá về việc tiêu tiền
- Những người có thu nhập cao, vượt quá nhu cầu tối đa của cá nhân và gia đình mình, số tiền thừa đó có thể được sử dụng tùy ý muốn. Như bên nước Mỹ có Bill Gates và những tỷ phú Mỹ đã thành lập hội những nhà giàu từ thiện, hiến tặng gia tài cho những công trình khoa học, nghiên cứu về y tế...
Không giàu có được như những vị kể trên, nhiều người kiếm được tiền và mang tiền đầu tư vào một công trình giáo dục, y tế, văn hóa... giúp nâng cao phúc lợi, văn hóa, tinh thần cho cộng đồng là cách xài tiền rất chân chính.
- Quan chức Việt Nam sử dụng tiền thuế của người dân để xây những tượng đài vô nghĩa, vô dụng. Những buổi tiếp khách phung phí, trong đó quan chức và khách ăn nửa bỏ nửa bằng tiền nhà nước (tức tiền thuế của dân). Những dự án mua sắm xe công để sử dụng hoang phí. Những công trình nhà máy giấy hàng nghìn tỷ để rồi sau đó bỏ hoang... Tất thảy là xài tiền tột cùng của bất chính.
Vậy nên các con phải hiểu không chỉ về cách kiếm tiền mà còn ở cách xài tiền sao cho chân chính trong cuộc sống xã hội này.
Một người cha già là chủ một doanh nghiệp Việt Nam dạy các con của mình trong bữa ăn: Con ơi! Xưa nay con người thường chỉ nói về việc kiếm tiền chân chính hay không chân chính. Ít ai nói đến chuyện cách sử dụng đồng tiền có chân chính hay không. Thật ra, việc dùng tiền cũng quan trọng như việc kiếm tiền vậy các con ạ!
- Khi chúng ta làm và xài tiền kiếm được một cách chân chính. Chúng ta làm lợi cho người khác và được người khác trả tiền. Tiền ta kiếm được, chúng ta có quyền tiêu xài. Sự tiêu xài đó giúp cho những người khác có thu nhập. Chúng ta sử dụng dịch vụ, hàng hóa của người khác và người khác sử dụng dịch vụ hàng hóa của ta. Vòng quay đồng tiền càng nhiều thì sự phát triển kinh tế, xã hội của đất nước ngày càng mạnh mẽ.
Kiếm tiền và xài tiền không chân chính
- Một tên cướp có được tiền không chân chính vì hắn ăn cướp cùa người khác, nhưng hắn đi ăn và trả tiền đàng hoàng thì đó là xài tiền chân chính hoặc giả hắn mang tiền đó cho một người tàn tật nào đó thì cũng là xài tiền chân chính. Ở đây ý Cha muốn nói "xài tiền chân chính" chứ không nói cướp là nghề chân chính.
Kiếm tiền chân chính - xài tiền không chân chính
- Ngày xưa ở Việt Nam ta có chuyện công tử Bạc Liêu vì muốn giúp người yêu tìm chiếc kẹp tóc bị rớt mà anh ấy rút tiền ra đốt để soi đường. Đó là cách xài tiền không chân chính. Thật ra đó không phải là xài tiền mà là hủy hoại đồng tiền, là vi phạm pháp luật.
- Anh ca sĩ nọ kiếm được nhiều tiền từ những người hâm mộ. Các fan này phần lớn là công nhân đã phải lao động cực nhọc mới có tiền mua chiếc vé xem anh ta hát. Lẽ ra anh phải dùng tiền đó để mua sản phẩm, dịch vụ của họ để giúp họ có thu nhập và tiếp tục ủng hộ anh. Nhưng không, anh mang tiền đó để đi mua đồ hiệu ở nước ngoài. Một chiếc áo hàng hiệu đắt giá mà anh đang mặc có thể phải trả bằng công lao động của vài chục người trong nhiều năm. Nếu anh dùng tiền đó để mua sản phẩm của những người ủng hộ anh thì anh đã xài tiền chân chính. Việc mang tiền đi nơi khác, chuyển lợi cho nơi khác là cách xài tiền không chân chính.
Kiếm tiền không chân chính - xài tiền không chân chính
- Rất nhiều quan chức Việt Nam hiện nay vừa kiếm tiền không chân chính, vừa xài tiền không chân chính. Bằng quyền lực cai trị của mình, quan chức ấy gom được nhiều tiền từ xã hội. Với số tiền to lớn ấy, hắn chuyển hết ra nước ngoài để mua nhà mua cửa, mua tài sản ở đó. Với hành vi đó, hắn làm cạn kiệt tài nguyên, chảy máu tài sản của đất nước.
Thay đổi cách đánh giá về việc tiêu tiền
- Những người có thu nhập cao, vượt quá nhu cầu tối đa của cá nhân và gia đình mình, số tiền thừa đó có thể được sử dụng tùy ý muốn. Như bên nước Mỹ có Bill Gates và những tỷ phú Mỹ đã thành lập hội những nhà giàu từ thiện, hiến tặng gia tài cho những công trình khoa học, nghiên cứu về y tế...
Không giàu có được như những vị kể trên, nhiều người kiếm được tiền và mang tiền đầu tư vào một công trình giáo dục, y tế, văn hóa... giúp nâng cao phúc lợi, văn hóa, tinh thần cho cộng đồng là cách xài tiền rất chân chính.
- Quan chức Việt Nam sử dụng tiền thuế của người dân để xây những tượng đài vô nghĩa, vô dụng. Những buổi tiếp khách phung phí, trong đó quan chức và khách ăn nửa bỏ nửa bằng tiền nhà nước (tức tiền thuế của dân). Những dự án mua sắm xe công để sử dụng hoang phí. Những công trình nhà máy giấy hàng nghìn tỷ để rồi sau đó bỏ hoang... Tất thảy là xài tiền tột cùng của bất chính.
Vậy nên các con phải hiểu không chỉ về cách kiếm tiền mà còn ở cách xài tiền sao cho chân chính trong cuộc sống xã hội này.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét